I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.
- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2. Tư tưởng:
- Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh gắn liền với CNĐQ.
3. Kỹ năng:
- Giúp hs nắm vững khái niệm "cải cách", biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bản đồ thế giới. Tranh ảnh về Nhật Bản thế kỷ XX.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Giới thiệu khái quát chương trình lịch sử 11:
Chươnh trình lịch sử 11: LS TG CĐại phần tiếp theo, LSTG hiện đại 1917-1945, LSVN 1958-1918.
2. Dẫn dắt bài học: Vì sao đến cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX trong khi hầu hết các nơớc châu Á trở thành thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước tư bản phơng tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành nước ĐQCN, để hiểu được điều đó hôm nay chúng ta học bài Nhật Bản.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp.
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-3 - Trường THPT Bán công Bán Trạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 04.09.07
NG: 06.09.07
Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
CHƯƠNG I
CÁC NƯỚC CHÂU Á (TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)
Bài 1: NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.
- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2. Tư tưởng:
- Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh gắn liền với CNĐQ.
3. Kỹ năng:
- Giúp hs nắm vững khái niệm "cải cách", biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bản đồ thế giới. Tranh ảnh về Nhật Bản thế kỷ XX.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Giới thiệu khái quát chương trình lịch sử 11:
Chươnh trình lịch sử 11: LS TG CĐại phần tiếp theo, LSTG hiện đại 1917-1945, LSVN 1958-1918.
2. Dẫn dắt bài học: Vì sao đến cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX trong khi hầu hết các nơớc châu Á trở thành thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước tư bản phơng tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành nước ĐQCN, để hiểu được điều đó hôm nay chúng ta học bài Nhật Bản.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức học sinh cần nắm vững
I. Nhật Bản nữa đầu thế kỷ XIX.
? Hoàn cảnh lịch sử NB vào nữa đầu thế kỷ XIX?
- Vào nữa đầu TK XIX, chế độ pk NB lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trầm trọng, mâu thuẫn trong xã hội pk NB phát triển gay gắt.
+ Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, nông dân bị bốc lột nặng nề. mất mùa liên tiếp đói kém xãy ra.
+ CN: Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày cảng nhiều.
+ Mầm móng kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng
- Về xã hội:
+ TS ngày càng giàu có nhưng không có quyền lực về chính trị
+ Nông dân là đối tượng bốc lột chủ yếu của gc pk. Thị dân vừa bị pk khống chế, vừa bị nhà buôn và bọn cho vay nặng lãi bốc lột.
=> Nỗi lên mâu thuẫn giữa nông dân, ts thị dân với chế độ pk lạc hậu.
- Về chính trị
+ Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thuộc về Tướng quân (Sô - gun) đóng ở phủ chúa- Mạc phủ.
+ Các nước phương Tây, trước tiên là Mĩ, buộc NB phải "mở cữa".
Mĩ đưa hạm đội cập bến NB, dùng vũ lực buộc Mạc Phủ phải mỏ hai cửa biển Si-mô- da và Ha- đô- Ca -tê cho Mĩ vào buôn bán.
- Anh, Pháp, Nga, Đức, ép NB ký những hiệp ước bất bình đẳng, NB phải chịu những điều khoản nặng nề.
? Những nội dung của cái cách Minh Trị?
? Ý nghĩa của cải cách Minh trị?
II. Cuộc Duy Tân Minh Trị
- Tháng 1- 1868, chế độ MP bị sụp đổ, chính quyền chuyển sang tay quý tộc tư sản hoá đứng đầu là thiên hoàng Mâygi (Mtrị)
- Thiên hoàng thực hiện 1 loạt cải cách tiến bộ- Cuộc DT MT
* Nội dung: SGK
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện phương thức cải cách theo hướng TBCN.
+
=> Cuộc Duy Tân Minh tri là một cuộc cách mạng ts dp Liên minh quý tộc - tư sản tiến hành "từ trên xuống" còn nhiều hạn chế.
* Ý nghĩa: Mở đường cho CNTB phát triển, đưa NB có nền CTN phát triển nhất châu Á, giữ vững độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của các nước tư bản phươn Tây.
III. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
? Trình bày những biểu hiện của NB chuyển sang giai đoạn để quốc CN?
? Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh?
* Những biểu hiện của NB chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
- CN, đường sắt, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng.
- Việc đẩy mạnh CNH kéo theo sự tập trung trong CN, TN, ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện... chi phối đời sống chính trị nước Nhật.
* Sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thể kỷ XIX đầu XX.
- Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc CN gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược.
* Phong trào đấu tranh của công nhân.
- Nguyên nhân: Sự bốc lột nặng nề của giới chủ
- Các cuộc đấu tranh:
+ Trong quá trình đấu tranh, các tổ chức công đoàn được thành lập.
+ Năm 1901, Đảng CS NB được thành lập dưới sự lãnh đạo của Ca tai a ma Xen.
4. Sơ kết bài học.
- Cần nắm được nội dung, tính chất, và ý nghĩa của cải cách Minh Trị 1868?
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà:
- Học bài cũ, đọc trước bài 2 Ấn Độ
Bài tập:
Câu 1: Chủ nghĩa tư bản ở Nhật phát triển nhanh chóng vào?
a. 30 năm đầu thế kỷ XIX. b. Giữa thế kỷ XIX
c. 30 năm cuối thế kỷ XIX d. Đầu thế kỷ XX
Câu 2: Đảng xã hội dân chủ Nhật bản được thành lập năm:
a. 1868 b. 1901
c. 1910 d. 1911
NS: 06/09/07
NG:11/09/07
Bài 2: ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ.
- Hiểu được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nết qua cuộc khởi nghĩa Xi-pay.
- Nắm được khái niệm " châu Á thức tĩnh" và phong trào giải phóng dân tộc thời kyd đến quốc chủ nghĩa.
2. Tư tưởng:
- Giúp học sinh thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường
3. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh,
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh trị Mây gi 1868?
2. Giới thiệu bài mới.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức học sinh cần nắm vững
I. Tình hình ÂĐ nữa sau thế kỷ XIX.
? Thực dân Anh thi hành chính sách thống trị như thế nào?
* Chính sách thống trị của thực dân Anh.
- Về kinh tế:
+ Mở rộng công cuộc khai thác, vơ vét các nguồn nguyên liệu và bốc lột nhân công rẽ mạt.
+ Chính sách bốc lột của thực dân Anh đã làm cho 26 triệu người AĐ chết đói trong 25 năm cuối thế kỷ XIX.
? Về chính trị - xã hội?
- Về chính trị- xã hội.
+ Chính phủ Anh nắm quyền cải trị trực tiếp
+ Mua chuộc các tầng lớp thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ để làm chổ dựa.
+ Thi hành chính sách "chia để trị".
? Hậu quả của chính sách của thực dân Anh?
- Hậu quả chính sách thống trị của thực dân Anh
+ Nhân dân lao động bị bần cùng hoá, chết đói.
+ Các nghề thủ công truyền thống bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
II. Cuộc khởi nghĩa Xi - pay (1857-1889)
a. Nguyên nhân
b. Diễn biến
? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
c. Ý nghĩa:
- Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân AĐ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,
- Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn sau này
III. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc(1905-1908)
a. Đảng Quốc Đại
* Sự thành lập Đảng Quốc đại
? Đảng Quốc đại thi hành đường lối đấu tranh ntn?
* Đường lối đấu tranh của Đảng Quốc đại.
+ Trong 20 năm đầu chủ trương dùng biện pháp ôn hoà, yêu cầu thực dân Anh cho tư sản ÂĐộ tham gia các Hội đồng tự trị.
+ Phái dân chủ cấp tiến đòi có thái độ đấu tranh kiên quyết chống thực dân Anh.
? Tính chất và ý nghĩa của phong trào?
b. Phong trào dân tộc (1905-1908)
- Tính chất, ý nghĩa.
+ Mang đậm ý thức dân tộc, mục tiêu đấu tranh là độc lập dân chủ
+ Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân AĐ chống chủ nghĩa thực dân Anh.
4. Sơ kết bài học.
- Tình hình ÂĐộ và hậu quả của chính sách thống trị của thực dân Anh.
- Sự thành lập Đảng Quốc đại và đường lối đấu tranh.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà:
Học bài cũ, đọc trước bài 3: Trung Quốc
Bài tập:
Câu 1: Đảng Quốc đại thành lập vào năm:
a. 1880
b.1885
c. 1905
d.1908
Câu 2: Khởi nghĩa Xipay diễn ra vào những năm:
a 1587-1589
b.1857 - 859
c.1875 -1895
d.11785-1859
NS: 12/09/07
NG:17/09/07
Bài 3: TRUNG QUỐC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: - Nguyên nhân tại sao đất nước Trung Quốc rộng lớn trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến.
- Diễn biến và hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Ý nghĩa của các phong trào đó.
- Các khái niệm "Nửa thuộc địa, nửa phong kiến", "Vận động Duy tân".
2. Tư tưởng: Bộc lộ sự cảm thông, khâm phục đối với nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là trong cuộc cách mạng Tân Hợi.
3. Kỹ năng: Bước đầu biết nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc; biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện tiêu biểu như phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và cách mạng Tân Hợi.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- Bản đồ Trung Quốc, lược đồ cạch mạng Tân Hợi, lợc đồ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, tranh ảnh, tài liệu cần thiết phục vụ bài giảng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu sự thành lập và vai trò của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ?
2. Dẫn dắt bài học: Vì sao vào cuối thế kỷ XIX, nước Trung Quốc rộng lớn, đông dân nhất thế giới lại bị các nớc đế quốc xâm lược, xâu xé? Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành những cuộc đấu tranh như thế nào để giành độc lập dân tộc? Để hiểu được Trung Quốc đã bị các đế quốc xâm lược như thế nào và cuộc đấu tranh của nân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc ra sao, chúng ra cùng tìm hiểu bài: Trung Quốc.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
I.Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
GV: Em đã từng học về Trung Quốc thời cổ trung đại, hãy nói lên hiểu biết của em về đất nước này? (Vị trí, dân số, lịch sử văn hóa)
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học, và trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét bổ sung: GV: Bằng kiến thức đã học về một số nước châu Á liên hệ với Trung Quốc, em hãy nêu lên một số nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược?
- HS nhớ lại kiến thức cũ suy nghĩ liên hệ với thực tiễn, kết hợp SGK để tìm ra câu trả lời.
- GV: Gọi học sinh trả lời, nhận xét bổ sung rút ra nguyên nhân.
+ Thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX các nước tư bản phương tây xâm lược thị trường thuộc địa, chúng hướng mục tiêu vào nước phong kiến lạc hậu, khủng hoảng.
+ Trung quốc là một thị trường rộng lớn, béo bở, lúc này triều đại Mãn Thanh đã trở nên bảo thủ, phản động khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu -> Trung Quốc đã trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
*Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân.
GV: Các nước phương tây dùng thủ đoạn gì để xâm lược, len chân vào thị trường Trung Quốc?
Làm thế nào để bắt Trung Quốc phải mở cửa?
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV: Nhận xét và khẳng định: Từ thế kỷ XVIII Cách mạng công nghiệp được tiến hành, yêu cầu mở cửa thị trường của các nước Âu, Mĩ càng mạnh mẽ, do vậy các nước phương tây dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép Trung Quốc phải mở cửa.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK để thấy quá trình các đế quốc xâm lược Trung Quốc.
GV: Những nước nào đã tham gia xâu xé Trung Quốc; Trung Quốc bị phân chia như thế nào; Ai là ngời đi đầu trong quá trình xâm lược?
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung điều khoản Nam Kinh trong SGK, rút ra nhận xét.
- HS theo giỏi SGK tự nhận xét trả lời.
GV nhận xét bổ sung.
Rộng thứ 4 thế giới, đông dân nhất thế giới, có lịch sử văn hóa lâu đời. Thời cổ đại là một trong những trung tâm văn minh lớn, thời trung đại là một nước phong kiến hùng mạnh đã xâm lược thống trị nhiều nơi (Trong đó có Việt Nam), nhưng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trung quốc đã trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc đại. Để hiểu Trung Quốc bị xâm lược chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân.
Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược:
+ Thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX các nước tư bản phương tây tăng cường xâm lược thị trường thế giới.
+ Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, béo bở, chế độ phong kiến đang suy yếu -> trở thành đối tợng xâm lược của nhiều đế quốc.
- Qúa trình đế quốc xâm lược Trung Quốc.
+ Thế kỷ XVIII, các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mã Thanh phải mở cửa, cắt đất.
+ Đi đầu là thực dân Anh, chúng đã buộc Trung Quốc phải ký Hiệp ước Nam Kinh năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi.
- GV: Đi sau Anh các nước Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản đua nhau nhảy vào xâu xé Trung Quốc.
- Đi sau Anh các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc: Đức chiếm Sơn Đông, Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử, Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
- GV kết hợp sử dụng bản đồ Trung Quốc chỉ những vùng lãnh thổ bị đế quốc xâm chiếm.
*Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân.
GV: Trở thành nửa thuộc địa, phong kiến, xã hội Trung Quốc nổi lên mâu thuẩn cơ bản nào? Chính sách thực dân đã đưa đến hậu quả xã hội như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung, chốt ý: Chính sách thực dân đã làm cho mâu thuẩn xã hội lên cao, trong đó hai mâu thuẩn nổi cộm nhất là:
Nhân dân Trung Quốc > < đế quốc
Nông dân > < phong kiến
Hoạt động 1: Nhóm.
- GV: yêu cầu HS cả lớp lập bảng thống kê phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX theo mẫu.
Tên phong trào
Nội dung
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Phong trào Duy Tân
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
- Diễn biến chính
- Lãnh đạo
- Lực lượng
- Tính chất
Ý nghĩa
- GV chia thành 4 nhóm mỗi nhóm trình bày một cuộc k/n.
*Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân.
- GV treo bảng thống kê chuẩn bị sẳn ở nhà làm thông tin phản hồi, hướng dẫn học sinh so sánh phần tự tóm tắt của mình với bảng thống kê thông tin phản hồi để chỉnh sửa.
- HS theo giỏi chỉnh sửa phần mình đã làm và làm tiếp vào vở.
*Hoạt động 3:
- GV: Em rút ra nhận xét gì về các cuộc đấu tranh chóng phong kiến, đế quốc ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
- HS căn cứ vào phần vừa học để trả lời.
- GV bổ sung kết luận: Cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX diễn ra soô nổi nhưng đều thất bại. Nguyên nhân thất bại là do: + Chưa có tổ chức chính Đảng lãnh đạo
+ Sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến
+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp.
*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.
GV: Em hãy nên vai trò của Tôn Trung Sơn trong cách mạng Trung Quốc?
HS: Thành lập Trung Quốc Đồng minh hội-Chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
GV: Nêu đường lối đấu tranh và mục tiêu của Đồng minh hội?
-Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội: Theo chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn.
- Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa phương.
*ạt động 3: Cả lớp, cá nhân.
GV: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cách mạng Tân Hợi?
-Sâu xa: >< giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc phong kiến.
-Trực tiếp: Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt" trao quyền cho đế quốc kiểm soát, phong trào giữ đường bùng nổ.
GV trình bày diễn biến.
*Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân.
GV: Nêu ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi?
-HS nêu.
- GV kết luận: + Tính chất Cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở châu Á.
Mâu thuẩn đó đặt ra cho Trung Quốc 2 nhiệm vụ: Chống phong kiến và chóng đế quốc. Hai nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đầu thế
- Nguyên nhân thất bại:
+ Chưa có tổ chức lãnh đạo
+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến.
+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp.
III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911.
*Tôn Trung Sơn Và Đồng minh hội.
-8.1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội.
-Cương lĩnh chính trị: Theo chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn.
-Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc, bình quân địa phương.
*Cách mạng Tân Hợi:
- Nguyên nhân:
+ Nhân dân Trung Quốc >< với đế quốc phong kiến.
+ Nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc, phong trào giữ đờng bùng nổ.
Diễn biến:
+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10.10.1911 lan rộng khắp miền Nam, trung.
+ Ngày 29.12.1911 thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
+ Tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
- Kết qủa: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Kế Khải làm tổng thống.
- Ý nghĩa: Lật đổ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến chân Á.
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Nguyên nhân của cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến ở Trung Quốc, tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi?
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi ở SGK, xem trước bài 4:Các nước Đông Nam Á.
- Bài tập:
Câu 1:C ác nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thị trường thế giới vào khoảng thời gian nào?
a Cuối thế kỷ XVII đầu XVIII
b.Thế kỷ XVIII
c. Cuối thế kỷ XVIII- đầu XIX.
d. Cuối thế kỷ XVIII- cuối TH XIX
Câu 2: Để thôn tín Trung Quốc các nước tư bản phương Tây đã:
a. Đòi được tự do đi lại, buôn bán ở Trung Quốc.
b. Đòi chính quyền Mãnh Thanh phải "mở cữa" đòi đòi tự do buôn bán thuốc phiện.
c. Đòi được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
d. Đòi chính quyền Mãnh Thanh phải bải bỏ các thứ thuế đối với hành hoá nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc.
Sự kiện
Thời gian
1. Chiến tranh thuốc phiện bắt đầu bùng nổ.
a. 6.1840
2. Hiệp ước Nam Kinh được ký kết.
b. 8.1942
3. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dùng nổ.
c. 1.1851
4. Điều ước Tân Sửu đợc ký kết.
d. Năm 1901
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_1_3_truong_thpt_ban_cong_ban_trac.doc