I. Mục tiêu bài học.
+ Hiểu biết về chiến lược “ Chiến tranh cục bộ và ” và “ Việt Nam hóa chiếc tranh” của Mĩ đồng thời cũng nắm được quân và dân miền nam đánh bại các chiến lược đó. Trong thời gian này quân và dân miền bắc vừa sản xuất vừa chống lại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
+ Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu CNXH, tình cảm Bắc Nam ruột thịt.
+ Rèn luyện khả năng khái quát lịch sử.
II.Thiết bị dạy học:
Lược đồ, tranh, ảnh, tư liệu
III. Tổ chức dạy và học
1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra: 1; Trình bày nội dung của chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” ?
2; Quân và dân miền Nam chống “ Chiến tranh đặc biệt” ?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 39, Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965-1973 (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế
quốc mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu
vừa sản xuất ( 1965~1973 )
Ngày soạn : 20/1/2012
Ngày dạy: 12a. sĩ số :
12b.
12c.
I. Mục tiêu bài học.
+ Hiểu biết về chiến lược “ Chiến tranh cục bộ và ” và “ Việt Nam hóa chiếc tranh” của Mĩ đồng thời cũng nắm được quân và dân miền nam đánh bại các chiến lược đó. Trong thời gian này quân và dân miền bắc vừa sản xuất vừa chống lại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
+ Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu CNXH, tình cảm Bắc Nam ruột thịt.
+ Rèn luyện khả năng khái quát lịch sử.
II.Thiết bị dạy học:
Lược đồ, tranh, ảnh, tư liệu
III. Tổ chức dạy và học
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra: 1; Trình bày nội dung của chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” ?
2; Quân và dân miền Nam chống “ Chiến tranh đặc biệt” ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung cần đạt
? Tại sao Đquốc Mĩ tiến hành "chiến tranh cục bộ" ở MN VN?
? Âm mưu của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" là gì?
? Thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" là gì?
? Nhân dân ta đã chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" ntn?
-Trực quan ảnh SGK
GV lược thuật trên bản đồ.
GV gthiệu như ND sgk.
GV: Các vùng nông thôn quần chúng nổi dậy phá ách kìm kẹp, phá ấp chiến lược. Đồng bào đô thị đấu tranh đòi Mĩ cút về nước.
? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra trong hoàn cảnh nào?
? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra ntn?
GV gthích vs chọn đêm giao thừa?
- Xem nội dung cuộc nổi dậy ở Sài Gòn.
? ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân ?
? Sự kiện nào chứng tỏ Mĩ gây chiến tranh phá hoại MB?
? Tiến hành chiến tranh phá hoại MB, Mĩ nhằm thực hiện âm mưu gỡ?
? Miền Bắc chống chiến tranh phỏ hoại của Mĩ như thế nào?
GV: với chân lý “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”
- 5tấn thóc, 2 con lợn, 1 lao động/ ha gieo trồng
-“ Mỗi ngời làm việc bằng hai, tất cả vì miền Nam ruột thịt ”
-“ Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người ”
? Mĩ thực hiện chiến lược "VN hoá chiến tranh" và Đông dương hoá chiến tranh" trong h/c nào?
? Âm mưu của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "VN hoá chiến tranh" và Đông Dương hoá chiến tranh" là gì?
?Để thực hiện chiến lược "VN hoá chiến tranh" và Đông Dương hoá chiến tranh" Mĩ đã dùng thủ đoạn là gì?
? Nêu thắng lợi chung của 3 nước Đông dương trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ?
.
- Biểu thị sự đoàn kết ba nước Đông
Dương, đối phó việc đảo chính Xihanúc 18/3/1970
GV: gthiệu về các phong trào đấu tranh này.
I. Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam ( 1965~1968 )
1. Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ ” của Mĩ ở miền Nam.
a. Hoàn cảnh:
- Do thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", Mĩ thực hiện “ Chiến tranh cục bộ ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc.
b. Chiến lược "chiến tranh cục bộ":
- Là loại hình chiến tranh XL thực dân mới của Mĩ. được tiến hành bằng LL quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội SG.
- Âm mưu: nhanh chóng tạo ra ưu thế để áp đảo quân chủ lực của ta, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường buộc ta phải phân tán nhỏ, làm cho chiến tranh lụi tàn dần.
- Thủ đoạn:
+ mở các cuộc hành quân “ Tìm diệt ” và “ Bình định ” tấn công ta ở Vạn Tường 8/1965,
+ tấn công vào vùng “Đất thánh” của Việt cộng vào hai mùa khô 1965~1966 và 1966~1967.
2. Chiến đấu chống chiến lược“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
a. Mặt trận quân sự:
- đánh bại cuộc hành quân của địch ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi) (8/1965)
à mở đầu cao trào "diệt Mĩ"
- Chiến thắng 2 mùa khô: 1965~1966. (450 cuộc hành quân) và 1966~1967. (895 cuộc hành quân)
à đánh dấu sự phá sản hoàn toàn các mục tiêu "tìm diệt" và "bình định" của Mĩ.
b. Mặt trận chống bình định:
- Phá từng mảng "ấp chiến lược".
c. Mặt trận chính trị - ngoại giao:
- Uy tín của MTDTgpMNVN được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau 2 mùa khô tương quan so sánh LL thay đổi có lợi cho ta.
- Lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử Tổng thống của Mĩ
à ta chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy.
b. Diễn biến - kết quả:
- Đêm 30 rạng 31/1/1968 (Đêm 30 rạng 1 tết Mậu Thân) quân chủ lực tập kích chiến
lược vào các đô thị .
- Diễn ra qua 3 đợt:
+ Đợt 1 (tháng 2): ta đánh vào cỏc trung tâm đô thị, các cơ quan đầu não của địch.
à KQ: ?
à Liên minh các LL dân tộc, dân chủ và HB MN ra đời.
+ Đợt 2 ( tháng 5+6) và 3 ( tháng 8 + 9): ta chủ quan nên khi địch phản công gặp nhiều khú khăn tổn thất.
c. ý nghĩa:
- đã giáng đòn bất ngờ, làm cho địch choáng váng, làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ buộc Mĩ phải thay đổi chiến lược chiến tranh.
- Chấm dứt không ĐK chiến tranh phá hoại MB, chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari.
- Mở ra bước ngoặt của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước.
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965~1968)
1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.
a. Hành động:
- Ngày 5/8/1964: SKiện vịnh Bắc Bộ.
- Ngày 7/2/1965: chính thức đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.
b. Âm mưu:
- Phá tiềm lực Kinh tế, Quốc phòng, công cuộc xây dựng XHCN,
- ngăn chặn chi viện,
- uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhõn dõn ta.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.
a. Chống chiến tranh phá hoại.
- Chuyển mọi sang hoạt động thời chiến, quân sự hóa toàn dân, đào hào công sự, sơ tán lực lượng.
- Dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ
à Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom.
b. Sản xuất:
Nông nghiệp:
Công nghiệp:
Giao thông vận tải:
c. Nghĩa vụ hậu phương:
- Đường Trường sơn và đường biển từ 1959.
III. Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh ” và “ Đông dương hóa chiến tranh ” của Mĩ (1969~1973)
1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”
a. Hoàn cảnh:
- Sau Thất bại của “Chiến tranh cục bộ” đầu năm 1969 Nicxơn cho ra đời học thuyết Nicxơn, đề ra chiến lược “Ngăn đe thực tế ” bằng “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh.
b. Chiến lược "Việt nam hoá chiến tranh" và "Đông dương hoá chiến tranh":
- Được tiến hành bằng quân đội SG, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ và do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.
- Âm mưu:
+ Dùng người Việt trị người Việt, dùng
người Đông dương trị người Đông Dương.
- Thủ đoạn:
+ Tăng viện trợ, tăng ngụy quân.
+Tăng cường chiến tranh xâm lược Cămpuchia (1970) và Lào (1971) đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
+ Thủ đoạn ngoại giao: Bắt tay với các nước XHCN lớn để cô lập cuộc kháng chiến của ta.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “ Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
a. Trên mặt trận chính trị:
- Ngày 6/6/1969: Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN thành lập.
- Ngày 24 và 25/4/1970: Hội nghị cấp cao ba nước đông Dương.
b. Trên mặt trận quân sự:
- Từ 30/4 đến 30/6/1970: Phối hợp với Cămpuchia đập tan cuộc hành quân XL CPC của 10 vạn quân Mĩ - Nguỵ.
- Từ 12/2 đến 23/3/1971: Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719”
c. Trên mặt trận chính trị ở đô thị:
- Đấu tranh sôi nổi, liên tục lôi cuốn đông đảo các tầng lớp ND tham gia.
d. Trên mặt trận chống "bình định":
- phong trào phá ấp chiến lược, chống bình định ở nông thôn..
4. Củng cố: Việt Nam hóa là sự tiếp tục chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam
5. Giao nhiệm vụ về nhà: Lập bảng so sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ.
***********************************
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_38_bai_22_nhan_dan_hai_mien_truc.doc