Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 30, Bài 38: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được

 - Những nét chính trong chủ trương, đường lối cứu nước và những hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

 -Nhận thức được những điểm mới của trào lưu cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản so với phong trào cần vương

 - Những điểm giống nhau và khác nhau của hai khuynh hướng cứu nước đầu TKXX

 - Nguyên nhân thất bại và yêu cầu đặt ra cho lịch sử Việt Nam vào cuối TK XIX đầu XX

 2. Về kỷ năng:

 - Biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai xu hướng cứu nước đầu TKXX

 3. Về tư tưởng:

 - Trân trọng tấm lòng yêu nước của các nhà cách mạng đầu thế kỷ XX

B- THIẾT BỊ-TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Chân dung các nhà yêu nước trong thời kỳ này

 - Tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

C- TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt nam có đặc điểm mới nào?

 - Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX?

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 30, Bài 38: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 30 Ngày soạn: 20-04-2008 BÀI 38 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 ) A- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Những nét chính trong chủ trương, đường lối cứu nước và những hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh -Nhận thức được những điểm mới của trào lưu cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản so với phong trào cần vương - Những điểm giống nhau và khác nhau của hai khuynh hướng cứu nước đầu TKXX - Nguyên nhân thất bại và yêu cầu đặt ra cho lịch sử Việt Nam vào cuối TK XIX đầu XX 2. Về kỷ năng: - Biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai xu hướng cứu nước đầu TKXX 3. Về tư tưởng: - Trân trọng tấm lòng yêu nước của các nhà cách mạng đầu thế kỷ XX B- THIẾT BỊ-TÀI LIỆU DẠY HỌC - Chân dung các nhà yêu nước trong thời kỳ này - Tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh C- TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt nam có đặc điểm mới nào? - Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX? 2. Giới thiệu bài mới: - Sự thất bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX, chứng tỏ rằng giai cấp phong kiến Việt Nam không đủ khả năng nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam - Đầu thế kỷ XX một phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới xuất hiện:đó là khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho khuyng hướng này là cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - Để hiểu rõ phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 23 “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất”. - Qua bài này các em cần nhận thức 3 vấn đề sau: +Những nét chính trong chủ trương, hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh + Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai khuynh hướng của cụ Phan Bội Châu và Phan Châu trinh + Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân -GV trình bày những điều kiện tâm lý, xãhội dẫn đến xuất hiện phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản - Giáo viên cho HS xem tranh, giới thiệu sơ lược tiểu sử cụ PBC - Giáo viên chuyển ý nêu câu hỏi: Hỏi: Chủ trương cứu nước và những hoạt động của cụ PBC? - Học sinh suy nghĩ, trả lời, giáo viên chốt ý làm rõ vấn đề - Giáo viên chuyển ý nêu câu hỏi Hỏi:Tại sao PBC chủ trương dùng phương pháp bạo động ? - Học sinh suy nghĩ, trả lời, HS khác bổ sung - Giáo viên nhận xét và kết luận: + PBC cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành độc lập dân tộc chỉ có con đường bạo động vũ trang ( đó là con đường truyền thống của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc) + Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Giáo viên chuyển sang hoạt động của cụ PBC - Nhiệm vụ trước mắt của Hội là: + Phát triển thế lực của Hội về người cũng như về tài chính + Xúc tiến việc chuẩn bị bạo động + Chuẩn bị xuất dương cầu viện - Giáo viên nêu câu hỏi nhận thức, để làm rõ hạn chế của cụ PBC Hỏi: Tại sao cụ PBC lại dựa vào Nhật bản để đánh đuổi thực dân Pháp để đánh đuổi thực dân Pháp? - Học sinh suy nghĩ trả lời, trao đổi với giáo viên để làm rõ vấn đề + Cụ PBC cho rằng Nhật Bản và Việt Nam đồng chủng, đồng văn ( cùng màu da, cùng văn hoá Hán học) +Nhật Bản đi theo con đường tư bản Châu Aâu, tiến hành cải cách, giàu mạnh và đánh bại ĐQ Nga năm 1905. Sự phát triển của NB trở thành tấm gương cho Việt Nam - Giáo viên giúp cho học sinh nhận thức sai lầm của cụ PBC: Tuy Nhật bản và Việt Nam đều da vàng, châu Á, nhưng lúc này Nhật Bản là nước đế quốc.Bản chất của đế quốc là xâm lược, bóc lột - Giáo viên nêu câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “ Chủ nghĩa đế quốc dù màu da khác nhau, nhưng chúng đều là một phường cướp nước như nhau” - Đó cũng chính là nguyên nhân thất bại của phong trào Đông du:8-1908 chínhphủ Nhật cấu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất tất cả số họcsinh việt Nam đang du học, kể cả cụ PBC. Phong trào Đông tan rã - Từ đó giáo viên giúp học sinh nhận thức: Mặc dù đế quốc với đế quốc có sự mâu thuẫn với nhau về quyền lợi, nhưng bao giờ chúng cũng cấu kết với nhau để chống lại phong trào giải phóng dân tộc Hỏi: Bài học rút ra từ thực tế của phong trào Đông du là gì? - Học sinh suy nghĩ, trả lời, HS khác bổ sung - Giáo viên nhận xét ,kết luận: + Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai-không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được + Cần xây dựng lực lượng trong nước, trên cơ sở tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế chân chính -GV chuyển ý trình bày tiếp về hoạt động của PBC: + Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật, PBC sang Trung Quốc rồi thái Lan + Năm 1911 cách mạng Tân Hợi thành công, PBC từ Thái Lan về Trung Quốc + Năm 1912 thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, giúp học sinh nhận thức được sự chuyển biến trong tư tưởng của cụ PBC: từ QCLH chuyển sang tư tưởng Cộng hoà -Giáo viên trình bày hoạt động của Hội và sự kết thúc hoạt động của cụ PBC +VN Quang phục hội nhiều lần cử người về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và tay sai đắc lực của chúng, gây tiếng vang trong nước + Pháp tăng cường đàn áp, ngày 24-12-1913 PBC bị bắt và bị giam ở nhà tù Quảng Đông. Đến đây hoạt động của Việt nam Quang phục hội kết thúc, đồng thời kết thùc cả hoạt động của Phan Châu trinh Hoạt động 3: làm việc theo nhóm - Giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh tìm sự kiện lịch sử chứng minh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là theo con đường dân chủ tư sản, bằng phương pháp bạo động - Các nhóm thảo luận, phát biểu, giáo viên chốt lại: Tính chất tư sản được thể hiện: +1905 thành lập Hội Duy tân đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc thiết lập CĐQCLH, theo con đường của Anh, Nhật Bản. Như vậy cụ PBC không chấp nhận nền QCCC + 1912 thành lập Việt nam Quang phục hội đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hoà dân quốc Việt Nam.Tính chất tư sản được thể hiện ở mức độ cao hơn, đó là thủ tiêu CĐPK thiết lập chế độ Cộng Hoà + Phương pháp bạo động được thể hiện ở: Chủ trương dùng vũ lực để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc “Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu” Hoạt động 1:Làm việc cá nhân - Giáo viên đặt vấn đề chuyển ý, thu hút sự tò mò của học sinh bằng câu hỏi: Tuy cùng chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản từ Trung Quốc và Nhật Bản nhưng cụ Phan Châu Trinh lại có xu hướng cứu nước khác cụ PBC: xu hướng cải cách. Vậy tại sao cụ PCT lại chọn xu hướng đó, cụ đã có những hoạt động như thế nào để thực hiện chủ trương của mình -GV cho HS quan sát hình, trình bày tóm tắt tiểu sử của PCT: Phan Châu Trinh sinh 9-9-1872 tại Tam kỳ Quảng Ngãi, năm 1901 đỗ phó bảng ra làm quan trong triều đình Huế - Giáo viên dựa vào SGK giới thiệu một cách sinh động về những suy nghĩ và chủ trương của cụ PCT - Giáo viên giải thích tại sao cụ PCT dùng con đường cải cách: PCT cho rằng, lúc này Pháp mạnh hơn ta, ta chưa đủ sức để đánh đổ Pháp. Vì vậy “Bất bạo động, bạo động tất tử” - Giáo viên chuyển ý nêu mục tiêu của chủ trương cải cách: nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ bọn vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập - Giáo viên nêu câu hỏi nâng cao: Hỏi:Em có nhận xét gì về chủ trương cứu nước của cụ PCT và giải thích? - Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên giải thích làm rõ vấn đề: Chủ trương của cụ PCT mang tính chất cải lương: + Muốn đánh đổ chế độ PK mà dựa vào Pháp. Trong khi đó chế độ phong kiến là chổ dựa của P + Không bao giờ bọn đế quốc tiến hành khai dân trí, phát triển kinh tế thuộc địa. Vì trình độ dân trí thuộc địa càng thấp, nền kinh tế lạc hậu thì dể dàng cai trị - Giáo viên chuyển sang hoạt động của cụ PCT Hỏi: Trình bày những hoạt động của cụ PCT? - Học sinh dựa vào SGK trình bày , giáo viên chốt lại những hoạt động chính: +1906 cụ PCT cùng với một nhóm sĩ phu yêu nước tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở T. kỳ+ Văn hoá: + Giáo dục:mở trường dạy học theo lối mới + XH:Vận động cải cách trang phục & lối sống mới + KT:Chấn hưng thương nghiệp, lập hội kinh doanh - Giáo viên trình bày: tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hoà, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở trung kỳ 1908 Hoạt động 2:Làm việc cá nhân - Giáo viên cho học sinh tự nghiên cứu phong trào chống sưu thuế ở trung kỳ tong SGk Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến phong trào chống sưu thuế ở trung kỳ 1908? - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét , bổ sung chốt ý + Do chínhsách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế -GV nêu câu hỏi: Hạn chế chung của PBC và PCT + Chưa thấy được sức mạnh, vai trò của quần chúng ND trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc - Giáo viên minh hoạ: + PBC: dựa vào Nhật đánh Pháp chẳng khác nào “ đuổi hổ cửa trước, rước beo cử sau” + PCT:dựa vào Pháp khai dân trí, đánh đổ CĐPK, chẳng khác nào “ xin giặc rủ lòng thưong” Hoạt động 1:Làm việc cá nhân - Giáoviên trình bày:trong khi phong trào Đông du đang diễn ra sôi nổi thì xuất hiện cuộc vận động trong nước và được các sĩ phu chú trọng - Giáo viên giải thích tên gọi Đông kinh nghĩa thục: trường học tư đóng ở Đông Kinh (Hà Nội ngày nay ) - Giáo viên nêu câu hỏi Hỏi: Tóm tắt những hoạt động của Đông kinh nghĩa thục? ( lãnh đạo, phạm vi hoạt động, các hoạt động chính) - Học sinh dựa vào SGk trình bày, giáo viên chốt ý - Giáo viên nhấn mạnh những hoạt động của trường, khác với các trường dạy học khác -Giáoviên cùng với học sinh trao đổi đi đến thống nhất:Thực chất đây là phong trào yêu nước theo con đường dân chủ tư sản trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục Hoạt động 2: làm việc cá nhân -Giáo viên cho học sinh tìm hiểu Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên thế - Giáo viên đặt câu hỏi:Ý nghĩa của phong trào đấu tranh do binh lính người Việt và nông dân tiến hành? - Học sinh trao đổi đi đến kết luận: cacù phong trào này phản ánh tinh thần yêu nước của tất cả các tầng lớp xã hội Việt Nam lúc bấy giờ 1.Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu - Chủ trương: dùng bạo lực đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc - Hoạt động: + 5-1904 thành lập Hội Duy tân: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập nền QCLH +1905 thực hiện phong trào Đông du: đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật du học -1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội: đánh đuổi giặc Pháp, khội phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam 2Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách - Chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, dựa vào Pháp -Hoạt động : + Mở trường dạy học theo lối mới, diễn thuyết về các vấn đề xã hội + Cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, bài trừ những tập tục lạc hậu + Chủ trương phát triển công thương nghiệp 3.Đông kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế - Lãnh đạo: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại - Thời gian hoạt động: Từ thảng đến tháng 11-1907 - Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc ninh, Hải Dương,Thái bình - Hoạt động chính: mở trường dạy học, tổ chức các buổi bình văn, xuất bản sách báo 4. Sơ kết bài học: a- Củng cố: - Do ảnh hưởng cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những tác động bên ngoài đầu thế kỷ XX phong trào yêu nước Việt Nam phát triển theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tuy nhiên chủ trương và phương pháp tiến hành của cụ PBC và PCT lại khác nhau - Giáoviên nêu câu hỏi để học sinh trao đổi vấn đề: “ Vì sao các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX đều thất bại?Sự thất bại của phong tràoyêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam? + Do con đường cứu nước đã lỗi thời, không đưa ra được mục tiêu, nội dung và phương pháp cứu nước đúng đắn + Yêu cầu cần phải có một giai cấp tiên tiến mắn ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Phải có một đường lối, phương pháp cứu nước đúng đắn - Đứng trước yêu cầu của xã hội, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuất dương tìm đường cứu nước. Để hiểu rõ về cuộc hành trìnhcứu nước của lãnh tụ NAQ cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 24 ở tiết sau b- Dặn dò:- Học bài cũ - Đọc trước bài 24- Làm bài tập

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_30_bai_38_phong_trao_yeu_nuoc_va.doc