Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ 1918-1939 (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức HS cần nắm được:

 - Phong trào Ngũ tứ ( 4/5/1919 ) và sự mở đầu thời kì CM dân chủ mới ở Trung Quốc. Những diễn biến chính của CM Trung Quốc trong những thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Chiến tranh Bắc phạt ( 1926 - 1927 ) và nội chiếc Quốc - Cộng ( 1927 - 1927 ).

 - Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc của ấn Độ trong những năm ( 1918 – 1939 ) do giai cấp tư sản dân tộc, đứng đầu là Đảng Quốc đại lãnh đạo.

2. Kĩ năng :

 Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh, các sự kiện lịch sử và hiểu được ý nghĩa đó.

3. Thái độ, tình cảm, tư tưởng:

 Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập dân tộc và dân chủ.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :

 Tranh ảnh, bản đồ, tư liệu về CM Trung Quốc và Ấn Độ

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ 1918-1939 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III Các nước châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 -1939 ) Bài 15 : Phong trào cách mạng ở trung quốc và ấn độ ( 1918 - 1939 ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức HS cần nắm được: - Phong trào Ngũ tứ ( 4/5/1919 ) và sự mở đầu thời kì CM dân chủ mới ở Trung Quốc. Những diễn biến chính của CM Trung Quốc trong những thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Chiến tranh Bắc phạt ( 1926 - 1927 ) và nội chiếc Quốc - Cộng ( 1927 - 1927 ). - Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc của ấn Độ trong những năm ( 1918 – 1939 ) do giai cấp tư sản dân tộc, đứng đầu là Đảng Quốc đại lãnh đạo. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh, các sự kiện lịch sử và hiểu được ý nghĩa đó. 3. Thái độ, tình cảm, tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập dân tộc và dân chủ. II. Thiết bị và tài liệu dạy học : Tranh ảnh, bản đồ, tư liệu về CM Trung Quốc và ấn Độ Tiến trình dạy - học . 1.ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào ? Trả lời: - NN: + Khủng hoảng KT 1929-1933 – KT giảm sút. + Mâu thuẫn XH lên cao, các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nổ ra. - Quá trình: +Giới cầm quyền N.B chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. + Đặc điểm: * Chủ nghĩa quân phiệt kết hoẹp với nhà nướcthông qua chiến tranh xâm lược. *Kéo dài trong suốt thập niên 30 3. Giới thiệu bài mới : Sau khi C.T.T.G thứ nhất kết thúc, Châu á có những biến đổi to lớn về KT, CT, XH. Điều đó thể hiện ở cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc có những bước nhảy vọt , thể hiện qua phong trào CM ở ấn Độ và Trung Quốc trong suốt 20 năm ( 1918 - 1939 ). Sau khi học xong bài các em phải trả lời các câu hỏi sau : Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ PTCM ở ấn Độ và Trung Quốc sau C.T.T.G.I? Vì sao phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào chống đế quộc và phong kiến ở Trung Quốc? Trong những năm 1918 - 1939 phong trào đấu tranh giàng độc lập ở ấn Độ có đặc điểm gì? 4. Dạy bài mới : Mục tiêu cần đạt. I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc ( 1918 – 1939 ). 1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. a) Phong trào Ngũ tứ: - Nguyên nhân: + ảnh hưởng của CM XHCN tháng Mười Nga. + Chính sách xâu xé Trung Quốc của đế quốc. - Diễn biến: + Ngày 4/5/1919 phong trào cách mạng bùng nổ. Mở đầu là 3000 HS, SV biểu tình tại Thiên An Môn. + Phong trào nhanh chóng lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố. -Đặc điểm của phong trào: + LL tham gia: HS,SV, các tầmg lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân. + Mục tiêu: chống ĐQ và PK. + Phạm vi: rộng lớn ( 150 thành phố). - ý nghĩa: + Mở đầu cao trào chống ĐQ và PK. + Mốc đánh dấu sự chuyển từ CM DCTS kiểu cũ sang CMDCTS kiểu mới. +Tạo đ/k cho việc truyền bá CN M-LN, chuẩn bị thành lập ĐCS. b) Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập. - 7 / 1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập. - ý nghĩa: Đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân và là bước ngoặt quan trọng của CM Trung Quốc. II. Chiến tranh Bắc phạt ( 1926 – 1927 ) và Nội chiến Quốc – Cộng ( 1927 – 1937 ). 1. Chiến tranh Bắc phạt ( 1926 – 1927 ). - 1926-1927 ĐCS và QDĐ hợp tác Chống lại bọn quân phiệt ở Bắc Dương. - Sau một thời gian QD Đảng phản bội sự hợp tác Quốc-Cộng: + 12/4/1927 Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến ở Thượng Hải, tàn sát đẫm máu những người cộng sản. + Thành lập chính phủ ở Nam Kinh. (đại diện quyền lợi của Đại địa chủ và đại tư sản). + 7/1927 chính quyến rơi vào tay Tưởng Giới Thạch. Cuộc chiến tranh Bắc phạt kết thúc. 2. Nội chiến Quốc – Cộng (1927 – 1937 ). - Thời gian: kéo dài 10 năm từ 1927 đến 1937. - Tưởng Giới Thạch tiến hành 4 lần vây quét tiêu diệt quân CM nhưng đều thất bại. - Lần vây quét thứ 5: + Lực lượng CM bị tổn thất. + 10/1934 Đảng Cộng sản tiến hành Cuộc “Vạn lí trường chinh”. + Tại Hội nghị Tuân Nghĩa ( 1/1935 ) Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo ĐCS Trung Quốc. - 7 / 1937 Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, vì quyền lợi dân tộc Quốc- Cộng đã hợp tác để cùng nhau chống Nhật. II. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở ấn Độ ( 1918 – 1939 ). 1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 – 1939. - Nguyên nhân: + ảnh hưởng của CMXHCN tháng Mười Nga (1917). + Chính sách áp bức bóc lột và đạo luật hà khắc của thực dân Anh. - Lãnh đạo : Ganđi và Đảng Quốc đại theo chủ trương hoà bình không dùng bạo lực. - Lực lượng tham gia: Học sinh, sinh viên, công nhân và đông đảo nhân dân. - Hình thức: phong phú, sôi nổi - Tháng 12 / 1925 Đảng Cộng sản ấn Độ ra đời thúc đẩy làn sóng đấu tranh ở ấn Độ lên cao. 2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm ( 1929 – 1939 ). - Nguyên nhân: Do hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế 1929-1933, đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới ở ấn Độ. -Lãnh đạo: Ganđi và Đảng Quốc lãnh đạo theo đường lối hoà bình, bất hợp tác với thực dân Anh và được người dân ủng hộ. - Nội dung các cuộc đấu tranh: + Đầu năm 1930 Ganđi thực hiện hành trình 300km phản đối chính sách độc quyền muối của Anh. + 12 / 1930 Ganđi phát động chiến dịch bất hợp tác mới. + Liên kết các lực lượng hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất. - Tháng 9/1939 C.T.T.G thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ấn Độ chuyển sang một giai đoạn mới. Hoạt động của thầy- trò. GV: giới thiệu qua về HCLS của Trung Quốc. ( h/a: “chiếc bánh ngọt TQ” ). Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến PTCM ở Trung Quốc sau C.T.T.G thứ nhất ? Tại sao gọi là P.T Ngũ tứ? -HS trả lời, GV chốt ý. Câu hỏi:Em hãy tóm lược diễn biến, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ? -GV gợi ý cho HS trả lời. -GV đưa hình ảnh HS,SV biểu tình và tường thuật : 4/5/1919 hơn 3000 HS,SV Bắc Kinh đã biểu tình với các khẩu hiệu “Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng qốc tặc” “Trung Quốc của người TQ” “Thề chết giành lại Thanh Đảo” -GV: đòi lại những vùng đất đã mất, xoá bỏ sự lạc hậu PK, trừng trị những tên quan lại bán nước. Câu hỏi: Sau phong trào Ngũ tứ CM Trung Quốc chuyển biến sâu sắc thể hiện ở sự kiện nào? -HS trả lời, GV chốt: Sau phong trào Ngũ tứ Chủ nghĩa Mác-Lê Nin truyền bá vào Trung Quốc. Nhiều nhóm cộng sản thành lập năm 1920 và với sự giúp đỡ của QTCS tháng 7/1921 ĐCS TQ thành lập. Đánh dấu bước ngoặt của CM Trung Quốc và sự trưởng thành của giai cấp công nhân. Từ đây CM TQ đã có chính Đảng lãnh đạo. GV: Sau khi ĐCS Trung Quốc ra đời, tiến trình lịch sử Trung Quốc gắn liền với các cuộc nội chiến( ĐCS và Quốc Dân Đảng). Trong những năm 1924-1927 cuộc nội chiến thứ nhất đã diễn ra mà đỉnh cao là Chiến tranh Bắc phạt (1926-1927)và Nội chiến lần 2 ( còn gọi là chiến tranh Quốc-Cộng ) ( 1927-1937 ). GV: Chia HS thành 2 nhóm thảo luận: - Câu hỏi: Tóm tắt diễn biến của Chiến tranh Bắc phạt ( 1926 – 1927 ) ? HS trả lời, GV chốt ý chính. sau đó GV ( đưa hình ảnh ). -Mao Trạch Đông và T.G.T trong cuộc chiến tranh Bắc phạt Câu hỏi : Tóm tắt diễn biến chính của nội chiến Quốc-Cộng ( 1927-1937) ? GV-HS: HS trình bày và các bạn bổ sung ý kiến, sau đó GV chốt ý chính : - Sau chiến tranh Bắc phạt, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCS đã tiến hành Nội chiến chống lại Quốc Dân Đảng(1927-1937) - Tưởng Giới Thạch tiến hành 4 lần vây quét tiêu diệt quân chủ lực của ĐCS nhưng đều thất bại. - ở lần vây quét thứ 5 ( 1933-1934 ) lực lượng CM bị tổn thất nặng và để bảo toàn lực lượng, Tháng 10 / 1934 Hồng quân đã tiến hành cuộc “ Vạn lí trường chinh” phá vây tiến lên phía Bắc. GV: Đưa hình ảnh, tường thuật cuộc “vạn lí trường chinh”: Tháng 10/1933 TGT lại tiến hành vây quét lần thứ 5 với 1triệu quân. Lần này do những sai lầm về đường lối quân sự, Hồng quân đã không thể phá được sự vây quét của địch. Từ tháng 10/1934 ĐCS TQ đã tiến hành phá vây tiến jên phía Bắc ( Vạn lí trường chinh ). Đây là cuộc hành quân kéo dài hơn 1 năm gian khổ, tổn thất nặng nề, vượt qua chặng đường dài 5000km với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chiến đấu với quân địch, Hồng quân lúc xuất phát có 300.000 người cuối cùng chỉ còn chưa đầy 30.000 người. Câu hỏi: Tại sao từ tháng 7/1937 ở TQ lại diễn ra Quốc-Cộng hợp tác lần 2 ? - HS trả lời, GV chốt ý : Tháng 7/1937 quân phiệt Nhật xâm lược Trung Quốc, trước áp lực của quần chúng và trước nguy bị Nhật Bản thống trị. ĐCS và QD Đ dã tiến hành hợp tác lần 2 để thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. CM Trung Quốc chuyển sang giai đoạn kháng chiến chống Nhật. GV chia lớp làm 2 nhóm: Nhóm 1: Nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc thời kì sau C.T.T.G thứ nhất ( 1918 – 1929 ) ? Nhóm 2: Nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trong những năm ( 1929 – 1939 ) ? Sau 5 phút GV các nhóm lần lượt trình bày: Nhóm 1: ( HS trình bày, GV viết bảng ý chính ). Sau khi HS trình bày GV hình ảnh nạn đói ở ấn Độ, hình ảnh chân dung Ganđi. - M.Ganđi(1869-1948) nhà hoạt động trong Phong trào g.p.d.t ở ấn Độ, người sáng lập hệ tư tưởng và sách lược chủ nghĩa Ganđi, ông đã đi khắp đất nước để tuyên truyền, giải thích về nhiệm vụ đấu tranh g.p.d.t bằng sách lược bất bạo động. Được dân chúng ủng hộ tôn là Mahatma (tâm hồn vĩ đại). Sách lược bất bạo động của ông có nguồn gốc sâu xa trong quan niệm “tình thương”, nguyên tắc “ahimsa” (không làm hại sinh vật) của tôn giáo ấn Độ cổ đại, đạo Jaina. Năm1948 ông bị một tín đồ ấn Độ giáo sát hại. - ĐCS ra đời nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo cách mạng ấn Độ. Nhóm 2 : ( HS trình bày, GV nhận xét và chốt ý). GV minh hoạ: -Tháng 3/1930, Ganđi tuyên bố bắt đầu chiến dịch “bất hợp tác”, mà chủ yếu là tẩy chay đạo luật độc quyền muối của nhà nước, Ganđi tổ chức “chiến dịch tự nấu muối” ông cùng 78 tín đồ mang nồi niêu ra bờ biển tự nấu muối. -Sau đó hàng vạn quần chúng đã đứng dậy đấu tranh sôi sục khắp cả nước, công nhân ấn Độ đã tổ chức nhiều cuộc biểu dương lực lượng với khẩu hiệu “ấn Độ của người ấn Độ”. Thực dân Anh đã đàn áp dã man phong trào đấu tranhcủa nhân dân. Tháng 4/1930 Ganđi và nhiều lãnh tụ của Đảng Quốc đại bị bắt. - GV trình chiếu đoạn phim về M.Ganđi. Câu hỏi: Tại sao M.Ganđi và Đảng Quốc đại lại chủ trương đấu tranh hoà bình ? HS trả lời, GV nhận xét và giải thích: +Đảng Quốc đại là Đảng của giai cấp tư sản dân tộc ấn Độ +ấn Độ là quốc gia đa tôn giáo. bản thân Ganđi là tín đồ của đạo Jaina, giáo lí của phái này dựa trên nguyên tắc không sát sinh và kiên trì chân lí. 5. Củng cố : - So sánh sự khác nhau giữa PTCM ở Trung Quốc và ấn Độ ?( Thảo luận nhóm ). - Hoàn thành bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mang Trung Quốc từ năm 1919 đến năm 1939. - Nhận xét về phong trào cách mạng ấn Độ từ 1919 – 1939. 6. Bài tập về nhà : - Xem trước bài các nước Đông Nam á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_15_phong_trao_cach_mang_o_trung_q.doc
Giáo án liên quan