Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (Tiếp theo)

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Cầm nắm được:

 Âm mưu thôn tính toàn bộ VN của Pháp. Tình hình chiến sự ở VN từ 1873 đến 1884.

 Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1873-174 và 1882-1884.

 Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay TD Pháp.

2.Thái độ:

 Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước.

 Hiểu được ý nghĩa sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có đồng tâm hiệp lực từ trên xuống, phải có giai cấp lãnh đạo tiên tiến.

 Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì độc lập tổ quốc.

II.NỘI DUNG HỌCTẬP:

 TD Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1882-1884.

 Hai bản Hiệp ước 1883-1884 Nhà nước PK Nguyễn đầu hàng

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884 NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG (Tiếp Theo) I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Cầm nắm được: Âm mưu thôn tính toàn bộ VN của Pháp. Tình hình chiến sự ở VN từ 1873 đến 1884. Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1873-174 và 1882-1884. Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay TD Pháp. 2.Thái độ: Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước. Hiểu được ý nghĩa sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có đồng tâm hiệp lực từ trên xuống, phải có giai cấp lãnh đạo tiên tiến. Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì độc lập tổ quốc. II.NỘI DUNG HỌCTẬP: TD Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1882-1884. Hai bản Hiệp ước 1883-1884 Nhà nước PK Nguyễn đầu hàng III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Kiểm tra miệng: a.Thực dân Pháp đánh Bắc kỳ lần nhất năm1873 như thế nào? Nêu nhận xét tinh thần kháng chiến chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn ? b. Trận Cầu Giấy ngày 21/12/1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào? 2.Dạy và học bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hoạt động tập thể. GV dẫn dắt học sinh vào bài bằng cách phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận PV: Phân tích bối cảnh lịch sử nước ta trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần hai + Sau 1874 chủ quyền dân tộc ngày càng bị vi phạm nghiêm trọng đất đai bị mất, nội trị, ngoại giao bị lệ thuộc. + Các cuộc đấu tranh chống xâm lược, chống triều đình đầu hàng nổ ra ngày càng nhiều. + 1874 Pháp bắt đầu chuyển ĐQCN. + 1880 giai cấp TS Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu chiếm toàn bộ VN. PV: Pháp dùng thủ đoạn gì để đưa quân ra Bắc: Pháp vu cáo triều đình Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874. Pháp lợi dụng các điều khoản hiệp ước 1874 tự do đi lại, buôn bán, đóng đồn binh. Pháp chuẩn bị cho hành động ăn cướp sắp tới. PV: Pháp đánh chiếm thành HN như thế nào? GV mô tả cấu trúc, cách bố phòng thành Hà Nội. Khai thác hình 56 Thành Hà Nội PV: Vì sao sau 1874 Pháp lại quyết tâm đánh chiếm Bắc kỳ lần hai.. PV: Mục đích của Pháp đánh chiếm nước ta. Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân và tập thể. HS quan sát hình 57. Pháp vấp phải tinh thần chiến đấu quân dân ta. Cả quân và dân đều hăng hái đánh địch nhưng Tự Đức có tư tưởng nghị hòa nên ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của quân dân ta (thái độ do dự của Hoàng Diệu và cái chết của ông phần nào nói lên điều đó). Ngoài tấm gương Hoàng Diệu (chết theo Thành) tinh thần chiến đấu anh dũng các chiến sĩ vô danh khác ngã xuống. Quan sát hình 58 sgk. PV: Trận Cầu Giấy lần 2 diễn ra ntn? Ý nghĩa: tỏ rõ quyết tâm và tinh thần sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt hết quân địch giải phóng Hà Nội và Bắc kỳ của nhân dân ta. Hoạt động 3: Hoạt động tập thể PV: Vì sao quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Sáng 18/3/1883 Pháp nổ súng đổ bộ lên cửa biển Thuận An giữa lúc triều đình Huế đang lúng túng vì Tự Đức qua đời. GV: hướng dẫn học sinh đọc thêm Hoàn cảnh: Được tin Pháp mở cuộc tấn công, triểu đình Huế vô cùng bối rối xin đình chiến. Kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn (25.8.1883) goi là hiệp ước Hácmăng. VN chia thành 3 kì: Trung Kì từ Quãng Bình đến Khánh Hòa giao cho triều đình Huế quản lí. PV: Sau hiệp ước Hácmăng phong trào chống Pháp diễn ra như thế nào? HS: Nhận xét chủ quyền dân tộc VN sau khi triều đình kí hiệp ước . Hiệp ước Patơnốt.chỉ là điều chỉnh lại địa giới Tung Kì: từ Thanh Hóa vào Bình Thuận II.TD Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1882-1884: 1.Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ lần hai (1882-1883): *Bối cảnh: Chủ quyền dân tộc ngày càng bị vi phạm nghiêm trọng đất đai bị mất, nội trị, ngoại giao bị lệ thuộc. Các cuộc đấu tranh chống xâm lược, chống triều đình đầu hàng nổ ra ngày càng nhiều. Năm 1874 Pháp bắt đầu chuyển sang giai đoạn ĐQCN *Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ lần hai Pháp vu cáo triều đình Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874 để đưa quân ra Bắc kỳ. Ngày 03/4/1882 Pháp đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4/1882 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. 2.Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ kháng chiến: * Tại Hà Nội: Quan quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy chiến đấu anh dũng ® Thành mất, Hoàng Diệu hi sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh. * Tại các tỉnh đồng bằng: Nhân dân dũng cảm chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình thức. Chiến thắng Cầu Giấy lần hai ® Rivie bỏ mạng. Ý nghĩa: Cổ vũ tinh thần chiến đấu nhân dân III.Pháp tấn công cửa biển Thuận An, Hiệp ước 1883-1884: 1.Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An: (Đọc thêm) 2.Hai bản Hiệp ước 1883-1884 Nhà nước PK Nguyễn đầu hàng: *Hoàn cảnh ký kết: Được tin Pháp mở cuộc tấn công, triểu đình Huế vô cùng bối rối xin đình chiến. Kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn (25.8.1883) goi là hiệp ước Hácmăng. Phong trào đấu tranh chống Pháp vẫn sôi nổi. Để chấm dứt chiến sự, Pháp kí Triều đình hiệp ước Patơnốt (06/6/1884) ® VN bị đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, dần biến thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến Tổng kết và hướng dẫn HS tự học ở nhà: 4. Tổng kết và luyện tập: Từ năm 1873, chiến sự đã lan rộng cả nước. Từ đây nhân dân Bắc kỳ và Trung kỳ phải trực tiếp đối mặt cuộc chiến tranh xâm lược TD Pháp. TD Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1882-1884. Hiệp ước năm 1883-1884 Trả lời câu hỏi SGK. + Tại sao Pháp phải tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam tới gần 30 năm? + Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cuối cùng thất bại vì sao? + Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Nội dung: Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1882-1884. Nhà Nguyễn ký Hiệp ước Hacmăng và Patơnốt đánh dấu sự sụp đổ của Nhà nước PK VN và mở đầu giai đoạn mất nước đau thương. Chuẩn bị bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Nội dung: Phong trào Cần Vương bùng nổ. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối TK XIX.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_20_chien_su_lan_rong_ra_ca_nuoc_c.doc
Giáo án liên quan