I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm
- Những nét chính về tình hình nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới.(1918-1939) như tình hình kinh tế, chính trị,xã hội qua các thời kì :1918-1929; 1929-1933; 1933-1939
2. Kỹ năng
-Rèn luyện học sinh kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS phát huy khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để nắm được bản chất vấn đề.
3.Thái độ
- Nhìn nhận khách quan, đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa phát xít.
- Bồi dưỡng lòng yêu mến hòa bình và ý thức xây dựng một thế giới thế giới hòa bình, ý thức cảnh giác góp phần ngăn chặn mọi biểu hieenjcuar chủ nghĩa phát xít mới
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên
-Bài soạn,sách chuẩn kiến thức kĩ năng,SGK
2.Học sinh: SGK, vở ghi
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 15: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy .............lớp 11B1.tổng số ............ vắng ................
............ lớp 11B4.tổng số ........... .vắng ................
.......... ..lớp 11B6.tổng số .............vắng ................
.............lớp 11B7.tổng số .............vắng ................
Tiết 15 BÀI 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm
- Những nét chính về tình hình nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới.(1918-1939) như tình hình kinh tế, chính trị,xã hội qua các thời kì :1918-1929; 1929-1933; 1933-1939
2. Kỹ năng
-Rèn luyện học sinh kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS phát huy khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để nắm được bản chất vấn đề.
3.Thái độ
- Nhìn nhận khách quan, đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa phát xít.
- Bồi dưỡng lòng yêu mến hòa bình và ý thức xây dựng một thế giới thế giới hòa bình, ý thức cảnh giác góp phần ngăn chặn mọi biểu hieenjcuar chủ nghĩa phát xít mới
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên
-Bài soạn,sách chuẩn kiến thức kĩ năng,SGK
2.Học sinh: SGK, vở ghi
III.Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu các giai đoạn phát triển chính của chủ nghĩa tư bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới?
2.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1:Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả cao trào cách mạng 1918-1923 ở Đức
GV hỏi: Hoàn cảnh lịch sử nào làm bùng nổ cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở nước Đức?
- GV gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung, sau đó GV phân tích: Nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất .Đặc biệt, tháng 6/ 1919, chính phủ Đức phải ký kết hòa ước Véc-xai với các nước thắng trận và phải chịu những điều khoản nặng nề. GV nhắc lại; Đức mất hết 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số... Toàn bộ thuộc địa của Đức bị mất sạch và phải giao cho các cường quốc khác quản lý. Ngoài ra, Đức phải bồi thường một khoản chiến phí khổng lồ lên tới hơn 100 tỷ mác. Đồng mác sụt giá nghiêm trọng. Năm 1914, 1 đô la Mĩ tương đương 4,2 mác; tháng 9/1923: 1 đô la tương đương 98.860.000 mác.Quan sát hình 32-SGK cho HS thấy được tình hình rối loạn tài chính ở Đức-> Phong trào cách mạng bùng nổ và ngày càng dâng cao những năm 1918- 1923.
GV đưa ra câu hỏi: Cao trào cách mạng 1928 - 1923 diễn ra ở Đức như thế nào? Thu được kết quả gì?
- HS trả lời. GV nhận xét và chốt ý: Diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 đã lập đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản (Cộng hòa Vaima).
.Từ 1919 - 1923 phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức. Từ 10/1923 cao trào cách mạng tạm lắng đo sự đàn áp của chính quyền tư sản
Hoạt động 2: Biết được tình hình nước Đức những năm 1924-1929
- Gv nhấn mạnh: 1918-1923 Đức khủng hoảng...đưa ra câu hỏi:Tình hình nước Đức trong những năm 1924 - 1929 như thế nào(về kinh tế, chính trị, xã hội) nguyên nhân ,biểu hiện?
- GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung
- GV bổ sung và chốt ý, phân tích Từ cuối 1923 tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Đức dần dần ổn định...
+KT: vay Mĩ, kế hoạch Đao- oét(1924), y- ơng(1929)..CT, Đối ngoại....
Hoạt động 3: Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức dẫn tới GCTS tìm lối thoát bằng việc phát xít hóa bộ máy nhà nước , dưa Đảng quốc xã lên cầm quyền
- GV:Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức như thế nào?.
-HS trả lời, GV nhận xét, kết luận ....
- GV hỏi: Để đối phó lại khủng hoảng giai cấp tư sản Đức đã làm gì? Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
- HS trao đổi trả lời. GV nhận xét, củng cố và chốt ý: Trong bối cảnh khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng....Trong bối cảnh ấy, các thế lực phản động, hiếu chiến tập hợp trong Đảng công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng, đứng đầu là Hit-le. Chúng chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai...
Ngày 30/1/1933, Tổng thống Hin-đen-bua lập chính phủ mới. Quan sát hình 33. Tổng thống Hinđenbua trao quyền Thủ tướng cho Hítle ngày 30/1/1933 - SGK và nêu nhận xét về ảnh hưởng của sự kiện này đối với nước Đức và thế giới.(CNPX thắng thế).vậy CNPX thắng thế là do...GCTS không đủ sức duy trì chế độ CHTS,các hoạt động chủ nghĩa phục thù của Hít-le ...sự bất hợp tác giữa ĐCS và ĐXHDC Đức
* Hoạt động 4: Trình bày chính sách kinh tế, chính trị,đối ngoại thời Hít-Le
GV:Sau khi lên cầm quyền, Chính phủ Hítle đã thiết lập nền chuyên chế độc tài khủng bố công khai với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược.
- GV hỏi: Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939?
GV chia lớp thành 3 nhóm:thảo luận 5 phút
Nhóm 1: Những chính sách về chính trị
Nhóm 2: Những chính sách về kinh tế
Nhóm 3: Những chính sách về đối ngoại
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày và bổ sung cho nhau, sau đó GV nhận xét và chốt ý.
+ Nhóm 1: ...Tháng 2/1933, chính quyền phát xít Đức dựng lên “vụ đốt cháy nhà Quốc hội” để lấy cớ khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Năm 1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.
+ Nhóm 2: Về kinh tế, Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệch, phục vụ nhu cầu quân sự. Các ngành công nghiệp quân sự được phục hòi và hoạt động khẩn trương. Các ngành giao thông vận tải, xây dựng đường xá được tăng cường để giải quyết thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự. khai thác bảng thống kê(SGK)
+ Nhóm 3: Về đối ngoại, chính quyền Hit-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10/1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Năm 1935, Hit-le ban hành tổng động viên quân dịch, xây dựng 36 sư đoàn thường trực. Đến năm 1938, nước Đức đã trở thành một trại lính không lồ 1500,30.000 xe tawng,4000 m/ bay, đủ sức tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.... Ngày 26/11/1936, phát xít Đức ký với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”. Sau đó phát xít Italia tham gia Hiệp ước này, làm hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Quan sát hình 34 - SGK và nhận xét về chính sách đối nội, đối ngoại của Hítle
I.Nước Đức trong những năm 1918 - 1929
1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 - 1923
* nguyên nhân
-Sự bại trận của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất với những hậu quả nặng nề đã làm cho những mâu thuẫn xã hội trở lên gay gắt.
- Tháng 6/1919, Chính phủ Đức kí kết Hoà ước Vécxai với các nước thắng trận và phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề. Nước Đức lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tồi tệ chưa từng thấy.
* Diễn biến chính,kết quả
-Tháng 11-1918, đã nổ ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ quân chủ. Mùa hè năm 1919, với bản Hiến pháp mới được thông qua nền Cộng hoà Vaima được thiết lập
- phong trào cách mạng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với những sự kiện quan trọng: Đảng Cộng sản Đức được thành lập (12/1918), cuộc nổi dậy của công nhân vùng Bavie dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hoà Xô viết Bavie, cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố cảng Hămbuốc (10/1923) là âm hưởng cuối cùng của cao trào cách mạng vô sản 1918 - 1923 ở Đức
2. Những năm ổn định tạm thời (1924 - 1929)
- Từ cuối năm 1923, nước đức đã vượt qua được thời kì khủng hoảng kinh tế và chính trị. Chính quyền tư sản đã đẩy lùi phong trào cách mạng của công nhân và quần chúng lao động. Nền Cộng hoà Vaima và quyền lực của giới tư bản độc quyền được củng cố.
- Về đối ngoại, địa vị quốc tế của nước Đức dần được khôi phục với việc tham gia Hội Quốc liên, kí kết hiệp ước với nhiều nước, trong đó có Liên Xô.
II.Nước Đức trong những năm 1929 - 1933
1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn hết sức nặng nề đối với nền kinh tế Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm tới 47% so với trước khủng hoảng, hàng nghìn nhà máy phải đóng cửa, khiến 5 triệu người thất nghiệp,... Đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng.
- Trong bối cảnh ấy, Đảng Quốc xã của Hítle đã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phát xít hoá bộ máy nhà nước. Được sự ủng hộ của giới đại tư bản và lợi dụng sự hợp tác bất thành giữa Đảng cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ Đức,... ngày 30/1/1933, Hítle đã được đưa lên làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới của đảng Quốc xã. Nước Đức bước vào một thời kì đen tối.
2. Nước Đức trong những năm 1933 - 1939
- Về chính trị: Chính phủ Hítle công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ, tiến bộ, trước hết đối với Đảng Cộng sản Đức, tuyên bố huỷ bỏ Hiến pháp Vaima.
- Về kinh tế: đẩy mạnh việc quân sự hoá nền kinh tế nhằm phục vụ các yêu cầu chiến tranh xâm lược. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với trước khủng hoảng và đứng đầu châu Âu tư bản về số lượng thép và điện.
- Về đối ngoại: chính quyền Hítle ráo riết đẩy mạnh các hoạt dộng chuẩn bị chiến tranh, nhất là từ năm 1935 khi ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực và triển khai các hoạt động xâm lược ở châu Âu. Tới năm 1938, nước Đức đã trở thành một xưởng đúc súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành động chiến tranh xâm lược.
3. Củng cố, luyện tập
Nhấn mạnh các giai đoạn phát triển ở Đức từ 1918-1939;từ đó rút ra Hít- le lên cầm quyền trong hoàn cảnh nào.Chính sách của Hít- le
4.Hướng dẫn học sinh tự học
Về nhà học bài cũ, sưu tầm tài liệu về Hít-le, chủ nghĩa phát xít.
Đọc trước bài 13
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_15_nuoc_duc_giua_hai_cuoc_chien.doc