I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được:
- Nguyên nhân tại sao đất nước Trung Quốc rộng lớn trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
- Diễn biến và hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó.
- Các khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “Vận động Duy tân”.
2. Tư tưởng
- Giúp HS có biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi.
3. Kỹ năng
- Giúp HS bước đầu biết đánh giá về trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc, biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện của phong trào Nghĩa Hoà đoàn và cách mạng Tân Hợi.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Trung Quốc, lược đồ cách mạng Tân Hợi, lược đồ “Phong trào Nghĩa Hoà đoàn” tranh ảnh, tài liệu cần thiết phục vụ bài giảng.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 3: Trung Quốc (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được:
Nguyên nhân tại sao đất nước Trung Quốc rộng lớn trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Diễn biến và hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó.
Các khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “Vận động Duy tân”.
Tư tưởng
Giúp HS có biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi.
Kỹ năng
Giúp HS bước đầu biết đánh giá về trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc, biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện của phong trào Nghĩa Hoà đoàn và cách mạng Tân Hợi.
THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
Bản đồ Trung Quốc, lược đồ cách mạng Tân Hợi, lược đồ “Phong trào Nghĩa Hoà đoàn” tranh ảnh, tài liệu cần thiết phục vụ bài giảng.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Sự thành lập và vai trò của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ.
Câu 2: So sánh cao trào đấu tranh 1905 - 1908 với khởi nghĩa Xi-pay, rút ra tính chất, ý nghĩa của cao
trào.
Dẫn dắt vào bài mới
Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, châu Á có những biến đổi lớn, riêng Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản sau cải cách Minh Trị. Còn lại hầu hết các nước châu Á khác đều bị biến thành thuộc địa hoặc phụ thuộc. Trung Quốc - một nước lớn của châu Á song cũng cũng không thoát khỏi thân phận một thuộc địa. Để hiểu được Trung Quốc đã bị các đế quốc xâm lược như thế nào và cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Trung Quốc.
Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV: Em đã từng học về Trung Quốc thời cổ trung đại, hãy nói lên hiểu biết của em về đất nước này (Vị trí, dân số, lịch sử văn hoá).
- HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung: rộng thứ tư thế giới. Đông dân nhất thế giới, có lịch sử văn hoá lâu đời. Thời cổ đại là một trong những trung tâm văn minh lớn, thời trung đại là một nước phong kiến hùng mạnh đã từng xâm lược thống trị nhiều nơi (trong đó có Việt Nam) nhưng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Trung Quốc đã trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Để hiểu tại sao Trung Quốc bị xâm lược chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân.
- GV hỏi: Bằng kiến thức đã học về một số nước châu Á liên hệ với Trung Quốc, em hãy nêu lên một số nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung:
+ Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm lược thị trường thuộc đại, chúng hướng mục tiêu vào những nước phong kiến lạc hậu, khủng hoảng.
+ Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, lúc này triều đại Mãn Thanh đã trở nên bảo thủ, phản động khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu Trung Quốc đã trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV thuyết trình: Trung Quốc đã tiếp xúc với các cường quốc phương Tây từ rất sớm (thế kỉ XVI), song chính sách buôn bán của thương nhân phươngTây thường theo lối cướp biển, họ mang hàng hoá cướp được từ Aán Độ, Inđônêxia, châu Phi đến Trung Quốc đổi lấy chè, tơ lụa, đồ sứ Việc buôn bán không mang lại nhiều lợi lộc nên nhà Thanh đã đóng các cửa biển. Năm 1757 chỉ còn mở một cửa biển Quảng Châu với nhiều quy tắc khắc khe. Về sau nhà Thanh đã thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” không buôn bán với các nước phương Tây.
- Vậy các nước phương Tây dùng thủ đoạn gì để xâm lược, len chân vào thị trường Trung Quốc? Làm thế nào để bắt Trung Quốc mở cửa?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và khẳng định: Từ thế kỉ XVIII cách mạng công nghiệp được tiến hành, yêu cầu mở rộng thị trường của các nước Âu, Mĩ càng mạnh mẽ, do vậy các nước phương Tây dùng mọi thủ đoạn, tìm cách quyết tâm ép Trung Quốc phải mở cửa.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được quá trình các đế quốc xâm lược Trung Quốc.
- GV gợi ý: Những nước nào đã tham gia xâu xé Trung Quốc; Trung Quốùc bị phân chia như thế nào; ai là người đi đầu trong quá trình xâm lược?
- HS theo dõi SGK theo hướng dẫn của GV.
- GV trình bày: Đi đầu trong quá trình xâm lược Trung Quốc là thực dân Anh. Chúng đã đưa thuốc phiện nhập lậu vào Trung Quốc, số người nghiện thuốcc phiện ngày càng tăng. Người Trung Quốc dùng bạc trắng để mua thu6ốc phiện do đó bạc trắng tuồn ra nước ngoài nhiều. Vua Đạo Quang đã lệnh cho Lâm Tắc TỪ làm khâm sai đại thần chủ trì việc cấm thuốc phiện. Lân Tắc Từ tìm, thu được ở Quảng Đông hơn 20 vạn thùng thuốc phiện (khoảng hơn 237 vạn kg). ông đem toàn bộ số thuốc phiện thu được thiêu huỷ ở biển Hồ Môn, 22 ngày đêm mới cháy hết. Lấy cớ này thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, chiến tranh thuốc phiện bùng nổ 1840 – 1842, nhà Thanh thất bại phải ký điều ước Nam Kinh chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung điều khoản Nam Kinh trong SGK, rút ra nhận xét.
- HS tự nhận xét, trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung: Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho thương nhân Anh buôn bán là Quảng Châu, húc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn, Thượng Hải. Trung Qu6óc phải cắt Hồng Kông cho Anh, bồi thường chiến phí 21 triệu bảng Anh, Anh được hưởng quyền lãnh sự tài phán ở Trung Quốc, tức quyền xét xử tội phạm người Anh trên đất Trung Quốc. Đây là Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà Trung Quốc phải ký với nước ngoài. Hiệp ước này mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến ( chế độ một nước độc lập về chính trị nhưng trên thực tế chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế- chính trị của một hay nhiều nước đế quốc, không bị đặt dưới quyền thống trị trực tiếp của thực dân song chủ quyền dân tộc bị vi phạm, phải phụ thuộc nhiều vào đế quốc).
- GV tiếp tục trình bày: Đi sau thực dân Anh các nước Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản đua nhau nhảy vào xâu xé Trung Quốc.
- GV kết hợp sử dụng bản đồ Trung Quốc chỉ những vùng lãnh thổ bị đế quốc xâm chiếm.
+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.
+ Đức chiếm Sơn Đông.
+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.
+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc bị nhiều đế quốc xâu xé.
- GV hướng dẫn HS theo dõi bức tranh “Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc” trong SGK: Trung Quốùc được ví như một chiếc bánh ngọt khổng lồ, cầm dĩa đứng xung quanh là Nhật hoàng, Nga hoàng, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Pháp, Thủ tướng Đức, Tổng thống Mĩ, nét mặt người nào cũng đăm chiêu, chắc hẳn đang nghĩ cách len chân vào thị trường Trung Quốc “cắt một miếng bánh béo bở”.
- GV giải thích thêm: Sở dĩ không một nước tư bản nào một mình xâm chiếm và thống trị Trung Quốc là vì mặc dù Trung Quốc đã rất suy yếu, nội bộ chia rẻ nhưng dầu sao mảnh đất này vẫn là “ một miếng mồi quá to mà không một cái mõm dài nào của chủ nghĩa thực dân nuốt trôi ngay được cho nên người ta phải cắt vụn nó ra, cách này chậm hơn nhưng khôn hơn” – Hồ Chí Minh.
* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
- GV hỏi: Trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, xã hội Trung Quốc nổi lên mâu thuẫn cơ bản nào? Chính sách thực dân đã đưa đến hậu quả xã hội như thế nào?
- HS trả lời.
- GV bổ sung, chốt ý: chính sách thực dân đã làm cho mâu thuẫn xã hội lên cao, trong đó 2 mâu thuẫn nổi cộm nhất là:
Nhân dân Trung Quốc > < đế quốc
Nông dân > < phong kiến
Mâu thuẫn đó đặt ra cho cách mạng Trung Quốc 2 nhiệm vụ: chống phong kiến và chống đế quốc. Hai nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chúng ta cùng tìm hiểu phần II.
* Hoạt động 1: Nhóm
- GV yêu cầu HS cả lớp lập bảng thống kê phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu XX theo mẫu:
Tên phong
trào
Nội dung
Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc
Phong trào Duy tân
Phong trào Nghĩa Hoà đoàn
- Diễn biến chính
- Lãnh đạo
- Lực lượng
- Tính chất
- Ý nghĩa
- GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm và phân công:
+ Nhóm 1: Thống kê về khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
+ Nhóm 2: Thống kê về phong trào Duy tân 1898.
+ Nhóm 3: Thống kê về phong trào Nghĩa Hoà đoàn.
+ Nhóm 4: Đọc và rút ra nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh chống phong kiến, đế quốc.
Mỗi nhóm cử một người trình bày.
- GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét cho từng nhóm, bổ sung thêm một số kiến thức cho phần trình bày của HS.
+ Về cuộc vận động Duy tân, GV bổ sung: Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895) phong trào đấu tranh chống đế quốc phong kiến lên cao, một số người trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương cải cách chính trị , thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến như Minh Trị ở Nhật bản. Đại biểu là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
+ Về Nghĩa Hoà đoàn: Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào, Từ Hi Thái hậu đã lợi dụng phong trào để cho nghĩa quân tấn công các đại sứ quán của người nước ngoài ở Bắc Kinh và tuyên chiến với các đế quốc. Bà cho rằng nếu Nghĩa Hoà đoàn thất bại thì đó là cách mượn tay đế quốc để dập tắt phong trào của nông dân. Đế quốc đã thành lập Liên quân 8 nước tiến đánh Bắc Kinh, ngày 14/ 8/ 1900 Bắc Kinh thất thủ. Liên quân đã tàn sát, cướp bóc cực kì tàn bạo tại Thiên Tân và Bắc Kinh. Hoảng sợ, triều đình Thanh quay sang thoả hiệp với đế quốc, chống lại Nghĩa Hoà đoàn.
*Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV treo bảng thống kê chuẩn bị sẵn ở nhà làm thông tin phản hồi, hướng dẫn HS so sánh phần tự tóm tắt của mình với bảng thông tin phản hồi để chỉnh sửa.
- HS theo dõi chỉnh sửa phần mình đã làm và làm tiếp vào vở.
Nội dung
Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc
Phong trào Duy tân
Phong trào Nghĩa Hoà đoàn
Diễn biến chính
Bùng nổ ngày 1/ 1/ 1851 tại Kim Điền (Quảng Tây) lan rộng khắp cả nước bị phong kiến đàn áp năm 1864 thất bại
Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế
Năm 1899 bùng nổ ra Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công thất bại.
Lãnh đạo
Hồng Tú Toàn
Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu
Lực lượng
Nông dân
Quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự
Nông dân
Tính chất – ý nghĩa
Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh
Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.
* Hoạt động 3:
- GV: Em rút ra nhận xét gì về các cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
- HS trả lời.
- GV bổ sung, kết luận: Cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu XX diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại. Nguyên nhân thất bại là do:
+ Chưa có tổ chức chính Đảng lãnh đạo.
+ Sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến.
+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp.
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV dẫn dắt: Sang đầu thế kỉ XX một cuộc cách mạng thực sự đã bùng nổ và thắng lợi ở Trung Quốc đó là cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 mà lãnh đạo là Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng minh hội, vì vậy trước hết chúng ta tìm hiểu về Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng minh hội.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK tiểu sử, hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn để thấy được vai trò của Tôn Trung Sơn với cách mạng Trung Quốc.
- HS theo dõi SGK.
- GV nhận xét, bổ sung:
+ Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) xuất thân trong một gia đình nông dân, tên là Văn, tự Dật Tiên. Năm 13 tuổi được anh cho đi học ở Hô-nô-lu-lu (Ha-oai). Ông đã đi nhiều nước trên thế giới: Nhật, Mĩ, châu Aâu cả Hà Nội (Việt Nam), vì vậy ông có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Aâu-Mĩ một cách có hệ thống. Ông nhìn thấy rõ sự thối nát của chính quyền Thanh, sớm nảy nở tư tưởng cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới.
+ Vai trò của Tôn Trung Sơn với cách mạng: Đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản Trung Quốc đã tập hợp lực lượng nhằm nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng. Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa kiều ở nước ngoài cũng hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Aâu về Nhật Bản, hội bàn với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất lực lượng thành một chính Đảng. Tháng 8/ 1905, tại Tô-ki-ô ông đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội – chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được đường lối đấu tranh và mục tiêu của Đồng minh hội.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận: Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Mục tiêu của hội là đánh đổ Mãn Thanh khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền.
- GV: Em nhận xét gì về chủ nghĩa Tam dân và mục tiêu Đồng minh hội (tích cực và hạn chế)?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung: Chủ nghĩa Tam dân đáp ứng được nguyện vọng tự do, dân chủ và ruộng đất của nhân dân Trung Quốc, vì vậy được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên nó chưa nêu cao ý thức dân tộc chống đế quốc – kẻ thù chính của Trung Quốc lúc bấy giờ. Song trong hoàn cảnh châu Á đương thời, chủ nghĩa Tam dân vẫn là một tư tưởng tiến bộ vì thế nó có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam.
- Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản, Tôn Trung Sơn và nhiều nhà hoạt động cách mạng đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho mọt cuộc khởi nghĩa vũ trang.
* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
- GV: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cách mạng Tân Hợi?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung: Nguyên nhân sâu xa của cách mạng là do mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc – phong kiến. Ngòi nổ trực tiếp của cách mạng là do chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này gây nên một làn sóng căm phẩn trong quần chúng nhân dân và torng tầng lớp tư sản, phong trào “giữ đường” châm ngòi cho một cuộc cách mạng.
- GV trình bày diễn biến cách mạng Tân Hợi: Đồng minh hội đã phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương ngày 10/ 10/ 1911, phong trào cách mạng thắng lợi và nhanh chóng lan rộng. Cuối năm 1911 nhiều tỉnh miền Nam và miền Trung đã hưởng ứng cách mạng. Quân cách mạng tiến đến Nam Kinh rồi Bắc Kinh. Hoàng đế mãn Thanh tuyên bố thoái vị, ngày 29/ 12/ 1911Quốc dân hội nghị họp ở Nam Kinh, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống đứng đầu Chính phủ lâm thời, thông qua hiến pháp của Chính phủ lâm thời.
Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản hoảng sợ thương lượng với nhà Thanh, bọn đế quốc cũng can thiệp vào nội tình Trung Quốc. Một mặt chúng giúp đỡ Viên Thế Khải lên làm Tổng thống, mặt khác dùng áp lực quân sự, ngoại giao đối với Chính phủ cách mạng của Tôn Trung Sơn. Kết quả Tôn Trung Sơn phải từ chức Tổng thống, trao lại quyền cho Viên Thế Khải.
* Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
- GV: Qua diễn biến, kết quả của cách mạng Tân Hợi em rút ra tính chất – ý nghĩa của cách mạng?
Gợi ý HS căn cứ vào mục đích ban đầu của cách mạng và kết quả cách mạng đạt được.
- HS trả lời.
- GV kết luận:
+ Cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ Ý nghĩa:
· Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
· Aûnh hưởng đến phong trào cách mạng của châu Á.
I. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược
- Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược:
+ Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
+ Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ phong kiến đang suy yếu trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
- Quá trình đế quốùc xâm lược Trung Quốc
+ Thế kỉ XVIII, các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải mở cửa, cắt đất.
+ Đi đầu là thực dân Anh, chúng đã buộc nhà Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi.
- Đi sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc: Đức chiếm Sơn Đông, Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử, Pháp chiếm Vân nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Nga- Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
- Hậu quả: Xã hội Trung Quốc nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: nhân dân Trung Quốc với đế quốc, nông dân với phong kiến phong trào đấu tranh chống phong kiến, đế quốc.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Nguyên nhân thất bại:
+ Chưa có tổ chức lãnh đạo.
+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến.
+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp.
III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
* Tôn Trung Sơn và đồng minh hội
- Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Tháng 8/ 1905 Tôn trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội – chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
- Cương lĩnh chính trị: Theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
- Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc, bình quân địa quyền.
* Cách mạng Tân Hợi
- Nguyên nhân:
+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến.
+ Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
- Diễn biến:
+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/ 10/ 1911 lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.
+ Ngày 29/ 12/ 1911 Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
- Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.
- Tính chất – ý nghĩa:
+ Cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến châu Á.
Sơ kết bài học:
Củng cố: Nguyên nhân của cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến ở Trung Quốc, tính chất-ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi.
Dặn dò: HS học bài cũ, làm câu hỏi bài tập SGK, đọc trước bài mới.
Bài tập:
Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng.
Thời gian
a. Tháng 12/ 1991
b. Tháng 6/ 1840
c. Tháng 8/ 1842
d. Tháng 1/ 1851
e. Năm 1901
Sự kiện
1. Chiến tranh thuốc phiện bắt đầu bùng nổ
2. Hiệp ước Nam Kinh kí kết
3. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc bùngnổ
4. Điều ước Tân Sử được kí kết
5. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống
Ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911?
Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Có ảnh hưởng đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á khác.
Cả A, B,C.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_3_trung_quoc_ban_dep.doc