Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 23, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nguồn gốc,nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

- Sơ lược về diễn biến của chiến tranh: các giai đoạn, các mặt trận chính, các trận đánh lớn.

- Kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới.

2. Tư tưởng

- Lòng căm thù chủ nghĩa phát xít và thấy được bản chất hai mặt của đế quốc phương Tây.

- Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

3. Kỹ năng

- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.

- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.

- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC

- Lược đồ về chiến tranh thế giới thứ hai.

- Tranh ảnh lịch sử minh họa cho bài giảng.

- Tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới thứ hai.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 23, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 23 Chương IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nguồn gốc,nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. - Sơ lược về diễn biến của chiến tranh: các giai đoạn, các mặt trận chính, các trận đánh lớn. - Kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. 2. Tư tưởng - Lòng căm thù chủ nghĩa phát xít và thấy được bản chất hai mặt của đế quốc phương Tây. - Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. 3. Kỹ năng - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. - Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Lược đồ về chiến tranh thế giới thứ hai. - Tranh ảnh lịch sử minh họa cho bài giảng. - Tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới thứ hai. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dẫn dắt vào bài mới: Trong giai đoạn đầu (9/1939-6/1941) cuộc chiến tanh đế quốc mang tính chất phi nghĩa. Và với những ưu thế có được sau khi chiếm châu Âu, Hít-le đã dốc sức chuẩn bị và mở cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Cùng với Đức thì các nước Italia, Nhật Bản cũng nhanh chóng lao vào cuộc chiến ở Bắc Phi và Thái Bình Dương. Chính điều này đã làm cho chiến tanh lan rộng ra khắp thế giới. Vậy để biết được quá trình xâm lược của các nước phát xít trong giai đoạn 2 diễn ra như thế nào, tính chất của cuộc chiến có gì thay đổi và kết cục của cuộc chiến ra sao? 3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp: Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cân nắm III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942) 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi a. Mặt trận Xô - Đức: -12/1941, Hít-le thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô. -GV: Kế hoạch này có tên gọi là “ Bác-ba-rốt-sa” nghĩa là râu hung, biệt hiệu của hoàng đế Đức Ph-rê-đê-rích I (1123-1190). -GV hỏi: Trong kế hoạch này Hít-le sử dụng chiến thuật gì? Vì sao sử dụng chiến thuật đó? -HSTL+GVKQ: +Sử dụng chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng”. +Mục đích đánh nhanh thắng nhanh, tận dụng ưu thế về quân sự và yếu tố bất ngờ làm cho Liên Xô trở tay không kịp. -GV: Kế hoạch này dự định thực hiện vào ngày 15/5 sau đó dời vào ngày chủ nhật 22/6/1941. Và không tuyên chiến: - 3h30 sáng 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô. ðNhanh chóng tiến sâu vào nội địa Liên Xô. -GV: Đức huy động 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay, chia làm 3 mũi tiến công theo 3 hướng chiến lược: +Đạo phía Bắc từ Đông Phổ qua vùng Ban Tích hướng tới Lê-nin-g-rát. +Đạo trung tâm từ Đông Bắc Vác-sa-va hướng tới Min-xcơ, X-mô-len-xcơ và Mát-xcơ-va. +Đạo phía Nam từ Liu-dơ-bin hướng tới Ki-ép và Đôn-bát. Và Hít-le dự định thực hiện kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” trong 2 tháng sẽ tiêu diệt hoàn toàn Liên Xô. Đến giữa 7/1941, quân Đức tiến sâu vào nội địa và đến cuối 10/1941: +Mũi phía Bắc đã bao vây Lê-nin-grát. +Mũi trung tâm tiến sát Mát-xcơ-va (cách 20km). +Mũi phía Nam tới Rôx-tốp bên bờ biển đen. -GV hỏi: Tại sao Đức lại tiến sâu vào được lãnh thổ Liên Xô và giành được những thắng lợi như thế? -HSTL+GVKQ: Do yếu tố bất ngờ và hơn hẳn về lực lượng, kinh nghiệm chiến đấu. -GV: Tuy nhiên trên bước tiến của mình, lần đầu tiên quân Đức vấp phải 1 đối thủ kiên cường đáng gờm chưa từng có. Nên trong vòng 2 tháng đầu, Đức đã tổn thất 40 vạn quân và đặc biệt là thắng lợi của: - Cuộc phản công ở Mát-x-cơ-va (6/12/1941) của Hồng Quân Liên Xô. -GV: Trong trận này dưới sự chỉ huy của đại tướng Giu-cốp (tướng tài thế giới) quân đội Liên Xô đã đẩy lùi quân Đức ra xa thủ đô 200km có nơi lên đến 400km. -GV hỏi: Chiến thắng này có ý nghĩa gì? -HSTL+GVKQ: +Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức. +Bảo vệ thủ đô, vượt qua cơn hiểm nghèo. +Tiêu diệt 1 phần sinh lực địch, lần đầu tiên quân Đức nếm mùi thất bại. +Tăng thêm niềm tin và động viên tinh thần cho nhân dân Liên Xô và các nước trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. -GV: Sau khi thất bại ở Mát-x-cơ-va, Hít-le nhận thấy rằng khó có thể đánh chiếm Mát-x-cơ-va bằng 1 cuộc tấn công trực diện. Cho nên: -Hè 1942, Đức chuyển hướng tấn công xuống phía Nam mà trọng tâm là Xtalingrát (nay là Vôngagrát). -GV hỏi: Đức tấn công Xtalingrát nhằm mục đích gì? -HSTL+GVKQ: +Chiếm vùng lúa mì và dầu mỏ lớn nhất của Liên Xô. +Bao vây cô lập Mát-x-cơ-va. -GV: Và Xtalingrát lúc này trở thành “nút sống” của Liên Xô. Cho nên bằng mọi giá phải giữ cho được Xtalingrát. Với tinh thần “không lùi 1 bước” Hồng quân đã anh dũng chiến đấu kìm chân phát xít Đức, làm cho phát xít Đức chịu những tổn thất to lớn. Do đó đến đầu 11/1942 Đức lâm vào tình thế hết sức nguy khốn. -GV: Trong giai đoạn đầu quân Đức-Italia thắng thế nhưng sau thất bại ở Mát-x-cơ-va, do tập trung vào mặt trận Xô-Đức nên Đức-Italia yếu thế. Lợi dụng điều này: b. Mặt trận Bắc Phi. -9/1940, quân Italia tấn công Ai Cập. Cuộc chiến giằng co không phân thắng bại. -10/1942, liên quân Anh-Mĩ giàng thắng lợi trận En Alamen, giành ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công. -GV: Giữa lúc Đức-Italia đang xâm lược ở Châu Âu và Bắc Phi thì Nhật cũng có những hành động xâm lược ở Thái Bình Dương. 2. Chiến tranh Thái Bình Dương. -GV liên hệ Việt Nam: 23/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn-Hải Phòng xâm lược nước ta và thời kì này nổ ra khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940) đi đến thành lập đội du kích Bắc Sơn và thành lập căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai. Vốn quân sự tạm thời và căn cứ địa cách mạng đầu tiên của ta. Không dừng lại ở đó, Nhật quyết định chiến tranh với Mĩ: -9/1940, Nhật tiến vào Đông Dương. -7/12/1941, quân Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở cảng Trân Châu. Và tiêu diệt hạm đội này. -GV tường thuật: Lợi dụng khi phát xít Đức tấn công Liên Xô và các nước tư bản châu Âu bị bại trận thì vào ngày 7/12/1941 lúc 7h55 sáng (giờ địa phương) Nhật không tuyên chiến đã sử dụng các máy bay trên tàu sân bay cùng 12 tàu ngầm bất ngờ oanh tạc dữ dội các tàu chiến và sân bay Mĩ ở cảng Trân Châu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_23_bai_17_chien_tranh_the_gioi_t.doc