Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 5: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

- phong trào đấu tranh chống xâm lược ngày càng phát triển mạnh ở Đông Nam Á trong đó có Campuchia; Lào cuộc cải cách ở xiêm

- Những chuyển biến về kinh tế - xã hội, xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.

2. Kĩ năng.

- Sử dụng bản đồ, so sánh, trình bày, đánh giá.

3. Thái độ.

- Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam Á.

- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

II.Chuẩn bị của GV và HS

1 . GV: Bài soạn, sgk, Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

2. HS: Vở, SGK.

III. Tiến trình bài dạy.

1 Kiểm tra bài cũ.

- Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

 

docx4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 5: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy d¹yLíp 11B1.Tæng sè ..... v¾ng ............... Líp 11B4.Tæng sè ..... v¾ng .............. Líp 11B6.Tæng sè ..... v¾ng .............. Líp 11B7.Tæng sè ..... v¾ng .............. TIẾT 5. Bài 4 :CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX) tiếp I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - phong trào đấu tranh chống xâm lược ngày càng phát triển mạnh ở Đông Nam Á trong đó có Campuchia; Lào cuộc cải cách ở xiêm - Những chuyển biến về kinh tế - xã hội, xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX. 2. Kĩ năng. - Sử dụng bản đồ, so sánh, trình bày, đánh giá. 3. Thái độ. - Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam Á. - Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực. II.Chuẩn bị của GV và HS 1 . GV: Bài soạn, sgk, Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. 2. HS: Vở, SGK. III. Tiến trình bài dạy. 1 Kiểm tra bài cũ. - Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? 2.Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản *Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét khái quát về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia. - GV hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Campuchia? - HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 10 trả lời. - GV nhận xét, hướng dẫn hs quan sát Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và trình bày: là quốc gia láng giềng của VN. So với các nước trong khu vực, Campuchia là một nước nghèo, kinh tế phát triển chậm, song Campuchia có nền văn hoá lâu đời. Từ thế kỉ V đã thành lập nước, 95% dân số theo phật giáo, giai đoạn huy hoàng là thời kì Ăngco, thời kì này Campuchia trở thành một đế quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở khu vực Đông Nam Á. - GV trình bày khái quát về bối cảnh Campuchia nửa sau thế kỉ XIX: Trước khi bị Pháp xâm lược, triều đình phong kiến Nôrôđôm suy yếu phải thần phục Thái Lan. Năm 1863 Campuchia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Năm 1884 Pháp gạt Xiêm biến Campuchia thành thuộc địa của Pháp. - GV hỏi: Em hãy lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh theo mẫu Tên phong trào Thời gian Địa bàn hoạt động kết quả -HS : kết hưpj SGK điền.. - GV nhận xét, chốt ý. - GV hỏi: Nhân dân VN và Campuchia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A-cha-Xoa và Pu-côm-bo? - HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận. *Hoạt động 2:. Tìm hiểu những nét khái quát về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào. - GV hỏi: Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về vương quốc Lào? - HS trả lời, bổ sung cho nhau. - GV nhận xét, hướng dẫn hs quan sát Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và trình bày: Lào nằm trên bán đảo Đông Dương, trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, là nước duy nhất trong khu vực không có đường biển. So với các nước trong khu vực Lào là một nước nghèo, kinh tế phát triển chậm. Nhưng trong quá khứ Lào là nước có lịch sử văn hoá lâu đời. Khi tiến hành xâm lược VN, Campuchia, thực dân Pháp đã tính đến việc thôn tính Lào. Năm 1893 Lào thực sự trở thành thuộc địa của Pháp. - GV hỏi: Em hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu chống thực dân Pháp của nhân dân Làò theo mẫu Tên phong trào Thời gian Địa bàn hoạt động kết quả - HS lập bảng - GV nhận xétchung , bổ sung, kết luận. - GV mở rộng, giảng thêm về cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo: Cao nguyên Bôlôven - GV hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, kết luận: + Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. + Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh gpdt song còn ở giai đoạn tự phát. + lãnh đạo là nông dân. + Kết quả: thất bại *Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình Xiêm giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - GV sử dụng lược đồ khu vực Đông Nam Á giới thiệu khái quát về Xiêm: Tên Xiêm được phát hiện lần đầu tiên trong những văn bia của người Chămpa đầu thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XII. Có ý kiến cho rằng: theo tiếng Pali và Sanxcrit thì “ Xiêm ” có nghĩa là nâu, chỉ người Thái có nước da thẫm mầu. Mặc dù chưa có kết luận nhưng một thời gian dài đất nước này mang tên vương quốc Xiêm. Từ 1939 được đổi thành vương quốc Thái Lan. - GV hỏi: Em hãy nêu nêu khái quát tình hình Xiêm giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - HS theo dõi sgk tìm hiểu về các biện pháp cải cách của Ra-ma V. - GV hỏi: Những biện pháp của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận 4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia. + Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861-1892) tấn công Pháp ở Uđông và Phnômpênh. + Cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo (1863 - 1866) và khởi nghĩa của nhà sư Pucômbô (1866 - 1867) có liên kết với nhân dân Việt Nam, gây cho Pháp nhiều khó khăn. 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào. + Năm 1901-1903 Phacađuốc lãnh đạo nhân dân Lào khởi nghĩa, giải phóng Xavannakhét và mở rộng sang cả biên giới Lào- Việt. - Năm 1901- 1937 cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bôlôven do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ huy bùng nổ. 6. Xiêm giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Giữa thế kỉ XIX, Xiêm đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây, nhất là Anh và Pháp. - Từ thời vua Rama IV (1851- 1868), đặc biệt là vua Rama V (từ năm 1868 đến năm 1910) đã thực hiện một loại cải cách tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội theo khuôn mẫu các nước phương Tây. - Ý nghĩa: + tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. + nhờ chính sách ngoại giaomềm dẻo Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù bị lệ thuộc nhiều vào Anh và Pháp về kinh tế, chính trị. 3. Củng cố , luyện tập. - Nhận xét về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.- Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây? 4. Hướng dẫn học bài. - Học bài theo câu hỏi sgk. - Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: Tên khởi nghĩa; thời gian; Địa bàn hoạt động; kết quả.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_5_cac_nuoc_dong_nam_a_cuoi_the_k.docx