Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 17, Bài 15: Thời Bắc thuộc và những cuộc đấu giành độc lập dân tộc

I. Mục tiêu bài học.

Học sinh cần nắm:

- Những nội dung cơ bản của các c/s đô hộ của các triều đại PK phương Bắc ở

 nước ta, bộ máy cai trị, c/s bóc lột KT, c/s đồng hoá dân tộc.

- Những chuyển biến KT, VH, XH nước ta trong thời kì Bắc thuộc

- Thấy rõ tinh thần đấu tranh kiên trì, bền bỉ của ND ta chống lại sự đồng hoá của PK phương Bắc.

- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá các SKLS một cách lôgíc: mọi sự kiện xảy ra đều có nguyên nhân và dẫn đến kết quả KT, CT, VH, XH.

II. Thiết bị, tài liệu:

- Lược đồ Việt Nam (thế kỉ II- X)

- Một số tư liệu về tình hình nước ta thời Bắc thuộc

III. Tổ chức dạy- học:

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ.

 1, Trình bày tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang- Âu Lạc.

 2, Những điểm giống và khác nhau trong đời sống KT, VH, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang- Âu Lạc, cư dân Lâm ấp- Chăm pa và cư dân Phù Nam

3. Bài mới. Từ năm 179 TCN nước ta bị Triệu Đà xâm chiếm. Từ đó đến đầu TK X các triều đại PK phương Bắc lần lượt thay nhau thống trị nước ta. Sử ta thường gọi đó là thời kì Bắc thuộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 17, Bài 15: Thời Bắc thuộc và những cuộc đấu giành độc lập dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 17:bài 15. thời bắc thuộc và những cuộc đấu giành độc lập dân tộc (TK II TCN- đầu TK X) (t1) Ngày soạn:30/10/2010 Ngày dạy:10a: sĩ số: 10b: 10c: 10d: I. Mục tiêu bài học. Học sinh cần nắm: - Những nội dung cơ bản của các c/s đô hộ của các triều đại PK phương Bắc ở nước ta, bộ máy cai trị, c/s bóc lột KT, c/s đồng hoá dân tộc. - Những chuyển biến KT, VH, XH nước ta trong thời kì Bắc thuộc - Thấy rõ tinh thần đấu tranh kiên trì, bền bỉ của ND ta chống lại sự đồng hoá của PK phương Bắc. - bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá các SKLS một cách lôgíc: mọi sự kiện xảy ra đều có nguyên nhân và dẫn đến kết quả KT, CT, VH, XH. II. Thiết bị, tài liệu: - Lược đồ Việt Nam (thế kỉ II- X) - Một số tư liệu về tình hình nước ta thời Bắc thuộc III. Tổ chức dạy- học: 1. ổn định tổ chức : GV ghi sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ. 1, Trình bày tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang- Âu Lạc. 2, những điểm giống và khác nhau trong đời sống KT, VH, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang- Âu Lạc, cư dân Lâm ấp- Chăm pa và cư dân Phù Nam 3. Bài mới. Từ năm 179 TCN nước ta bị Triệu Đà xâm chiếm. Từ đó đến đầu TK X các triều đại PK phương Bắc lần lượt thay nhau thống trị nước ta. Sử ta thường gọi đó là thời kì Bắc thuộc. Hoạt động của thầy và trò: Nội dung cần đạt: GV: Thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm trải qua các triều đại từ Triệu đến Đường kế tiếp nhau đô hộ nước ta, biến nước ta thành quận huyện của TQ. c/ s đô hộ của ngoại bang có lúc cứng rắn, có lúc mềm dẻo nhưng bản chất, mục đích thì đều giống nhau: Nhà Triệu chia nước ta thành 2 quận sát nhập vào nước Nam Việt. Nhà Hán chia nước ta thành 2 quận sáp nhập vào TQ. Nhà Đường chia nước ta thành nhiều châu. sau khi lật đổ chính quyền Hai Bà Trưng, nhà Đông Hán và những triều đại kế tiếp đã tăng cường việc kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện. Hỏi: trình bày những c/s bóc lột KT ? GV: các triều đại PK phương Bắc đều bắt nhân dân thu lượm những sản vật quí, hiếm trên rừng, dưới biển để làm đồ cống nạp; áp đặt c/s tô thuế nặng nề; bắt thợ giỏi sang TQ xây dựng những công trìnhngay từ thời Hán đã thực hiện c/s đồn điền nhằm giữ đất đai mới chiếm được của nd ta, chúng đa những dân nghèo, tội phạm người Hán đến ở lẫn với người Việt để xâm lấn, khai phá ruộng đất lập đồn điền. Ngoài thu cống phẩm, tô thuế, lao dịch nặng nề, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối, sắt. Đây là 2 vật phẩm thiết yếu trong đời sống của nd nhằm biến KT nước ta lệ thuộc vào chính quyền đô hộ. H:Trình bàychính sách đồng hoá về văn hoá của PK phương Bắc đối với nd ta thời Bắc thuộc, mục đích? GV: để đồng hoá nhân dân ta về mặt tư tưởng, Nho giáo đã được PK phương Bắc truyền bá vào nước ta ới những quan điểm “tam cương”, “ngũ thường”. Nho giáo chủ trương tôn trọng, bảo vệ chế độ đẳng cấp, trật tự XH bóc lột, tuyệt đối trung thành với vua. Thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao chỉ đã đa hàng trăn Nho sĩ sang nước ta đẩy mạnh việc truyền bá Nho học và Hán học. Họ mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên. tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao châu nhằm làm công cụ đồng hoá người Việt nhưng sau hơn 1000 năm Bắc thuộc vẫn không thể tiêu diệt được tiếng nói của dt Việt. H: từ những c/s cai trị về KT, VH, XH của PK phương Bắc đối với nd ta em hãy rút ra mục đích chung của những c/s cai trị đó? H: những chuyển biến về mặt kinh tế ? - Đồ trang sức vàng, bạc, ngọc được gia công tinh tế. - Xuất hiện 1 số nghề TC mới:đặc biệt làm giấy trầm hương - Nhiều đường giao thông thuỷ bộ nối liềncuối TK I con đường dọc sông Thương àTQ được xây đắp. từ trung tâm Luy Lâu, Long Biên có đường thuỷ ngược xuôi các ngả, nối liền các vùng Tây bắc, Đông bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhiều tuyến đường bộ liên vùng hình thành. Hàng hoá nước ta bán ra ngoài chủ yếu là hương liệu lâm sản quí: vải, gốm, giấy bản, đường nhập về chủ yếu là xa xỉ phẩm phục vụ cho quan lại đô hộ và quí tộc giàu có-> như vậy, việc đẩy mạnh giao lưu KT giữa các vùng và giữa nước ta với nước ngoài có tác dụng nhất định kích thích KT phát triển. H. Những chuyển biến về mặt văn hoá? H. Những chuyển biến về mặt xã hội ? GV: thời Bắc thuộc, XHVN đã có những chuyển biến nhất định, đã hình thành tầng lớp địa chủ ít nhiều có thế lực ở địa phương thuộc nhiều nguồn gốc(Hán, Việt)và xu hướng chính trị khác nhau. Tuy nhiên, đại bọ phận cư dân là nông dân vẫn sống ở các làng xã cổ truyền mang tính chất tự trị, một bộ phận khác rơi xuống địa vị lệ thuộc, cày ruộng, nộp tô cho địa chủ hoặc biến thành nông nô ? Từ mục đích của những c/s cai trị và những biến đổi về KT, VH, XH em có nhận xét gì? PK phương Bắc đã không thực hiện được mục đích của mình I. Chế độ cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong xã hội Việt Nam. 1. Chế độ cai trị. a. Tổ chức bộ máy cai trị - Chia nước ta thành quận huyện, sáp nhập vào TQ - Cử quan lại cai trị tới cấp huyện mục đích: sát nhập nước Âu Lạc cũ vào bản đồ TrungQuốc. b. Chính sách bóc lột KT, đồng hoá về văn hoá. * Chính sách bóc lột về KT: - Thực hiện chính sách / bóc lột, cống nạp nặng nề. + Cướp ruộng đất. +Thực hiện chính sách đồn điền. + Nắm độc quyền muối và sắt. ànhân dân đói khổ, nông nghiệp đình đốn, thủ công, thương nghiệp không phát triển. -> biến KT nước ta lệ thuộc vào chính quyền đô hộ. * Chính sách đồng hoá về văn hoá: +Truyền bá Nho giáo. + Bắt người Việt theo phong tục, tập quán người Hán. + Mở trường dạy chữ Nho -> đồng hoá về tư tưởng. + đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt. -> những chính sách cai trị của PK phương Bắc dù cứng rắn hay mềm dẻo đều nhằm đồng hoá dân ta, áp đặt bộ máy cai trị lâu dài trên đất nước ta. 2. Những chuyển biến về kinh tế –văn hoá- xã hội. a. về kinh tế: - Nông nghiệp: + Công cụ sắt được sử dụng phổ biến. + Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh. + Các công trình thuỷ lợi được xây dựng.ànăng suất lúa cao hơn trước. - Thủ công nghiệp và thương mại phát triển hơn trước. + Kĩ thuật rèn sắt phát triển + Khai thác khoáng sản được đẩy mạnh 1 bước. + Một số nghề thủ công mới ra đời: giấy, thuỷ tinh. + Nhiều đường giao thông nối liền các vùng, các quận hình thành, giao lưu hàng hoá phát triển. b. Về văn hoá- xã hội - Văn hoá: + tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của VH Trung Hoa: ngôn ngữ, văn tự + Bảo tồn được tiếng Việt và phong tục tập quánViệt. àNhân dân ta không bị đồng hoá. - Xã hội: + mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân với chính quyền đô hộ. + Chính quyền đô hộ tuy trực tiếp cai trị nhưng mới chỉ nắm ở cấp huyện chưa với tới được các làng xóm. àở một số nơi nhân dân bị nông nô hoá, bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến. 4. Củng cố: - Trình bày c/s đô hộ của các triều đại PK phương Bắc đối với nhân dân ta. - Mục đích của những c/s đó có thực hiện được không, tại sao? - Trình bày những chuyển biến về KT, VH, XH VN thời Bắc thuộc. 5. Giao nhiệm vụ về nhà. - Học bài trả lời cõu hỏi SGK/82. - Chuẩn bị bài 16 theo bảng thống kờ sau: Thời gian Tờn cuộc khởi nghĩa Địa bàn 40 100,137,144 178,190 248 542 687 722 176-791 819-820 905 938

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_tiet_17_bai_15_thoi_bac_thuoc_va_nhun.doc