1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Vài nét về châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh trước khi xâm lược.
- Hiểu được quá trình các nước đế quốc xâm lược và chế độ thực dân ở châu Phi, Mĩ La -tinh.
- Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi, Mĩ La -tinh cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
b. Về kỹ năng:
Nâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận.
c. Về thái độ
Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, Mĩ La tinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Bản đồ châu Phi, bản đồ khu vực Mĩ La –tinh
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài mới trước ở nhà.
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 6, Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh (thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/09/2009 Ngày dạy: 29/09/2009 - Dạy lớp 11E
Ngày dạy: 07/10/2009 - Dạy lớp 11H
Tiết 6
Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH
(Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Vài nét về châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh trước khi xâm lược.
- Hiểu được quá trình các nước đế quốc xâm lược và chế độ thực dân ở châu Phi, Mĩ La -tinh.
- Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi, Mĩ La -tinh cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
b. Về kỹ năng:
Nâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận.
c. Về thái độ
Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, Mĩ La tinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Bản đồ châu Phi, bản đồ khu vực Mĩ La –tinh
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài mới trước ở nhà.
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’ ở lớp 11H
- Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Đáp án + Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu
+ Đều là đối tượng bị xâm lược của các nước đế quốc phương tây
+ Hầu hết các nước đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc( trừ Xiêm)
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước đều phát triển mạnh, nhưng đều thất bại
b. Dạy nội dung bài mới
Dẫn dắt vào bài ( 1’)
Nếu thế kỉ XVIII thế giới chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến, thì thế kỉ XIX là thế kỉ tăng cường xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản Âu - Mĩ. Cũng như châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La tinh không tránh khỏi cơn lốc xâm lược đó. Để hiểu được chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thống trị châu Phi như thế nào, nhân dân các dân tộc ở đây đã đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ra sao? Các em theo dõi bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Cá nhân
1. Châu Phi (13’)
- GV dùng lược đồ châu Phi cuối thể kỉ XIX đầu XX giới thiệu đôi nét về châu Phi
- Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi .
- Những năm 70-80 của thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
a. Các Đế quốc xâm lược phân chia châu Phi:
- Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi .
- Những năm 70-80 của thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
* Họat động 2:Cả lớp,cá nhân
- GV sử dụng lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Yêu cầu HS quan sát lược đồ, SGK và nhận xét: châu Phi chủ yếu là thuộc địa của nước nào? Nước nào có ít thuộc địa nhất?
+ Anh chiếm: Nam Phi - Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a
+ Pháp chiếm: Tây Phi, Miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-gat-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.
+ Đức chiếm: Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Taclaria
+ Bỉ làm chủ cả vùng Công-gô rộng lớn
+ Bồ Đào Nha dành được Môdambích, Ănggôla, một phần Ghinê
- Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a.
- Pháp chiếm: Tây Phi, miền xích đạo châu Phi,
- Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania,
- Bỉ: Công gô
- Bồ Đào Nha: Mo Dam Bích, Ănggôla, và một phần Ghinê
+ Châu Phi chủ yếu là thuộc địa của Anh, sau đó là Pháp. Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng nổ ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.
Þ Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.
? Kết quả sự thống trị của thực dân phương Tây là gì?
- Nhân dân châu Phi bị đói khổ, bệnh tật và đứng trước nguy cơ bị diệt vong.
* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng niên biểu diễn biến phong trào đấu tranh của châu Phi theo mẫu
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa tự tra lời và ghi vào vở
b. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi
Thời gian
Phong trào đấu tranh
Kết quỉa
1830-1847
- Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia
- Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.
1879-1882
- Ở Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”
- Năm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào
1882-1898
- Mu-ha-met Aït-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh
- Năm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu ® thất bại
1889
- Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia.
- Ngày 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX.
- GV dùng bảng tự làm sẵn của mình làm thông tin phản hồi. ? ? ? Trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, phong trào nào nổi bật và có ý nghĩa nhất ?
- Nổi bật và có ý nghĩa nhất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Êtiôpia chống cuộc xâm lược của Italia đã bảo vệ được độc lập, khiến quân Italia phải thảm bại và rút quân.
? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi?
? Nguyên nhân thất bại
? Phong trào đấu tranh ở Châu Phi có ý nghĩa gì ?
+ Kết quả: phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia).
- Chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.
- Kết quả: hầu hết thất bại
- Nguyên nhân: Do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước tạo tiền đề cho giai đoạn đầu thế kỉ XX.
* Hoạt động 4:Cả lớp,cá nhân
2. Khu vực Mĩ La-tinh (14’)
? Hiểu biết của em về khu vực Mĩ La-tinh
- Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh)
- Đến thế kỉ XIX đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
+ Mĩ La-tinh bao gồm toàn bộ vùng Trung và Nam Mĩ và quần đảo của vùng Ca-ri-bê
+ Trước khi bị xâm lược Mĩ La-tinh là khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên
a. Chế độ thực dân ở Mĩ Latinh
? Sau khi xâm lược Mĩ La-tinh, chủ nghĩa thực dân đã thiết lập ở đây chế độ thống trị phản động như thế nào?
- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc
+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền
+ Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên
- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc
+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền
+ Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên
Þ Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt
* Hoạt động 5:Cả lớp,cá nhân
b. Phong trào đấu tranh giành độc lập
- GV yêu cầu HS theo dõi lược đồ SGK, lập niên biểu cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha giành độc lập theo nội dung: Thời gian, tên nước, năm giành độc lập
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa tự tra lời và ghi vào vở
Thời gian
Tên nước
Kết quả
(Cuối XVIII)
- Ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791)
- Năm 1803 giành thắng lợi Haiti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ. Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh.
20 năm đầu thế kỉ XX
- Phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổ quyết liệt các quốc gia độc lập ở Mĩ La tinh lần lượt hình thành
- Các quốc gia độc lập ra đời
+ Mê hi cô : 1821
+ Áchentina : 1816
+ Urugoay: 1828
+ Paragoay: 1811
+ Braxin: 1822
+ Pê-ru: 1821
+ Colômbia: 1830
+ Ecuađo: 1830
- GV dùng bảng niên biểu lập sẵn do GV tự làm để HS so sánh đối chiếu
? Em hãy nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?
+ Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thóat khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập
+ Một số nước Mĩ La-tinh chưa giành độc lập như Cu Ba, Guyana, Púuctricô quần đảo Ăngti.
c. Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ
? Sau khi giành độc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tình hình Mĩ La-tinh như thế nào? Âm mưu của Mĩ là gì ?
? Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn gì?
- Có bước tiến bộ về kinh tế xã hội.
- Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” để thiết lập nền thống trị độc quỳên của Mĩ ở Mĩ La-tinh.
+ Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” thành lập tổ chức “Liên Mĩ”.
+ Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ La-tinh.
+ Thực hiện chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đồng đôla để khống chế Mĩ La-tinh
- Có bước tiến bộ về kinh tế xã hội.
- Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” để thiết lập nền thống trị độc quỳên của Mĩ ở Mĩ La-tinh.
- Thủ đoạn thực hiện
+ Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” thành lập tổ chức “Liên Mĩ”.
+ Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ La-tinh.
+ Thực hiện chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đồng đôla để khống chế Mĩ La-tinh.
Þ Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
c. Củng cố, luyện tập. (1’)
Chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thống trị châu Phi như thế nào? Nhân dân các dân tộc ở đây đã đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ra sao?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1’)
- HS học bài cũ, làm câu hỏi bài tập SGK, đọc trước bài mới.
- Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_6_bai_5_chau_phi_va_khu_vuc_mi_l.doc