HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GTB .Cư dân Văn Lang ở các thế kỉ IV-III TCN, có cuộc sống rất bình yên. Nhưng lúc bấy giờ ở Trung Quốc là thời kì chiến quốc, kết quả là nhà Tần được thành lập
(221 TCN)và tiếp tục bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam.Trong hoàn cảnh đó nước Âu Lạc được ra đời.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: - HS biết: tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ khi buổi đầu dựng nước.
- HS hiểu: bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 14: Nước Âu Lạc (Tiết 1) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Ngày soạn:
TIẾT 19 – CHỦ ĐỀ: NƯỚC ÂU LẠC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS biết: tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ khi buổi đầu dựng nước.
- HS hiểu: bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được: nhận xét, so sánh bước đầu tìm hiểu bài học lịch sử.
- HS thực hiện thành thạo: nhận thấy tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ khi buổi đầu dựng nước; bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
3.Thái độ:
- Thói quen: nhận xét,so sánh, tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt buổi đầu dựng nước và giữ nước.
- Tính cách: tự hào, biết ơn và phát huy truyền thống đó của ông cha ta ngày trước;lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù.(giáo dục môi trường)
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip, so sánh, nhận xét,đánh giá,
II. PHƯƠNG PHÁP :
-Vấn đáp,tái hiện sự kiện lịch,hợp tác, ..
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:Lược đồ k/c chống Tần, tranh công cụ lao động
2. Học sinh: Tập vở,SGK,bài chuẩn bị.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút
2. Kiểm tra bài cũ:4 phút
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào thời gian nào?Ai đứng đầu và đóng đô ở đâu?(10 Đ)
TL:Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thế kĩ VII TCN.Thủ lĩnh Văn Lang đứng đầu nhà nước,tự xưng là Hùng Vương.Đóng đô ở Bạch Hạc-Phú Thọ.
Câu 2: Nước Au Lạc ra đời như thế nào?
Năm 207 TCN Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương.
Đặt tên nước là Au Lạc.
Đóng đô ở Phong Khê.
GV nhận xét và chấm điểm.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GTB .Cư dân Văn Lang ở các thế kỉ IV-III TCN, có cuộc sống rất bình yên. Nhưng lúc bấy giờ ở Trung Quốc là thời kì chiến quốc, kết quả là nhà Tần được thành lập
(221 TCN)và tiếp tục bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam.Trong hoàn cảnh đó nước Âu Lạc được ra đời.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: - HS biết: tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ khi buổi đầu dựng nước.
- HS hiểu: bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
? Tình hình nước Văn Lang ở cuối thế kỉ III TCN như thế nào?
? Trong cuộc tiến quân xuống phương Nam (218-214 TCN) quân Tần đã chiếm được những nơi nào?
GV gọi HS lên chỉ bản đồ những nơi quân Tần chiếm đóng
GV giải thích thêm:Bộ lạc Tây Âu (hay Âu Việt) sống ở phía Nam của Trung Quốc (thuộc tỉnh Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay)
? Khi quân Tần xâm lược lãnh thổ của người Tây Âu-Lạc Việt thì 2 bộ lạc này đã làm gì ?
? Người Việt đã làm thế nào để chống lại quân Tần?( giáo dục môi trường)
? Người được chọn ấy là ai?
? Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tần ra sao?
GV chuyển ý sang phần 2.
HS:Đời Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang không còn bình yên như trước kia nữa vì vua chỉ biết lo ăn chơi, xa xỉ để cho lụt lội thường xuyên xảy ra,đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
HS:Chúng chiếm vùng Bắc Văn Lang,nơi người Tây Au-Lạc Việt sinh sống,hai bộ lạc này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
HS:Họ đứng lên kháng chiến,khi thủ lĩnh của người Tây Au bị giết thì người Tây Âu –Lạc Việt vẫn không chịu đầu hàng mà họ vẫn tiếp tục kháng chiến.
HS:Họ trốn vào rừng, chọn người chỉ huy, ngày ở yên, đêm ra đánh
HS:Đó là Thục Phán.
HS:Cuộc chiến đấu rất kiên cường, anh dũng. Qua 6 năm chiến đấu đã đánh bại được quân Tần và giết được tướng hiệu quý Đồ Thư.
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
.Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang nơi người Lạc Việt cùng chung sống với người Tây Âu.
Cuộc kháng chiến bùng nổ. Thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu -Lạc Việt không chịu đầu hàng. Họ tôn người tuấn kiệt tên Thục Phán lên làm tướng , ngày ở trong rừng đêm đến ra đánh quân Tần
-Năm 214 TCN người Việt đã đánh bại được quân Tần và giết được tướng Đồ Thư. Nhà Tần hạ lệnh rút quân.
? Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và người Lạc Việt?
? Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần ai là người có công nhất?
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận.
.Nhóm 1:Nước Âu Lạc ra đời như thế nào?
.Nhóm 2:Tại sao có tên là Âu Lạc?
.Nhóm 3:Tại sao An Dương Vương lại chọn vùng đất Phong Khê để đóng đô?
.Nhóm 4:Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương.
GV giải thích thêm: Vùng đất Phong Khê có sông Hoàng chảy qua tuy nhỏ nhưng là đường nối giữa sông Hồng và sông Cầu, đây là đầu mối giao thông quan trọng về đường thuỷ của nước ta lúc bấy giờ.
Gv:Về bộ máy nhà nước thì cơ bản giống nhau, nhưng dưới thời An Dương Vương thì quyền lực của vua thì cao hơn.
GV chuyển sang phần 3
HS:Kiên quyết ,quyết liệt..
HS:Thục Phán.
.Các nhóm lần lượt trình bày và bổ sung.
Hs nghe
2. Nước Âu Lạc ra đời.
Năm 207 TCN Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương.
Đặt tên nước là Âu Lạc.
Đóng đô ở Phong Khê.
Bộ máy nhà nước, so với thời Hùng Vương thì không có gì thay đổi.
? Đất nước ta dưới thời An Dương Vương có gì thay đổi?
Gv tích hợp, giáo dục môi trường:
? Tại sao có sự tiến bộ này?(HS giỏi)
* Định hướng phát triển năng lực: kinh tế thời Âu Lạc phát triển hơn trước
-HS ; Về thủ công nghiệp:Có nhiều tiến bộ: ngành xây dựng ,ngành luyện kim rất phát triển: Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng,cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
-Do dân số ngày càng đông,do nhu cầu xây dựng quân đội hùng mạnh, nhu cầu chống giặc ngoại xâm sau cuộc kháng chiến chống Tần.
3.Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi?
+Nông nghiệp: Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến, trồng trọt chăn nuôi-----đều phát triển.
+Thủ công nghiệp: Có nhiều tiến bộ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Cho H/s vẽ sơ đồ Nhà nước Âu Lạc
- Đặt câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tần diễn ra như thế nào?
Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Tình hình nước Văn Lang không còn bình yên như trước từ khi nào ?(MĐ 1)
A.Từ cuối thế kỉ III TCN
B.Từ thế kỉ III TCN
C.Từ năm 218 TCN
D.Từ thế kỉ III
2.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?(MĐ 2)
A.Trốn vào rừng
B.Không chịu đầu hàng
C.Ngày ở yên, đêm đánh
D.Giết hiệu úy đồ thư
3.Nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào ? Đóng đô ở đâu ?(MĐ 3)
A.Năm 207 – Bạch Hạc
B.Năm 207 TCN – Phong Khê
C.Năm 217 – Mê Linh
D.Năm 217 TCN – Hoa Lư
V. DẶN DÒ
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh
+ Đối với bài học ở tiết này
Các em về nhà học bài theo câu hỏi cuối bài.
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Phần chuẩn bị: Bài 14
RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_bai_14_nuoc_au_lac_tiet_1_nam_hoc_2020.docx