Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 20: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Tiết 1) - Đỗ Văn Bính

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức: Học xong bài này học sinh cần:

 - Trình bày được những nét chính về diễn biến, ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ và việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc ra đời.

 - Trình bày được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929.

2. Về kỹ năng:

 - Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích tư liệu. Từ đó HS hiểu được bản chất ý nghĩa các sự kiện lịch sử.

 - Rèn luyện cho HS kỹ năng so sánh, đối chiếu để hiểu được đặc điểm và bản chất của sự kiện.

 3. Về tư tưởng – tình cảm:

 - Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập.

 - Học sinh nhận thức được sự mất mát, sự hi sinh, khó khăn và gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó học sinh hiểu được giá trị vĩnh hằng của chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

 4. Về phương tiện dạy học:

 - Tranh ảnh về Mao Trạch Đông và M.Ganđi.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước ôn tập, GV có thể kiểm tra trong quá trình giảng dạy.

 3. Dẫn dắt vào bài mới:

 Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới: Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện thế giới. Từ năm 1918 kéo dài suốt 20 năm đến chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Châu Á đã có những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Những điều đó đã khiến cuộc chiến tranh giành độc lập ở đây cũng có những bước phát triển mới. Để thấy điều đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phong trào cách mạng ở các nước khu vực Châu Á, tiêu biểu là hai quốc gia: Trung Quốc và Ấn Độ.

Giáo viên ghi tên đề bài và vào bài mới.

 4. Dạy và học bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 20: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Tiết 1) - Đỗ Văn Bính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày soạn: 01/01/2012 Ngày dạy: 02/01/2012 Trường THPT Phan Đình Phùng Người soạn: Đỗ Văn Bính TIẾT 20 Bài: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) (Tiết 01) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Học xong bài này học sinh cần: - Trình bày được những nét chính về diễn biến, ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ và việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc ra đời. - Trình bày được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929. 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích tư liệu. Từ đó HS hiểu được bản chất ý nghĩa các sự kiện lịch sử. - Rèn luyện cho HS kỹ năng so sánh, đối chiếu để hiểu được đặc điểm và bản chất của sự kiện. 3. Về tư tưởng – tình cảm: - Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập. - Học sinh nhận thức được sự mất mát, sự hi sinh, khó khăn và gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó học sinh hiểu được giá trị vĩnh hằng của chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. 4. Về phương tiện dạy học: - Tranh ảnh về Mao Trạch Đông và M.Ganđi. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước ôn tập, GV có thể kiểm tra trong quá trình giảng dạy. 3. Dẫn dắt vào bài mới: Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới: Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện thế giới. Từ năm 1918 kéo dài suốt 20 năm đến chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Châu Á đã có những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Những điều đó đã khiến cuộc chiến tranh giành độc lập ở đây cũng có những bước phát triển mới. Để thấy điều đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phong trào cách mạng ở các nước khu vực Châu Á, tiêu biểu là hai quốc gia: Trung Quốc và Ấn Độ. Giáo viên ghi tên đề bài và vào bài mới. 4. Dạy và học bài mới: Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1: Giáo viên với cả lớp và với cá nhân: GV sử dụng lược đồ Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giới thiệu cho học sinh biết đôi nét về Trung Quốc (Diện tích lãnh thổ, vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa ). GV có thể gợi mở vấn đề bằng các câu hỏi ngắn như: Triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc? Đưa ra hình ảnh chiếc bánh Gatô bị các nước đế quốc xâu xé để giới thiệu về Trung Quốc. Học sinh lắng nghe, ghi nhớ. Sau đó GV giới thiệu dẫn dắt bài mới: Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1939, phong trào cách mạng Trung Quốc có những bước phát triển mới. Mở đầu là phong trào Ngũ Tứ. GV giải thích tên gọi “Ngũ Tứ”: Gọi tên ngày trước tháng sau. Sau đó giáo viên yêu cầu HS theo dõi SGK và nêu câu hỏi: Trình bày những nét chính của phong trào Ngũ Tứ (Nguyên nhân, lực lượng tham gia, địa bàn, mục đích ) Học sinh theo dõi SGK, tìm ý, suy nghĩ trả lời. Các học sinh khác theo dõi, bổ sung thêm cho bạn mình. Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Giáo viên phát vấn HS: Nét mới của phong trào Ngũ tứ là gì? HS thảo luận, phát biểu. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm. GV nhận xét và đưa ra kết luận: + Lực lượng công nhân tham gia phong trào với vai trò là lực lượng nòng cốt, đánh dấu bước trưởng thành, và trở thành giai cấp chính trị độc lập. + Mục tiêu đấu tranh có bước phát triển mới là đấu tranh chống cả đế quốc và chống cả phong kiến. Khác với cách mạng Tân Hợi chỉ đưa ra khẩu hiệu là chống phong kiến mà không đưa ra khẩu hiệu chống đế quốc. + Đây là bước chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Hoạt động 2: Giáo viên với cả lớp và với cá nhân. Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK sau đó nêu câu hỏi: Từ sau phong trào Ngũ Tứ, cách mạng Trung Quốc có những chuyển biến mới, điều đó được thể hiện qua sự kiện nào? Học sinh theo dõi SGK, theo yêu cầu của giáo viên trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm cho bạn mình. Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận. Hoạt động 3: Giáo viên với cả lớp và với cá nhân. Giáo viên dẫn dắt HS vào vấn đề: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào cách mạng ở Ấn Độ cũng có bước phát triển mới. Sau đó GV nêu câu hỏi cho HS: Vậy nguyên nhân nào đưa đến cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh ngày càng dâng cao? Học sinh theo dõi SGK, tìm ý, trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm cho bạn mình. Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận. Hoạt động 4: Giáo viên với nhóm học tập Giáo viên chia cả lớp thành 5 nhóm nhỏ, sau đó yêu cầu các nhóm theo dõi SGK phần Nét chính của phong trào cách mạng Ấn Độ thời kì 1918 – 1922 và trả lời các câu hỏi nhỏ trong phiếu học tập sau: + Người lãnh đạo + Phương pháp đấu tranh + Lực lượng tham gia + Các sự kiện tiêu biểu + Kết quả Các nhóm tiến hành theo dõi SGK và làm theo hướng dẫn của GV. Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận. Giáo viên phát vấn HS: Nét nổi bật của phong trào cách mạng ở Ấn Độ giai đoạn này là gì? HS thảo luận, phát biểu. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm. GV nhận xét và đưa ra kết luận. I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 – 1939) 1. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1918 – 1939): a. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc: * Diến biến chính: - Ngày 04/5/1919, đã nổ ra cuộc biểu tình của hơn 3.000 sinh viên, học sinh yêu nước Bắc Kinh, nhằm phản đối âm muwu xâu xé, nô dịc Trung Quốc của các nước đế quốc. - Phong trào nhanh chóng lan rộng trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân. Cuộc vận động lớn này, lịch sử gọi là Phong trào Ngũ Tứ. * Ý nghĩa lịch sử: - Phong trào có ý nghĩa to lớn trong lịch sủ Trung Quốc, mở đầu cho cao trào chống đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quốc. - Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - Giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng cách mạng độc lập và dần lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc. *Sự thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc: - Sau phong trào Ngũ Tú, việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc phát triển nhanh chóng. - Tháng 7 năm 1921, từ mốt số nhóm cộng sản, Đẳng công sản Trung Quốc đã được thành lập. Đánh dấu bước ngoặc quan trọng của cách mạng Trung Quốc. b. Chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 – 1937): (Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà đọc thêm) 2. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 – 1939): a. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 – 1929: - Những hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới thứ nhất và chính sách tăng cường ách áp bức bốc lột của thực dân Anh đã làm dấy lên một cao trào chống Anh trong những năm 1918 – 1922 ở Ấn Độ. - Nét nổi bật của cao trào là hình thức đấu tranh diễn ra phong phú, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, đứng đầu là M.Ganđi. - Chính sách bất bạo động, bất hợp tác, không sử dụng bạo lực, chỉ biểu tình bãi công, bãi khóa, tẩy chay hàng hóa của Anh - Sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng Sản Ấn Độ vào cuối năm 1925. b. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 -1939: (Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà đọc thêm) C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ: 1. Bài vừa học: TIẾT 20 Bài: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) (Tiết 01) Câu 1: Trình bày những nét chính về diễn biến, ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ và việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc ra đời? Câu 2: Trình bày cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929? 2. Bài sắp học: : TIẾT 21 Bài: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) (Tiết 02) Câu 1: Trình bày khái quát phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á? Câu 2: Trình bày những nét khái quát về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia? DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_20_cac_nuoc_chau_a_giua_hai_cuoc.doc
Giáo án liên quan