Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 20, Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.

- Thấy rõ nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện), Đông Nam Á hải đảo (Inđônêxia, Malaixia) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932).

b. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa các sự kiện

- Nâng cao kỹ năng phân tích, so sánh.

c. Về thái độ

- Thấy được bản sắc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

- Nhận thức được quy luật lịch sử “Có áp bức, có đấu tranh”, thấy tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Lược đồ Đông Nam Á.

- Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam Á

b. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết

- Học bài cũ và đọc trước bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 20, Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2010 Ngày dạy: 13/01/2010 - Lớp dạy: 11E Ngày dạy: 15/01/2010 - Lớp dạy: 11D Ngày dạy: 20/01/2010 - Lớp dạy: 11C Ngày dạy: 21/01/2010 - Lớp dạy: 11B,G Ngày dạy: 23/01/2010 - Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 03/02/2010 - Lớp dạy: 11H Tiết 20 Bài 16: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 1. Mục tiêu a. Về kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này. - Thấy rõ nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện), Đông Nam Á hải đảo (Inđônêxia, Malaixia) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932). b. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa các sự kiện - Nâng cao kỹ năng phân tích, so sánh. c. Về thái độ - Thấy được bản sắc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. - Nhận thức được quy luật lịch sử “Có áp bức, có đấu tranh”, thấy tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên - Lược đồ Đông Nam Á. - Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam Á b. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết - Học bài cũ và đọc trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Tại sao Đảng Quốc đại lại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa bình không sử dụng bạo lực? Đáp án: Xuất phát từ tư tưởng của M.Gan-đi, gia đình ông theo Ấn Độ giáo. Giáo lý của phái này được xây dựng trên hai nguyên tắc chủ yếu: + Ahimsa: Tránh làm điều ác, kiêng ăn thịt, tránh sát hại sinh linh. + Satiagiaha: Kiên trì chân lý, kiên trì tin tưởng, không dao động và không mất lòng tin sẽ thực hiện được mong muốn. b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài mới (1’) Chúng ta nhận thấy sự lớn mạnh của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ hiện đại thông qua Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các kỳ Đại hội TDTT. Để hiểu biết được lịch sử của khu vực này trong thời kỳ 1918 - 1939 chúng ta vào bài 16. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV treo lược đồ Đông Nam Á để giúp HS nhận biết 11 quốc gia trong khu vực. Từ đó, nhắc lại lịch sử cuối thế kỉ XIX. - Vào cuối thế kỉ XIX khu vực này diễn ra những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị - xã hội, các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. - HS quan sát và nghe I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. (10’) 1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội. - Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh tế, chính trị - xã hội có những biến đổi quan trọng. ? Đó là những biến đổi nào - HS theo dõi SGK và trả lời a. Về kinh tế: - Bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Thị trường tiêu thụ. - Cung cấp nguyên liệu thô. b. Về chính trị: Chính quyền thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực. c. Về xã hội: - Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc. - Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, đồng thời giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân - GV: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới: ? Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Mam Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới ? - Ngay khi ra đời trở thành lực lượng lãnh đạo đưa phong trào công nhân vào thời kỳ sôi nổi, quyết liệt. Tiêu biểu: Khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đình cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam - HS khai thác tư liệu trong kênh chữ nhỏ, suy nghĩ, trả lời + Đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ cũng được đề ra khá rõ ràng như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. + Một số Đảng tư sản ra đời và đã có ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Ma Lai ...) 2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á + Đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng. + Một số Đảng tư sản ra đời và đã có ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội + Xu hướng vô sản xuất hiện đầu thế kỷ XX: + Phát triển nhanh dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Hoạt động 3: Cả lớp ? Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỷ XX trải qua mấy giai đoạn - Mặc dù thất bại song làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan. - Giáo viên giới thiệu về Xu các nô - 2 giai đoạn - HS quan sát bức ảnh trong SGK và nghe II. Phong Trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia (8’) 1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỷ XX * Giai đoạn 1: - Tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia được thành lập. - Vai trò: + Lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng. + Đưa cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước. + Tiêu biểu: Khởi nghĩa vũ trang Giava và Xumatơra (1926 - 1927) * Giai đoạn 2 - Năm 1927: Quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc Inđônêxia (của giai cấp tư sản) - Chủ trương: + Hoà bình + Đoàn kết dân tộc + Đòi độc lập Hoạt động 4: Cả lớp ? Đầu thập niên 30 phong trào diễn ra như thế nào? - Đầu thập niên 30: Phong Trào lên cao, lan rộng khắp các đảo. 2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỷ XX - Đầu thập niên 30: Phong Trào lên cao, lan rộng khắp các đảo. - GV hướng dẫn HS lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In đô nên xi a trong thập niên 30 - HS nghe hướng dẫn về nhà lập niên biểu - Cuối thập niên 30: Phong trào cách mạng lại bùng lên với nét mới. + Chống chủ nghĩa phát xít. + Đoàn kết dân tộc, Liên minh chính trị Inđônêxia được thành lập. + Khẳng định ngôn ngữ, quốc kỳ, quốc ca. + Chủ trương hợp tác với thực dân Hà Lan. Hoạt động 5: Cả lớp ? Dựa vào SGK về nhà trình bày nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương. - HS về nhà tìm hiểu rồi điền thông tin vào bảng sau: Tên khởi nghĩa Thời gian Nhận xét III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia (5’) Hoạt động 6: Cá nhân ? Nguyên nhân, của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mã Lai? - HS trả lời IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện (28’) 1. Mã Lai - Nguyên nhân: Chính sách bóc lột nặng nề của Anh - Nguyên nhân: Chính sách bóc lột nặng nề của Anh ? Nét chính của phong trào ? - Nét chính: + Đầu thế kỉ XX, phong trào bùng lên mạnh mẽ. - Nét chính: + Đầu thế kỉ XX, phong trào bùng lên mạnh mẽ. + Hình thức đấu tranh phong phú. + Hình thức đấu tranh phong phú. + Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển. Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản Mã Lai được thành lập. + Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển. Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản Mã Lai được thành lập. 2. Miến Điện Hoạt động 7: Cả lớp, cá nhân ? Phong trào đấu tranh của nhân Miến Điện phát triển như thế nào ? - HS đọc SGK và trả lời + Đầu thế kỉ XX, phong trào đã phát triển mạnh: + Phong phú về ht đấu tranh. + Lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp. + Lãnh đạo: Ốttama - Đầu thế kỉ XX, phong trào đã phát triển mạnh: - Phong phú về hình thức đấu tranh. - Lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp. - Lãnh đạo: Ốttama - GV giải thích thêm: trước năm 1937 Miến Điện là thuộc địa của thực dân Anh, bị thực dân Anh sáp nhập và bị coi là một tỉnh của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa của Anh và Đông Nam Á. - Thập niên 30, phong trào có bước phát triển cao hơn: + Năm 1937: Thắng lợi, Miến Điện tách khỏi Ấn Độ và được hưởng quy chế tự trị - Thập niên 30, phong trào có bước phát triển cao hơn: - Năm 1937: Thắng lợi, Miến Điện tách khỏi Ấn Độ và được hưởng quy chế tự trị. ? Qua phong trào đấu tranh của hai nước trong thời kỳ 1919 - 1939. Hãy rút ra đặc điểm chung? - HS trả lời + Thời gian giữa hai cuộc đấu tranh thế giới, phong trào đấu tranh phát triển mạnh. + Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo. + Đều đấu tranh bằng phương pháp hòa bình. Hoạt động 8: Cả lớp, cá nhân ? Đặc điểm chính trị nổi bật của Xiêm mà các nước trong khu vực Đông Nam Á không có là gì? - Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á còn giữ được nền độc lập dù chỉ là hình thức. V. Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan) (8’) ? Nguyên nhân cách mạng ? ? Nét chính của cuộc cách mạng năm 1932? ? Tính chất của cuộc cách mạng này? ? Cuộc cách mạng có ý nghĩa như thế nào ? - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời a. Nguyên nhân: Do sự bất mãn của các tầng lớp nhân dân với nền quân chủ chuyên chế. b. Nét chính: - Bùng nổ ở Băng Cốc dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản mà thủ lĩnh là: Priđi Phanômiông. c. Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. . d. Ý nghĩa: Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, lập nên nền quên chủ lập hiện. Mở đường cho Xiêm phát triển theo hướng tư bản. c. Củng cố, luyện tập (1’) - Cần nắm vững tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á ,các phong trào đấu tranh tiêu biểu của các nước trong khu vực thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới - Nắm được cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK - Lập bảng hệ thống nét chính về các phong trào của các nước Lào, Campuchia, Inđônêxia, Mã Lai, Miến Điện. - Đọc trước bài mới. Sưu tầm tài liệu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. - Xem trước bài mới

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_20_bai_16_cac_nuoc_dong_nam_a_gi.doc
Giáo án liên quan