Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 26, Bài 20: Chiến sự lan rộng ra toàn quốc cuộc kháng chiến của nhân dân ta (1873-1884). Nhà Nguyễn đầu hàng

I- Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Từ 1873 trở đi Pháp mở rộng xâm lược cả nước, phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ - Kết quả, ý nghĩa.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá -> bài học lịch sử.

3. Thái độ:

- Ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc.

- Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp.

II- Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Lược đồ kháng chiến chống Pháp xâm lược

- Tranh ảnh SGK, SGK, bài soạn

2. Học sinh:

Vở ghi, sgk, bảng phụ

III- Tiến trình tổ chức dạy - học

1. Kiểm tra bài cũ:

 Nhận xét phong trào kháng chiến của nhân dân ta (1858 - 1873) và thái độ của triều đình nhà Nguyễn?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 26, Bài 20: Chiến sự lan rộng ra toàn quốc cuộc kháng chiến của nhân dân ta (1873-1884). Nhà Nguyễn đầu hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy....................... Lớp B1.Sí số.................................................................. ........Lớp B2.Sísố.............................................................. TIẾT 26 - BÀI 20 CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA (1873 - 1884) NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG I- Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Từ 1873 trở đi Pháp mở rộng xâm lược cả nước, phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ - Kết quả, ý nghĩa. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá -> bài học lịch sử. 3. Thái độ: - Ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc... - Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp. II- Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Lược đồ kháng chiến chống Pháp xâm lược - Tranh ảnh SGK, SGK, bài soạn 2. Học sinh: Vở ghi, sgk, bảng phụ III- Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét phong trào kháng chiến của nhân dân ta (1858 - 1873) và thái độ của triều đình nhà Nguyễn? 2.Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức * HĐ1: Tìm hiểu Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 1 (1873) kháng chiến lan rộng ra Bắc Kỳ - GV yêu cầu HS đọc SGK -> trả lời câu hỏi: Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ, tình hình Việt Nam như thế nào? - HS dựa SGK trả lời - GV nhận xét kết luận. Tình hình xã hội Việt Nam trước Pháp xâm lược Bắc Kỳ? - GV :Thực dân Pháp làm gì để chuẩn bị xâm lược Bắc Kỳ? HS dựa SGK nêu GV nhận xét kết luận Quá trình Pháp xâm lựơc Bắc Kỳ. - GV dùng lược đồ tường thuật trên lược đồ HS nhớ kiến thức. GV:Tình hình Bắc kỳ khi Pháp xâm lược. + Thái độ của quan quân triều đình? + Phong trào kháng chiến của nhân dân. - HS dựa SGK nêu - GV yêu cầu các cá nhân tự lập biểu về phong trào kháng chiến của nhân dân. + Thời gian, sự kiện, kết quả. GV nêu và giải thích tình hình nước Pháp sau những năm 70 thế kỷ XIX. (Pháp -> đế quốc chủ nghĩa -> xúc tiến xâm lược ) - GV nêu vấn đề + Duyên cớ Pháp -> xâm lược Bắc kỳ lần 2 + Quá trình Pháp xâm lược Bắc kỳ lần 2. - HS dựa SGK trả lời - GV kết luận * HĐ2: Tìm hiểu Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2. Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và trung kỳ trong những năm 1882 - 1884 - GV chia lớp -> các nhóm 2 - Yêu cầu thảo luận (1). Nhóm 1, 3, 5: Tìm hiểu về tinh thần chiến đấu bảo vệ Hà Nội của quan quân Triều đình. Nhóm 2, 4, 6: Tìm hiểu về phong trào kháng chiến ở các tỉnh Bắc Kỳ của nhân dân ta. - Thời gian (5 phút) - Cử đại diện các nhóm 1, 2 trình bày. - Các nhóm bổ sung. - GV chốt ý bằng bảng phụ. - GV dùng lược đồ giới thiệu vị trí cửa biển Thuận An -> cửa ngõ -> Kinh Thành Huế-> vị trí chiến lược quan trọng. - 1883 Pháp đánh Thuận An vì: + Tư bản Pháp muốn trả thù thất bại 18/5/1883. + Triều đình Huế lục đục (Tự Đức Chết...). - GV nêu quá trình Pháp xâm lược và tấn công Thuận An... - HS nghe ghi nhớ + học SGK. Dựa SGK + bài soạn - GV yêu cầu HS trả lời - Hoàn cảnh -> ký + nội dung hiệp ước 1883 và 1884. - HS dựa SGK trả lời - GV nhận xét - kết luận. HS tự học nội dung SGK I- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 1 (1873) kháng chiến lan rộng ra Bắc Kỳ 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất - Về kinh tế: Kinh tế Việt Nam tiếp tục sa sút do mất sáu tỉnh Nam Kì, phải lo bồi thường chiến phí cho Pháp (theo Hiệp ước 1862). Nông nghiệp bị bỏ bê, công thương nghiệp không có gì khác trước. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. - Về chính trị, xã hội: nạn thổ phỉ, hải phỉ hoành hành; mâu thuẫn xã hội gia tăng; khởi nghĩa chống triều đình nổ ra ở nhiều nơi. - Những đề nghị cải cách - duy tân bị triều đình nhà Nguyễn khước từ. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873) - Việc đánh chiếm Bắc Kì và toàn bộ Việt Nam là chủ trương lâu dài của thực dân Pháp, nhưng do thực lực chưa đủ mạnh nên Pháp phải tiến hành từng bước. - Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì. - Pháp dựng nên vụ Giăng Đuypuy ở Hà Nội (cho Đuypuy gây rối trên sông Hồng). Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy, năm 1873 Pháp đem quân ra đánh thành Hà Nội (20/11/1873) và sau đó chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (từ ngày 23/11 đến ngày 12/12/1873). 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kỳ trong những năm 1873 - 1874. - Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng tại ô Quang Chưởng. - Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng hy sinh. - Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. - Trong trận Cầu Giấy (21/12/1873), tướng giặc là Gácniê tử trận. Thực dân Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế. - Hiệp ước 15/3/1874 (Giáp Tuất) được kí kết, quân Pháp rút khỏi Bắc Kì nhưng triều đình đã dâng toàn bộ sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp. II.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2. Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và trung kỳ trong những năm 1882 - 1884 1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ lần thứ 2 (1882 - 1884) - Bối cảnh lịch sử trước khi thực dân Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ hai: + Trong khoảng gần 10 năm sau Hiệp ước Giáp Tuất, chủ quyền của dân tộc bị vi phạm nghiêm trọng, đất đai bị mất, nội trị, ngoại giao bị lệ thuộc. + Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp ngày càng phát triển, giới cầm quyền Pháp thống nhất với nhau trong đường lối mở rộng xâm lược thuộc địa. + Năm 1882, Pháp quyết định đánh ra Bắc Kì lần thứ hai. - Quân Pháp đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883): + Năm 1882, vin cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, quân Pháp kéo ra Bắc. + Ngày 3/4/1882, chúng bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. + Ngày 25/4/1882, Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. + Tháng 3/1883, Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định... 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến - Tại Hà Nội, quan quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy đã chiến đấu anh dũng bảo vệ thành. Khi thành mất, ông đã tuẫn tiết theo thành (sử dụng tài liệu về Hoàng Diệu). - Quân dân các tỉnh xung quanh Hà Nội (như Sơn Tây, Bắc Ninh...) tích cực chuẩn bị chống giặc. - Tại các tỉnh đồng bằng, nhất là ở Nam Định, Thái Bình... nhêìu trung tâm kháng chiến xuất hiện. - Sự phối hợp kháng chiến của quân dân ta đã dẫn đến chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883). Tướng giặc là Rivie tử trận III- Thực dân Pháp tấn công Thuận An - Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884 1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An - Do vị trí quan trọng của Thuận An, hơn nữa nhân cơ hội vua Tự Đức mới mất (17/7/1883), triều đình chính đang rối ren. Pháp đã hiểu rõ thái độ bạc nhược của triều đình Huế do đó đã tấn công Thuận An. - Diễn biến chính: + Ngày 18/8/1883, Pháp tấn công Thuận An. + Quân triều đình chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng quân Pháp vẫn chiếm được các pháo đài, kinh đô Huế bị uy hiếp trực tiếp. 2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884 nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng - Ngày 25/8/1883, triều đình nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp, Việt Nam bị chia làm ba "kì", trong đó Trung Kì gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà được giao cho triều đình Huế quản lý. - Ngày 6/6/1884, Pháp lại thay Hiệp ước Hácmăng bằng Hiệp ước Patơnốt, nội dung không khác mấy so với Hiệp ước Hácmăng, chỉ điều chỉnh lại địa giới Trung Kì ra hết tỉnh Thanh Hoá và vào đến Bình Thuận, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc quan lại phong kiến. Từ đây nước Việt Nam bị đặt dưới sự "bảo hộ" của Pháp, dần dần biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến 3. Cñng cè: - T¹i sao Ph¸p x©m l­îc ViÖt Nam trong suèt gÇn 30 n¨m (1858 - 1884). - Nguyªn nh©n, ý nghÜa lÞch sö cña phong trµo kh¸ng chiÕn cña nh©n d©n. - Tr¸ch nhiÖm cña Nhµ NguyÔn trong viÖc mÊt n­íc... 4. H­íng dÉn häc sinh chuÈn bÞ häc bµi Häc bµi cò + lËp biÓu phong trµo kh¸ng chiÕn cña nh©n d©n B¾c Kú. - So¹n tr­íc bµi 21.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_26_bai_20_chien_su_lan_rong_ra_t.doc