Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 31+32, Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.Về kiến thức:Học sinh nắm

 - Nét nổi bật trong nền kinh tế-xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới nhất

 - Diễn biến các cuộc khởi nghĩa, sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất:thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh và buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ai Quốc

 2.Về kỹ năng:

 - Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử

 - Biết tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học

 3.Về thái độ:

 - Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta

II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY-HỌC

 - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử liên quan đến bài học

 - Các tài liệu có liên quan đến bài học

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 1.Kiểm tra bài cũ:

 - Chủ trương, hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu. Tại sao Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật?

 - Chủ trương, hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh. Em có nhận xét gì về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh?

 - Hạn chế chung của hai cụ Phan là gì? Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đấu thế kỷ XX, đã đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam?

 2.Giới thiệu bài mới:

 Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp là một trong những nước tham gia vào cuộc chiến tranh. Để phục vụ cho cuộc chiến tranh, Pháp tăng cường bóc lột, bắt lính, những chính sách đó đã làm cho nền kinh têxã hội Việt Nam có nhiều biến động, phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ

 Để hiểu rõ về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 31+32, Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 31+ 32 Ngày soạn: 29-04-2008 BÀI 24 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914-1918 ) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức:Học sinh nắm - Nét nổi bật trong nền kinh tế-xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới nhất - Diễn biến các cuộc khởi nghĩa, sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất:thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh và buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Aùi Quốc 2.Về kỹ năng: - Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử - Biết tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học 3.Về thái độ: - Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY-HỌC - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử liên quan đến bài học - Các tài liệu có liên quan đến bài học III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - Chủ trương, hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu. Tại sao Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật? - Chủ trương, hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh. Em có nhận xét gì về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh? - Hạn chế chung của hai cụ Phan là gì? Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đấu thế kỷ XX, đã đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam? 2.Giới thiệu bài mới: Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp là một trong những nước tham gia vào cuộc chiến tranh. Để phục vụ cho cuộc chiến tranh, Pháp tăng cường bóc lột, bắt lính, những chính sách đó đã làm cho nền kinh têxã hội Việt Nam có nhiều biến động, phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ Để hiểu rõ về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay 3.Dạy-học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV trình bày rõ những chính sách của Pháp trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất . +Tăng thuế + Bắt nhân dân mua công trái +Vơ vét lương thực + Bắt nông dân chuểyn từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp - Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam biến đổi: + GV trình bày sự phát triển công ty xe khách của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi + các cơ sở kinh doanh thủ công nghiệp cũng phát triển -Ở các tỉnh trung du Bắc kỳ có tới 251 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng đậu Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: những biến đổi về xã hội trong chiến tranh thế giới thứ nhất? Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - GV treo bảng tóm tắt đã kẻ sẳn, giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu điền vào bảng + Nhóm I:Việt Nam Quang phục hội + Nhóm II: Khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân + Nhóm III:Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên + Nhóm IV:Phong trào Hội kín Nam kỳ + Nhóm V:Khởi nghĩa vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số -HS dựa vào kiến thức SGK trình bày lên bảng kẻ sẳn của giáo viên, cho nhóm khác bổ sung -GV sử sai cho HS, kết hợp giảng và hoàn thành bảng tổng hợp theo nội dung chuẩn bị I.Tình hình kinh tế xã hội: 1.Những biến động về kinh tế - Công nghiệp: xuất hiện nhiều công ty than mới ( Tuyên Quang, Đông Triều ), các xí nghiệp của người Việt được mở rộng về qui mô, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện - Nông nghiệp: ngoài việc độc canh cây lúa còn trồng các cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh 2.Tình hình phân hoá xã hội: - Nông dân: bị bắt lính, đời sống ngày càng bần cùng hoá - Công nhân: số lượng ngày càng đông, bắt đầu tham gia đấu tranh - Tư sản: vươn lên trong kinh doanh ( Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu ) - Tiểu tư sản: số lượng ngày càng đông, dùng báo chí đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị II.Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh Phong trào Địa bàn Hình thức đấu tranh Thành phần chủ yếu Kết quả Việt Nam Quang phục hội -Dọc đường biên giới Việt Trung - Một số nơi ở miền Trung Vũ trang Công nhân viên chức hoả xa Thất bại Khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân Trung kỳ Khởi nghĩa Nhân dân và binh lính có sự lãnh ạo của vua Duy Tân Thất bại Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên Thái Nguyên Khởi nghĩa Tù chính trị và binh lính người Việt - Thất bại - Giáng một đòn mạnh vào chính sách “dùng người Việt trị người Việt của thực dân Pháp” Phong trào Hội kín ở Nam kỳ Nam kỳ Vũ trang Nông dân - Thất bại’ - Biểu lộ tinh thần quật khởi của nông dân Khởi nghĩa vũ trang của các dân tộc thiểu số Tây bắc Đông Bắc Tây Nguyên Vũ trang Dân tộc thiểu số - Thất bại - Nhưng góp phần vào phong trào đấu tranh chung Hoạt động 3: làm việc cá nhân GV nêu câu hỏi: Qua tìm hiểu những nét chính về các cuộc đấu tranh vũ trang, các em rút ra nhận xét: +Địa bàn hoạt động của các cuộc đấu tranh +Thành phần tham gia trong phong trào nói lên điều gì? +Hình thức đấu tranh chủ yếu là gì? +Sự thất bại của các cuộc đấu tranh nói lên điều gì? -HS suy nghĩ, trả lời, GV nhấn mạnh: +Phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân lan rộng khắp từ Bắc đến Nam, từ miền níu đến đồng bằng +Lôi kéo nhiều thành phần tham gia: nông dân, công nhân, binh lính, các dân tộc thiểu số, mọi tầng lớp nhân dân đều căm thù thực dân Pháp, chứng minh cho truyền thống yêu nước của nhân dân ta +Hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang +Kết quả thất bại đã nói lên sự bế tắc về đường lối của phong trào yêu nước ở Việt Nam trong giai đoạn này -GV chuyển ý: bên cạnh phong trào đấu tranh vũ trang của các tầng lớp nhân dân, đầu thế kỷ XX xuất hiện một khuynh hướng cứu nước mới. Để hiểu rõ khuynh hướng cứu nước mới xuất hiện như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục III Hoạt động 1: Làm việc cá nhân -GV trình bày khái quát: giai cấp công nhân ra đời trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, ngay từ những buổi đầu công đã vùng dậy đấu tranh đòi quyền lợi. Do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp, trong chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi -GV gọi học sinh đọc đoạn trong SGK trình bày về phong trào công nhân -GV nêu câu hỏi:Qua việc tìm hiểu những cuộc đấu tranh của công nhân trong chiến tranh thế giới thứ nhất, em hãy rút ra nhận xét: hình thức, mục tiêu, tính chất phong trào? -HS dựa vào kiến thức vừa tiếp thu trình bày, GV nhận xét, chốt ý: -GV chuyển ý: Giữa lúc phong trào đấu tranh chống Pháp của các tầng lớp nhân dân diễn ra mạnh mẽ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Để hiểu rõ về cuộc hành trình cứu nước và buổi đầu hoạt động của Người, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần 2 Hoạt động 2: làm việc cá nhân -GV yêu cầu HS sơ lược tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước cứu nước của NAQ -Hoặc GV có thể nêu câu hỏi: Tại sao Người sớm có lòng yêu nước và ý chí diệt thù? -GV có thể gợi ý:Quê hương, gia đình đã có ảnh hưởng như thế nào đối với chí hướng của Người ? -Dựa vào kiến thức xã hội, SGK học sinh trình bày ý kiến, GV nhận xét và giảng +Nghệ An: một mãnh đất giàu truyền thống yêu nước, nơi ấy đã xuất hiện nhiều bậc tiền bối yêu nước: PBC +Đất nước đã rơi vào ách thống trị của Pháp, mẹ mất, em chết, gia đình ly tán theo cha vào Huế +Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đều thất bại. Người đã sớm nhận thấy hạn chế trong đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. Vì vậy người quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới với tư tưởng đúng dắn là: muốn đánh thẳng kẻ thù thì phải hiểu rõ kẻ thù của mình. Người còn muốn tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào .GV kết luận:Tất cả những yếu tố trên đã tạo cho người sớm có lòng yêu nước, ý chí diệt thù và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước -GV giúp học sinh nắm được cuộc hành trình tìm đường cứu nước và hoạt động buổu đầu của NAQ +Người ra đi trên chiếc tàu buôn của Đô đốc Latusơtơrêvin với chân phụ bếp tên gọi là anh Ba +6-7-1911 tàu cập cảng Mác-Xây +1912 từ Pháp đi TBN, BĐN, Tuynidi, Angiêri, Côngô, cuối năm đó người đi Mỹ +Cuối 1913 Người từ Mỹ về Anh Giúp cho người nhận thức rõ bạn và thù: tuy trên thế giới này có nhiều chủng tộc màu da khác nhau, nhưng chỉ có 2 hạn người: hạng người chuyên đi áp bức bóc lột và hạng người bị áp bức bóc lột. Vì vậy tuy Pháp là kẻ thù của nhân dân Việt Nam nhưng nhân dân Pháp và nhân dân bị áp bức bóc lột trên thế giới là bạn của nhân dân Việt Nam -Năm 1917 người trở về Pháp, Gv trình bày những hoạt động của người ở Pháp -GV nhấn mạnh: tuy mới chỉ là những hoạt động bước đầu, nhưng đây là cơ sở quan trọng để người xác định tìm ra con đường cứu nước đúng đắn *Nhận xét: + Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều tầng lớp xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang + Kết quả: thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh III.Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới 1.Phong trào công nhân: -Trong những năm trong chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi -Hình thức: chính trị kết hợp với vũ trang -Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế ---Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát 2.Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc *Sơ lược tiều sử: -Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, trong gia đình trí thức yêu nước -Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, các cuộc đấu tranh của các bậc tiền bối đi trước đều thất bại ___ Sớm có lòng yêu nước, ý chí diệt thù và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước *Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ NAQ -5-6-1911 Người ra đi tìm đường cứu mước -Từ 1911-1917 Người đi qua nhiều nước Á, Aâu, Phi, Mỹ, làm nhiều nghề để sống ___ giúp cho người nhận rõ bạn và thù -1917 Người trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo tội caó của thực dân Pháp, ra sức tuyên truyền cho phong trào cách mạng Việt Nam. Chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga ___ Cơ sở quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam 4.Sơ kết bài học: a.Củng cố: -Trong CTTG I do tác động của chính sách khai thác, bóc lột ráo riết của Pháp đã làm cho nền khinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Một phong trào đấu tranh chống pháp diễn ra sôi nổi, nhưng do bế tắt về đường lối, khủng hoảng về vai trò lãnh đạo, phong trào đấu tranh không giành được thắng lợi -Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước b.Dặn dò: +Học bài, ôn tập +Giờ sau sơ kết Lịch sử Việt Nam

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_3132_bai_24_viet_nam_trong_nhung.doc
Giáo án liên quan