I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại:-
- Các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến giửa thế kỷ XIX
- Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
- Phong trào công nhân thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Về các nước châu Á, châu phi và khu vực Mỹ La Tinh từ giữa thế kỷ XIX đến đầu XX
- Về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và kết cục của nó
- Về những thành tựu văn hoá thời cận đại
2.Về kỷ năng:
- Củng cố các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là kỷ năng hệ thống hoá kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, liên hệ lịch sử quá khứ và hiện tại
3.Về thái độ:
- Củng cố tư tưởng, tình cảm đúng đắn đã được hình thành qua bài học
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Sơ đồ về tiến trình phát triển của lịch sử thế giới cận đại
- Bảng hệ thống các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy tóm tắt nội dung của một tác phẩm văn học tiêu biểu ở buổi đầu thời cận đại và nêu tác dụng của văn học thời kỳ này?
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử nào và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội?
2.Giới thiệu bài mới:
Cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong phần lịch sử thế giới cận đại. Để củng cố lại những kiến thức cơ bản, chuẩn bị cho việc tiếp thu lịch sử thế giới hiện đại, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau ôn lại những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 8, Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 8
Ngày 27-10-2007
BÀI 8
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại:-
- Các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến giửa thế kỷ XIX
- Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
- Phong trào công nhân thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Về các nước châu Á, châu phi và khu vực Mỹ La Tinh từ giữa thế kỷ XIX đến đầu XX
- Về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và kết cục của nó
- Về những thành tựu văn hoá thời cận đại
2.Về kỷ năng:
- Củng cố các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là kỷ năng hệ thống hoá kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, liên hệ lịch sử quá khứ và hiện tại
3.Về thái độ:
- Củng cố tư tưởng, tình cảm đúng đắn đã được hình thành qua bài học
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Sơ đồ về tiến trình phát triển của lịch sử thế giới cận đại
- Bảng hệ thống các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy tóm tắt nội dung của một tác phẩm văn học tiêu biểu ở buổi đầu thời cận đại và nêu tác dụng của văn học thời kỳ này?
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử nào và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội?
2.Giới thiệu bài mới:
Cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong phần lịch sử thế giới cận đại. Để củng cố lại những kiến thức cơ bản, chuẩn bị cho việc tiếp thu lịch sử thế giới hiện đại, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau ôn lại những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
3.Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Gv nhắc lại mốc mở đầu và kết thúc lịch sử thế giới cận đại, bằng hình thức vẽ sơ đồ
CMHL CM 10
- GV nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại những cuộc cách mạng tư sản đã học?
- HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời, học sinh khác bổ sung hoàn chỉnh
+ Cách mạng Hà Lan (1566-1648)
+ Cách mạng tư sản Anh (1642-1648)
+ Chiến tranh giành ĐL của Bắc Mỹ (1774-1783)
+ Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)
+ Cuộc đấu tranh thống nhất Đức ( 1864-1871)
+ Cuộc đấu tranh thống nhất Italia ( 1859-1871)
+ Nội chiến ở Mỹ (1861-1865)
+ Cải cách nông nô ở Nga ( 1861)
- GV khẳng định: Đến cuối thế kỷ XIX các nước Âu-Mỹ đã hoàn thành cách mang tư sản, thể hiện sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến
- GV nêu câu hỏi: Mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản?
- HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý:
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản
+ Do bị áp bức bóc lột nặng nề, giai cấp công nhân đã vùng dậy đấu tranh: trong buổi đầu công nhân đấu tranh bằng hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng, sau đã biết đoàn kết bãi công, khởi nghĩa vũ trang. Đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản?
- HS trả lời giáo viên nhác lại kiến thức đã học
+ Kinh tế TBCN phát triển mạnh, đòi hỏi cần phải có thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu
+ Vì vậy các nước tư bản Aâu-Mỹ đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa
+ Đến cuối thế kỷ XIX, đầu XX các nước tư bản phương Tây hoàn thành quá trình xâm lược thuộc địa ở Á, Phi, Mỹ la Tinh
- Gv nêu câu hỏi: Hậu quả chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa?
-HS dựa vào kiến thức đã học trình bày, GV củng cố lại nội dung chính:
+ Kinh tế thuộc địa bị kiềm hãm, kém phát triển
+ Nhân dân thuộc địa bị bốc lột thâm tệ
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa và chính quốc nảy sinh và ngày càng gay gắt và dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mỹ la Tinh
- GV trình bày tiếp: trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế các nước tư bản phát triển không đều: Anh, Pháp từ vị trí số 1 vàm tụt xuống hàng thứ 3,4.Trong khi đó Mỹ, Đức vươn lên đứng hàng thứ 1 và 2. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa – nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân
- GV treo bảng tổng hợp các cuộc cách mạng tư sản học sinh đã học theo nội dung sau:Nguyên nhân, hình thức, kết quả. GV nhấn mạnh:
+ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản: do sự mâu thuẫn giữa QHXSPK với LLSX TBCN
+Tuy diễn ra dưới những hìnhthức khác nhau, nhưng xét về tính chất- đều là cuộc cách mạng tư sản. Kết quả của các cuộc cách mạng tư sản đều có điểm chung: tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc. GV nhấn mạnh tuy CNĐQ có những đặc trưng riêng, song nó không thay đổi bản chất: xâm lược và bốc lột
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Nền kinh tế TBCN phát triển đã dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc.Vì vậy đã dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.Từ việc tìm hiểu phong trào công nhân, Mác và Aêng- ghen đã xây dựng cơ sở cho học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ khi được trang bị lý luận cách mạng phong trào công nhân phát triển mạnh và từng bước giành được thắng lợi
- Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược. Kết quả của sự phát triển không đều về kinh tế và phân chia không đều về thuộc địa giữa các nước đế quốc đã dẫn đến mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Việc phân chia lại thuộc địa là nguyên nhân chủ yếu gây ra chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- GV nhấn mạnh: từ trong cuộc chiến tranh một sự kiện nổi bật lên, bao trùm những sự kiện khác-đó là thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và việc kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kỳ lịch sử thế giới cận đại, mở ra thời đại mới : Thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại
1.Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
- Sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản thắng lợi đối với chế độ phong kiến
- Phong trào công nhân đi từ tự phát sang tự giác
- Chủ nghĩa tư bản đẩy mạnh xâm lược thuộc địa Á, phi, Mỹ La Tinh và phong trào đấu tranh của của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
II.Một số vấn đề cần nhận thức đúng bản chất
1- Bản chất của cách mạng tư sản: giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ PK lỗi thời với lực lượng sản xuất TBCN, tạo điều kiện cho CNTB phát triển
2- Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, song không thay đổi bản chất
3- Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản từ tự phát sang tự giác là cơ sở cho sự ra đời của học thuyết Mác
4- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa
4.Sơ kết bài học:
a.Củng cố:
- Giáo viên nhắc lại những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
b.Dặn dò:
- Học bài
- Đọc trước bài mới:Cách mạng tháng Mười Nga 1917
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_8_bai_8_on_tap_lich_su_the_gioi.doc