Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 6, Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo)

 10d

I. Mục tiêu bài học:

- Sự hình thành XHPK ở Trung Quốc và các quan hệ trong XH. Bộ máy nhà nước được hình thành và củng cố từ thời Tần, Hán Minh, Thanh. Chính sách xâm lược của các hoàng đế Trung Hoa. Những đặc điểm kinh tế Trung Quốc phong kiến: KT nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kì, mầm mống KTTBCN đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn yếu ớt. Văn hoá Trung Quốc phát triển rực rỡ.

- Biết đánh giá tính chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến, trân trọng những di sản văn hoá và ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đến Việt Nam.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích SKLS, nhận xét, rút ra kết luận, kĩ năng sử dụng bản đồ, sơ đồ; nắm vững các khái niệm cơ bản.

II. Thiết bị dạy học

- Bản đồ, tranh ảnh, tranh ảnh.

 III. Tiến trình dạy - học.

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số

2. Kiểm tra: Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần-Hán được thể hiện như thế nào? Vẽ sơ đồ.

3. Bài mới:

Năm 1368, phong trào nông dân khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương lãnh đạo đã lật đổ nhà Nguyên, khôi phục chủ quyền dân tộc TQ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 6, Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 6: Bài 5: trung quốc thời phong kiến ( tiếp theo) Ngày soạn: 15/9/2010 Ngày dạy: 10a sĩ số 10b 10c 10d I. Mục tiêu bài học: - Sự hình thành XHPK ở Trung Quốc và các quan hệ trong XH. Bộ máy nhà nước được hình thành và củng cố từ thời Tần, Hánà Minh, Thanh. Chính sách xâm lược của các hoàng đế Trung Hoa. Những đặc điểm kinh tế Trung Quốc phong kiến: KT nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kì, mầm mống KTTBCN đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn yếu ớt. Văn hoá Trung Quốc phát triển rực rỡ. - Biết đánh giá tính chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến, trân trọng những di sản văn hoá và ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đến Việt Nam. - Rèn luyện kĩ năng phân tích SKLS, nhận xét, rút ra kết luận, kĩ năng sử dụng bản đồ, sơ đồ; nắm vững các khái niệm cơ bản. II. Thiết bị dạy học - bản đồ, tranh ảnh, tranh ảnh. III. Tiến trình dạy - học. 1. ổn định tổ chức : GV ghi sĩ số 2. Kiểm tra : Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời tần-hán được thể hiện như thế nào ? Vẽ sơ đồ. 3. Bài mới: Năm 1368, phong trào nông dân khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương lãnh đạo đã lật đổ nhà Nguyên, khôi phục chủ quyền dân tộc TQ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hỏi: Nhà Minh được thành lập ntn? Kinh tế của TQ dưới thời Minh có điểm gì mới so với các triều đại trước? Biểu hiện? Gv nhận xét: Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển KT. Đầu thế kỉ XVI, mầm mống KTTBCN đã xuất hiện, biểu hiện trong các ngành: NN, TCN, TN. Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm KT lớn. Hỏi: Chế độ chính trị thời Minh ntn? Ngay từ khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến việc xây dựng CĐQCCCTWTQ (quyền lực ngày càng tập trung vào tay nhà vua, bỏ chức thừa tướng, thái uý, giúp việc cho nhà vua là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp chỉ huy quân đội. Hỏi: Tại sao nhà Minh với nền KTvà chính trị phát triển thịnh đạt như vậy lại sụp đổ? Hỏi: Trình bày sự thành lập và chính sách cai trị của nhà Thanh? - các biện pháp củng cố chế độ phong kiến. Đây là chế độ phong kiến cuối cùng. - Bộ tộc Mãn Thanh đánh bại Lý Tự Thành lập nhà Thanh ( 1644~1911 ) - Các triều đại nhà Thanh Thuận Trị ( Phúc Lâm ) 1649~1662 Khang Hy ( Huyền Diệp ) 1663~1729 Ung Chính ( Dân Trinh ) 1729~1740 Kiền Long ( Hoàng Lịch ) 1740~1792 Gia Khánh ( Ngung Viêm ) 1793~1840 Đạo Quang ( Mân Trinh ) 1841~1883 Quang Tự ( Tải Điểm ) 1883~1916 Gv: Kế thừa những di sản văn hoá cổ đại và trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, xã hội mới, sự giao lưu văn hoá với bên ngoài, nhân dân TQ đã sáng tạo nên những thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo. GV: Những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng của CĐPK TQ? Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến. Người khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Từ thời Hán Nho giáo đã trở thành công cụ thống trị về mặt tinh thần với quan niệm vua – tôi, cha – con, chồng- vợ, nhưng về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của XH. Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường. Thời Đường, vua Đường đã cử các nhà sư sang ấn Độ lấy kinh phật như cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả của nhà sư Đường Huyền Trang. GV: Những thành tựu trên các lĩnh vực sử học, văn học? Bắt đầu từ thời Tây Hán, sử học đã trở thành lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ Sử kí. Đây là tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư tưởng và t liệu. Gv mở rộng: Đây là bộ thông sử đầu tiên của TQ ghi chép lịch sử khoảng 3000 năm từ thời Hoàng đếà Hán vũ đế. Nội dung viết về sự tích các vua, tổng kết niên đại, lịch sử các chế độ, các ngành riêng biệt: KT, lễ, lịch sử các ch hầu, chuyện các nhân vật lịch sử khácà phản ánh mọi mặt trong xã hội KT, CT, VH, QSự, ngoại giaoà có giá trị lớn về mặt sử liệu, tư tưởng, nghệ thuật. Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của văn hoá TQ với 2 thể loại: thơ ca, tiểu thuyết. Thơ Đường gắn liền với các tên tuổi: Lí Bạch: thơ tập trung miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, lời thơ đẹp hào hùng, ý thơ mang màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn, điển hình bài “Xa ngắm thác núi Lư” Đỗ Phủ: miêu tả cuộc sống khổ cực của nhân dân, vạch trần sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến “Bài hát gió thu tốc nhà”. Trong bài “Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên” có câu “Cửu son rợu thịt để ôi/ Có thằng chết lả xương phơi ngoài đường”. Bạch Cư Dị: là nhà thơ hiện thực tiến bộ, đạt đến trình độ cao của nghệ thuật. Thơ ông nói lên nỗi khổ cực của nhân dân, lên án chế độ thống trị. Tiểu thuyết nổi tiếng với các tác phẩm Thủy Hử của Thi Nạo Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Tử Kính, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần( HLM viết về câu chuyện hng suy của một gia đình quí tộc phong kiến và chuyện yêu đương của một đôi trai gái, qua đó vẽ lên một bộ mặt của xã hội phong kiến suy tàn. Đây là tác phẩm có giá trị trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển TQ. GV: Những thành tựu trong lĩnh vực KHKT? Người TQ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hằng hải như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp. Nghề in, làm gốm, giấy,dệt, luyện sắt, khai thác khí đốt cũng được người TQ biết đến khá sớm. 3. Trung Quốc thời Minh- Thanh. a. Nhà Minh. - thành lập (1368- 1644) do Chu Nguyên Chương sáng lập. - sự phát triển kinh tế: từ thế kỉ XVI đã xuất hiện mầm mống KTTBCN: + TCN: Xuất hiện CTTC, quan hệ chủ- người làm thuê. + TN phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh. - Chính trị: + bộ máy nhà nước ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua. + Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có Đại Việt nhưng thất bại nặng nề. b. Nhà Thanh: - (1644- 1911), do người Mãn sáng lập - chính sách của nhà Thanh: + đối nội: áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán. + đối ngoại: mở rộng chiến tranh xâm Lược, thi hành chính sách “ bế quan toả cảng” à CĐPK nhà Thanh sụp đổ. 4. Văn hoá TQ thời phong kiến. a. Tư tưởng: - Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ CĐPK, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của XH. - Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường. b. Sử học: - Tư Mã Thiên với bộ Sử kí - Thời Đường: Sử quán được thành lập c. Văn học: - Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường: phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội phong kiến TQ. à Thơ Đường là những trang chói lọi nhất trong lịch sử văn học TQ, đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca TQ sau này. - Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh- Thanh: phản ánh lịch sử- xã hội đương thời. d. Khoa học, kĩ thuật: đạt nhiều thành tựu quan trọng - KH: Toán học, thiên văn học, y dược - Kĩ thuật: + 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn. +kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. 4.Củng cố: - Chế độ phong kiến Trung Quốc là quân chủ chuyên chế, thời Đường là đỉnh cao về sự phát triển về mọi mặt, đến Minh~Thanh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc. 5 . Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu các tác phẩm Tây Du Ký, Thuỷ Hử, Tam Quốc, Hồng Lâu Mộng Tư liệu: + Khổng Tử : 551~479 TrCN. Không Tử~Khổng Khâu ( Quả núi ) tự Trọng Ni( Trong Ni sơn ) Ông là người nước Lỗ được vua Lỗ trọng dụng cho làm nhiều chức quan lúc ông 50 tuổi. Ông dạy được 3000 học trò trong đó có 72 người nổi tiếng. + Vạn lý trường thành : Cuối thời cổ đại ( Chiến quốc 475~221 TrCN ) có 7 nước tranh nhau, 5 nước ( Tần, Triệu, Nguỵ, Yên, Tề ) đã xây dựng tường thành để bảo vệ đất nước Năm 221 TrCN Tần thống nhất Trung Quốc đã sử dụng hơn 2 triệu người tu sửa, xây dựng nối liền các bức tường để ngăn giặc phương Bắc dài 5000 dặm nối từ huyện Mân đến Liêu Hà.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_tiet_6_bai_5_trung_quoc_thoi_phong_ki.doc
Giáo án liên quan