1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh, nội dung, diễn biến của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
b. Về kỹ năng:
- Củng có kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm nội dung bài học.
c. Về thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng kính phục đối với những người lãnh đạo cuộc kháng chiến.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Lược đồ về địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy, căn cứ Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế.
b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
- Học bài cũ và đọc trước bài mới
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra ?
Đáp án: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, tính chất Cần vương phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước vẫn còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta -> phong trào tiếp tục nổ ra.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 28, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (Tiếp theo) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/02/2010
Ngày dạy: 02/03/2010
- Lớp dạy: 11E
Ngày dạy: 03/03/2010
- Lớp dạy: 11H
Ngày dạy: 05/03/2010
- Lớp dạy: 11C,D,G
Ngày dạy: 06/03/2010
- Lớp dạy: 11A
Ngày dạy: 10/03/2010
- Lớp dạy: 11B
Tiết 28
Bài 21. PHONG TRÀO YÊU NUỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX - Tiếp theo
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh, nội dung, diễn biến của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
b. Về kỹ năng:
- Củng có kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm nội dung bài học.
c. Về thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng kính phục đối với những người lãnh đạo cuộc kháng chiến.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Lược đồ về địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy, căn cứ Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế.
b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
- Học bài cũ và đọc trước bài mới
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra ?
Đáp án: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, tính chất Cần vương phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước vẫn còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta -> phong trào tiếp tục nổ ra.
b. Dạy nội dung bài mới
Dẫn dắt vào bài mới (1’)
Trong những năm cuối thế kỉ XIX, phong trào chống Pháp đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Đó là những cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới danh nghĩa Cần Vương và những cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân cùng các dân tộc thiểu số miền núi, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV sử dụng lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy giới thiệu về cuộc khởi nghĩa
- Giải thích gọi là khởi nghĩa Bãi Sậy vì Bãi Sậy là căn cứ chính, thực chất phong trào Bãi Sậy có địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình. Căn cứ Bãi sậy nằm giữa vùng đồng bắng, có các tuyến giao thông thuỷ bộ đi qua nghĩa quân có thể cơ động đánh địch, triệt để áp dụng chiến thuật chiến tranh du kích
- Hướng dẫn HS thảo luận và lập bảng theo mẫu GV in sẵn và phát cho HS.
Lãnh đạo
Địa bàn
HĐ chủ yếu
Kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm
- Gv đưa thông tin phản hồi và phân tích trình bày
- Hs quan sát và nghe
- Hs theo dõi SGK và phát biểu trả lời theo mẫu
- Hs nghe và ghi
II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) (8’)
Cuộc KN
Lãnh đạo
Địa bàn
HĐ chủ yếu
Kết quả-ý nghĩa-bài học KN
Bãi Sậy
(1883-1892)
Nguyễn Thiện Thuật
- Căn cứ chính: Bãi Sậy - Hưng Yên.
- Địa bàn HĐ: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên
- 1885-1887: Nghĩa quân tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch ở Văn Giang, Khoái Châu.
- 1888-1892: Bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. 1889, quân Pháp và tay sai bao vây căn cứ chính. Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang TQ. Đốc Tít phải ra hàng.
- Tồn tại 9 năm (1883-1892) gây cho Pháp và tay sai nhiều thiệt hại.
- Nêu cao truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân ta.
- Để lại nhiều bài học bổ ích về hình thức chiến tranh du kích.
- Mặc dù nghĩa quân chiến đấudũng cảm nhưng thất bại do tổ chức chưa chu đáo , đường lối lãnh đạo chưa đúng đắn, tương quan lựuc lượng chênh lệch
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV sử dụng Lược đồ Căn cứ Ba Đình giới thiệu và cho các em về căn cứ này.
- Hướng dẫn hs tìm ý trả lời theo mẫu GV in sẵn như K/N Bãi Sậy
- GV giới thiệu thêm về Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
- Cho cả lớp so sánh: Cách tổ chức và chiến thuật của nghĩa quân Ba Đình và Bãi Sậy ?
? Điểm mạnh, điểm yếu của căn cứ BĐ
- Gv đưa thông tin phản hồi
- Hs quan sát, nghe
- Hs tìm ý trả lời
- Hs nghe
- HS: + K/n Bãi Sậy: nghĩa quân chia thành các đội nhỏ (từ 20-25 người), phân tán vào làng ở lẫn với dân, hoạt động rải rác khắp nơi. Đánh du kích, tổ chức những trận tập kích chớp nhoáng, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông.
+ K/n Ba Đình: nghĩa quân gồm 300 người chia thành 10 toán, mỗi toán có 1 Hiệp quản chỉ huy. Địa bàn thủ hiểm ở một nơi Sử dụng lối đánh chiến tuyến cố định, có khả năng đánh những trận lớn,
- Điểm mạnh: Được xây dựng kiên cố, khó tiếp cận; vị trí thuận lợi cho cho việc kiểm soát các tuyến giao thông,
- Điểm yếu: Dễ bị cô lập, dễ bị bao vây
- Hs nghe và ghi
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) (8’)
Cuộc KN
Lãnh đạo
Địa bàn
HĐ chủ yếu
Kết quả-ý nghĩa-bài học KN
Ba Đình
(1886-1887)
- Phạm Bành.
- Đinh Công Tráng.
- Ba làng: Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nga Sơn-Thanh Hoá)
- Xây dựng căn cứ Ba Đình kiên cố, độc đáo. Nghĩa quân có khoảng 300 người. Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Cuối 1886, làm thất bại cuộc tấn công vào căn cứ của 500 quân Pháp buộc chúng phải rút lui.
- Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt vào tháng 1-1887.
- 21-1-1887, Pháp chiếm được căn cứ. Các thủ lĩnh bị bắt hoặc tự sát. Khởi nghĩa thất bại.
- Thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc ngoai xâm của dân tộc.
- Cần biết lợi dụng địa hình, địa vật, tránh thủ hiểm ở một nơi. Thực hiện chiến tranh du kích, liên hệ với các cuộc khởi nghĩa khác.
Hoạt động 3: Nhóm
- GV sử dụng lược đồ giới thiệu địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê và cho các em làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm trả lời một ý theo mẫu
- Hướng dẫn hs thảo luận và lập bảng theo mẫu GV in sẵn.
- Tại sao nói cuộc kn Hương Khê là cuộc kn tiêu biểu nhất trong p/t Cần vương?
- Gv đưa thông tin phản hồi
- Hs nghe và quan sát
- Hs thảo luận theo nhóm
- HS trả lời:
+ Đây là cuộc kn có qui mô lớn nhất (kéo dài 10 năm 1885-1896).
+ Địa bàn hoạt động 4 tỉnh. Căn cứ rộng lớn.
+ Lực lượng nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc kn khác.
+ Về kỉ thuật: chế tạo được súng trường.
+ Sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo. Tổ chức được nhiều trận đánh lớn,
- Hs quan sát, nghe và ghi
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) (12’)
Cuộc KN
Lãnh đạo
Địa bàn
HĐ chủ yếu
Kết quả-ý nghĩa-bài học KN
Hương Khê (1885-1896)
-Phan Đình Phùng.
- Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh)
- 4 tỉnh: Thanh-Nghệ-Hà-Quảng Bình.
- 1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí.
- 1888-1896: bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Liên tiếp mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Tiêu biểu: trận tập kích ở thị xã Hà Tĩnh (8-1892) và trận phục kích địch ở núi Vụ Quang (10-1894).
- Phan Đình Phùng, Cao Thắng hy sinh. Những thủ lĩnh khác bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.
- Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
- Cần phải biết liên kết lực lượng trên một qui mô rộng lớn.
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
- GV sử dụng lược đồ kn Yên Thế giới thiệu
- Yêu cầu hs điền thông tin theo mẫu như khởi nghĩa Bãi Sậy
? Điểm khác nhau giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương ?
- Sau khi hs thảo luận và trình bày, giáo viên chốt lại và đưa thông tin phản hồi
- Hs quan sát, nghe
- Hs nghiên cứu SGK trả lời
- Hs trả lời:
+ Mục đích
* KNYT: Chống chính sách cướp bóc bình định của Pháp, bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ cuộc sống của người dân
* PTCV: Giúp vua cứu nước.
+ Lãnh đạo
* KNYT: Nông dân
* PTCV: Văn Thân sĩ phu yêu nước.
+ Thời gian tồn tại
* KNYT: 30 năm (1884-1913)
* PTCV: 10 năm (1885-1896).
+ Phương thức đấu tranh
* KNYT: K/n vũ trang; có giai đoạn tác chiến, có giai đoạn hoà hoãn.
* PTCV: K/n vũ trang.
- Hs quan sát, nghe và ghi
4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) (9’)
Cuộc KN
Lãnh đạo
Địa bàn
HĐ chủ yếu
Ý nghĩa-bài học KN
Yên
Thế (1884-1913)
Hoàng Hoa Thám
- Yên Thế (Bắc Giang)
- 1884 - 1892: Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân hoạt động riêng lẽ chống chính sách bình định, cướp bóc của thực dân Pháp.
+ Thủ lĩnh: Đề Nắm. Nghĩa quân xây dựng được 7 hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.
+ 3-1892, Pháp huy đông 2200 quân tấn công, nhiều người bị địch bắt và bị giết. Đề Nắm bị sát hại.
- 1893 - 1897:
+ Thủ lĩnh: Đề Thám.
+ Giảng hoà với Pháp 2 lần, nhưng bên trong vẫn chuẩn bị lực lượng tấn công địch, cuối cùng làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang.
- 1898 - 1908:
+ 10 năm hoà hoãn. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.
- 1909 - 1913:
+ Pháp mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt phong trào nông dân Yên Thế.
+ 2-1913, Đề Thám bị sát hại, nhiều thủ lĩnh hy sinh, phong trào tan rã.
- Đây là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX.
- Đã nêu lên ý chí, sức mạnh bền bỉ của nông dân.
c. Củng cố, luyện tập (1’)
- GV khái quát lại những nội dung bài học:
- Các phong trào đấu tranh cuối thế kỉ XIX.
- Đưa ra câu hỏi luyện tập
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Trả lời câu hỏi SGK và SBT
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 22
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_28_bai_21_phong_trao_yeu_nuoc_ch.doc