Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-7

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Học xong bài này, HS cần:

1. Về kiến thức.

- Hiểu rõ nội dung và bản chất của cuộc cải cách Minh Trị: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, đưa Nhật Bản phát triển nhanh sang con đường ĐQCN.

- Biết được chính sách xâm lược hiếu chiến từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

2. Về kĩ năng.

 Nắm vững và giải thích các khái niệm “cải cách”, biết sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học.

3. Về thái độ.

 Nhận thức rõ vai trò,ý nghĩa của những chính sách cải đối với sự phát triển của xã hội,đồng thời giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn liền với chiến tranh.

II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY- HỌC.

- Lược đồ về sự bành trướng của ĐQ Nhật Bản cuối thế kỉ XIX dến đầu thế kỉ XX.

- Tranh ảnh,các tư liệu liên quan đến bài học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một. lịch sử thế giới cận đại (Tếp theo) Chương I Các nước châu á,châu phi và khu vực mĩ la tinh ( Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) Bài 1. nhật bản (Tiết 1) I.Mục tiêu bài học Học xong bài này, HS cần: 1. Về kiến thức. - Hiểu rõ nội dung và bản chất của cuộc cải cách Minh Trị: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, đưa Nhật Bản phát triển nhanh sang con đường ĐQCN. Biết được chính sách xâm lược hiếu chiến từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 2. Về kĩ năng. Nắm vững và giải thích các khái niệm “cải cách”, biết sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. 3. Về thái độ. Nhận thức rõ vai trò,ý nghĩa của những chính sách cải đối với sự phát triển của xã hội,đồng thời giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn liền với chiến tranh. II.Thiết bị và tài liệu dạy- học. - Lược đồ về sự bành trướng của ĐQ Nhật Bản cuối thế kỉ XIX dến đầu thế kỉ XX. - Tranh ảnh,các tư liệu liên quan đến bài học. III.Tiến trình tổ chức dạy- học. 1.Giới thiệu bài mới. Tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của GV. 2.Dạy và học bài mới. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp. GV: Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Bắc á,trải dài theo hình cánh cung,gồm 4 4 đảo lớn. Đó là: Hốccaiđô,Kiusiu, Sicôcư và hônsun.Được mệnh danh là xứ sở măt trời mọc.Cũng như các nước Châu á khác,vào nửa đầu thế kỉ XIX chế độ pk Nhật bản lâm vào khủng và suy yếu. GV: Dừng lại giải thích chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản,chế độ pk tồn tại hàng nghìn năm.Mặc dù vua được tôn là Hoang Đế, có vị trí tối cao,song trên thực tế quyền hành nằm trong tay Mạc phủ- Phủ chúa,đứng đầu là Tướng quân(Sôgun) dòng họ Tukugaoa từ 1802.Sau hơn 200 năm thống trị chế độ Mạc phủ lâm vào khủng hoảng trầm trọng,suy yếu. GV: Yêu cầu HS thêo dõi SGK và trả lời câu hỏi: Cho biết những biểu hiện suy yếu đó?. Sau khi HS trả lời,GV nhận xét,kết luận; HS nghe và ghi chép. +. Kinh tế: Nên nông nghiệp vẫn dựa trên QHSXPK lạc hậu,tô thuế nặng nề( chiếm 50% hoa lợi). Tình trạng mất mùa đói kém thường xuyên xảy. trong khi đó mầm mống KTTBCN hình thành và phát triển nhanh chóng. Điều nay chứng tỏ QHSXPK đã suy yếu,lỗi thời. +.Về xã hội: Nói đên XH là nói đến các g/c,tầng lớp và mqh giữa các giai cấp và tầng lớp đó.ở NB tầng lớp TS thương nghiệp và công nghiệp ngày càng giàu có.Nhưng không có quyền lực về chính trị,bị g/c pk kìm hãm chèn ép. Tuy nhiên g/c TS lúc này đang còn non yếu,không đủ sức xoá bỏ thế lực pk.Nông dân và thị dân vẫn là đối tượng bị pk bóc lột.Như vậy,mâu thuẫn giữa TS,ND,thị dân với chế độ pk ngày càng tăng. +.Vè chính trị: Giữa thế kỉ XIX, NB vẫn là một nước pk. Vua được gọi là Thiên Hoàng nhưng quyền lực lại năm trong tay Tướng quân. Như vậy,nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và thế lực Tướng quân. GV đặt câu hỏi: Sự suy yếu của Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh thế giới ntn? Nhật đang đứng trước nguy cơ gì? GV dẫn dắt: Giữa lúc Nhật suy yếu(cũng như các nước Châu á khác) thì các nước tư bản Âu-Mĩ tìm cách xâm nhập vao NB.HS nghe và ghichép. -GV yêu cầu HS thêo dõi SGK về quá trình các nước TB xâm nhập vào NB và hậu quả của nó. -GV kết luận: Đi đầu trong qt xl là Mĩ. Năm 1853 đô đốc Peri đã đưa hạm đội của Mĩ cập bến cảng NB,dùng vũ lực qsự buộc chính quyền Mạc phủ phải mở 2 cửa biển là SI-mô-da và Ha-kô-đa-tê.Các nước Anh,Pháp,Nga,Đức cũng đua nhau bắt ép Mạc phủ kí các hiệp ước bất bình đẳng.Như vậy, NB đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược.Trong bối cảnh đó,các nước như TQ,VN thi hành chính sách bảo thu,đông kín cánh cửa,còn Nb đã lựa chọn con đường nào?Bảo thủ hay cải cách? Hoạt động 2. Cả lớp. -GV: Việc Mạc phủ kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước TB đã lam cho nhân dân bất mãn,phong trào đấu tranh chống Sôgun nổ ra mạnh mẽ làm cho chế độ Mạc phủ sụp đổ.Tháng 1-1868 Thiên Hoàng trở lại nắm quyền. -GV: 12-1866 Mũtuhitô lên làm vua mới 15 t 3-1868 Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kì thống trị của dòng họ Tukugaoa và thực hiện một loạt cải cách trên các lĩnh vực: Chính trị,KT,quân sự.văn hoá, giáo dục. - - GV đặt câu hỏi: Nêu những nội dung cơ bản của cải cách Minh Trị. HS theo dõi SGK để trả lời. GV có thể nêu câu hỏi: Theo em, cải cách nào được xem là chìa khoá của sự phát triển? Vì sao? GV gợi ý để những HS khá trả lời.Có thể hệ với VN. GV đặt câu hỏi cho HS: Căn cứ vào nội dung cải cách,hãy rút ra tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách? GV gợi ý: Các em phải căn cứ vào mđ cải cách,hướng cc,người thực hiện rồi rút ra KL Hoạt động 3. Cá nhân và cả lớp. GV hỏi: Hãy nhắc lại các đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc? + Hình thành các tổ chức độc quyền + TBNH+TBCN =TBTC + XKTB + Xâm lược và tranh giành thuộc địa + Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ sâu sắc. 1.Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 -Đến giữa thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ỏ NB đã lâm vào khủng hoảng và suy yếu.Biểu hiện: + Kinh tế: -Nông nghiệp: Lạc hậu tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thương xuyên. -Công nghiệp: KT hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện nhiều,KT TBCN phát triển nhanh chóng. +. Xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân,,tư sản vớ thị dân ngày càng gay gắt với chế độ phong kiến lạc hậu. +. Chính trị: Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tương quân. - Giữa lúc NB lâm vào khủng hoảng,các nước TB Âu-Mĩ tìm cách xâm nhập. - Trước nguy cơ bị xâm lược,NB phải lựa chọn một trong hai con đường: Bảo thủ duy trì chế độ pk hoặc là tiến hành cải cách. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị. - Tháng 1-1868,Thiên hoang Minh Trị lên nắm quyền vả thực hiện một loạt cải cách. + Chinh trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ,thành lập chính phủ mới,thực hiện quyền bình đẳng,ban bố quyền tự do. + Kinh tế: Xoá bỏ đặc quyền ruộng đất,thực hiện cải cách theo hướng TBCN như thống nhất thị trường thóng nhất tiền tệ. + Quân sự: Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây,chú trọng đóng tàu chiến,sản xuất vũ khí và đạn dược. + Giáo dục: Chú trọng nội dung KH-KT. Cử người đi du học ở các nước phương Tây. + Tính chất- ý nghĩa: Là một cuộc cách mạng tư sản,mở đường cho CNTB phát triển ở NB.Đồng thời đưa Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa. 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đé quốc chủ nghĩa -Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX,quá trình tập trung TB ở NB diễn ra mạnh mẽ> Các công ty độc quyền ra đời như: Mitxui, Mitsubisi đẫ chi phôi đời sống KT Nhật Bản. - Chính sách bành trướng: + Năm 1874 xâm lược Đài Loan + 1894-1895 gây chiến với Trung Quốc + 1904-1905 gay chiến với Nga - Chính sách đối nội: Bóc lột nặng nề nhân dân lao động,nhất là công nhân,dẫn đến các cuộc đấu tranh của công nhân. + Kết luận: Nhật trở thành nước đế quốc. 3. Sơ kết bài học. Củng cố: Những cải cách của Minh Trị là sáng suốt và phù hợp. Không những đưa nước Nhật thoát khỏi lạc hậu trở thành 1 nước TB phát triển mà còn đưa Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước lạc hậu. Bài tập về nhà: Làm các câu hỏi trong SGK và học bài mới trước khi đến lớp. Bài 2. ấn độ ( Tiết 2 ) I.Mục tiêu bài học. Học xong bài này,HS cần: Về kiến thức. -Biết được sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh là nguyên nhân chính làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân ấn Độ. -Hiểu rõ vai trò của giai caps Ts ấn Độ trong phong trào GPDT. tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ấn Độ. -Giải thích được khái niệm “Châu á thức tỉnh” và PTGPDT tronh thời kì CNĐQ. Về kĩ năng. -Biết sử dụng bản đồ để trinh bày diễn biến các cuộc dấu tranh tiêu biểu. -Biết phân tích,so sánh và rút ra nhận xét dánh giá thông qua các sưk kiện LS. Về thái độ. -Có thái độ lên án sứap bức bóc lột của CNTD Anh đối với ngân dân ấn Độ, khâm phục và trân trọng tinh thần đấu trânh của các tầng lớp nhân dân ấn Độ. II. Thiết bị,tài liệu dạy-học -Lược đồ phong trào cách mạng ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX -Tranh ảnh,các tư liệu về ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. III. Tiến trình tổ chức dạy- học. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày ngắn gọn nội dung cư bản của Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, tinh chất và ý nghĩa của nó Giới thiệu bài mới: ấn Độ là một quốc gia rộng lớn ở Nam á,là môt đất nước cổ xưa gắn liền với nền văn minh sông ấn và song Hằng. Là quê hương của nhiều tôn giáo lớn. Sau khi Va-xco-đơ Ga-ma tìm được con đường đến ÂĐ.Từ đó TD phương Tây bắt đầu quá trình xâm nhập ÂĐ.Thực dân Anh đã từng bước xâm nhập như thế nào và cuộc đấu tranh của nhân dân ÂĐ ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Dạy và học bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững Hoạt động 1. Giáo viên và cả lớp. Trước hết GV giới thiệu khái quát quá trình thực dân Anh và thực dân Pháp tranh gình ÂĐ và ÂĐ trở thành thuộc địa của TD Anh. GV đật câu hỏi cho cả lớp: Hãy nêu những chính sách cai trị của TD Anh ở ÂĐ về kinh tế,chính trị-xã hội? HS căn cứ vào SGK để trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận. Bằng nhiều thủ đoạn thực dân Anh đã tăng cường vơ vét và bóc lột nhân dân ÂĐ tàn nhẫn. ÂĐ được mẹnh danh là “ Viên ngọc trên vương miện Nữ Hoàng Anh” Về chính trị chúng thực hiện những c/s hết sức thâm độc nhằm chia rẽ và giam cầm nhân dân ÂĐ trong giốt nát. Hoạt động 2. Theo nhóm. GV chia cả lớp thành hai nhóm. Nhóm 1: Tại sao nhân dân ÂĐ lại vùng lên đấu tranh chống thực dân Anh? Nhóm 2: Phong trào đấu tranh của nhân dân ÂĐ dã diễn ra như thế nào? GV gọi đậi diện các nhóm trả lời câu hỏi. Sau đố GV cho các nhóm bổ sung cho nhau,rồi nhận xét và kết luận cho từng nhóm. Nhóm 1: Dưới ách thống trị của TD Anh nhân dân ÂĐ bị áp bức và bóc lột hết sức tàn nhẫn cả về vật chất và tinh thần. đời sống của nhân dân hết sức khổ cực. Châm ngòi cho cuộc đấu tranh chính là sự chà đạp,xúc phạm đến tín ngưỡng tôn giáo của TD Anh đối với binh lính ÂĐ trong quân đội Anh. Nhóm 2. Cuộc k/n nổ ra mang tính tự phát.Vì vậy nó nhanh chóng bị dập tắt. Nhưng đây là một hành động yêu nước đáng được biểu dương của binh lính ÂĐ Nó cổ vũ tinh thần đấu tranh chống CNTD GPDT của nhân dân ÂĐ Hoạt động 3.Cá nhân và cả lớp. GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết sự ra đời của Đảng quốc đại và sự phân hoá của nó? GV hướng dẫn H/S trả lời đồng thời nhấn mạnh:Đây là một đảng đại diện cho g/c tư sản ÂĐ đứng ra lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Chủ trương dùng pp đấu tranh ôn hoà,phẩn đối bạo động Mục đích: Đòi chính quyền TD thực hiện một số cải cách đáp ứng lợi ích của g/c tư sản. Chính sách thoả hiệp của một bộ phận trong Đảng đã dẫn đến sự phân hoá thành hai phái: -Phái “ôn hoà”(thoả hiệp) -Phái “cực đoan” (cách mạng) do Ti-lắc đứng dầu,phẩn đối chính schs thoả hiệp và đòi phải có thái đọ kiên quyết với TD Anh. GV nêu câu hỏi: Tại sao nhân dân ÂĐ tiếp tục đấu tranh? Phong trào diễn ra như thế nào? H/S căn cứ vào SGK để trả lời.GV nhận xét và chốt ý. GV nêu câu hỏi: Nét khác biệt của cao trào 1905-1908 so với các cuộc đấu tranh trước đó? Gv hỏi mở rộng: Tại sao phông trào đấu tranh của nhân dân ÂĐ chưa giành được thắng lợi hoàn toàn? 1.Tình hinh kinh tế,xã hội ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Đến giữa thế kỉ XIX thực dân Anh hoàn thành việc xâm lượ ÂĐ + Kinh tế: Thi hành chính sách vơ vết và bóc lột nặng nề.ÂĐ trở thành nơi cung cấp nguyên liệu lớn nhất cho thực dân Anh. + Chính trị-xã hội: Thực hiện chính sách “Chia để trị”,lợi dụng và gây mâu thuẫn tôn giáo,đông thời tìm cách mua chuộc và dụ dỗ tầng lớp trên người bản xứ.Duy trì các hủ tục cổ xưa. 2. Cuộc khởi nghĩa Xipay(1857-1859) a.Nguyên nhân: + Sâu xa: Sự xâm lược và chính sách cai trị,bóc lột tàn nhẫn của thực dân Anh. + Trực tiếp:Sự bất mãn và câm uất của binh lính người ÂĐ trong quân đội Anh. b. Diễn biến: Rạng sáng ngày 10.5.1857 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Nông dân nổi dậy hưởng ứng.Lan rộng ra nhiều thành phố. Thực dân Anh đàn áp cuộc k/n thất bại. c. ý nghĩa: Nêu cao tinh thần đấu tranh chống CNTD GPDT của nhân dân ÂĐ. 3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908) a.Sự ra đời của Đảng quốc đại và sự phân hoá của nó. -Cuối năm 1885 Đảng quốc đại ra đời.Chính đảng đầu tiên của g/c tư sản ÂĐ. -Chủ trương: Dừng biện pháp đấu tranh ôn hoà “bất bạo động” -Mục đích: Đòi chính quyền TD cải cách... -Sự phân hoá: + phái “ôn hoà” + Phái “cực đoan” do Ti-lắc đứng đầu chủ trương lật đổ TD Anh giành độc lập. b.Cao trào đấu tranh 1905-1908 + Nguyên nhân: TD Anh thực hiện chính sách chia để trị. Bắt Ti-lắc. + Diễn biến của cao trào: 16.10.1905 hơn 10 vạn người hô vang khẩu hiệu “ÂĐ của người ÂĐ”,phong trào lên cao vào 6.1908. Thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia Ben-gan. + Tính chất: Mang đậm tính dân tộc,mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. + ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ÂĐ,hoà chung vào trào lưu dân tộc dân chủ ở Châu á. Kết luận: Các phong trào đấu tranh chống thực dân nổ ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại. Do: sự chia rẽ trong Đảng quốc đại,chính sách chia rẽ của thực dân Anh đối vơi phong trào 3.Sơ kết bài học. -Củng cố: Tại sao có sự phân hoá trong Đảng quốc đại. Nét khác biệt của cao trào 1905-1908 đối với các cuộc đấu tranh trước đó. -Câu hỏi và bài tập: Trả lời câu hỏi 1 trong SGK(trang 12) Làm bài tập số 5 trong sách Bài tập(trang 8) Trình bày những chủ trương của Đảng quốc đại và của phái “cực đoan” Đảng Quốc đại: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phái “cực đoan”: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Bài 4. Các nước đông nam á. (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) Tiết 4. I.Mục tiêu bài học. Học xong bài này,HS: 1.Về kiến thức. -Biết được từ nửa sau thế kỉ XIX,các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc xâm lược Đông Nam á. Trừ Thái Lan,còn lại đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.Sự áp bức bóc lột đã dẫn đến các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. -Hiểu và nắm rõ khi giai cấp phong kiến đã đầu hàng thì giái cấp tư sản đứng ra tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.Giai cấp công nhân ngày một trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị,đứng ra lãnh đạo phong trào. 2.Về kĩ năng. -Biết sử dụng lược đồ. -So sánh đối chiếu để chỉ ra những nét chung,riêng của phong trào ở mỗi nước. 3.Về thái độ. -Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong troà GPDT ở Đông Nam á. -Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết hữu nghị,ủng hộ các cuộc đấu tranh GPDT của nhân dân các nước trong khu vực II.thiét bị và tài liệu dạy-học. -Lược đồ Đông Nam á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX -Các tài liệu liên quan khác. III.Tiến trình tổ chức dạy-học. 1.ổn định lô. 2.Kiểm tra bài cũ:Vì sao nói cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? 3.Giới thiệu bài mới: GV có thể sử dụng lược đồ để giới thiệu. 4.Dạy và học bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững Hoạt động1. Cả lớp. GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí địa lí cúa khu vực Đông Nam á? GV: Đây là một khu vực có tài nguyên phong phú,đông dân ,có vị trí chiến lược quan trọng... GV nêu câu hỏi: Tại sao Đông nám á lại trở thành đối tượng xâm lược? GV gợi ý: Các nước phương Tây cần thị trường,Đông Nam á là vùng chiến lược quan trọng, chế độ phng kiến đang suy yếu... Sử dụng lược đồ gíp HS nhận rõ quá trình xâm lược của thực dân phương Tây ở ĐNA. Hoạt động2.Cá nhân và cả lớp. GV cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính.Chủ yếu tập trung vào cuộc đấu tranh của nhân dân A-chê Hoạt đông3.Cả lớp và cá nhân GV yêu cầu một HS trình bày ngắn gọn.Chủ yếu tập trung vào hai xu hướng: Cải cach của Hô-xê Ri-đan va xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô GV hỏi: hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng? GV hỏi: Mĩ đã từng bước chiếm Phi-lip-pin như thế nào?Phông troà tiếp tục bùng nổ ra sao? GV nêu câu hỏi: Cuộc khởi nghĩa 1896 d Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo mang tính chất gì? ý nghĩa của nó? Hoạt động4. Cá nhân và cả lớp. GV yêu cầu một HS trình bày ngắn gọn diễn biến của phong trào.Cả lơp theo dõi. GV hướng dẫn các em khai thác nội dung.Chủ yếu là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo từ 1863-1866 và của Pu-côm-bô 1866-1867. Hoạt động 5.Cá nhân và cả lớp. GV hỏi: ở lào có ác cuộc đấu tranh tiêu biểu nào? Diễn biến và kết quả. Hỏi: En có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân các nước ở Đông Nam á? Gv gợi ý: Nổ ra liên tục,mạnh mẽ và quyết liệt,lực lượng tham gia đông đảo,tinh thần anh dũng... nhưng đều thát bại. Hãy cho biết nguyên nhân thất bại? Hoạt đông 6. Cá nhân. GV nêu câu hỏi: Hãy trình bày ngắn gọn tình hình ở Xiêm? 1.Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam á. -Đến giữa thế kỉ XIX,Đông nam á trở thành đói tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Anh chiếm Mã Lai,Miến Điện(Mi-an-ma) Pháp chiếm Đông Dương Tây Ban Nha,sau đó là Mĩ chiếm phi-líp-pin Hà lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xia Anh và Pháp tranh cháp Xiêm. 2.Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xia. -Tháng 10-1873 ,3000 quân Hà Lan đổ bộ lên A-Chê.Nhân dân A-chê đã vùng dạy chiến đấu chống thực dân bằng lối đánh du kích. -1890 khởi nghĩ nông dân bùng nổ do Sa-min lãnh đạo -Đầu thế kỉ XX nhiều tổ chức của công nhân ra đời,đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân In-đô-nê-xi-a 3.Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin a.Chống thực dân Tây Ban Nha. Xuất hiện hai xu hướng:Cải cách đòi qyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin Xu hướng bạo động đánh đuổi thực dân giành độc lập. b.Phong trào chống thực dân Mĩ. -6-1898 Mĩ thiết lập chế độ tay sai.Phong trào đấu tranh tiếp tục bùng nổ.Nhưng cuối cùng thất bại.1902 trở thành thuộc địa của Mĩ. 4.Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Căm-pu-chia -Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha(1861-1892) -Cuộc khởi nghĩa của A-ch Xoa (1863-1866) -Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô(1866-1867 Kết quả:Tất cả đều thất bại. 5.Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX -Khởi nghĩa của Pha -a-đuôc ở Xa-van-na-khét. -Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo,Com-ma-đam ở Bô-lô-ven 6.Xiêm giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX -Là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. -Năm 1868 Chu-la-long-con(Ra-maV) tiến hành cải cách. Xiêm phát triển theo hướng TBCN.Không trở thành thuộc địa như các nước ĐNA khác. 5.Sơ kết bài: -Củng cố: Nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh ở ĐNA -Bài tập về nhà:Tại sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực không trở thành thuộc địa của thực dan phương Tây Chương II. chiên tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918 ) Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) mục tiêu bài học. Học xong bài này học sinh: 1. Về kiến thức: Hiểu rõ chiến tranh thế giới thứ nhất la biểu hiện mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau vì bản chất của đé quốc là gây xâm lược. Các nước đế quốc phải chịu trách nhiệm. Biết được các giai đoạn của cuộc chiến tranh, quy mô, tính chất và hậu quả của nó đối với xã hội loài người. Biết giải thích vì sao Đẩng Bốnêvích Nga, đứng đầu là Lê-nin,đứng vững trước thử thách của chiến tranh,lãnh đạo giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “ Biến chiến tranh đé quốc thanh nội chiến cách mạng”,đấu tranh giành hoà bình và cài tạo xã hội. 2. Về kĩ năng: Phân biệt được các khái niệm “ chến tranh đế quốc”, “ chiến tranh cách mạng”, “ chiến tranh chính nghĩa”, “ chiến tranh phi nghĩa”. Biết trình bày diễn biến chiến tranh qua lược đồ. Bước đầu biết đánh giá một số vấn đề lịch sử. 3. Về thái độ: Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ và ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng CS trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình. thiết bị, tài liệu dạy-học. Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất. Bảng thống kê hậu quả của chiến tranh. Trang,ảnh lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất. III-tiến trình tổ chức dạy học. ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự phát triển của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu XX? Vào bài mới: Lịch sử loài người đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới . Mỗi cuộc có quy mô, cườn độ,tíng chất và hậu quả khác nhau. Để giúp các em tìm hiểu nguyên nhân,diễn biến và kết cục của nó, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918). Hoạt động của giáo viên và học sinh Những kiến thức học sinh cần nắm vững Hoạt động 1. Cả lớp. GV dẫn dắt cả lớp. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sự phát triển không đều của CNTB đã làm thay đổi sâu sắc giữa các nước đế quốc. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đế quốc “ trẻ” như Đức, Mĩ, Nhật Bản. Trong khi hệ thống thuộc địa trên thế giới không còn chỗ trống. Nói một cách khác: Đức,Mĩ, Nhật đến giữ bữa tiệc muộn màng. Các nước đê quốc già cỗi như Anh,Pháp đã nắm trong tay hầu hết thuộc địa trên thế giới: Anh có hơn 30.000000 km2 vơi 400 tr người,Pháp có11triệu km2 với 55,5tr người.Bất mãn với tình trạnh đó Đức và Mĩ ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.Trước khi xảy ra chiến tranh thế giới thì giữa các nước đế quốc đã diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ nhằm giành giật thuộc địa của nhau. GV cho HS đọc đoạn trích trong SGK.Sự tranh giành thị trường giữa các nước đã dẫn đến hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau: Khối Liên minh(1882) Đức, áo-Hung, I-ta-li-a. Khối Hiệp ước(1907) Anh, Pháp, Nga. Đức là kẻ hung hãn nhất vì có tiềm lực quân sự,KT và chính trị. Đến đây GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: Hãy cho biết nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh?. GV nhận xét trả lời của HS và chốt ý. Hoạt động 2. Cả lớp. Gv gọi một HS đọc đoạn trích trong SGK,đưa ra câu hỏi: Hãy cho biết duyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? GV phân tích và chốt.Nhấn mạnh: Xéc –bi là đồng minh của Nga. GV sử dụng lược đồ để gỉng phần này. Lức đầu chỉ có 5 cường quốc về sau đẫ lôi kéo 38 nước và nhiều thuộc địa vào vòng chiến. Vì vậy, đây là một cuộc chiến tranh thế giới. Mở đầu Đức dùng “Kế hoạch chớp nhoáng” đánh Pháp,ngăn chặn sự tiếp viện của Anh. Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.Lợi dụng quân Nga đánh ở phía Đông, Pháp phản công, Anh đổ bộ lên lục địa Châu Âu.Kế hoạch của Đức bị thất bại. Hai bên chuyển sang thế cầm cự. GV tiếp tục chỉ lược đồ. Không đè bẹp được Nga,Đức chuyển trọng tâm sang phía Tây.Chiến sự diễn ra quyết liệt từ thánh 2 đến 12-1916.(70 vạn người chết và thương.).Đến cuối năm 1916 Đức,áo- Hung từ chủ động chuyển sang phòng ngự cả 2mặt trận. Trong giai đoạn này chiến sự vẫn diễn ra ác liệt. Đức sử dụng chiến tranh tàu ngầm để ngăn chặn sự tiếp tế của Anh. Láy cớ Đức vi phạm quyền thương mại trên biển,Mĩ nhảy vào vòng chiến. Ngày2-4-1917 Mĩ tuyên chiến với Đức. Ưu thế nghiêng về phe “Hiệp ước”. Nhưng Đức,áO-Hung vẫn chưa suy yếu. Tháng 11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Đảng Bôn đứng đầu là Lê-nin đã kí Hoà ước Bret Litốp(3-3-1918) đưa nước Nga rút khỏi chiến tranh.Chiến sự phía Đông kết thúc. ở phía Tây,Đức liên tiếp mở các cuộc tấn công với quy mô lớn. Sau khi Mĩ chính thức tham chiến thì Phap và Anh chuyển sang phản công làm cho Đức liên tiếp thất bại. Ngày 11.11.1918 Đức đầu hàng. Chiến tranh kết thúc. Phe “ Liên minh” thất bại hoàn toàn. GV nêu câu hỏi: Cho biết tính chát của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Phần này GV để HS tự khai thác số liệu trong SGK. Chỉ bổ sung một số tơư liệu làm dẫn chứng.Đồng thời nhấn mạnh sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga là hệ quả ngoài ý muốn của các nước ĐQ Nước Người (Đv triệu) Vật chất ( triệu đôla) Nga 2,3 7,658 Pháp 1,4 11,208 Anh 0,7 24,143 Mĩ 0,08 17,337 Đức 2,0 19,884 áo- Hung 1,4 5,438 I.nguyên nhân của chiến tranh. a. Nguyên nhân sâu xa: - Sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc về vấn đề trường. Chiến tranh xảy ra là điều tất yếu. b.Duyên cớ của chiến tranh: - Vụ ám sát Thái tử kế vị áo-Hung của một sinh viên người Xéc-bi (nay là Bô-xni-a) ở thủ đô Xa-ra-e-vô. II. diễn biến của chiến tranh. Giai đoạn thứ nhất(1914-1916). Ngày 28-7-1914 áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi.1-8 Đức tuyên chiến với Nga,3-8 với Pháp. Ngày 4-8 Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ. - ở mặt trận phía Tây kế hoặch”đánh nhanh, thắng nhanh” của Đức bị thất bại. Hai bên chuyển sang cầm cự đến năm 1916. - Trong suốt năm 1916 chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận phía Tây.Nhưng Đức vẫn không thể tiêu diệt được Pháp. Đến cuối năm 1916 Đức,áo-Hung chuyển sang phòng ngự. Tinh thế cách mạng xuất hiện ở Châu Âu. 2

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_7.doc