Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh 1918-1939 - Trương Minh Tám

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Đức trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới 1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 và quá trình lên nắm quyền của chủ nghiac phát xít.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít . Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

3. Về kĩ năng: Rne luyện khả năng so sánh sự kiện để rút ra bản chất của chúng.

II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Kiểm ra bài cũ.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ?

2. Dẫn dắt vào bài mới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động mạnh mẽ đến các nước tư bản, mỗi nước có mỗi cách khác nhau để thoát khỏi sự khủng hoảng. Nguyên nhân nào dẫn đến việc xuất hiện chủ nghĩa phát xít trên thế giới. Nghiên cứu bài 12 chúng ta sẽ hiểu thêm về sự xuất hiệ của chủ nghĩa phát xít Đức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh 1918-1939 - Trương Minh Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 12 SOẠN DẠY Ngày .. tháng .. năm 200. Ngày .. tháng .. năm 200. Bài 12 Tiết PPCT: . NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH (1918 – 1939) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Đức trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới 1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 và quá trình lên nắm quyền của chủ nghiac phát xít. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít . Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. 3. Về kĩ năng: Rne luyện khả năng so sánh sự kiện để rút ra bản chất của chúng. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. III. Tiến trình tổ chức dạy học. Kiểm ra bài cũ. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ? Dẫn dắt vào bài mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động mạnh mẽ đến các nước tư bản, mỗi nước có mỗi cách khác nhau để thoát khỏi sự khủng hoảng. Nguyên nhân nào dẫn đến việc xuất hiện chủ nghĩa phát xít trên thế giới. Nghiên cứu bài 12 chúng ta sẽ hiểu thêm về sự xuất hiệ của chủ nghĩa phát xít Đức. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm I. Nước Đức trong những năm 1918 – 1929. 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923. - Chính trị: + Sau chiến tranh mau thuẫn xã hội ngày càng gay gắt => cách mạng DCTS bùng nổ 11.1918. + Quần chúng nhân dân đã lật đổ nền quân chủ, chế độ Cộng hòa tư sản được thiết lập => nền Cộng hòa Vaima. - Kinh tế: + Đức phải bồi thường chiến tranh cho các nước thắng trận => kinh tế kiệt quệ + Khủng hoảng kinh tế - tài chính diễn ra trầm trọng ở Đức Cờ Đức quốc xã 1939 - 1945 - Xã hội: + Phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ => Đảng cộng sản Đức được thành lập 12.1918 + Đỉnh cao của phong trào cách mạng là sự ra đời của nước Cộng hòa Xô viết Ba-vi-e và khởi nghĩa vũ trang của công nhân Hăm-buốc 10.1923 2. Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929) - Kinh tế : Quốc huy của Đức quốc xã + Cuối 1923 Đức vượt qua khủng hoảng kinh tế, chính trị sau chiến tranh Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm + Những năm 1925 – 1929 nhờ những khoản vay của Anh, Pháp kinh tế Đức được hồi phục. - Chính trị: + Tăng cường quyền lực giới tư bản độc quyền + Đàn áp phong trào công nhân + Công khai tuyên truyền chủ nghĩa phục thù cho Đức + Tham gia Hội Quốc liên + Ký kết hiệp ước với các nước tư bản châu Âu II. Nước Đức trong những năm 1929 – 1939 1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên nắm quyền. - Tác động của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đến nước Đức + Sản xuât công nghiệp giảm 47%, hàng ngàn nhà máy đóng cửa, 5 triệu người thất nghiệp Hít-le và Mút-xô-li-ni + Mâu thuẫn xã hội và đấu tranh của nhân dân lao động => khủng hoảng chính trị trầm trọng. + Đảng Quốc xã (Hítle cầm đầu) chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài. (30.1.1933 Hít-le làm thủ tướng mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức) 2. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939. - Chính trị: + Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai các đảng phái dân chủ tiến bộ. + Năm 1934 Hít-le tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vaima, nền Cộng hòa Vaima sụp đổ. - Kinh tế: + Đức quân sự hóa nền kinh tế, khống chế toàn bộ nền kinh tế chuẩn bị phát động chiến tranh xâm lược. + Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi đặc biệt là công nghiệp quân sự. - Đối ngoại: + Tháng 10.1933 Đức rút khỏi Hội Quốc liên để tự do hành động . + Năm 1935 Đức ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực, tăng cường lực lượng quân sự 4. Sơ kết bài học. - Cũng cố: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức ? (Giai cấp tư sản cầm quyền chưa đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hòa, hoạt động tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, CN phân biệt chủng tộc, chống chủ nghĩa cộng sản của đảng Quốc xã, Đảng Xã hội dân chủ từ chối hợp tác với những người cộng sản) - Dặn dò: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, nghiên cứu bài 13 - Ra bài tập: Lập bảng so sánh tình hình kinh tế, chính trị nước Đức những năm 1929 – 1933 và 1933 – 1939.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_12_nuoc_duc_giua_hai_cuoc_chien_t.doc
Giáo án liên quan