1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Biết nhận thức một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 – 1945 đã được học qua chương I, chương II, chương III, chương IV.
+ Biết được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại.
- HS hiểu:
+ Hiểu được mối liên hệ lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 – 1945.
+ Hiểu được nguyên nhân và hậu quả, bản chất của các sự kiện lịch sử thế giới hiện đại.
1.2. Kỹ năng:
- Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu.
- Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới.
1.3. Thái độ:
- Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học.
- Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về CNTB, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.
2. TRỌNG TÂM:
- Mục II (những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại).
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: + Niên biểu về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 – 1945).
+ Một số tranh ảnh lịch sử, tài liệu liên quan đến bài học.
3.2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà, phần GV dặn ở phần chuẩn bị bài mới.
16 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 18+19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM:........
Tiết PPCT:.......
Ngày dạy:....................
Bài 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Biết nhận thức một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 – 1945 đã được học qua chương I, chương II, chương III, chương IV.
+ Biết được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại.
- HS hiểu:
+ Hiểu được mối liên hệ lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 – 1945.
+ Hiểu được nguyên nhân và hậu quả, bản chất của các sự kiện lịch sử thế giới hiện đại.
1.2. Kỹ năng:
- Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu.
- Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới.
1.3. Thái độ:
- Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học.
- Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về CNTB, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới...
2. TRỌNG TÂM:
- Mục II (những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại).
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: + Niên biểu về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 – 1945).
+ Một số tranh ảnh lịch sử, tài liệu liên quan đến bài học.
3.2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà, phần GV dặn ở phần chuẩn bị bài mới.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2: Kiểm tra miệng:
Câu 1:Qua diễn biến của cuộc CTTG II (9/1939 -> 8/1945) em hãy rút ra nhận xét về vai trò của LX và các đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt CNPX.(7đ)
Câu 2: Kết cục của CTTG II (3đ)
Đáp án:
Câu 1:
* Diễn biến:(5đ)
- 9/1939 – 6/1941
- 6/1941 – 11/1942
- 11/1942 – 8/1945
* Nhận xét:(2đ)
- LX: tham chiến làm thay đổi tính chất cuộc chiến tranh: chính nghĩa
- Đồng minh A- M: tạo thế gọng kìm nhanh chóng tiêu diệt PX/
Câu 2:
* Kết cục.(3đ)
- CNPX bị sụp đổ hoàn toàn.
- LX, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột.
- Gây hậu quả nặng nề về người và của.
4.3: Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945).
- GV dẫn: Trong gần 30 năm 1917 – 1945 nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới. Trong số đó có những sự kiện tác động, ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. Chúng ta cùng ôn tập các sự kiện lịch sử cơ bản theo bảng thống kê dưới đây.
- GV vẽ bảng thống kê theo mẫu như tro ng SGK lên bảng.
- Sau đó, GV chia lớp thành 3 nhóm với nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về nước Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 1917 – 1945.
+ Nhóm 2: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về nước TBCN tro ng giai đoạn 1917 – 1945.
+ Nhóm 3: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản diễn ra ở các nước Châu Á tro ng giai đoạn 1917 – 1945.
Các nhóm nhận câu hỏi, các thành viên củng cố lại kiến thức đã học, thảo luận với nhau đưa ra cách kiến giải thống nhất rối trình bày ra giấy.
- Tiếp đó, GV gọi đại diện các nhóm trình bày phần thống kê của minh. Nhóm khác có thể bổ sung đóng góp ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung phần trả lời của mỗi nhóm. Cuối cùng, GV đưa ra ý kiến phản hồi bằng cách treo lên bảng bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1945 mà GV đã chuẩn bị từ trước.
- HS tham khảo bảng thống kê của GV, có thể đóng góp thêm ý kiến và dựa vào đó làm cơ sở học tập phần sau (tức những nội dung chính của lịch sự thế giới hiện đại).
Niên đại
Sự kiện
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa
I. NƯỚC NGA (LIÊN XÔ)
Tháng 2/1917
Cách mạng dân chủ tư sản.
- Tổng bãi công chính trị ở Pê – tơ – rô – grat.
- Khởi nghĩa vũ trang
- Nga hoàng bị lật đổ.
- Lật đổ chế độ Nga hoàng.
- Hai chính quyền song song tồn tại.
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Tháng 11/1917
Cách mạng XHCN
- Chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô.
- Chiếm cung điện mùa đông.
- Toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt (trừ Thủ tướng Kê – ren – xki).
- Thành lập chính quyền XV do Lê-Nin đứng đầu.
- Đưa giai cấp công nhân và nhân dân lđ Nga lên làm chủ đất nước.
- Là tấm gương cổ vũ phong trào CMTG đi theo con đường CMVS.
1918 - 1920
Chống thù trong giặc ngoài
- Quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước-> tấn công nước Nga XV.
- Thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
- Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù.
- Nhà nước XV được bảo vệ và giũ vững.
1921- 1925
Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế.
- Trong nông nghiệp thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực.
- Công nghiệp: Tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
- Thương nghiệp: tự do buôn bán, phát hành đồng Rúp mới.
- Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
- Phục vụ cho công cuộc xd CNXH ở 1 số nước hiện nay.
Tháng 12/1922
Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập (Liên Xô)
- Gồm 4 nước CH Xô viết đầu tiên là Nga, Ucraina, Be6lorutxia và ngoại Cápcado
- Tăng cường sức mạnh về mọi mặt để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
1925-1941
Liên Xô xây dựng CNXH.
- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932).
- Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937).
- Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công 6/1941.
- Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa, có nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
1941-1945
Chiến tranh vệ quốc vĩ đại
- Giải phóng lãnh thổ Liên Xô.
- Giải phóng các nước Trung và Đông Âu.
- Tiêu diệt phát xít Đức ở Bec1lin, tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.
- Là lực lượng trụ cột góp phần quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, tiếp tục xây dựng CNXH.
II. CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1919-1922
- Hội nghị Véc Xai (1919-1020) và hội nghị Oasinhton (1921-1922).
- Ký kết các hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
- Các nước tư bản thắng trận giành nhiều lợi lộc. các nước bại trận chịu nhiều điều khoản nặng nề.
- Một trật tự thế giới mới được thiết lập (trật tự Véc-Xai – Oasinhton).
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc tiếp tục căng thẳng.
1922-1923
Khủng hoảng kinh tế -chính trị.
- Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, gặp rất nhiều khó khăn.
- Chính trị- xã hội bất ổn định, cao trào cách mạng dâng cao suốt những năm 1918 – 1923.
- Đẩy hệ thống tư bản chủ nghĩa vào tình trạng không ổn định.
- Tạo điều kiện cho phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, làm ra đời tổ chức Quốc tế cộng sản (1919).
1924-1929
Ổn định và phát triển kinh tế.
- Các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng.
- Là thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ.
- Kinh tế phát triển không đồng bộ và thiếu kế hoạch, thiếu điều tiết.
- Tạo nên giai đoạn ổn định tạm thời của chủ nghĩa tư bản.
- Nảy sinh mầm mống dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
1929-1933
Đại khủng hoảng kinh tế.
- Nổ ra đầu tiên ở Mĩ, rồi lan khắp thế giới tư bản.
- Kéo dài gần 4 năm (1929-1933) trầm trọng nhất là năm 1932.
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế, chính trị xã hội rối loạn, phong trào cách mạng bùng nổ.
- Các nước tư bản tìm lối thoạt bằng những con đường khác nhau: cải cách (Mĩ, Anh, Pháp), thiết lập chế độ độc tài phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản).
1933-1935
Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức.
- Ngày 30/01/1933 Hít-le lên làm thủ tướng Chính phủ, thiết lập chế độ độc tài phát xít ở Đức.
- Thi hành chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại phản động nhằm phát động chiến tranh phân chia lại thế giới
- Mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức.
- Báo hiệu nguy cơ chiến tranh thế giới.
Chính sách mới (New deal) của Tổng thống Mĩ Ru –dơ –ven.
- Thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực KT tài chính và chính trị xã hội.
- Cứu CNTB Mĩ khỏi cơn nguy kịch.
- Làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít.
Nửa cuối những năm 1930
Hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau.
- 1936-1937, khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản (còn gọi là trục tam giác Béc-lin – Rô ma – To6kio) được hình thành.
- Khối thứ hai thành lập muộn hơn gồm Mĩ, Anh, Pháp.
- Quan hệ quốc tế căng thẳng, dẫn tới bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
- Thúc đẩy phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh.
1939-1945
Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Ban đầu là cuộc chiến tranh giữa 2 khối đế quốc Đức – Italia – Nhật Bản và Mĩ – Anh – Pháp.
- Sau khi Liên Xô tham chiến, Mĩ, Anh và nhiều nước khác đứng về phía Liên Xô chống phát xít. Chiến tranh thế giới thứ hai trở thành cuộc chiến tranh chống phát xít.
- Chủ nghĩa phát xít Đức – Italia, Nhật Bản bị tiêu diệt. thắng lợi thuộc về các nước đồng minh chống phát xít.
- Mở ra thời kì phát triển mới của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
III- CÁC NƯỚC CHÂU Á
1918-1923
Cao trào CM giải phóng dân tộc
- 4/5/1919, phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc.
- 1921 CM Mông Cổ thắng lợi.
- 1918 – 1922, nhân dân Ấn Độ tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh.
- Phong trào ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ap1gannitxtan, Triều Tiên
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Châu Á.
- Chuẩn bị cho bước phát triển ở giai đoạn sau.
1924-1929
Phong trào giải phóng dân tộc tiếp diễn mạnh mẽ.
- Ở TQ(1924 -1927): nội chiến CM lần thứ nhất.
- Ấn Độ: phong trào công nhân(1924 – 1927), ĐQĐ tăng cường hoạt động.
- Inđônêxia: ĐCS tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
- Giáng đòn mạnh mẽ vào các thế lực thống trị.
1929-1939
Phong trào gpdt và phong trào MTND chống PX.
- TQ: đấu tranh chống nền thống trị phản động Tưởng Giới Thạch và kháng chiến chống PX Nhật xâm lược.
- Ấn Độ: phong trào đấu tranh chống thực dân Anh (1929 – 1932). ĐCS Ấn Độ thành lập (11/1939).
- VN: ĐCS ra đời (1930) lãnh đạo cao trào CM 1930 – 1931, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939.
- Inđônêxia: thành lập MT thống nhất chống PX 1929.
- Tạo nên làn sóng CM sôi nổi ở các nước Châu Á.
- Tấn công mạnh mẽ vào các thế lực đế quốc, thực dân, PX.
1939-1945
Cuộc đấu tranh gpdt trong chiến tranh thế giới thứ hai.
- TQ: chống PX Nhật (1937-1945) thắng lợi.
- Triều Tiên: kháng chiến làm suy yếu lực lượng PX Nhật.
- ĐNA: đấu tranh mạnh mẽ chống PX Nhật-> giành thắng lợi: VN, Campuchia, Inđônêxia.
- Góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh tiêu diệt CNPX trong chiến tranh thế giới thứ hai.
- Giành lại độc lập tự do cho nhiều quốc gia Châu Á.
* HĐ 2: Cả lớp
-PV: LSTG hiện đại 1917 – 1945 có những nội dung chính nào?.
- GV: Cho hs làm việc theo nhóm.
+ Nhóm 1: Tại sao trong thời kỳ này lại diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sx vật chất của nhân loại? Sự chuyển biến đó diễn ra như thế nào? Có vai trò và ý nghĩa gì đối với LSTG?
+ Nhóm 2: Để thiết lập 1 nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, NDLX đã phải trải qua những chặng đường CM như thế nào? Đạt được thành tựu to lớn gì? Tại sao có được những thành tựu và thắng lợi đó?
+ Nhóm 3: Tại sao nói sau CM tháng 10 Nga, CMTG có bước chuyển biến mới về nội dung, đường lối và phương hướng phát triển? Từ 1917 – 1945, CMTG trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào? Ý nghĩa của quá trình phát triển đó?
+ Nhóm 4: Vì sao CNTB lúc này không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới? 1917 – 1945, các nước CNTB đã trải qua các biến động thăng trầm như thế nào? Có kết quả gì?
+ Nhóm 5: Tính chất của chiến tranh thế giới thú hai thay đổi như thế kể từ khi LX tham chiến? LX, các đồng minh Mĩ, Anh, nhân dân các dân tộc có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt CNPX, kết thúc CTTG II? Hậu quả và ý nghĩa của việc kết thúc CTTGII?
- Trên cơ sở bảng thống kê và các kiến thức đã học, các nhóm thảo luận, chuẩn bị nhanh phần câu hỏi của mình.
- Các nhóm trình bày, nhóm bỏ sung=> GV nhận xét, phân tích, bổ sung.
II- Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)
- Những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại.
- CNXH được xác lập ở 1 nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của CNTB.
- Phong trào CMTG bước sang 1 thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của CM tháng 10 Nga và sự kết thúc cuộc CTTG I.
- CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động.
- CTTG II (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
4.4: Củng cố và luyện tập:
Câu 1: Các giai đoạn phát triển của nước Nga, các nước TBCN, các nước Châu Á.
Đáp án câu 1:
Niên đại
Sự kiện
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa
I. NƯỚC NGA (LIÊN XÔ)
Tháng 2/1917
Tháng 11/1917
1918 - 1920
1921- 1925
Tháng 12/1922
1925-1941
1941-1945
II. CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1919-1922
1922-1923
1924-1929
1929-1933
1933-1935
1939-1945
III- CÁC NƯỚC CHÂU Á
1918-1923
1924-1929
1929-1939
1939-1945
Câu 2: Nội dung của LSTG hiện đại?
Đáp án câu 2:
- Những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại.
- CNXH được xác lập ở 1 nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của CNTB.
- Phong trào CMTG bước sang 1 thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của CM tháng 10 Nga và sự kết thúc cuộc CTTG I.
- CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động.
- CTTG II (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
4.5: Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Các giai đoạn phát triển của nước Nga, các nước TBCN, các nước Châu Á.
+ Nội dung của LSTG hiện đại.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Chuẩn bị bài mới: Baøi 19: “NHAÂN DAÂN VIEÄT NAM KHAÙNG CHIEÁN CHOÁNG PHAÙP XAÂM LÖÔÏC (Töø naêm 1858 ñeán tröôùc naêm 1873)”:
+ Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.
+ Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
+ Kháng chiến ở Gia Định
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung: .. .
..
..
- Phương pháp:
..
..
..
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
..
..
..
Tuần CM:........
Tiết PPCT:.......
Ngày dạy:....................
PHẦN BA: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)
CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(1858 đến trước 1873).
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Biết được tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước khi bị Thực dân Pháp xâm lược.
+ Biết được quá trình thực dân Pháp xâm lược VN từ năm 1858 đến năm 1873.
+ Biết được cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873.
- HS hiểu:
+ Hiểu được nguyên nhân tại sao Pháp xâm lược nước ta.
+ Hiểu được nguyên nhân tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng và Gia Định làm điểm tấn công.
+ Hiểu được thái độ của triều đình và của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét,đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm.
- Kyõ naêng söû duïng baûn ñoà lòch söû
1.3. Thái độ:
- Hiểu được bản chất xâm lược của CNTD và sự tàn bạo của chúng.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của ông cha.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước của thế kỉ XIX.
- Có nhận thức đúng với các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể.
2. TRỌNG TÂM:
- Chiến sự ở Đà Nẵng và Kháng chiến ở Gia Định.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: + Lược đồ các nước ĐNA cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
+ Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì.
+ Tranh, ảnh về cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân VN từ 1858 đến trước 1873.
3.2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà, phần GV dặn ở phần chuẩn bị bài mới.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2: Kiểm tra miệng:
4.3: Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
- GV: dẫn dắt vào bài mới
* HĐ 1: Cả lớp
- GV: Gợi ý cho hs tái hiện lại kiến thức đã học ở lớp 10 về vương triều Nguyễn với những nét chính về kt, chính trị, XH qua các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức.
- Yêu cầu HS theo dõi sgk.
- PV: Cho biết tình hình VN giữa thế kỉ XIX (KT, Quân sự, XH).
- PV: Thông qua những gì vừa tìm hiểu về VN giữa XIX, em có nhận xét gì về triều Nguyễn trong thời gian này? – lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
- PV: Đặt VN trong bối cảnh Châu Á và thế giới trong thời gian lúc bấy giờ, em có nhận xét gì? (liên hệ đến các bài TQ, Ấn Độ, ĐNA).
+ CNTB Âu – Mĩ phát triển -> cần thị trường, nguyên liệu, nhân công.
+ ĐNA chế độ pk khủng hoảng.
=> VN trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương tây (chủ yếu là pháp).
- PV: Tình hình đất nước dưới thời Nguyễn vào nửa đầu XIX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc chống thực dân Pháp khi chúng xâm lược nước ta?
+ Nhân lực, vật lực cạn kiệt rất khó khăn trong cuộc đương đầu với kẻ thù xâm lược.
+ Khối đại đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, sức mạnh đoàn kết vốn có bị ảnh hưởng.
* HĐ 2: Cá nhân, cả lớp.
- PV: Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 10, em cho biết VN tiếp xúc với phương tây từ khi nào? – Thế kỉ XVI: TBN, BĐN, Anh, Pháp (XVII, XVIII, XIX).
- PV: Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh xâm lược thuộc địa trong đó có VN? – Vị trí chiến lược, tài nguyên.
- PV: Thực dân Pháp có những hành động nào chứng tỏ đang ráo riết chuẩn bị xâm lược VN? (vị trí chiến lược, tài nguyên)
- GV: mở rộng về Bá Đa Lộc.
=> VN đang đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
* HĐ 3: Cả lớp, cá nhân
=> GV sử dụng lược đồ cuộc K/C chống Pháp của nhân dân ta (1858 – 1885) để giới thiệu về vị trí Đà Nẵng.
+ Cửa biển ở đây tương đối sâu rộng vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Hậu phương Quãng Nam giàu có, đông dân -> “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
+ Trông chờ vào sự ủng hộ của giáo dân.
+ Bàn đạp tấn công Huế -> buộc triều Nguyển đầu hàng.
=> Pháp đưa ra chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
- GV: Yêu cầu hs quan sát (h 49 – sgk) + gv trình bày diễn biến.
- PV: Âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng của Pháp có thực hiện được không? Tại sao?
=> HS dựa vào sgk trả lời -> gv nhận xét, chốt ý.
- PV: Em có nhận xét gì về cuộc k/c chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?
+ Nổ ra kịp thời.
+ Lòng yêu nước và ý thức về 1 đất nước thống nhất của toàn dân.
+ Ý chí quyết tâm cao (ND tự động đứng lên cùng quân đội triều đình chống Pháp mà không chờ triều đình kêu gọi).
- GV: Sau 5 tháng chiến tranh chúng hầu như giậm chân tại chỗ và ngày càng gặp khó khăn về thời tiết, thuốc men, lương thực -> cuối cùng nhận thấy không thể chiếm ĐN tướng giặc Giơniuy quyết định để lại 1 lực lượng quân sự nhỏ bé để cầm chân quân đội triều Đình, còn lại lợi dụng gió bấc kéo vào đánh Gia Định.
* HĐ 1: Cả lớp, cá nhân.
- PV: Tại sao Pháp lại đánh Gia Định mà không đánh ra Bắc Kì? (sử dụng lược đồ)
+ GĐ xa TQ sẽ tránh đước sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình.
+ Chiếm GĐ coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế -> khó khăn cho triều đình.
+ Đánh song GĐ sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên CPC làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
=> Người Pháp nhận định “ SG có triển vọng trở thành trung tâm của 1 nền thương mại lớn . Xứ giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫyAnh cũng đang ngấp nghé chiếm SG để nối liền cửa biển quan trọng trên => Pháp quyết định đánh Gia Định.
- PV: Sau khi Pháp chiếm GĐ , Pháp gặp trở ngại và khó khăn gì?- sgk
+ Sa lầy ở chiến trường TQ & Italia -> không viện trợ cho chiến trường VN.
+ Lực lượng Pháp ở GĐ mỏng (1000 tên) phải trải dài tới 10 Km.
- PV: Đây là cơ hội thuận lợi nhưng quan quân triều đình đã có thái độ như thế nào? Chiến thuật phòng thủ bị động (Nguyễn Tri Phương).
- PV: Trong khi triều đình có thái độ như vậy, còn về phía quần chúng nhân dân ntn? – tinh thần quyết tâm cao (Dương Bình Tâm)
I- Liên quân Pháp – TBN xâm lược VN chiến sự ở Đà Nẵng 1858.
1/ Tình hình VN đến giữa TK XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Cheá ñoä phong kieán böôùc vaøo thôøi kyø khuûng hoaûng, suy yeáu traàm troïng:
+ Noâng nghieäp sa suùt. Nhiều chính sách của Nhà nước đã ảnh hưởng tới sự phát triển của thuû coâng nghieäp và thương nghiệp.
+ Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
+ Thực hiện “bế quan tỏa cảng”, chính sách cấm đạo, sát đạo gay gắt của nhà Nguyễn gây bất hòa trong nhân dân.
2/ Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược VN.
- Theá kæ XV, XVI người phöông Taây ñaõ đến Việt Nam buôn bán. Người Anh âm mưu chiếm đảo Côn Lôn, nhưng thất bại.
- Thông qua con ñöôøng truyeàn ñaïo, các giáo sĩ tích cực thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược.
- Lôïi duïng chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn, Napôlêông III liên minh với Taây Ban Nha phát động cuộc chiến tranh chống Việt Nam, thực chất là để chạy đua với các nước tư bản khác bành trướng thuộc địa sang phương Đông.
3/ Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
- 31/8/1858 liên quân Pháp – TBN dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- 1/9/1858, Phaùp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- Quaân daân ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.
- Quân Pháp – Tây Ban Nha bị cầm chân suoát 5 thaùng treân baùn ñaûo Sôn Traø.
=> Sau 5 thaùng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được baùn ñaûo Sôn Traø. Keá hoaïch ñaùnh nhanh, thaéng nhanh bước đầu thất bại.
II- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền đông nam kì từ 1859 đến 1862.
1/ Kháng chiến ở Gia Định
- Không chiếm được đà nẵng, Pháp đưa quân vào Gia Ñònh, đây là một vị trí chiến lược quan trọng, có hệ thống giao thông đuờng thủy thuận lợi, có thể mở rộng xâm lược sang Campuchia. 17/2/1859, Pháp ñaùnh thaønh Gia Ñònh, quân triều đình tan rã nhanh chóng.
+ Ngược lại, các đội dân binh vẫn chiến đấu ngoan cường, gây cho địch nhiều khó khăn buộc chúng phải chùn bước.
+ Từ đây Pháp chuyển hẳn sang kế hoạch đánh lâu dài, đánh chiếm Việt Nam từng bước.
- Trieàu ñình không biết tận dụng thời cơ để đánh và thắng Pháp:
+ Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan thì quân Pháp lại bị điều động phần lớn sang chiến trường TQ, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Ñònh.
+ 3/1960, Nguyeãn Tri Phöông vaøo Gia Ñònh nhưng chỉ chú trọng xây dựng đại đồn Chí Hòa, không chủ động tấn công quân Pháp. Cơ hội tiêu diệt Pháp qua đi nhanh chóng.
4.4: Củng cố và luyện tập:
Câu 1: Nêu tình hình VN giữa thế kỉ XIX?
Đáp án câu 1:
- Chính trị: “bế quan tỏa cang”, “cấm đạo”..
- Kinh tế: nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn.
- Quân sự: lạc hậu
- XH: các cuộc k/n chống lại triều đình.
=> Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 2: Tại sao thực dân pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
Đáp án câu 2:
+ Cửa biển ở đây tương đối sâu rộng vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Hậu phương Quãng Nam giàu có, đông dân -> “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
+ Trông chờ vào sự ủng hộ của giáo dân.
+ Bàn đạp tấn công Huế -> buộc triều Nguyển đầu hàng.
4.5: Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Giữa TK XIX, viện cớ triều đình nhà Nguyễn cấm đạo và giết đạo sĩ liên quân Pháp – TBN tấn công xâm lược VN.
+ Từ 1858 – 1862 Pháp chiếm 3 tỉnh MĐNK => cuộc kháng chiến chống Pháp của ND ta nổ ra ngay từ đầu với tinh thần quả cảm, cương quyết, mưu trí.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
+ Chuẩn bị phần tiếp theo của bài:
- Nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
- 3 tình Miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp như thế nào? Nhân dân ở đây chiến đấu ra sao?
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung: .. .
..
..
- Phương pháp:
..
..
..
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
..
..
..
Tuần CM:........
Tiết PPCT:......
Ngày dạy:..................
Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(1858 đến trước 1873) (tiếp theo).
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Biết được nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
+ Biết được cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873.
- HS hiểu:
+ Hiểu được nguyên nhân tại sao ta ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) .
+ Hiểu được thái độ của triều đình và của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét,đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm.
- Kyõ naêng söû duïng baûn ñoà lòch söû
1.3. Thái độ:
- Hiểu được bản chất xâm lược của CNTD và sự tàn bạo của chúng.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của ông cha.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước của thế kỉ XIX.
- Có nhận thức đúng với các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể.
2. TRỌNG TÂM:
- Chiến sự ở Đà Nẵng và Kháng chiến ở Gia Định.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: + Lược đồ các nước ĐNA cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
+ Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì.
+ Tranh, ảnh về cuộc kháng chiến chống xâm lược
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_1819.doc