I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Biết được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩlatinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hiểu rõ những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế và có thái độ đồng tình với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
3. Về kĩ năng: Phân biệt được những điểm giống nhau và khác nhau của tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ châu Phi và khu vực Mĩ Latinh + Các tài liệu tranh ảnh và tham khảo có liên quan.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm ra bài cũ:
Nguyên nhân nào biến khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây ? Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân phương Tây đều bị thất bại ?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa và nữa thuộc địa của thực dân phương Tây. Còn Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh thì như thế nào ? Để biết được tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh cuối TK XIX – đầu TK XX như thế nào chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài 5.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
29 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 5-10 - Trần Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/9/2008 Tổ CM duyệt
Tiết PPCT: 6
Bài 5
CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH
(Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Biết được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩlatinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hiểu rõ những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế và có thái độ đồng tình với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
3. Về kĩ năng: Phân biệt được những điểm giống nhau và khác nhau của tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ châu Phi và khu vực Mĩ Latinh + Các tài liệu tranh ảnh và tham khảo có liên quan.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm ra bài cũ:
Nguyên nhân nào biến khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây ? Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân phương Tây đều bị thất bại ?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa và nữa thuộc địa của thực dân phương Tây. Còn Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh thì như thế nào ? Để biết được tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh cuối TK XIX – đầu TK XX như thế nào chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài 5.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV dùng lược đồ Châu Phi cuối TK XIX đầu TK XX giới thiệu đôi nét về Châu Phi ?
Châu Phi là một tronh những cái nôi của văn minh nhân loại là một tronh những nơi xuất hiện con người sớm và có nền văn minh cổ đại rực rỡ (Văn minh Ai Cập) .Giữa TK XIX " những năm 70 mới có 10,8% đất đai Châu Phi bị chiếm .Sau khi hoàn thành kênh đào Xuyê các nước TB phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi .Ke6ng đào Xuyê nằm ở vùng Tây Bắc Ai Cập nối liền biển đỏ với Địa Trung Hải ,kênh này do cty Xuyê của P- Ai Cập (P chiếm 52 % cổ phần Ai Cập 445%) Xd từ 4.1859- 1869 ,đường thủy đi từ Châu Âu sang C.Á giảm được 50% quãng đường
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV:Nguyên nhân nào biến Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây ?
GV: sử dụng lược đồ trình bày sự phân chia thuộc địa của các nước ĐQ.
GV: Em có nhận xét gì về việc phân chia châu Phi giữa các nước thực dân phương Tây ?
GV:Việc phân chia không đều đó thể hiện điều gì ?( C.Phi chủ yếu là thuộc địa của nước nào, nước nào có ít thuộc địa nhất)
Diện tích đất mà các TD chiếm được ở C.Phi : Anh 35% , P 30%, Italia 8%, Đức 7,5 %, BĐN 6,5%,các nước khác 5,5% .
Sự thống trị của TDPTây Nd C.Phi đói khổ ,bệnh tật và đứng trước nguy cơ bị diệt vong : 1908 d số CôngGô thuộc bỉ 20tr người " 1911 chỉ còn 8.500.000 người trong sử Công gô thuộc P có những bộ tộc 40.000 người trong 2 năm chỉ còn lại 20.000 người ,nhiều bộ tộc khác không còn lấy một người
-GV: hướng dẫn hs lập bảng theo mẫu.
Tên nước
Tên PT
Thời gian
GV: Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân đều thất bại ?
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV sử dụng lược đồ giới thiệu đôi nét về khu vực MiLa Tinh ?
Cư dân bản địa ở đây là người In đian chủ nhân của nhiều văn hóa nổi tiếng :VH Maya , VH Inca ,VH Adơ tếch, các nền văn hóa này để lại dấu vết của ngững TP . Từ TK XV sau phát kiến địa lí của Cô lômbô TD TBN, BĐN xâm lược Mĩ La tinh " Tk XIX đa số các nước MĩLaTinh đều là thuộc địa của TBN, BĐN
GV:Tại sao gọi là Mĩ Latinh ?
Vì cư dân ở đây nói tiếng TBN hay BĐN( ngữ hệ La tinh)
- GV: Sau khi xâm lược Mĩ La-tinh, chủ nghĩa thực dân đã thiết lập ở đây chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc.
- GV minh họa: Các nước thực dân đã thành lập các đồn điền, khai thác hầm mỏ, thẳng tay đàn áp sự phản kháng của các bộ lạc người da đỏ, nhiều người da đỏ bị bắt làm nô lệ. Hơn một nữa thế kỉ sau, cư dân da đỏ bị giảm hơn 90% ở Mêxicô (từ 25 triệu xuống còn 1,5 triệu) ở pêru con số người da đỏ bị giảm lên tới 95%. Người ta ước tính rằng từ năm 1495 đến năm 1503 hơn 3 triệu người bị biến mất khỏi các đảo: bị tàn sát trong chiến tranh, bị đưa đi làm nô lệ hay bị kiệt sức trong các hầm mỏ và các lao dịch khác. Các nước thực dân châu Âu đã tiến hành việc buôn bán nô lệ đưa từ châu Phi sang châu Mĩ.
- Vàng, bạc là khát khao lớn nhất của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, họ tự thú nhận “ người Tây Ban Nha chúng tôi đau bệnh tim mà vàng là thuốc chữa duy nhất”, cho đến cuối thế kỉ XVI gần 80% số kim loại quý cướp được trên thế giới thuộc về nước Tây Ban Nha. Ngoài vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông...
GV: Nêu một vài cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Mĩ Latinh chống thực dân phương Tây ?
- Cùng với quá trình xâm lược, người Châu Âu đã du nhập sang châu Mĩ một nền văn hóa phát triển với một lối sống khác hẳn người bản địa. Họ mang đến những tiến bộ kỹ thuật, những tri thức về thế giới tự nhiên và xã hội, một hình thức cai trị mới, một lối sống và cách ăn mặc mới.
-Ngược lại người châu Âu đã tiếp nhận nhiều loại cây trồng và nguyên liệu của người da đỏ, lần đầu tiên người châu Âu biết đến thuốc lá trên lục địa châu Mĩ. Người da đỏ hút thuốc dưới hình thức xi gà làm cho người Tây Ban Nha thích thú khi hút thử, và thuốc lá đã trở thành một thứ không thể thiếu với người châu Âu sau này. Cũng chính từ lục địa châu Mĩ, lần đầu tiên người châu Âu biết đến ngô, cà chua, ca cao, cô ca... các từ “maze”, “tomato”, “ca cao”, ...”Chocolate”... có nguồn gốc từ ngôn ngữ người Inđian. Từ “cao su” dùng để gọi cây cao su cũng là 1 từ ở trong ngôn ngữ của người dân da đỏ ở châu Mĩ.
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
GV: Vì sao trong khi các nước châu Á, Châu Phi bị các nước thực dân biến thành thuộc địa thì khu vực Mĩ Latinh lại giành được độc lập ?
-GV : hướng dẫn hs lập niên biểu theo mẫu.
TT
Tên nước
Năm giành ĐL
- GV hỏi: Em hãy nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?
Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thóat khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập
+ Một số nước Mĩ La-tinh chưa giành độc lập như Cu Ba,Guyana, Púuctricô quần đảo Ăngti.
- GV: Sau khi giành độc lập từ nay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tình hình Mĩ La-tinh như thế nào?
+ Âm mưu của Mĩ là gạt bỏ thực dân châu Âu thay vào đó là sự thống trị của Mĩ, biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” của Mĩ.
1. Châu Phi.
- Châu phi là lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, có bề dày lịch sử => đối tượng xâm lược của phương Tây.
- Từ giữa TK XIX TD Châu Âu bắt đầu xâm lược Châu Phi
- Những năm 70 – 80 TK XIX các nước TB PTây đua nhau sâu xé Châu Phi
- Quá trình xâm lược của phương Tây
+ Anh: chiếm Nam Phi, Ni-giê-ri-a, đông Phi, Kê-ni-a, Xô-ma-li, U-gan-đa v.v.
+ Pháp: chiếm Tây Phi, Ma-đa-gat-ca, Xô-ma-li, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra, An-giê-ri v.v
+ Đức: chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam phi, Tan-da-ni-a, v.v.
+ Bỉ: chiếm Công –gô
+ Bồ Đào Nha: chiếm Mô-dăm-bich,
=> Đầu TK XX việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở C.Phi đã căn bản hoàn thành
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Châu Phi
+ 1837- 1870 cuộc khởi nghĩa của Áp đen ca de ở Angiêri thu hút đông đảo ND tham gia " thất bại
+ 1879- 1882 ở Ai cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ” " thất bại
1882- 1898 Muhamet Átmet đã lạnh đạo ND Xu Đăng chống TD Anh " thất bại
1889 ND Êtiôpia tiến hành kháng chiến chống TD Italia. 1.3.1896 Italia thất bại .Êtiôpi gữa được độc lập cùng với Libêria là những nước Châu phi giữa được độc lập ở cuối TK XIX đầu TK XX
] Nhận xét chung
- Nổ ra liên tục ,sôi nổi hầu hết đều thất bại
-do chênh lệch lực lượng ,trình độ tổ chức thấp bị TD đàn áp
Ý nghĩa : Thể hiện tinh thần yêu nước tạo tiền đề cho g đoạn đầu TK XX
2. Khu vực Mĩ Latinh.
- Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-Tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động,dã man,tàn khốc
+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền
+ Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên
Þ Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt
* Phong trào đấu tranh giành độc lập
- Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX nhân dân các nước Mĩ Latinh nổi dậy đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Cuối TK XVIII bùng nổ cuộc đấu tranh của nhân dân Haiti (1791)" 1804 giành thắng lợi HaiTi trở thành nước Cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ
+ Trong những năm đầu TK XIX phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi quyết liệt các quốc gia độc lập ra đời : Mêhicô (1821),Achentina(1816), Urugoay(1828), Paragoay(1811), Braxin(1822), Cô lôm bia (1830), Êcuađo(1830)
- Đầu TK XX hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành được độc lập trừ một số vùng đất nhỏ.
* Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ
- Sau khi giành được độc lập các nước Mĩ Latinh có nhiều bước tiến về kinh tế, xã hội.
- Những năm đầu TK XX Mĩ đã tiến hành nhiều biện pháp và biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
- Thủ đoạn thực hiện
+Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ”1823, thành lập tổ chức “Liên Mĩ”.
+ Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ La-tinh.
+ Thực dân chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đôla để khống chế Mĩ La-tinh.
Þ Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Trong bối cảnh chung của thế giới đều bị thực dân phương Tây biến thành thuộc địa, vì sao Mĩ Latinh lại giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ?
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK và nghiên cứu bài Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Ra bài tập: Vẽ lược đồ về sự phân chia châu Phi của các nước thực dân phương Tây ?
- Bài tập:
1.Nguyên nhân nào dẫn đến việc các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi?
A. Châu Phi giàu tài nguyên, khoáng sản
B. Có nhiều thị trường để buôn bán
C. Sau khi Châu Phi hoàn thành kênh đào Xuyê
D. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng.
2. Thực dân Phương Tây nào độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê?
A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ
Ngày soạn :4/10/2008 Tổ CM duyệt
Bài 6 Tiết PPCT: 7,8
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 – 1918)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
-Hiểu rõ chiến tranh thế giới thứ nhất là biểu hiện của mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Giải thích được vì sao Đảng Bônsêvích Nga đứng vững trước thử thách của chiến tranh.
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nắm được diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3.Về kĩ năng:
- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.
- Phân biệt các khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất, bảng thống kê hậu quả cuộc chiến tranh, tranh ảnh về chiến tranh.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm ra bài cũ: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào ?
3.Dẫn dắt vào bài mới. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa trên thế giới và sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc đã dẫn đến một cuộc chiến tranh đế quốc. Cuộc chiến tranh đó đã diễn ra như thế nào, kết cục ra sao chúng ta hãy nghiên cứu bài học.
4.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động thầy -trò
Kiến thức cơ bản hs cần nắm
* Hoạt động 1 : Cả lớp
GV: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?
(Vì sao giai đoạn này lại nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc?)
-GV: Phân tích thêm để CM.
GV:Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì ?
Hoạt động 2 : Cá nhân
-Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ biểu hiện ntn?
GV yêu cầu HS theo dõi SGK những cuộc chiến tranh giành thuộc địa đầu tiên giữa các đế quốc.
Người ta thường ví những cuộc chiến tranh cục bộ này như “khúc dạo đầu của bản hòa tấu đẫm máu, đó là Chiến tranh thế giới thứ nhất”.
I . Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
a.Sâu xa.
-Cuối XIX đầu XX sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của CNTB đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc
-Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
[ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt, các nước ĐQ muốn gây chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.
*Biểu hiện:
-Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
+Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).
+Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha 1898
+Chiến tranh Anh-Bôơ (1899 – 1902).
+Chiến tranh Nga –Nhật(1904 – 1905)
-Âm mưu chủ yếu của hai khối quân sự Liên minh và Hiệp ước ?
-GV chốt ý, sự phát triển không đều giữa các nước ĐQ và sự phân chia thuộc địa không đều là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh TG 1.
-Ngoài ra, giai cấp cầm quyền các nước muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp pt CM và pt GPDT.
- Hình thành hai khối quân sự đối địch nhau.
+ Khối liên minh1882: Đức + Áo - Hung +Italia: chủ trương chia lại thế giới.
+ Khối hiệp ước1907: Anh + Pháp + Nga: Giữ nguyên hiện trạng thế giới.
=> Nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
-GV dẫn dắt : Chiến tranh bùng nổ như thế nào ? Diễn biến của chiến tranh.
b. Duyên cớ
+ Ngày 28.6.1914 thái tử Áo – Hung bị ám sát => phe Đức + Áo – Hung chớp thời cơ gây chiến tranh.
*Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân
GV:Trình bày những sự kiện chủ yếu trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh từ 1914 – 1916 trên bản đồ.
-GV: Véc-đoong là một thành phố xung yếu ở phía Đông Pari, Pháp bố trí công sự phòng thủ ở đây rất kiên cố với 11 sư đoàn với 600 cỗ pháo. Về phía Đức ý đồ của tổng tư lệnh quân đội Đức tướng Phan Ken Nhen, chọn Véc-đoong làm điểm quyết chiến chiến lược, thu hút phần lớn quân đội Pháp vào đây để tiêu diệt, buộc Pháp phải cầu hòa. Vì vậy Đức huy động vào đây một lực lượng lớn : 50 sư đoàn, 1200 cỗ pháo, 170 máy bay"
Số đạn đổ ra ở đây ước tính đến 1.350.000 tấn. Số thương vong cả 2 phía lên đến 70 vạn người. Trong lịch sử trận Véc-đoong được gọi là “mồ chôn người” của Chiến tranh thế giới thứ nhất. (Trong lịch sử Việt Nam, trận Điện Biên Phủ được coi là Véc-đoong của Việt Nam).
II. Diễn biến của chiến tranh.
1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
- Ngày 28.7.1914 Áo – Hung tuyên với Xéc bi.
- Ngày 1.8 và 3.8.1914 Đức tuyên chiến với Nga, Pháp.
- Ngày 4.8.1914 Anh tuyên chiến với Đức => Chiến tranh đế quốc lan rộng thành c/t TG.
- Ở mặt trận phía Tây: Đêm 3.8.1914 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.PaRi bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt
- Ở mặt trận phía Đông: Nga tấn công vào Đông Phổ,đã cứu nguy cho PaRi"quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự ở cả hai mặt trận Đông và Tây
- Năm 1915 Đức-Áo-Hung tấn công nhằm tiêu diệt Nga => đến cuối năm hai bên ở thế cầm cự.
- Năm 1916 Đức chuyển hướng tấn công Pháp(Vecđoong)=> Cuối 1916 không tiêu diệt được Pháp, Đức phải rút lui.
=> Cuối 1916 Đức-Áo-Hung từ thế phản công => phòng ngự.
* Hoạt động 2:
- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về giai đoạn một của chiến tranh? (Về cục diện chiến trường, về mức độ chiến tranh).
+ Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến.
+ Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.
+ Mĩ chưa tham gia chiến tranh.
Hoạt động 3 : Cả lớp
GV:Cách mạng tháng Hai ở Nga có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân Nga và cuộc chiến tranh thế giới ?
GV:Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân Nga và thế giới ?
-việc Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918).
- Tháng 2.1917 nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng => Giai cấp TS nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh.
- 2.4.1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham chiến với phe hiệp ước
- Tháng 11.1917 nhân dân Nga làm cuộc cách mạng XHCN thành công => nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới.
- Tháng 7.1918 quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu => Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận.
- Cuối 9.1918 quân Đức liên tiếp thất bại => Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.Bungari(19.9) Thổ Nhĩ Kì((30.10) Áo- Hung(2.11)
- 9.11.1918 CM Đức bùng nổ vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan
- 11.11.1918 Đức ký hiệp định đầu hàng => chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn phe Đức, Áo- Hung.
Hoạt động 1:Nhóm
Nhóm 1: Những hậu quả mà cuộc chiến tranh để lại cho nhân loại? Biện pháp ngăn ngừa chiến tranh ngày nay.
Nhóm 2: Vì sao Mĩ trở nên giàu có sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Nhóm 3: Kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì?
Nhóm 4:Tính chất của cuộc chiến tranh ?
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.
-Sau khi hs thảo luận, trình bày, GV nhận xét, chốt ý.
-GV sử dụng bảng thống kê.
-Gây nên thiệt hại nặng nề về người và của .
- Mỹ giàu lên sau chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga trong chiến tranh làm thay đổi tình hình thế giới.
* Tính chất:
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
5. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh TG 1?
- Dặn dò: Trả lời các câu hỏi trong SGK và xem trước bài 7 Những thành tựu văn hóa
- Ra bài tập: Lập bảng niên biểu các sự kiện quan trong của cuộc chiến tranh TG 1 ?
- Bài tập:
1. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào?
A. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị
B. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị
C. Chậm phát triển về mọi mặt
D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa
2. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng
Sự kiện
Thời gian
1. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi
a. Tháng 11/1918
2. Đức tuyên chiến với Nga
b. Ngày 28/7/1914
3. Anh tuyên chiến với Đức
c. Ngày 1/8/1914
4. Mĩ tuyên chiến với Đức
d. Ngày 3/8/1914
5. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện
e. Ngày 2/4/1918
Ngày soạn: 16/10/2008 Tổ CM duyệt
Ngày dạy: /10/2008
Bài 7 Tiết :8 .
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- Học sinh kết hợp với các kiến thức đã học các môn Địa lý, Ngữ văn để hiểu được sự phát triển của văn học, nghệ thuật, tư tưởng . thời Cận đại và ảnh hưởng của nó.
-Nắm được cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng dẫn đến sự ra đời CN XHKH
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Hình thành ý thức say mê học tập, tìm hiểu, sáng tác.
- Trân trọng và phát huy những giá trị thành tựu văn học nghệ thuật mà con người đã đạt được trong thời cận đại.
3. Về kĩ năng:
Biết liên hệ, phân tích đánh giá những thành tựu văn hóa và tác dụng của nó đối với xã hội.
- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện.
- Biết trình bày một vấn đề có tính logic
- Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
-Hình ảnh + tư liệu
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh TG thứ nhất 1914 – 1918 ?
3.Dẫn dắt vào bài mới.
Thời cận đại chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa đế quốc bên cạnh những mâu thuẩn, những bất công trong xã hội cần lên án thì đây cũng là thời kỳ đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn học - nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. Bài học này sẽ giúp các em nhận thức đúng những vấn đề này.
4.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
*Hoạt động 1 : Cá nhân
-Gv giải thích: Buổi đầu thời CĐ(từ 1566-cuối TK XVIII)
-GV:Tại sao đầu thời cận đại nền văn hóa thế giới, nhất là ở châu Âu có điều kiện phát triển?
Gợi ý: Kinh tế phát triển, mối quan hệ xã hội thay đổi, đó chính là hiện thực để có nhiều thành tựu về văn học nghệ thuật giai đoạn này.
-Nêu tên một vài tác giả văn học nổi tiếng thời kỳ cận đại? Các thể loại văn học trong thời kỳ này ?
-Nội dung cơ bản trong các sáng tác của các nhà văn phương Tây cũng như phương Đông là gì? (mong muốn một cuộc sống công bằng, tốt đẹp, tự do cho con người).
1. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại.
- Văn học
+ Xuất hiện nhiều nhà văn nhà thơ lớn Coóc-nây, La Phông-ten, Mô-li-e (Pháp).
+ Nhiều thể loại như bi kịch, hài kịch, truyện ngụ ngôn v.v.
- Âm nhạc.
+ Sự xuất hiện của các nhạc sĩ thiên tài như Bét-tô-ven (Đức), Mô-da (Áo).
+ Các tác phẩm âm nhạc mang đậm tinh thần dân chủ, cách mạng.
-Về hội hoạ: Rem-bran.
-Vai trò của triết học Ánh sáng ?
Những tư tưởng mới trong trào lưu Triết học Ánh sáng được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích”.
GV hỏi: Những thành tựu văn hóa đầu thời cận đại có tác dụng gì?
+ Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại.
+ Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản
- Về tư tưởng.
+ Sự ra đời của trào lưu triết học Ánh sáng có vai trò quan trọng trong cách mạng TS Pháp và sự phát triển của Châu Âu.
+ Các đại biểu như: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô v.v.
*Hoạt động 1: cá nhân.
-Văn học, NT đầu thế kỉ XIX đến đầu TK XX phát triển trong nối cảnh ntn?
+Các cuộc CM tư sản diễn ra và giành được thắng lợi.
+CNTB giành thắng lợi trên phạm vi TG, phát triển mạnh mẽ và chuyển dần sang giai đoạn ĐQCN.
+Ở các nước thuộc địa, phong trào GPDT cũng phát triển.
-Gv cho hs kể một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
-Nội dung cơ bản của các tác phẩm thời kì này là gì?
2. Thành tựu của văn học nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
-Văn học.
+Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Các tác phẩm văn học đã phản ánh toàn diện hiện thực xã hội phương Tây dưới sự thống trị của giai cấp Tư sản.
+ Các tác phẩm văn học đã lên án, phê phán sâu sắc xã hội phong kiến lỗi thời, xã hội tư bản bóc lột
+ Các tác phẩm văn học còn thể hiện lòng yêu thương con người, nhất là nhân dân lao động, thể hiện lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- Nghệ thuật.
+ Cuối TK XIX các lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc rất phát triển.
+ Nhiều thiên tài xuất hiện như:
- Về Mĩ thuật: như Van Gốc (Hà Lan), Pi-cat-xô (TBN) v.v
- Về âm nhạc :có Trai-cốp-xki (Nga) điển hình của âm nhạc hiện thực.
Hoạt động 1: Cá nhân
-Trào lưu tư tưởng tiến bộ ra đời trong bối cảnh lịch sử ntn?
+CNTB phát triển mạnh mẽ và chuyển dần sang giai đoạn ĐQCN, tăng cường bóc lột giai cấp công nhân.
3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của CNXHKH giữa XIX đầu XX.
* Trào lưu tư tưởng tiến bộ.
Cho HS đọc SGK, xem ảnh của các nhà tư tưởng tiến bộ: Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen và trả lời câu hỏi: Tư tưởng chính của các ông là gì? Nó có thể trở thành hiện thực trong bối cảnh xã hội bấy giờ không? Vì sao?
-CNXH không tưởng.
+ Các đại biểu: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh).
- Triết học Đức.
+ Hê-ghen (1770 - 1831) và Phoi-ơ-bách
(1804 - 1872)
-Các học thuyết kinh tế-chính trị tư sản cổ điển.
+ AđamXmít (1723 - 1790) và Ri-các-đô (1772 - 1823)
* Hoạt động 3: Nhóm
Nhóm 1:-Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học?
-Nhóm 2:CNXHKH được xây dựng trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những thành tựu KH nào?
-Nhóm 3:-Điểm khác với các học thuyết trước đây?
-Nhóm4:Vai trò của Chủ nghĩa xã hội khoa học?
-Sau khi hs trả lời, gv nhận xét, chốt ý, nhấn mạnh vai trò của học thuyết.
*Chủ nghĩa xã hội khoa học.
-Vai trò:
+là cương lĩnh CM cho cuộc đấu tranh chống CNTB.
+mở ra kỉ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học.
5. Sơ kết bài học.
* Cũng cố:
-nhấn mạnh những điểm chính của bài.
* Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Ra bài tập: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, họa sĩ thời Cận đại ?
Ngày soạn:24/10/2008 Tổ CM duyệt
Ngày giảng: /10/2008
Tiết: 10
Bài 8 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Học sinh hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại về: Các cuộc cách mạng tư sản; các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; phong trào công nhân cuối TK XIX đầu TK XX; chiến tranh TG lần thứ 1
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
Củng cố thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn qua các bài đã học.
3. Về kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện v.v
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Nêu những thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
3.Dẫn dắt vào bài mới.
Phần lịch sử
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_5_10_tran_thi_luyen.doc