I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
+ Hiểu rõ cải cách Minh Trị chính là cuộc cách mạng Tư sản đưa Nhật Bản sang CNĐQ. Nhật Bản sớm đi xâm lược các giai cấp thống trị Nhật Bản hiếu chiến.
2. Giáo dục.
+ Nhận thức được vai trò của các chính sách đối với sự phát triển xã hội và giải thích
được vì sao CNĐQ gắn liền với chiến tranh.
3. Kĩ năng.
+ Nắm được khái niệm cải cách.
II.Thiết bị:
- Lược đồ sự bành trướng của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Tranh, ảnh SGK ( Vua Minh Trị, võ sĩ Samurai ).
III.Tiến trìmh dạy học
1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs.
2. Kiểm tra: Không
90 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một : Lịch sử thế giới cận đại
Chương: I các nước châu á-châu Phi và khu mỹ la tinh
( Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX )
Tiết 1 - Bài 1 : Nhật Bản
Ngày soạn:4/9/2011
Ngày dạy:11a: sĩ số: 11a:
11b: 11b:
11c: 11c :
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
+ Hiểu rõ cải cách Minh Trị chính là cuộc cách mạng Tư sản đưa Nhật Bản sang CNĐQ. Nhật Bản sớm đi xâm lược các giai cấp thống trị Nhật Bản hiếu chiến.
2. Giáo dục.
+ Nhận thức được vai trò của các chính sách đối với sự phát triển xã hội và giải thích
được vì sao CNĐQ gắn liền với chiến tranh.
3. Kĩ năng.
+ Nắm được khái niệm cải cách.
II.Thiết bị:
- Lược đồ sự bành trướng của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Tranh, ảnh SGK ( Vua Minh Trị, võ sĩ Samurai ).
III.Tiến trìmh dạy học
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs.
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới
hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV gthiệu sơ lược về NB : Nhật Bản gồm 4 đảo chính: Hônsu, Hốccaiđô, Kiusiu, Sicôc.
? Tình hình NB từ đầu TK XIX đến trước năm 1868 có điểm gì nổi bật ?
? nêu những ý chính về tình hình KT - CT - XH trong giai đoạn này.
? Trong bối cảnh TG lúc đó (CNTB đang phát triển mạnh) đã dẫn đến hậu quả gì cho NB ?
? Vì sao Mĩ là nước đi đầu trong qúa trình đòi NB phải mở cửa.
- Từ 1603~1868 quyền trong tay Tướng quân ( SôGun ) Thiên Hoàng ( Micađô ) chỉ là danh nghĩa.
- Năm 1854 mạc Phủ ký hiệp ước và sau đó bị các nước Anh, Pháp, Nga, Đức ép ký.
? Trước thử thách lịch sử Nhật Bản chọn con đường phát triển như thế nào ?
GV gt khái niệm Duy Tân.
GV gt về Thiên Hoàng Minh Trị kế vị tháng 11/1867 ?
? nội dung cải cách Mâygi ?
? Hiểu thế nào là chế độ QCLH.
- Tiền tệ : Đồng Yên
=> Những cải cách này nhằm xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, xây dựng nền kinh tế theo hướng TBCN.
=>mục tiêu xây dựng LL quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống QĐ phương tây.
? Nhận xét gì về nội dung cải cách? ýnghĩa của cải cách?
? Sau ccách MTrị, tình hình NB ntn?
-? Công nghiệp phát triển như thế nào ?
- Các công ty độc quyền :
Mitxui, Mitsubisi
- Sau cải cách Nhật Bản sang CNTB và phát triển nhanh sang CNTB độc quyền.
CNĐQ Phong kiến quân phiệt.
Thấy được mâu thuẫn xã hội phát triển dẫn tới các cuộc đấu tranh.
- Cơ sở mâu thuẫn ?
- Nội dung đấu tranh ?
1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỷ XIX
đến trước 1868.
- Đầu thế kỉ XI X chế độ Mạc Phủ~Sô Gun rơi vào bế tắc, suy thoái.
- Kinh tế : Nông nghiệp lạc hậu, bóc lột nặng nề, phát triển kinh tế TBCN.
- Xã hội : Vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, trong đó mâu thuẫn Tư sản và dân nghèo với Phong kiến
- Chính trị : Duy trì chế độ Phong kiến, vị trí của Thiên Hoàng và Sô Gun.
- Hậu quả:-
+ Sự xâm nhập của các nước TBPT: Mỹ đòi Nhật mở cửa thị trường .
2. Cuộc Duy tân Minh trị
- Tháng 1/1868 : Thiên Hoàng Minh Trị (Mâygi) thực hiện cải cách tiến bộ đưa nước Nhật thoát khỏi phong kiến lạc hậu.
* Nội dung cải cách Minh Trị.
- Chính trị : Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, ra đời hiến pháp (Trong đó Quý tộc Tư sản hoá). Nhật là chế độ quân chủ lập hiến.
- Kinh tế : Thống nhất tiền tệ, thị
trường, cho phép mua bán ruộng đất.
- Quân sự : Tổ chức, huấn luyện, thực hiện nghĩa vụ, trang bị vũ khí và phương tiện.
- Giáo dục: Chính sách giáo dục, khoa học, du học.
* Tính chất - ý nghĩa:
- Là một cuộc CMTS (còn hạn chế).
- Mở đường cho CNTB phát triển đưa Nhật thành 1 nước có nền KT CTN phát triển nhất châu á.
- Giữ vững nền ĐL, chủ quyền trước sự XL của TBPT.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
+ Nhật Bản sang ĐQCN ( CNTB độc quyền ) vào 30 năm cuối thế kỷ XIX Nhật Bản phát triển nhanh TBCN.
- Công nghiệp: Phát triển mạnh, Công nghiệp hoá.
- Sự tập trung TB Công nghiệp, TB
Thương nghiệp và TB Ngân hàng
Ra đời các công ty độc quyền chi phối và lũng đoạn.
+ Sự bành trướng của Nhật:
- Chiến tranh Trung~Nhật 1894~1895
- Chiến tranh Nga~Nhật 1904~1905
+ Sang CNĐQ mâu thuẫn xã hội phát triển.
- Do bóc lột nặng nề ( Ngày làm 12~14 giờ )
- Điều kiện sống tồi tệ dẫn tới các cuộc đấu tranh của công nhân ( Tăng lương, cải thiện đời sống, tự do dân chủ ).
4. Củng cố:
- Giữa thế kỷ XIX chế độ Mạc Phủ khủng hoảng trầm trọng, nước Nhật bị áp lực của CNĐQ phương Tây. Nhật Bản đã thực hiện cải cách Minh Trị đưa nước Nhật sang CNĐQ thoát khỏi số phận thuộc địa.
5. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu về đất nước con người ấn độ.
*********************************
Tiết 2- Bài 2 : ấn độ
Ngày soạn:10/9/2011
Ngày dạy: 11a: sĩ số
11b:
11c:
I . Mục tiêu:
+ Thấy được ách thông trị của CNTD Anh đối với ấn Độ đó là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh phát triển mạnh. Hiểu được vai trò của giai cấp Tư sản và Đảng Quốc Đại trong sự nghiệp GPDT và tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ấn Độ.
+ Thái độ lên án sự thống trị của CNTD và khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân ấn Độ.
+ Rèn luyện kỹ năng trình bày diễn biến lịch sử, nắm khái niệm GPDT
II.Thiết bị: Lược đồ cách mạng GPDT ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tranh, ảnh ( Khởi nghĩa Xipay, Nạn đối, Tilắc )
III .Tiến trình dạy và học
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs
2 . Kiểm tra: 1; Trình bày nội dung cải cách Minh Trị, ý nghĩa ?
2; Nét chính về sự phát triển CNĐQ và sự bành trướng của Nhật Bản
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Khỏi quỏt tỡnh hỡnh Ấn Độ từ nữa sau thế kỷ XIX ?
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, giàu đẹp đa dạng về điều kiện tự nhiờn Trải qua nhiều thế kỉ những dũng người du mục , những thương nhõn những tớn đồ hành hương đó cố gắng vượt qua những khú khăn và mạohiểm để xõm nhập vào đất nước này Sự du nhập này đó gúp phần làm nờn sự phong phỳ đa dạng về văn húa ,dõn tộc, ngụn ngữ của Ấn Độ
?những nét lớn trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở ấn Độ.
? Những chính sách thống trị
của thực dân Anh đưa đến hậu quả gì?
? Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa ?
- GV giải thích khái niệm “Xi-pay”: tên gọi những đơn vị binh lính người ấn Độ trong quân đội thực dân Anh (nằm trong âm mưu dùng người bản xứ đánh người bản xứ của Anh).
liên hệ với Việt Nam thời thuộc Pháp
? tại sao binh lính ấn Độ nằm trong quân đội thực dân Anh lại đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Anh?
? Khởi nghĩa Xi-pay diễn ra như thế nào?
? Cuộc khởi nghĩa Xi-pay tuy thất bại nhng vẫn có ý nghĩa lịch sử to lớn. Em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa này?
- GV: Cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ diễn ra dưới sự lãnh đạo của một tổ chức Đảng mới, Đảng Quốc đại.
? sự thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại.
? Chủ trương của Đảng Quốc đại đem lại kết quả gì?
- GV yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhỏ thái độ đấu tranh cương quyết và vai trò của Ti-lắc.
?nguyên nhân, diễn biến của cuộc tổng bãi công ở Bom-bay.
? Em hãy so sánh phong trào cách mạng 1885 – 1908 với khởi nghĩa Xi-pay?
(lực lượng tham gia, lãnh đạo, đường lối, mục tiêu, kết quả của phong trào).
+ Lực lượng tham gia: công nhân, nông dân, tư sản, trong đó có vai trò của công nhân.
+ Do giai cấp tư sản lónh đạo, mang đậm ý thức dõn tộc.
+ Lần dầu tiờn cụng nhõn Ấn Độ tham gia phong trào (bói cụng của cụng nhõn Bombay 1908).6.1908 TD Anh bắt Ti Lắc kết ỏn 6 năm tự ,cụng nhõn Bom bay đó tổng bói cụng 6 ngày để ủng hộ Ti Lắc
=> Cao trào cỏch mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dõn tộc đỏnh dấu sự thức tỉnh của nhõn dõn Ấn Độ tuy nhiờn chớnh sỏch chia rẽ của thực dõn Anh làm cho phong trào tạm ngừng.
I. Tình hình ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX
* Quá trình thực dân xâm lược ấn Độ:
+ Từ đầu thế kỷ XVII chế độ phong kiến ấn Độ suy yếu –> các nước
Phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược.
+ Kết quả: Giữa thế kỷ XVII Anh hoàn toàn xâm lược và đặt ách cai trị ấn Độ.
* Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Về kinh tế:
- Thực dân Anh thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên cùng kiệt và bóc lột nhân công rẻ mạt
–> nhằm biến ấn Độ thành thị trường quan trọng của Anh.
+ Về chính trị - xã hội:
- Chính phủ Anh thiết lập chế độ cai trị trực tiếp ấn Độ với thủ đoạn chủ yếu là: chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội.
+ Về văn hoá - giáo dục:
-Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xa.
* Hậu quả
+ Kinh tế giảm sút, bần cùng.
+ Đời sống nhân dân người dân cực khổ.
II. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859)
- Nguyên nhân:
+ do binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm –> binh lính bất mãn nổi dậy đấu tranh.
- Diễn biến:
+ Ngày 15/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ ở Mi-rút.
+ Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc, miền Tây ấn Độ, kéo dài 2 năm.
+ Lực lượng tham gia la binh lính và nông dân.
+ Kết quả: Khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại.
- ý nghĩa lịch sử: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức vươn tới độc lập của ấn Độ.
III. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)
a. Đảng Quốc đại.
* Nguyên nhân:
- Sự phát triển của giai cấp TS ấn Độ.
- 1885, đảng Quốc đại thành lập.
* Đường lối:
+ 1885 - 1905: dùng phương pháp ôn hoà đòi chính phủ Anh tiến hành cải cách và phản đối đấu tranh bạo lực.
*Kết quả .
+ Từ 1905 : xuất hiện phái cấp tiến
( phái " cực đoan" ).
- chủ trương: kiên quyết chống Anh.
b. Phong trào dân tộc (1905 - 1908)
- Nguyên nhân:
+ Đấu tranh đòi xoá bỏ đạo luật chia cắt Ben gan.
- Diễn biến:
+Tiêu biểu là ở: Bom-bay và Can-cut-ta.
+ Tháng 6 năm 1908: Khởi nghĩa của công nhân Bom bay.
- Kết quả thất bại.
c. Tính chất, ý nghĩa.
- Tính chất: mang tính chất dân tộc.
-ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần đấu tranh của ND ÂĐ.
+ Thức tỉnh ND ÂĐ.
4. Củng cố:
- Anh xâm lược và thống trị ấn Độ, nhân dân ấn độ đã nổi dậy đấu tranh, trong đó nổi bật là cuộc tổng bãi công của 10 vạn công nhân ở Bom Bay 1908.
5. Giao nhiệm vụ về nhà: Học câu hỏi SGK
Xem trước Bài 3: Trung Quốc.
*********************************************
Tiết 3 -Bài 3 : Trung Quốc
Ngày soạn :13/9/2011
Ngày dạy: 11a: sĩ số: 10a:
11b: 10b:
11c: 10c:
I. Mục tiêu:
+ Thấy được hoàn cảnh suy vong của chế độ phong kiến Mãn Thanh và từ đó Trung Quốc đã bị CNĐQ sâu xé. Trước hoàn cảnh đất nước, một phong trào chống đế quốc, phong kiến diễn ra, tiêu biểu là phong trào Duy tân, Nghĩa Hoà Đoàn và cách mạng Tân Hợi.
+ Thấy đuợc ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi năm 1911.
+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, thấy trách nhiệm của nhà nước phong kiến Mãn Thanh trước sự xâm lược của CNĐQ.
II.Thiết bị.
- Lược đồ phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, Cách mạng Tân Hợi
- Tranh, ảnh trong SGK ( Các nước đế quốc sâu xé, Tôn Trung Sơn ).
III.Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs
2. Kiểm tra:
1; Sự ra đời của đảng Quốc Đại và vai trò của nó ?
2; Các phong trào đấu tranh của nhân dân ấn Độ ?
3. Bài mới
hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV sử dụng LĐ
? Nguyên nhân xâm lược của CNĐQ.
- Trực quan H6 - SGK
? Quá trình xâm lược của CNĐQ.
- Anh là người mở đầu - bằng yêu sách
- Lý do xảy ra chiến tranh thuốc phiện.
- Sự bạc nhược của phong kiến Mãn Thanh
? Vậy các nước phương Tây dùng thủ đoạn gì để xâm lược, len chân vào thị
trường Trung Quốc? Làm thế nào để bắt Trung Quốc phải mở cửa?
Kết luận: Mốc Trung Quốc sang nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- 6 người đứng đầu xung quanh bánh ngọt Trung Quốc: Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga Hoàng, Nhật Hoàng, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh.
( Sau là 2 nước áo-Hung và Italia )
? nguyên nhân diễn ra các phong trào đấu tranh?
- GV: Em rút ra nhận xét gì về các cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
? hoàn cảnh Trung Quốc và sự lớn mạnh của Tư sản đã thành lập được chính đảng.
- Từ SGK tìm hiểu lai lịch Tôn Trung Sơn.
- Thành phần Trung Quốc đồng minh hội là: Tư sản, Tiểu tư sản, Địa chủ.
- Chủ nghĩa Tam dân
- Mục tiêu là đánh đổ Mãn Thanh.....
? nguyên nhân, diến biến, kết quả, ý nghĩa cách mạng Tân Hợi.
- Từ cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- Thành lập Trung Hoa dân quốc do Tôn Trung Sơn làm đại Tổng Thống.
? Qua diễn biến, kết quả của cách mạng Tân Hợi em rút ra tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng?
1.Trung Quốc bị các nước đế quốc
xâm lược.
a. Nguyên nhân :
- Các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
- Trung Quốc: là 1 nước lớn, đông dân nhất châu á -> “miếng mồi”.
b. Quá trình xâm lược.
- Đi đầu là TD Anh: -> “Chiến tranh thuốc phiện” (1840-1842).
+ Hậu quả : 29. 8. 1842 TQ ký “điều ước Nam kinh” với thực dân Anh.
--> mở đầu quá trình biến Trung Quốc thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- Sau Anh, các nước ĐQ khác từng bước xâu xé TQ:
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
a. Nguyên nhân.
- Sự xâm lược của các nước ĐQ.
- Thái độ thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh
b. Phong trào.
* KN Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1864)
- 1/1/1851: KN bùng nổ do Hồng Tú Toàn LĐ.
-->Thành lập chính quyền ở Thiên Kinh, thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
- KN kéo dài 14 năm (1851 - 1864) bị dập tắt.
* Cuộc vận động Duy tân 1898
+ Lãnh đạo : Tri thức phong kiến tiến bộ khởi xướng (Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi).
+ Kết quả --> thất bại 21/9/1898 (103 ngày)
* Khởi nghĩa Nghĩa Hoà Đoàn 1900
- Từ Sơn Đông lan rộng khắp miền Bắc TQ tấn công vào các sứ quán nước ngoài ở BK.
- Liên quân 8 nước đánh Bắc Kinh
--> triều đình ký Điều ước Tân Sửu 1901
TQ thành nước nửa thuộc địa, nửa p/k.
3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi.
a. Tôn Trung Sơn và Tổ chức Đồng Minh Hội.
- Giai cấp TS ra đời cuối TK XIX đầu TK XX ngày càng lớn mạnh và thành lập tổ chức chính trị (đại biểu là Tôn Trung Sơn)
- 8/ 1905: Trung Quốc ĐMH thành lập.
+ đ/lối: “DTĐL, dân quyền TD, dân sinh HP”.
+ Mục tiêu: đánh đổ Mãn Thanh..... sgk
b. Cách mạng Tân Hợi 1911
* Nguyên nhân:
- Xâu xa: ND TQ >< ĐQ, PK
- Trực tiếp: phong trào bảo vệ đường sắt.
* Diễn biến:
- 10/10/1911: KN Vũ Xương bùng nổ, lan rộng ra cả nước.
- 29/12/1911: Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh.
- Tháng 3/ 1912: cách mạng chấm dứt, các thế lực p/k quân phiệt lên nắm chính quyền.
* Kết quả: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế thiết lập nền cộng hoà.
* Tính chất: Là cuộc CMTS không triệt để.
* ý nghĩa :
- Mở đường cho CNTB phát triển.
- ảnh hưởng đến PTGPDT ở Châu á.
4.Củng cố:
- Chế độ phong kiến Mãn Thanh suy yếu, CNĐQ đã sâu xé Trung Quốc.
- Trứớc tình cảnh đó nhân dân đã nổi dậy chống ĐQ và PK.
5. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Xem thêm SGK để củng cố bài học, Đọc trước Bài 4.
Tiết 4- Bài 4 : các nước đông nam á
( Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX )
Ngày soạn : 15/9/2011
Ngày dạy: 11a: sĩ số
11b:
11c:
I . Mục tiêu:
+ Nắm được từ nửa thế kỷ XIX các nớc đế quốc đã xâm lược và hầu hết các nước Đông Nam á là thuộc địa của CNĐQ. Sự xâm lược và thống trị của CNĐQ đã làm cho mâu trhuẫn dân tộc phát triển và nhân dân các nước đã nổi dậy đấu tranh.
+ Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hữu nghị các ước trong khu vực.
+ Kỹ năng sử dụng bản đồ, so sánh phân tích nội dung lịch sử.
II.Thiết bị: Lược đồ các nước Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
III.Tiến trình dạy và học:
1. ổn định tổ chức: Gvghi sĩ số hs
2. Kiểm tra: 1; Nêu khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc ?
2; Kết quả, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi 1911 ?
3. Bài mới
hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV. Giới thiệu vị trí chiến luợc của Đông Nam á.
- Vị trí chiến luợc của Đông Nam á.
- Tên các nước.
GV : Nguyên nhân Đông Nam á bị thực dân xâm lược ?
GV : Giới thiệu quá trình xâm lược của CNĐQ.
- Các nước Âu~Mỹ sang CNĐQ.
- Các nước Đông Nam á đang trong chế độ phong kiến lạc hậu, là miếng mồi ngon.
- Trực quan bản đồ ĐNá
GV: vị trí của Inđônêxia và quá trình đấu tranh chống CNTD Hà Lan.
- Vị trí địa lý của Inđônêxia.
- Quá trình xâm lược của CNTD
phương Tây và cuối cùng là thuộc địa của Hà Lan từ giữa thế kỷ XIX.
Gv : Các phong trào đấu tranh tiêu biểu ?
- Vai trò của phong trào công nhân đã làm ra đời Hiệp hội công nhân và tuyên truyền chủ nghĩa Mác->Ra đời ĐCS sớm.
- Đánh giá phong trào TS và Trí thức.
GV: vị trí Philippin và phong trào nhân dân Philippin đấu tranh chống thực dân TBN.
- “ Đả đảo bọn TâyBanNha ”
- “ Liên hiệp Philippin ” Trí thức, Địa chủ, Tư sản.
- “ Liên hiệp những người con yêu quý -
Katipunan - Khởi nghĩa - Cách mạng mang tính chất Tư sản ”. 1896 ra đời Cộng hoà Philippin.
.
GV; các cuộc khởi nghĩa điển hình của nhân dân Cămpuchia.
- Sivôtha tấn công U Đông, Phnômpênh,
- Achasoa có căn cứ giáp Việt Nam.
- Pucômbô là nhà sư, liên kết với Việt Nam
GV: các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào?
- Giải phóng Xavannakhet
- Khởi nghĩa ở cao nguyên Bôlôven.
- đặc thù của Xiêm bị lệ thuộc Anh, Pháp chứ không là thuộc địa.
- Lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước ĐQ.
- Những cải cách thay đổi làm cho xã hội phát triển.
- GV: Em hãy nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào – Campuchia?
+ Diện tích Thái Lan 514.000km2, dân số chủ yếu là người Thái. Hiện nay Thái Lan là một nước phát triển trong khu vực, là vựa lúa đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, có nghành công nghiệp không khói (du lịch) rất phát triển, có nhiều loài cây có giá trị (gỗ tếch), nhiều khoáng sản quý (đá quý, vôn phơram, sắt)
+ Tên “Xiêm” được phát hiện lần đầu tiên trong những văn bia của người Chăm Pa đầu thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XII. Có ý kiến cho rằng: Theo tiếng Pali và tiếng Sanxcrit thì “Xiêm” có nghĩa là nâu, hung hung màu sẫm. Chỉ người Thái có nước da màu, mặc dù chưa có kết luận nhưng trong một thời gian dài, đất nước này mang tên “Vương quốc Xiêm”. Từ 1939 được đổi thành
“Vương quốc Thái Lan” (đất nước của
người Thái).
GV: bối cảnh lịch sử Thái Lan từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX ?
GV: Những chính sách cải cách của Ra-ma V ở Xiêm.
- Chính sách cải cách kinh tế:
+ Nông nghiệp.
+ Công thương nghiệp.
- Chính sách cải cách chính trị.
- Chính sách xã hội.
- Chính sách đối ngoại.
- Tính chất của cải cách.
1. Quá trình xâm lược của CNTD vào các nước Đông Nam á.
* Nguyên nhân Đông Nam á bị xâm lựơc.
- Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa -> Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Đông Nam á là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến
lược quan trọng. Từ giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên -> thực dân phương Tây mở rộng, hoàn thành việc xâm lược Đông Nam á.
* Quá trình thực dân xâm lược Đông Nam á.
- Anh: Mianma, Malaysia.
- Pháp: Việt Nam, Lào, Cămpuchia.
- Hà Lan: Inđônêxia ( Giữa thế kỷ XIX )
- TâyBanNha: Philippin ( Thống trị từ thế kỷ XVI ).
- Riêng Thái Lan ( Xiêm ) là nơi tranh chấp của Anh và Pháp.
2. Phong trào chống CNTD Hà Lan của nhân dân Inđônêxia.
+ Inđônêxia là đất nước nhiều đảo, trong đó có đảo lớn: Sumatra, GiavaCalimantan từ thế kỷ XV~XVI các nước TâyBanNha, Bồ Đào Nha và Hà Lan xâm chiếm, giữa thế kỷ XIX là thuộc địa của Hà Lan.
+ Phong trào đấu tranh:
- Tháng 10/1873 nhân dân A Chê chống 3000 quân Hà lan.
- Phong trào nông dân ( Điển hình 1890 do SaMin lãnh đạo).
- Phong trào công nhân ( Các tổ chức ra đời ) Đảng cộng sản ra đời 5/1920.
- Phong trào Tư sản dân tộc và trí thức.
3. Phong trào chống Thực dân ở Phi lip pin.
+ Phi lip pin là thuộc địa của TâyBanNha từ giữa thế kỷ XVI. Quá trình khai thác, thống trị và phân biệt đối sử làm mâu thuẫn găy gắt, nhân dân nổi dậy đấu tranh.
+ Phong trào đấu tranh:
- 1872 khởi nghĩa của nhân dân Cavitô
- Xu hướng cải cách của HôxêRiđan
- Xu hướng bạo động của Bôniphaxiô
( Kết quả của Katipunan - 28/8/1896 )
+ 1898 Mỹ cướp Philippin của TâyBanNha, từ đây là thuộc địa của Mỹ.
4. Phong trào đấu tranh chống Thực dân Pháp của nhân dân Cămpuchia.
+1863 sau quá trình xâm lược NôRôĐôm chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. ( Hiệp ước 1884 - Cămpuchia là thuộc địa ).
+ Phong trào đấu tranh.
- Khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha
( 1861~1892 ).
- Khởi nghĩa Achasoa ( 1863~1866 ).
- Khởi nghĩa Pucômbô ( 1866~1867 ).
5. Phong trào đấu tranh chống Thực dân Pháp của nhân dân Lào.
+ 1893 Lào là thuộc địa của Pháp.
+ Phong trào đấu tranh.
- Khởi nghĩa Phacađuốc (1901~1903).
- Ôngkẹo~Commađam (1901~1937).
* Nhận xét:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát.
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Lãnh đạo là các sỹ phu yêu nước và nông dân.
- Kết quả: Các cuộc đấu tranh đều thất bại do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông
Dương.
VI. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
* Bối cảnh lịch sử
- Năm 1752 triều đại Ra-ma được thiết lập, theo đuổi chính sách đóng cửa.
- Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe doạ xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851 – 1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nuớc ngoài.
- Ra-ma V (Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 – 1910) đã thực hiện nhiều chính sách.
* Nội dung cải cách
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thế ruộng, xoá bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp:
Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.
- Chính trị:
+ Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.
- Quân đội, toà án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
- Về xã hội: xoá bỏ chế độ nô lệ vì nợ –> giải phóng người lao động
- Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo: “ngoại giao cây tre”.
+ Lợi dụng vị trí nước đệm.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp => lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.
- Tính chất: Cải cách mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để.
4 .Củng cố:
+ Nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á là do ách thống trị, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
+ Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam á bùng nổ mạnh mẽ đều thất bại, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
+ Nhờ cải cách mà Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam á không phải thuộc địa.
5 . Giao nhiệm vụ về nhà:
- học bài, làm câu hỏi bài tập trong SGK. Sưu tầm tư liệu về các nước Phi, Mĩ La-tinh cuối XIX đầu XX.
Tiết 5. Bài 5: Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh
( Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX )
Ngày soạn: 20/9/2011
Ngày dạy: 11a: Sĩ số:
11b:
11c:
I. Mục tiêu:
+ Nắm được quá trình xâm lược của CNTD đối với các nước châu Phi và Mỹ Latinh. Do chính sách thống trị, bóc lột của CNTD mà nhân dân các nước đã vùng lên đấu tranh.
+ Có thái độ đồng cảm và ủng hộ cho phong trào đấu tranh của nhân dân các nước.
+ Rèn luyện thêm về kỹ năng sử dụng bản đồ, nắm vững vị trí địa lý.
II. Thiết bị: Bản đồ các nước châu Phi và khu vực Mỹ Latinh
III. Tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra : 15 phút bằng giấy :
Khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân CPC và Lào ?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Em biết gì về lục địa Châu phi?
? Nêu mốc thời gian TDCÂ vào XL Châu Phi?
- Mở đầu là ng BĐN.
- Thuộc địa chủ yếu của Anh và Pháp
GV: kênh đào Xuy-ê:
?Nguyên nhân của các phong trào ĐT?
(Do CĐ cai trị hà khắc của CNTD)
?Tìm hiểu SGK và nhận xét phong trào đấu tranh ?
+ Kết quả: đều thất bại (trừ Etiôpia).
+ Nguyên nhân thất bại: Chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp,
+ ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu
nước, .
GV giới thiệu tên gọi: MLT
? Em biết gì về khu vực MLT?
? Nguyên nhân của PTĐT?
- Từ SGK phân tích phong trào đấu tranh của các nước.
- Bước đầu các nước giành độc lập từ CNTD châu Âu và phát triển đất
nước.
? Nhận xét gì về PTĐT?
? Sau khi giành ĐL, t/hình MLT ntn?
- Qua SGK kể tên các nước bị Mỹ bành trướng.
1. Châu Phi.
- Lục địa lớn. giàu TN, nôi văn minh của loài người.
- Từ giữa thế kỷ XIX, CNTD bắt đầu xâm
lược, mạnh nhất là từ những năm 70 - 80.
à đầu TK XX cơ bản XL xong. (Kênh XuyÊ khánh thành năm 1869 )
- Phong trào đấu tranh:
+ Êtiôpia chống Italia bảo vệ độc lập. (1896)
+ Phong trào của nhân dân Libêria.
NXét: Do bị CNTD đàn áp, PT phát triển sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước đều thất bại.
2. Khu vực Mỹ Latinh.
- Phần lãnh thổ rộng của châu Mỹ, có lịch sử VH lâu đời, giàu TNTN.
- Từ thế kỷ XVI~XVII là thuộc địa của TâyBanNha và BồĐàoNha.
- Phong trào đấu tranh giành ĐL:
+ Do CNTD thiết lập chế độ thống trị phản động, gây nhiều tội ác.
+ Phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt, nhiều nước giành được độc lập (Haiti 1791, Mêhicô 1821, Pêru 1821 ra đời nền cộng hoà).
Nxét: Sôi nổi, quyết liệt, hầu hết đã th
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_chuong_trinh_ca_nam.doc