Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 21, Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học

 - Những sự kiện chính của lịch sử thếgiới hiện đại trong những năm 1917-1945

 - Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại trong những năm này và một số quy luật vận động, phát triển của nó

 2.Về kỹ năng:

 - Củng cố kỹ năng lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại

 - Phát triển kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề lịch sử

 3.Về thái độ:

 - Củng cố, nâng cao tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính

 - Hiểu rõ bản chất của CNTB, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và nâng cao tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới

II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC

 - Lược đồ thế giới

 - Bảng hệ thống các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:

 1.Kiểm tra bài cũ:

 - Dựa vào lược đồ em hãy trình bày cuộc tiến công của Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Đức

 - Quân đội Nhật bị đánh bại như thế nào?

 - Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô có vai trò như thế nào ?

 - Theo em, nên đánh giá vai trò của Anh, Pháp, Mỹ như thế nào cho thoả đáng?

 2.Giới thiệu bài mới:

 Cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong phần thứ nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Để chuẩn bị chuyển sang một nội dung mới trong chương trình lịch sử 11, hôn nay cô trò chúng ta cùng nhau ôn lại những nội dung cơ bản, trọng tâm của chương trình lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 21, Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 21 Ngày soạn 26-01-2008 BÀI 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Từ 1917 đến 1945 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học - Những sự kiện chính của lịch sử thếgiới hiện đại trong những năm 1917-1945 - Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại trong những năm này và một số quy luật vận động, phát triển của nó 2.Về kỹ năng: - Củng cố kỹ năng lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại - Phát triển kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề lịch sử 3.Về thái độ: - Củng cố, nâng cao tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính - Hiểu rõ bản chất của CNTB, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và nâng cao tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC - Lược đồ thế giới - Bảng hệ thống các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945 III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: - Dựa vào lược đồ em hãy trình bày cuộc tiến công của Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Đức - Quân đội Nhật bị đánh bại như thế nào? - Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô có vai trò như thế nào ? - Theo em, nên đánh giá vai trò của Anh, Pháp, Mỹ như thế nào cho thoả đáng? 2.Giới thiệu bài mới: Cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong phần thứ nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Để chuẩn bị chuyển sang một nội dung mới trong chương trình lịch sử 11, hôn nay cô trò chúng ta cùng nhau ôn lại những nội dung cơ bản, trọng tâm của chương trình lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945 3.Dạy và học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm + Nhóm 1: Tìm hiểu về nước Nga-Liên Xô + Nhóm 2: Các nước tư bản chủ nghĩa + Nhóm 3: Các nước châu Á + Nhóm 4: Chiến tranh thế giới thứ hai - HS đã được giáo viên phân công công việc trong tiết học trước, lần lược các nhóm treo bảng tóm tắt và trình bày nội dung trong thời gian 5 phút - GV treo bảng tổng hợp đã chuẩn bị sẳn, đối chiếu và sửa sai cho học sinh: + Thời gian + Sự kiện + Diễn biến chính + Kết quả, ý nghĩa I.Những kiến thức cơ bản về lịch sư thế giới hiện đại 1.Nước Nga-Liên Xô Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa 2-1917 Cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi - Tổng bãi công chính trị ở Pêtơrôgrát -Khởi nghĩa vũ trang, Nga hoàng Nicôlai thoái vị - Lật đổ chế độ Nga hoàng - Cục diện hai chính quyền song song tồn tại - Tạo điều kiện chuyển sang cách mạng XHCN 10-1917 Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi - Khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrát, tấn công Cung điện Mùa Đông - Cách mạng lan rộng vàthắng lợi trong cả nước - Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thành lập chính quyền Xô Viết-nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới - Tác động mạnh mẽ đến phong trào CMTG 1918 đến 1923 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Chính quyền Xô Viết - Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới - Đánh thắng thù trong giặc ngoài - Đập tan âm mưu chống phá cách mạng của ác nước đế quốc - Bảo vệ thành quả CM-10 1921 đến 1941 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội - Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá nông nghiệp - Thực hiện 2 kế hoạch 5 năm - Liên Xô từ một nước NN lạc hậu trở thành cường quốc CN, hoàn thành tập thể hoá NN 2.Các nước tư bản chủ nghĩa: Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa 1918 đến 1923 - Khủng hoảng kinh tế, chính trị - Cao trào cách mạng bùng nổ và lan rộng ở nhiều nước châu Aâu: Đức, Hunggari, Pháp - Đảng cộng sản thành lập ở nhiều nước - Quốc tế cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng 1924 đến 1929 - Thời kỳ ổn định và tăng trưởng của CNTB - Phong trào công nhân tạm thời lắng xuống - Sản xuất tăng trưởng nhanh - Kinh tế phát triển nhanh chóng - Tình hình chính trị ổn định 1929 đến 1933 - Khủng hoảng kinh thế - Kinh tế suy sụp, công nông nghiệp đình đốn, nông nghiệp sa sút, tài chính rối loạn - Nạn thất nghiệp tăng - Tình hình chính trị mất ổn định - Mâu thuẩn xã hội gay gắt 1933 đến 1939 - Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng - Cải cách kinh tế, xã hội: tiêu biểu là Chính sách kinh tế mới của Mỹ - Phát xít hoá bộ máy thống trị ( Đức , Italia, Nhật Bản ) - Vượt qua cuộc khủng hoảng - Kinh tế phục hồi và tiếp tục phát triển - Nguy cơ chiến tranh, xuất hiện lò lửa chiến tranh 3.Các nước Châu Á Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa Thập niên 20 Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Phong trào dân tộc tư sản có bước phát triển mới về tổ chức, phạm vi - Xuất hiện khuynh hướng vs trong ptrào giải phóng dt - Giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng ở 1 số nước - Đ CS được thành lập Thập niên 30 Phong trào mặt trận Nhân dân chống FX, chống chiến tranh ĐQ - Mặt trận nhân dân được thành lập ở nhiều nước - Có sự hợp tác giữa Đảng cộng sản và các đảng phái khác - Tập hợp đông đảo các LL trong cuộc đấu tranh chống phát xít - ĐCStrưởng thành, uy tín ngày càng tăng 4.Chiến tranh thế giới thứ hai Thời gian Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa 1939 đến 1945 - Diễn ra trên khắp các mặt trận: Tây Aâu, Xô-Đức, Bắc Phi, Châu Á-Thái Bình Dương - Chủ nghĩa phát xít thất bãi hoàn toàn. Thắng lợi thuộc về phe đồng minh và nhân loại tiến bộ trên thế giới - Chiếntranh làm thay đổi căn bản cục diện thế giới, mở ra thời kỳ mới của lịch sử thế giới Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi:Trong thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945 có những nội dung chính nào ? - HS dựa vào SGK trả lời, GV nhấn mạnh 1.Những tiên bộ về hoa học kỷ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao. Sự phát triển về kinh tế đãlàm thay đổi đời sống chính trị-xã hội, văn hoá của các dân tộc trên thế giới 2.Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới được thành lập, Liên xô bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ trong một thời gian ngắn, Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới 3.Aûnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cách mạng thế giới phát triển: Phong trào công nhân ở các nước Aâu-Mỹ, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc . Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đã dẫn đến Quốc tế thứ nhất được thành lập 4.Thắng lợi của Cách mạngtháng Mười Nga và sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. Trải qua nhiều giai đoạn thămh trầm trong lịch sử 5.Đứng trước thảm hoạ của cuộc chến tranh, các quốc gia dân tộc trên thế giới đãphối hợp trong khối đồng minh chống phát xít. Trong cuộc đấu tranh chốngphát xít, Liên Xô giữ vai trò đặc biệt: là lực lượng chủ chốt, đi đầu trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh II.Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại 1.Thời kỳ diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại 2.Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản 3.Phong trào cách mạngthế giới bước sang một thời kỳ mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sau kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 4.Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước phát triển thăng trầm đầy biến động 5.Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại 4. Sơ kết bài học a.Củng cố:Liên hệ lịch sử Việt Nam - Giáo viên nhấn mạnh: từ 1917-1945 tình hình thếgiới tác động mạnh mẽ đến tình hình Việt Nam: + Từ thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, Lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: làm cuộc cách mạng vô sản và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột + Từ thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga giúp cho cách mạng Việt Nam nhận thức được rằng muốn làm cuộc cáchmạng thành công phải có chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, từ đó ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác + Thắng lợi của phe đồng minh đã toạ ra cơ hội ngàn năm có một cho dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền, làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công b. Dặn dò: - Xem lại kiến thức đã ôn tập -Đọc bài mới: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp + Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX + Những hành động nào chứng tỏ Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam + Vì sao Pháp chọn Đà Nẳng làm mục tiêu tấn công đầu tiên

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_21_bai_18_on_tap_lich_su_the_gio.doc