I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Ý đồ xâm lược của thực dân phương tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm.
- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873.
- Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873.
2 Tư tưởng:
- Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Lược đồ Mặt trận Gia Định.
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 26, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873 (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 26
Bài 19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( TỪ1858 ĐẾN TRƯỚC 1873) (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Ý đồ xâm lược của thực dân phương tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm.
- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873.
- Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873.
2 Tư tưởng:
- Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Lược đồ Mặt trận Gia Định.
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi Pháp xâm lược?
3. Dẫn dắt vào bài mới: Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nhưng lúc này trong triều đình lại có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán. Liệu thực dân Pháp có tiếp tục âm mưu xâm lược nước ta nữa hay không? Thái độ của triều Nguyễn ra sao? Quần chúng nhân dân phản ứng như thế nào? Để biết được điều này ta cùng nhau tìm hiểu tiết hôm nay:
4. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
-GV giảng: Sau khi kết thúc cuộc chiến ở Trung Quốc với điều ước Bắc Kinh (25/10/1860) thì Pháp lúc này có thừa thời gian và lực lượng để mở rộng đánh chiêm nước ta.
- Ngày 23/2/1861, Pháp chủ động tấn công đại đồn Chí Hòa.
- Quân ta kháng cự quyết liệt nhưng không giữ được đại đồn Chí Hòa.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862
- Ngày 23/2/1861, Pháp chủ động tấn công đại đồn Chí Hòa.
- Quân ta kháng cự quyết liệt nhưng không giữ được đại đồn Chí Hòa.
-GV: Theo em vì quân đội triều đình không giữ được đại đồn Chí Hòa?
-HSTL+GVKQ: Sở dĩ mặt trận Chí Hòa bị vỡ là do sự sai lầm chiến lược của nhà Nguyễn cũng như tinh thần chiến đấu kém cỏi của binh sĩ và hệ thống phòng ngự quá thô sơ không trụ nổi trước vũ khí hiện đại của Pháp.
+Thừa thắng, Pháp đánh chiếm luôn 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và 1 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long).
+ Nhân dân ta kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ.
-GV giảng: Các toán nghĩa quân của nhân dân ta lập nên đã chiến đấu rất anh dũng lập nên nhiều chiến công. Nhưng tiêu biểu nhất có chiến thắng của đội nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) trên sông Vàm Cỏ đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo.
- Thừa thắng, Pháp đánh chiếm luôn 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và 1 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long).
- Nhân dân ta kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ.
-GV: Em biết gì về Nguyễn Trung Trực?
-HSTL+GVKQ:
- Nguyễn Trung Trực còn có tên gọi là Nguyễn Văn Lịch thường quen gọi là Quản Lịch, vốn nhà nghèo. Ngoài nghề làm ruộng còn làm nghề chài lưới và đánh cá.
- Khi thực dân Pháp kéo vào xâm lược nước ta, Nguyễn Trung Trực cũng như nhiều nhà yêu nước khác đã đứng ra chiêu mộ nghĩa binh để phối hợp với quân đội chính quy của triều đình chống giặc.Đội nghĩa binh của Nguyễn Trung Trực đã đánh úp tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) trên sông Vàm Cỏ đoạn chảy qua Nhật Tảo.
- Tuy đây là một trận đánh nhỏ nhưng nó đã giáng cho giặc Pháp 1 đòn khủng khiếp làm cho chúng hết vía, kinh hoàng. Đồng thời làm nức lòng dân, cổ vũ nhân dân đứng lên chống Pháp xâm lược.
- Sau chiến thắng Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực đã được triều đình thăng chức 2 lần nhưng ông đã ở lại tiếp tục cùng nhân dân chống Pháp. Và 7 năm sau, Nguyễn Trung Trực lại ghi thêm 1 chiến công mới vang dội trong lịch sử chống giặc Pháp xâm lược của dân tộc ta là trận tấn công tiêu diệt giặc ở đồn Kiên Giang (Rạch Giá).
- Để tưởng nhớ, nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt đã làm tặng ông bài thơ, trong đó có 2 câu:
“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khộc quỷ thần”
Dịch nghĩa là: “Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, trời đất sáng choang. Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc”.
-GV giảng: Thế nhưng giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang dâng lên cao thì: Triều đình kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
- Triều đình kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
-GV giảng: Vậy hiệp ước này có những nội dung gì, thầy mời 1em đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK trang 111.
-GV: Em đánh giá như thế nào về hiệp ước Nhâm Tuất 1862 mà triều Nguyễn đã chấp nhận kí với Pháp?
-HSTL+GVKQ:
- Điều ước nhục nhã bởi phần thiệt thuộc về ta. Một điều ước bán nước vì triều đình đã cắt bỏ chủ quyền của ta trao cho thực dân Pháp làm đất thuộc địa. Nghĩa là lúc này triều đình đã đi ngược lại quyền lợi, lợi ích của nhân dân của dân tộc.
- Hồ Chí Minh đã từng nói:
- Việc kí hiệp ước 1862 chứng tỏ triều Nguyễn đã đầu hàng.
-Chuyển ý: Trong khi triều đình đã đầu hàng thì phong trào kháng chiến của nhân dân ta vẫn phát triển mạnh mẽ.
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862
1. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862
-GV giảng: Sau hiệp ước 1862, Pháp có âm mưu là đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Trước âm mưu này của thực dân Pháp đáng lẽ ra triều đình cần phải lãnh đạo nhân dân kháng chiên chống Pháp. Thế nhưng với những điều đã cam kết với trong điều ước 1862: Triều đình đã ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
-GV giảng: Mặc dù nhận được lệnh bãi binh của triều đình nhưng:
-GV: Em biết gì về Trương Định?
-HSTL+GVKQ:
- Trương Định là con trai của lãnh binh Trương Cầm, quê ở Quảng Ngãi.
- Năm 1850 làm chức Phó quản cơ.
- Từ 1859 – 1860 cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp.
- Tháng 2/1861, ông xây dựng căn cứ ở Tân Hòa ( Gò Công ).
- Năm 1862, ông được lệnh điều động đi nhận chức lãnh binh ở An Giang rồi Phú Yên nhưng ông đã kháng lệnh ở lại cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp và được nhân dân phong .
- Nghĩa quân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn thuộc Gia Định, Định Tường.
- Biết được căn cứ trung tâm là Tân Hòa thì ngày 28/2/1863, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu suốt 3 ngày đêm sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước.
- Ngày 20/6/1864, nhờ có tay sai dẫn đường thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng đã mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt, Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết năm ông 44 tuổi.
-GV: Sau hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?
-HSTL+GVKQ: Vừa chống Pháp vừa chống phong kiến.
- Triều đình đã ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Nhân dân ta tiếp tục kháng chiến và khởi nghĩa của Trương Định tiếp tục giành thắng lợi gây cho Pháp nhiêu khó khăn.
-GV giảng: Lấy cớ triều đình Huế vi phạm các điều ước đã cam kết trong hiệp ước 1862: Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng kiểm soát 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
2. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
- Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng kiểm soát 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
-GV giảng: Trước yêu cầu này, triều đình lúng túng và bạc nhược. Lợi dụng điều này thì ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản (lúc đó giữ chức kinh lược sứ của triều đình) phải nộp thành không điều kiện. Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành. Chính vì vậy chỉ trong 5 ngày: Từ ngày 20/6- 24/6/1867, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn 1 chút công sức nào.
- Từ ngày 20/6- 24/6/1867, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn 1 chút công sức nào.
-GV: Lúc này có những phong trào kháng chiến chống Pháp tiêu biểu nào? Kết quả như thế nào?
-HSTL+GVKQ:
+ Trương Quyền ở Tây Ninh. Hai anh em Phan Tôn và Phan Liêm ở Ba Tri- Bến Tre. Nguyễn Hữu Huân ở Tân An- Mỹ Tho. Thân Văn Nhíp ở Mỹ Tho
+ Kết quả: Các phong trào bị đàn áp và thât bại.
-GV: Nguyên nhân thất bại là gì?
-HSTL+GVKQ: Tương quan lực lượng không có lợi cho ta, vũ khí ta thô sơ.
-GV: Mặc dù thất bại nhưng có ý nghĩa gì không?
-HSTL+GVKQ:
+Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn.
+Ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
3. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ.
- Kết quả: Các phong trào bị đàn áp và thât bại.
IV. CỦNG CỐ- BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1.Củng cố:
-Quá trình đánh chiếm các tỉnh Nam Kì của thực dân Pháp?
-Ngay từ đầu nhân dân Việt Nam anh dũng đứng lên kháng chiến nhưng triều đình lo sợ thiếu quyết tâm chống Pháp.
2.Bài tập về nhà:
-Làm các bài tập trong SGK.
-Học bài cũ xem trước bài mới.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_26_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khan.doc