I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Hiểu rõ chiến tranh thế giới thứ nhất là biểu hiện của mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Giải thích được vì sao Đảng Bônsêvích Nga đứng vững trước thử thách của chiến tranh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3. Về kĩ năng: Phân biệt các khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học
Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất, bảng thống kê hậu quả cuộc chiến tranh, tranh ảnh về chiến tranh.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm ra bài cũ: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa trên thế giới và sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc đã dẫn đến một cuộc chiến tranh đế quốc. Cuộc chiến tranh đó đã diễn ra như thế nào, kết cục ra sao chúng ta hãy nghiên cứu bài học.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 – 1918)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Hiểu rõ chiến tranh thế giới thứ nhất là biểu hiện của mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Giải thích được vì sao Đảng Bônsêvích Nga đứng vững trước thử thách của chiến tranh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3. Về kĩ năng: Phân biệt các khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học
Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất, bảng thống kê hậu quả cuộc chiến tranh, tranh ảnh về chiến tranh.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm ra bài cũ: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa trên thế giới và sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc đã dẫn đến một cuộc chiến tranh đế quốc. Cuộc chiến tranh đó đã diễn ra như thế nào, kết cục ra sao chúng ta hãy nghiên cứu bài học.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
- GV gợi ý để HS nhớ lại tình hình chung của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu XX: một số nước đi vào con đường TBCN muôn như Đức, Mỹ, Nhật nhưng đã phát huy được lợi thế riêng và những thành tựu về KHKT
a có bước phát triển nhảy vọt về kinh tế.
- GV sử dụng hai biểu đồ:
Biểu đồ về sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Đức
Biểu đồ về thuộc địa
â Rút ra nhận xét và mối tương quan giữa hai biểu đồ này: có sự mâu thuẫn giữa các nước đế quốc già và đế quốc trẻ
I. Nguyên nhân của chiến tranh
1. Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế , chính trị của các nước TBCN vào cuối thế kỷ XIX - đầu XX [ có sự thay đổi sâu sắc về lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Biểu hiện của mâu thuẫn này được diễn ra từ cuối thế kỷ XIX đầu XX, các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra nhiều nơi:
Chiến tranh trung - nhật (1894-1895)
Chiến tranh Mỹ - Tây ban nha (1898)
Chiến tranh Anh – Bôơ (1899-1902)
Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1904)
GV gợi ý sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị của nước Đức từ cuối XIX - đầu XX:
Kinh tế: sau khi thống nhất đất nước (1871), nền kinh tế của Đức phát triển rất nhanh. Trong những năm 1890-1900, sản lượng công nghiệp của Đức tăng 163% "Tổng sản lượng công nghiệp của Đức dẫn đầu Châu Âu và đứng thứ 2 TG, sau Mỹ.
Chính trị: Đức là một liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến. Hoàng đế là nười đứng đầu và có quyền lực tối cao. Chế độ chính trị không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ cho giai cấp TS và quý tộc hóa TS, đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân
[ CNĐQ Đức là chế độ quân phiệt hiếu chiến.
* N ước Đức
- Đức là nước có tiềm lực về kinh tế, quân sự, nhưng lại ít thuộc địa â Đức là nước có thái độ hung hăng trong việc giành giật thuộc địa.
- Năm 1882, Đức +Áo-Hung + Italy"Thành lập phe Liên minh.
- GV có thể cho thảo luận về âm mưu chủ yếu của hai khối quân sự Liên minh và Hiệp ước?
Cả hai phe đều có âm mưu xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, cùng ra sức chạy đua vũ trang (dẫn chứng)
Ngoài mục đích phân chia thị trường thì các nước đế quốc muốn lợi dụng chiến tranh đế quốc để đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra rất mạnh mẽ. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 ở châu Âu và cách mạng Nga 1905" mâu thuẫn xã hội ở các nước TB ngày càng diễn ra gay gắt. Giai cấp TS đế quốc muốn gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của phóng trào đấu tranh.
* Anh – Pháp
- Để đối phó với âm mưu của Đức, các nước Anh, Pháp, Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng với nhau, bằng việc kí các hiệp ước tay đôi [ Hình thành phe Hiệp ước
â Như vậy, đầu thế kỷ XX ở châu Âu hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Chính vấn đề thuộc địa là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần I
Về duyên cớ của cuộc chiến tranh: đầu năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của hai phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28/6/1914, chính phủ Áo Hung tổ chức một cuộc tập trận tại Bôxnia. Thái tử Áo là Phơranxo Phécđinan khi đi đến Xarajevo đã bị những người thuộc tổ chức “Bàn tay đen”-một tổ chức yêu nước của Xecbi chống lại ách thống trị của đế quốc Áo-Hung.
Vụ ám sát này khiến Đức có được cái cớ mà họ mong mỏi từ lâu. Vinhem II lập tức đòi Áo tuyên chiến với Xéccbi, mặc dầu nước này nhận bồi thường hết những điều trong tối hậu thư.
28/7/1914, Áo –Hung tuyên chiến Xécbi
1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga
3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp
4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức
âCuộc chiến tranh đế quốc chính thức bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
2. Nguyên nhân trực tiếp
- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị một người Xécbi ám sát tại Xarejevo
a Sự kiện ám sát tại Xarajevo là ngòi nổ của cuộc đại chiến thế giới lần 1.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_6_chien_tranh_the_gioi_thu_nhat_1.doc