I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức. Học sinh cần:
- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 và ý nghĩa của cuộc cải cách đó đối với sự phát triển đi lên của Nhật Bản.
- Thấy được chính sách xâm lược của Nhật Bản khi trở thành một nước TBCN
- Các cuộc đấu tranh của giai cấp CN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XIX ở Nhật Bản.
2. Tư Tưởng.
- Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội và hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản.
3. Kỹ năng.
- Giúp học sinh nắm được những kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích nhận định đánh giá và kỹ năng so sánh liên hệ.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới
- Các tài liệu liên quan về Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tranh ảnh .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11
- Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo.
- Lịch sủ thế giới hiện đại từ 1917 – 1945
- Lịch sử Việt Nam từ 1858- 1918
2. Dẫn dắt vào bài mới.
Cuối thế kỉ XIX đầy thế kỉ XX, hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng suy yếu, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Trong bối cảnh đó Nhật Bản vẫn dữ được độc lập và phát triển nhanh trên con đường TBCN và trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á. Tại sao Nhật Bản lại thoát khỏi sự xâm lược của các nước đế quốc và trở thành một nước TBCN hùng mạnh ? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1. Nhật Bản.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 1, Bài 1: Nhật Bản - Lê Văn Mạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI ( Tiếp theo )
---------------- ¹-@ & ?-¹ ---------------
Chương I. CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH
( Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
Tiết 1 - Bài 1. NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức. Học sinh cần:
- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 và ý nghĩa của cuộc cải cách đó đối với sự phát triển đi lên của Nhật Bản.
- Thấy được chính sách xâm lược của Nhật Bản khi trở thành một nước TBCN
- Các cuộc đấu tranh của giai cấp CN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XIX ở Nhật Bản.
2. Tư Tưởng.
- Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội và hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản.
3. Kỹ năng.
- Giúp học sinh nắm được những kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích nhận định đánh giá và kỹ năng so sánh liên hệ.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới
- Các tài liệu liên quan về Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tranh ảnh ...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11
- Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo.
- Lịch sủ thế giới hiện đại từ 1917 – 1945
- Lịch sử Việt Nam từ 1858- 1918
2. Dẫn dắt vào bài mới.
Cuối thế kỉ XIX đầy thế kỉ XX, hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng suy yếu, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Trong bối cảnh đó Nhật Bản vẫn dữ được độc lập và phát triển nhanh trên con đường TBCN và trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á. Tại sao Nhật Bản lại thoát khỏi sự xâm lược của các nước đế quốc và trở thành một nước TBCN hùng mạnh ? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1. Nhật Bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
KIẾN THỨC CƠ BẢN
HĐ1 - CÁ NHÂN VÀ CẢ LỚP
- Gv sử dụng bản đổ thế giới, giới thiệu về vị trí Nhật Bản
- Vào nửa đẩu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng trầm trọng.
- Gv yêu cầu HS theo dõi SGK, tìm hiểu những biểu hiện suy yếu của nến kinh tế NB từ đầu TK XIX đến trước 1968.
- Hs trả lời. Gv nhận xét kết luận:
+ Kinh tế: Nền sản xuất nông nghiệp vẫn dựa trên QHSX phong kiến lạc hậu.Mầm mống kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng.
+ Về xã hội:.
Nông dân, thị dân, tư sản } { CĐPK Mạc Phủ
+ Chính trị: Nhà vua được tôn vinh là Thiên hoàng nhưng quyền lực thực tế lại nằm trong tay Mạc Phủ thuộc dòng họ Tô-kư-ga-oa :
Thiên hoàng } { Mạc Phủ
H - Sự suy yếu của NB thế kỉ XIX, trong bối cảnh thế giới lúc đó dẫn đến hậu quả gì?
- HS suy nghĩ trả lời – Gv nhận xét và kết luận:
Giữa lúc NB suy yếu các nước TB Âu – Mĩ tìm cách xâm nhập vào NB.ÆNB đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
H - NB đã làm gì trước nguy cơ bị xâm lược ? Liên hệ đến VN, TQ?
- Ngày 3-1-1868 Minh Trị cho thành lập chính phủ mới và thực hiện những cải cách
- Gv yêu cầu Hs theo dõi SGK những chính sách cải cách của Thiên hoàng trên các lĩnh vực CT, KT, QS, VHGD và trình bày:
- Gv nhận xét và kết luận những nét cơ bản:
+ Chính trị:
+ Kinh tế
+ Quân sự
+ Văn hóa - giáo dục
H - Căn cứ vào nội dung cải cách, hãy rút ra tính chất, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ?
- HS suy nghĩ trả lời, HS sinh khác có thể bổ sung
- Gv nhận xét và chốt ý: Mục đích của cải cách là nhằm đưa NB thoát khỏi tình trạng 1 nước lạc hậu và phát triển theo hướng TBCN. Vì vậy cải cách mang tính chất một cuộc cách mạng TS . Có triệt để không ? Vì sao ?
- HS: Không triệt để - vì người cải cách là l ông vua phong kiến, tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại
- Gv: hướng dẫn HS so sánh cuộc cải cách MT với cuộc CMTS đã học. Cuộc cải cách MT đã phát huy tác dụng mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX và đưa Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
HĐ2 - CÁ NHÂN VÀ CẢ LỚP
H - Em hãy nhắc lại những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc?
- HS suy nghĩ nhớ lại những kiến thức đã học ở L10 trả lời, Gv nhận xét
- Gv liên hệ những đặc điểm đó với NB và nêu vấn đề:
H – Các công ty độc quyền ở Nhật xuất hiện NTN? Có vai trò gì?
H – NB có thực hiện chính sách bành trướng tranh giành thuộc địa không ?
H - Mâu thuẫn xá hội ở NB biểu hiện như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- Gv nhân xét và kết luận:
+ Sự mạnh mẽ của nền KT tạo điều kiện để NB thực hiện chính sách bành trướng thuộc địa.
- Gv dùng bản đồ để minh họa CS bành trướng của NB
Æ Các cuộc đấu tranh của CN diễn ra mạnh mẽ - 1901 Đảng Xã hội dân chủ NB được thành lập. dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen.
² - Đặc điểm của đế quốc Nhật : đế quốc phong kiến quân phiệt.
1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868
- Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ ở NB đứng đầu là Tướng quân ( Sô-gun) lâm vào khủng hoảng và suy yếu.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: lạc hậu,mất mùa đói kém thường xuyên xẩy ra.
+ Công nghiệp: Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều – Nền KT TBCN nhanh chóng.
- Xã hội: Nông dân, thị dân,
tư sản } { CĐPK Mạc Phủ
- Chính trị:
Thiên hoàng } { Mạc Phủ
- Giữa lúc đó, các nước tư bản Âu – Mĩ tìm cách xâm nhập vào NB.
® NB đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Tháng 1-1868, Sô-gun bị lật đổ, Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách:
+ Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại.
+ Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của PK, nền KT theo hướng TBCN.
+ Quân sự: Tổ chúc và huấn luyện, trang bị theo kiểu phương Tây nhưng phải phù hợp với tinh thần NB (Samurai)
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KHKT, cử HS giỏi đi du học ở phương Tây.
² Tính chất – ý nghĩa
- Cải cách Minh Trị mang tình chất một cuộc CMTS không triệt để.
- Thống nhất thị trường dân tộc, mở đường cho CNTB ở NB .
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Trong 30 năm cuối của TK XIX, quá trình tập trung sản xuất mạnh ở NB
¶ hình thành các công ty độc quyền lớn : Mit-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống KT-CT Nhật Bản.
- Chính sách đối ngoại: bành trướng thuộc địa:
+ Năm 1874 xâm chiếm Đài Loan.
+ Năm 1894-1895, Chiến tranh Nhật –Trung
+ Năm 1904-1905, Chiến tranh Nhật – Nga.
Æ Nhật Bản giành thắng lợi – trở thành đế quốc duy nhất ở châu Á.
- Chính sách đối nội:
+ Bóc lột nặng nề nhân dân lao động nhất là GCCN, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của GCCN.
4. Sơ kết bài học
- Cũng cố: Nhật Bản là 1 nước PK lạc hậu ở Châu Á nhờ cải cách sáng suốt nên đã thoát khỏi một nước phong kiến lạc hậu và trở thành 1 nước TB phát triển, Chính sự anh minh của 1 ông vua nên đã làm thay đổi vận mệnh của dân tộc, đưa NB sánh ngang với các nước phương Tây trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến châu Á.
- Dặn dò: Học bài cũ, Trả lời các câu hỏi ở SGK, chuẩn bị bài mới: Sưu tầm tư liệu về đất nước và con người Ấn Độ.
- Bài Tập:
1. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng.
Thời gian
Sự kiện
a. 1901
Nhật Bản chiến tranh với Đài Loan
b. 1874
Nhật Bản chiến tranh với Trung Quốc
c. 1894-1895
Nhật Bản chiến tranh với Nga
d. 1904-1905
Đảng Xã Hội dân chủ Nhật Bản thành lập
e. 1899-1902
2. Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, NB thoát khỏi số phận 1 nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc? Em hãy liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Cuối TK XIX đầu thế kỉ XX, TQ và VN là những nước bị CNĐQ chinh phục, nhưng không thoát khỏi tình trạng nô dịch vì:
+ Ở Trung Quốc : Cuộc Duy Tân Mậu Tuất ( 1898) đã vấp phải của lực lực lượng bảo thủ do Từ Hi Thái Hậu cầm đầu, vì vậy vua Quang Tự không thể thực hiện được những chính sách do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng.
+ Ở Việt Nam: Lực lượng bảo thủ của quan lại triều Nguyễn đã thực hiện những chính sách thủ cựu về đối nội, mù quáng về đối ngoại, khước từ những đề nghị cải cách của nhóm Duy Tân đứng đầu là Nguyễn Trường Tộ.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_1_bai_1_nhat_ban_le_van_mao.doc