Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Cả lớp và cá nhân(15’)
- Kết hợp sử dụng Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối TK XIX – đầu TK XX, GV giới thiệu khái quát về nước Nhật cuối TK XIX.
-HS ghi nhớ
- Yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được những nét chính về tình hình Nhật Bản từ đầu TK XIX đến trước năm 1868: kinh tế, xã hội, chính trị.
-HS phát biểu
Liên hệ: đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam), đã chọn con đường bảo thủ, duy trì chế độ phong kiến, đóng cửa bên ngoài. Còn Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp như thế nào? Bảo thủ hay duy tân?
HĐ 2: Cả lớp và cá nhân (15’)
GV giới thiệu đôi nét về Thiên hoàng Minh Trị (Meiji)
Yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được nội dung của cuộc cải cách Minh Trị trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.
- HS phát biểu
?-Vì sao trong lĩnh vực quân sự Nhật bản chú ý hiện đại hóa theo kiểu phương Tây ?
?-Vì sao Nhật Bản coi giáo dục là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa?
Hs trả lời: GD nhằm nâng cao trình độ của con người Nhật Bản, cùng với tính thích nghi cao, người Nhật phục vụ việc xây dựng và phát triển đất nước
?-Em có nhận xét gì về những cải cách của Thiên Hoàng ?
Hs trả lời: Tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực, học tập những tiến bộ của phương Tây, đưa đất nước theo con đường TBCN.
?-Ý nghĩa và vai trò của cuộc cải cách Minh Trị là gì ?
- HS dựa vào SGK trả lời
?-Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy Tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?
- HS dựa vào SGK trả lời
HĐ 2: Cả lớp và cá nhân (10’)
GV hướng dẫn HS nhớ lại: những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc?
?-Những biểu hiện chủ yếu nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn ĐQCN?
HS phát biểu.
?-Việc nhiều công ti độc quyền ra đời ở Nhật nói lên điều gì?
HS phát biểu.
GV nhận xét, chốt ý.
GV hướng dẫn HS khai thác Hình 2 (tr.6) để biết được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị.
Kết hợp sử dụng lược đồ trong SGK để xác định các vị trí bành trướng của đế quốc Nhật cuối TK XIX – đầu TK XX.
?-Chính sách đối nội của Nhật Bản?
HS phát biểu.
?-Tại sao gọi CNĐQ Nhật Bản là CNĐQ phong kiến quân phiệt?
HS phát biểu.
GV kết luận.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết được nguyên nhân, nội dung nổi bật của cải Minh Trị năm 1868, ý nghĩa lịch sử.
- Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Nắm được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Cả lớp và cá nhân(15’)
- Kết hợp sử dụng Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối TK XIX – đầu TK XX, GV giới thiệu khái quát về nước Nhật cuối TK XIX.
-HS ghi nhớ
- Yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được những nét chính về tình hình Nhật Bản từ đầu TK XIX đến trước năm 1868: kinh tế, xã hội, chính trị.
-HS phát biểu
Liên hệ: đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam), đã chọn con đường bảo thủ, duy trì chế độ phong kiến, đóng cửa bên ngoài. Còn Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp như thế nào? Bảo thủ hay duy tân?
HĐ 2: Cả lớp và cá nhân (15’)
GV giới thiệu đôi nét về Thiên hoàng Minh Trị (Meiji)
Yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được nội dung của cuộc cải cách Minh Trị trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.
- HS phát biểu
?-Vì sao trong lĩnh vực quân sự Nhật bản chú ý hiện đại hóa theo kiểu phương Tây ?
?-Vì sao Nhật Bản coi giáo dục là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa?
Hs trả lời: GD nhằm nâng cao trình độ của con người Nhật Bản, cùng với tính thích nghi cao, người Nhật phục vụ việc xây dựng và phát triển đất nước
?-Em có nhận xét gì về những cải cách của Thiên Hoàng ?
Hs trả lời: Tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực, học tập những tiến bộ của phương Tây, đưa đất nước theo con đường TBCN.
?-Ý nghĩa và vai trò của cuộc cải cách Minh Trị là gì ?
- HS dựa vào SGK trả lời
?-Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy Tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?
- HS dựa vào SGK trả lời
HĐ 2: Cả lớp và cá nhân (10’)
GV hướng dẫn HS nhớ lại: những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc?
?-Những biểu hiện chủ yếu nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn ĐQCN?
HS phát biểu.
?-Việc nhiều công ti độc quyền ra đời ở Nhật nói lên điều gì?
HS phát biểu.
GV nhận xét, chốt ý.
GV hướng dẫn HS khai thác Hình 2 (tr.6) để biết được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị.
Kết hợp sử dụng lược đồ trong SGK để xác định các vị trí bành trướng của đế quốc Nhật cuối TK XIX – đầu TK XX.
?-Chính sách đối nội của Nhật Bản?
HS phát biểu.
?-Tại sao gọi CNĐQ Nhật Bản là CNĐQ phong kiến quân phiệt?
HS phát biểu.
GV kết luận.
1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém thường xuyên.
+ Công nghiệp: Kinh tế hàng hóa phát triển, tạo điều kiện cho mầm mốmg kinh tế TBCN phát triển.
- Chính trị: giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là nước phong kiến. Thiên Hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân – Sôgun.
- Xã hội: giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành, có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Các nước tư sản phương Tây, trước tiên là Mĩ đe dọa xâm lược Nhật Bản. Trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản hoặc duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ hoặc phải cải cách, duy tân đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Tháng 1 – 1868, chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền và tiến hành cải cách đất nước:
+ Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Kinh tế: thống nhất thị trường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
- Ý nghĩa, vai trò của cải cách:
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển CNTB, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản, dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mítsubisi, có vai trò to lớn trong kinh tế và chính trị Nhật Bản.
- Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1894–1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904–1905). Nhật đã giành thắng lợi.
- Nhật Bản tiến lên CNTB, song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
- Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hóa. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập (1901).
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết:
*Củng cố: Vì sao đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành nước thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành đế quốc chủ nghĩa?
Vì hết các quốc gia ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam), đã chọn con đường bảo thủ, duy trì chế độ phong kiến, đóng cửa bên ngoài. Còn Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp duy tân.
2. Hướng dẫn tự học
+ HS về nhà hoàn thành bài học, ôn tập nội dung bài học, chuẩn bị trước bài 2.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK.
a. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX
b. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)
*Bài tập:
+ Liên hệ tình hình Nhật Bản cuối thế kỷ XIX với tình hình Việt Nam ?
+ Sưu tầm những tranh ảnh về nước Nhật hiện nay về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_1_nhat_ban_ban_hay.doc