Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 17, Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức

- Nắm được những bước phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật Bản trong mười năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị xã hội.

- Hiểu được cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, đưa đất nước Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.

b. Về kỹ năng

- Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử

- Tăng cường khả năng so sánh, nối kết lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới.

c. Về thái độ:

- Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát xít Nhật.

- Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít và các biểu hiện của nó.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Lược đồ Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 17, Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/01/2010 Ngày dạy: 06/01/2010 - Lớp dạy: 11C,E Ngày dạy: 07/01/2010 - Lớp dạy: 11B,G Ngày dạy: 08/01/2010 - Lớp dạy: 11D Ngày dạy: 09/01/2010 - Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 18/01/2010 - Lớp dạy: 11H Tiết 17 Bài 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức - Nắm được những bước phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật Bản trong mười năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị xã hội. - Hiểu được cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, đưa đất nước Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới. b. Về kỹ năng - Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử - Tăng cường khả năng so sánh, nối kết lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới. c. Về thái độ: - Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát xít Nhật. - Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít và các biểu hiện của nó. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên - Lược đồ Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939 b. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết - Đọc trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài mới (1’) Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á, được xếp vào hàng ngũ các cường quốc tư bản. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cường quốc tư bản duy nhất ở châu Á này phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Hoạt động của GV Hoạt động của GV Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV dùng lược đồ thế giới để giới thiệu lại cho HS thấy được vị trí của nước Nhật. I. Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929 (20’) 1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh 1918 – 1923 (10’) - Nhìn chung sau chiến tranh Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp. Chiến tranh thế giới thứ nhất được coi là cuộc chiến tranh tốt nhất trong lịch sử Nhật Bản . - GV yêu cầu HS theo dõi SGK, liên hệ với những phần đã học từ trước để phát biểu những lợi thế của Nhật sau chiến tranh. - HS theo dõi SGK phát biểu. + Nhật không bị chiến tranh tàn phá + Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. ® Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh. * Kinh tế: - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy những biểu hiện tăng trưởng của kinh tế Nhật trong và sau chiến tranh - HS theo dõi SGK trả lời - GV bổ sung, kết luận về biểu hiện phát triển kinh tế: Nhật Bản trở thành chủ nợ của các đồng minh châu Âu. - Biểu hiện: Năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. - Tuy nhiên nền kinh tế Nhật phát triển chỉ một vài năm đầu sau chiến tranh, nhìn chung kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định trong thập niên 20 thế kỉ XX ® Năm 1920 - 1921 nước Nhật lại lâm vào khủng hoảng. - Năm 1920 - 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng ? Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng ? - Do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân ? Tình hình xã hội Nhật Bản sau chiến tranh như thế nào ? - HS trả lời * Về xã hội: - Giá sinh hoạt đắt đỏ, đời sống của người lao động không được cải thiện. - Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân. Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo - GV cung cấp thêm HS về cuộc “ bạo động lúa gạo” vào mùa thu năm 1918: là cuộc đấu tranh mang tính quần chúng rộng lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nó đã giáng một đòn mạnh vào giai cấp tư sản và địa chủ thống trị ở Nhật Bản. - Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân ? Điểm nổi bật trong nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn này - HS theo dõi SGK, rút ra nhận xét; nêu lên điểm nổi bật của kinh tế Nhật từ 1924 - 1929 2. Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 - 1929) (10’) * Kinh tế ? Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên ? - Do Nhật Bản là một nước nghèo nguyên liệu, nhiêu liệu nên phải nhập khẩu quá mức, phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu. - Từ 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định. - Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh - Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ ? Em hãy tìm ra điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất - Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tổn thất gì nhiều. - Khác nhau: Kinh tế Nhật phát triển bấp bênh không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng. Còn nước Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập kỉ 20 của thế kỉ XX. ? Về chính trị như thế nào? - Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị như ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng * Về chính trị: - Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị; giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc + Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại. - Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Hoạt động 4: Cá nhân ? Em hãy khái quát tình hình Nhật Bản từ 1918 - 1929 có những điểm gì nổi bật về kinh tế, chính trị? HS khái quát lại phần vừa học để trả lời. + Về kinh tế: Từ 1918 - 1929 các giai đoạn phát triển ổn định rất ngắn, xen kẽ với những giai đoạn khủng hoảng suy yếu. Nhìn chung kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định. + Về chính trị: Trước năm 1927 chính phủ tương đối ổn định. Từ khi chính phủ Ta-na-ca thành lập đã thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến Hoạt động 5: Cả lớp, cá nhân ? Biểu hiện ? Hậu quả như thế nào? - HS trả lời + Sản xuất công nghiệp giảm sút nhanh chóng + Trầm trọng nhất là nông nghiệp do lệ thuộc vào bên ngoài + Ngoại thương sụt giảm chưa từng có - Hậu quả + Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5% +Nông nghiệp giảm 1,7 tỉ yên + Ngoại thương giảm 80% + Đồng yên sụt giá nghiêm trọng II. Khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật Bản (20’) 1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản (7’) - Kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong Nông nghiệp. - Nông dân bị phá sản, mất mùa đói kém, số người thất nghiệp tăng, mâu thuẫn xã hội gay gắt Hoạt động 6: Cá nhân 2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. (8’) - GV nêu vấn đề: Giống nước Đức, Nhật Bản là nước tư bản trẻ, chậm trễ trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa, nước Nhật lại khan hiếm nguyên liệu, sức mua trong nước rất thấp. Nước Nhật vốn có truyền thống quân phiệt hiếu chiến, nhu cầu thị trường thuộc địa rất lớn. Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. - HS nghe, ghi bài. - Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. ? Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước diễn ra như thế nào? Có đặc điểm gì? ? Vì sao lại kéo dài - HS trả lời - Do những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược - Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa. + Diễn ra thông qua việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược. + Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong suốt thập niên 30. - Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa: Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á. ? Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc ? - Thị trường Trung Quốc rộng lớn - GV minh họa bằng bức hình “ Quân đội Nhật đánh chiếm Mãn Châu Trung Quốc” tháng 9/1931 - HS theo dõi SGK ® Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á. Hoạt động 7: Cả lớp, cá nhân - GV thông báo ngay từ đầu chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã bị đa số quân đội và nhân dân Nhật phản đối, dần dần phát triển thành phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt. 3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản (5’) ? Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật thể hiện như thế nào ? ® Chứng tỏ chủ nghĩa quân phiệt đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ ngay trên chính quê hương của nó. HS theo dõi SGK và trả lời - Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi - Lãnh đạo: Đảng Cộng sản - Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân. - Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật - Lực lượng tham gia bao gồm: Công nhân, nông dân, binh lính và cả một bộ phận của giai cấp tư sản - Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật - Diên ra dưới nhiều hình thức đấu tranh phong phú, hạt nhân lãnh đạo là ĐCS, dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội - Cuộc đấu tranh đã góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hoá ở Nhật c. Củng cố, luyện tập (2’) - Khủng hoảng 1929 - 1933 ở Nhật và hậu quả của nó. - Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK - Xem trước bài mới - Bài tập: Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng Sự kiện Thời gian 1. Đảng Cộng sản Nhật thành lập a. Năm 19323 2. Khủng hoảng Nhật đạt đến đỉnh cao b. Tháng 7/1922 3. Quân đội Nhật Bản đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc c. Năm 1931 4. Nhật Bản đưa Phổ Nghi lên đứng đầu “Mãn châu quốc” d. Tháng 9/1931

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_17_bai_14_nhat_ban_giua_hai_cuoc.doc