Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 8-15

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

 -Sự pt của KHKT và tác động của nó đối với đời sống.

 -Sự chuyển biến của CNTB từ tự do cạnh tranh sang ĐQCN với sự xuất hiện những hiện tượng mới trong kinh tế và xã hội .

2. Kĩ năng: sưu tầm những phát minh sáng chế phục vụ bài học.

3.Thái độ : Nhận thức sự pt của khoa học kt trong việc thúc đẩy sự pt của kinh tế.

II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU

- Thống kê lược đồ , sơ đồ về các nước đế quốc.

- Tranh ảnh về sáng chế phát minh và các nhà bác học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:

1. Em nêu nguyên nhân , diễn biến, tính chất ý nghĩa nội chiến ở Mĩ

2. Em nêu nguyên nhân , nội dung, tính chất ý nghĩa cải cách nông nô Nga?

2. Giới thiệu bài mới:

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước tư bản Âu Mĩ chuyến sang giai đoạn mới với đặc trưng là hình thành các tổ chức độc quyền và xâm lược thuộc địa.Để hiểu rõ ta tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 8-15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày .tháng .năm. Tiết 12 Bài 8 CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: -Sự pt của KHKT và tác động của nó đối với đời sống. -Sự chuyển biến của CNTB từ tự do cạnh tranh sang ĐQCN với sự xuất hiện những hiện tượng mới trong kinh tế và xã hội . 2. Kĩ năng: sưu tầm những phát minh sáng chế phục vụ bài học. 3.Thái độ : Nhận thức sự pt của khoa học kt trong việc thúc đẩy sự pt của kinh tế. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU Thống kê lược đồ , sơ đồ về các nước đế quốc. Tranh ảnh về sáng chế phát minh và các nhà bác học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: 1. Em nêu nguyên nhân , diễn biến, tính chất ý nghĩa nội chiến ở Mĩ 2. Em nêu nguyên nhân , nội dung, tính chất ý nghĩa cải cách nông nô Nga? 2. Giới thiệu bài mới: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước tư bản Âu Mĩ chuyến sang giai đoạn mới với đặc trưng là hình thành các tổ chức độc quyền và xâm lược thuộc địa.Để hiểu rõ ta tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM Hoạt động 1 : tập thể và cá nhân Hs: Tìm hiểu các phát minh trong các lĩnh vực vật lý, hóa học,sinh và tác dụng của nó đối với đời sống? Hs : Hiểu biết gì về Nôben? Và giải thưởng Nôben? GV: nhận xét và kết luận. Gv: cung cấp tt : Nôben 1833-1896 là nhà hóa học công nghiệp Thụy Điển có nhiều công trình nghiên cứu về thuốc nổ pm ra thuốc nổ đinamit và sáng lập ra giải thưởng nôben. giải thưởng nôben do viện hàn lâm Thụy Điển và Ủy ban giải thưởng Quốc hội Na uy lập theo di chúc của Nô ben trao cho các nhà kh lý, hóa, sinh,y, hòa bình, năm 1968 bổ sung thêm giải kinh tế học. GV : nhấn mạnh việc sử dụng năng lượng điện trong sản xuất hình thành các nhà máy lớn, khu công nghiệp pt mạnh. GV : phân tích thêm việc pt giao thông , máy móc khiến nhu cầu sử dụng dầu mỏ ngày càng tăng. Gv: Những tiến bộ trên làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế TBCN,đánh dấu bước tiến mới của CNTB giai đoạn này. Đồng thời hình thành các công ty độc quyền Hoạt động 2 : tập thể và cá nhân HS: Đọc sgk cho biết nguyên nhân hình thành các công ty độc quyền? nêu biểu hiện công ty độc quyền? GV : nhận xét, kết luận GV: Các ten là hình thức tổ chức mà nhà tư bản chỉ liên kết bên ngoài mà vẫn giữ quyền kinh doanh của mình.liên kêt về giá, khối lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ Tờ rớt tập trung quyền sở hữu vào một nhà tư bản lớn có quy mô rộng. 1.Sự tiến bộ về khoa học- kỹ thuật và sự phát triển của sức sản xuất. -Trong lĩnh vực vật lý: pm của các nhà bác học G.X.Ôm người Đức, M. Pha-ra-đây, G.P.Giun người Anhmở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới; những phát minh về hiện tượng phóng xạ của các nhà bác học Pie Quyri và Mari Quyri ; pm của nhà bác học ng Đức Vinhem Rơghen về tia X năm 1895 đã giúp y học chẩn đoán chính xác về bệnh tật. -Trong lĩnh vực hóa học có định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Menđêlêep. - Trong lĩnh vực sinh học có học thuyết tiến hóa của Đácuyn người Anh, pm của nhà bác học ng Pháp Lui Paxtơ. - Những cải tiến sáng kiến kĩ thuật thúc đẩy sự pt nhanh chóng của công nghiệp. Trong luyện kim việc sử dụng lò Bexme và Mactanh đẩy nhanh quá trình xản xuất thép, việc pm ra điện tín giúp liên lạc được pt. -Cuối thế kỷ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng. Năm 1903 ngành hàng không ra đời. Nông nghiệp có nhiều tiến bộ đáng kể các loại máy móc và phân bón được đưa vào sử dụng rộng rãi. - Những tiến bộ trên làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế TBCN,đánh dấu bước tiến mới của CNTB giai đoạn này. 2. Sự xuất hiện CNTB độc quyền - Cuối thế kỷ XIX, nhiều tổ chức độc quyền ra đời lũng đoạn đời sống kt ở các nước tư bản. -Biểu hiện: ở Pháp ngành luyện kim và khai mỏ nằm trong 2 công ty lớn; ở Đức công ty than Ranh-Vexphalen kiểm soát 95% tổng sản lượng than vùng Rua và hơn 50% than của cả nước - Tổ chức độc quyền cũng xuất hiện trong lĩnh vực tài chính, xuất khẩu tư bản.=>> hình thành tư bản tài chính -Các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa - CNĐQ ra đời với những đặc trưng mới mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên gây gắt. 3. Củng cố : GV những tiến bộ trên lĩnh vực kh-kt thúc đẩy sản xuất pt, làm thay đổi cntb, cntb chuyển san giai đoạn ĐQCN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa gây nhiều đau khổ cho nhân dân thuộc địa . 4. Dặn dò: Học bài cũ chuẩn bị phần tiêp theo bai 9. Ngày tháng năm Tiết 20 Bài 13 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ ( Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: -Sau công xã Pari pt công nhân quốc tế vẫn phát triển. -Giải tích được sự ra đời của Quốc tế hai, nhằm pt phong trào công nhân thế giới 2. Kĩ năng: pp phân tích rút ra bài học lịch sử.. 3.Thái độ : Niềm tin vào phong trào công nhân -Biết ơn công lao Ph. Ăng-ghen. - Tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU Tranh ảnh về phong trào công nhân, Ăng –ghen . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: 1.Trình bày các chính sách của nhà nước công Xã Pari 2. Nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của công Xã Pari? 2. Giới thiệu bài mới: Sau công Xã Pari thất bại , quốc tế thứ Nhất tan rã, phong trào công nhân ở các nước tư bản bị chủ nghĩa đế quốc đàn áp nặng nề, nhưng vẫn từng bước phục hồi, trên cơ sở đó Quốc tế thứ hai thành lập. HOẠT ĐỘNG GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM Hoạt động 1: cá nhân, cả lớp HS: Sau công Xã Pari thất bại, nguyên nhân nào làm cho ptr công nhân tiếp tục phát triển? - GV: khái quát, nhận xét. HS: phong trào công nhân quốc tế Cuối thế kỷ xix diễn ra ở các nước như thế nào? Kết quả? - GV: khái quát, nhận xét. GV: cho hs xem hình ảnh Tổng bãi công công nhân Si-ca-gô 1-5-1886 Hoạt động 2: cá nhân, cả lớp HS: Quốc tế thứ hai thành lập trong hoàn cảnh nào? - GV:nhận xét , khái quát - HS: Quốc tế thứ hai có đóng góp gì cho PTCN? - GV:nhận xét , khái quát GV cho hs xem hình ảnh Ăng- ghenvà phân tích vì sao Ăng- ghen được xem là linh hồn của Quốc tế thứ hai.Dưới sự lãnh đạo của Ăng- ghen Quốc tế thứ hai có ảnh hưởng tích cực đến ptcn đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, thúc đẩy ptcn pt. Sau khi ông qua đời thiếu lãnh đạo , thiếu kiên quyết Quốc tế thứ hai bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn. 1.Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX. -Nguyên nhân: Những năm 70 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đé quốc, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản diễn ra gây gắt, phong trào công nhân diễn ra liên tục. -Diễn biến: + Ở Đức: PTCN pt mạnh trong thập niên 70-80, buộc giai cấp tư sản phải bỏ “đạo luật đặc biệt” + Ở Anh: Nhũng cuộc bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm diễn ra liên tục, nhất là ở Luân Đôn + Ở Mĩ: ngày 1-5-1886 , gần 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 g ,buộc giới chủ phải nhượng bộ . Về sau ngày 1-5 trở thành ngày Quốc tế lao động. -Kết quả : Nhiều tổ chức chính trị độc lập của công nhân ra đời. Đảng Công nhân Xã Hội Dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp 2. Quốc tế thứ hai -Hoàn cảnh: + PTCN pt mạnh đòi hỏi phải có tổ chức quốc tế để đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới. + 14-7-1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari. -Hoạt động: + Đại hội thông qua những quyết định quan trọng : sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản các nước, đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, giành chính quyền, lấy 1-5 làm ngày quốc tế lao động. + có hai thời kỳ: từ 1889 đến 1895. 1895 đến khi Ăng- ghen mất. + Ăng- ghen được xem là linh hồn của Quốc tế thứ hai + khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra Quốc tế thứ hai tan rã. -Vai trò: Quốc tế thứ hai có ảnh hưởng tích cực đến ptcn đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, thúc đẩy ptcn pt 3. Củng cố : Nhận xét về PTCN cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx? Vai trò của Ăng- ghen, Quốc tế thứ hai? 4. Dặn dò: Học bài cũ chuẩn bị phần tiêp theo bài 14, tìm hiểu về Lê-nin Ngày tháng năm Tiết 21 Bài 14 V.I . LÊ- NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỶ XX-CÁCH MẠNG NGA 1905-1907 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: -Tình hình nước Nga đầu thế kỷ xx, vai trò của Lê-nin đối với cách mạng Nga và cuộc cách mạng 1905-1907 2. Kĩ năng: -Nâng cao trình độ phân tích, so sánh tính chất cách mạng Nga 1905-1907 và các cuộc cách mạng đã học để rút ra bài học lịch sử. 3.Thái độ : -Biết ơn công lao Lê-nin.hiểu rõ về cách mạng Nga 1905-1907, rút ra bài học lịch sử II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU -Tranh ảnh vềcuộc khởi nghĩa trên chiến hạm Pô-tem-kin, Lê-nin III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: 1. Quốc tế thứ hai thành lập trong hoàn cảnh nào? 2. Quốc tế thứ hai có đóng góp gì cho PTCN? 2. Giới thiệu bài mới: Tiếp tục sự nghiệp của Các Mác và Ăng-ghen, Lê-nin đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, thúc đẩy pt cn tiếp tục pt . Cách mạng Nga 1905-1907 , có ảnh hưởng đến pt đấu trnh ở các nước. HOẠT ĐỘNG GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM Hoạt động 1: cá nhân, cả lớp HS: Nêu tiểu sử Lê-nin? Đọc phần chữ xanh và phần đọc thêm. GV: nhận xét, giới thiệu về Lê-nin GV: giải thích khái niệm đảng dcvs kiểu mới cho hs. Hoạt động 2: cá nhân, cả lớp GV: nhắc lại cuộc cải cách nông nô Nga 1861. HS: Tình hình nước Nga sau cuộc cải cách như thế nào? GV: Sự pt CHTB sau CC với sự tồn tại chế độ pk chuyên chế nẩy sinh mâu thuẫn gì ? HS: trả lời. GV nhận xét kết luận nguyên nhân. HS : Dựa vào sgk điền vào bảng sau Thời gian Sự kiện chính 9-1-1905 Mùa hè 1905 6-1905 Hoạt động 3: cá nhân, cả lớp HS: nêu tính chất và ý nghĩa Cách mạng 1905-1907? GV: nhận xét kết luận . I. V.I.LÊ-NIN VÀ SỰ THÀNH LẬP CHÍNH ĐẢNG CÔNG NHÂN Ở NGA - Tiểu sử: Lê-nin sinh ngày 22-4-1870 ttrong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Từ nhỏ Ông sớm có tinh thần cách mạng chống lại chế độ chuyên chế Nga hoàng. Lê-nin trở thành người lãnh đạo của nhó macxit ở Xanh Pê-téc-bua, rồi bị bắt và tù đầy. -Năm 1903 ,Đảng CNhXH DC NGA chính thức ra đời do Lê-nin sáng lập. -Ý nghĩa: đánh dấu bước ngoặc trong pt cách mạng Nga. - Đảng CNhXH DC NGA là đảng vô sản kiểu mới,chống chế độ Nga hoàng, thiết lập chuyên chính vô sản, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. II. CÁCH MẠNG NGA 1905-1907 1. Cách mạng bùng nổ -Nguyên nhân: +Đầu thế kỷ xx Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống các tầng lớp nhân khổ cực, nhất là công nhân làm ngày 12-14 tiếng mà vẫn không đủ sống. + Đầu năm 1904-1905 ,ctr Nga- Nhật, Nga thất bại nhân dân căm ghét chế độ Nga hoàng và nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra - Diễn biến: SGK Thời gian Sự kiện chính - Kết quả: cm thất bại 2. Tính chất và ý nghĩa lịch sử -Tính chất: là cuộc cmdcts lần thứ nhất, là cmdcts kiểu mới. -Ý nghĩa: +Cách mạng 1905-1907 làm lung lay tận gốc chế độ Nga hoàng. + Là bước chuẩn bị cần thiết cho cách mạng Tháng Mười. Cỗ vũ mạnh mẽ pt cm ở các nước Phương Đông đầu thế kỷ xx 3. Củng cố : Nhận xét về PTCN cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx? -Vai trò của Lê-nin trong phong trào công nhân Nga? -Thế nào là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? 4. Dặn dò: Học bài cũ chuẩn bị phần tiêp theo bài 15 Ngày tháng năm Tiết 22 Chương IV CÁC NƯỚC CHÂU Á ( TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐÉN ĐẦU THẾ KỶ XX) Bài 15 NHẬT BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: -Hiểu rõ sự sụp đổ của chế độ pk Mạc phủ Tô-ku-ga-oa và cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cmts, đưa Nhật Bản pt theo con đường tbcn, nhanh chóng chuyển sang con đường cnđq. -Biết được bản chất của cuộc cải cách và đặc điểm chủ cnđq Nhật. 2. Kĩ năng: Biết phân tích đánh giá đúng các sự kiện trong bài: bản chất của cuộc cải cách và đặc điểm chủ cnđq Nhật. 3.Thái độ : Biểu lộ sự đồng tình ủng hộ cải cách mà Minh Trị tiến hành. Đánh giá ưu điểm hạn chế .Biết so sánh liên hệ với công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU -Tranh ảnh Thiên hoàng Minh Trij, lược đồ về sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc Nhật. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: 1. Tại sao nói Cách mạng Nga 1905-1907 cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? 2. Giới thiệu bài mới: Trong bối cảnh chung của các nước phương Đông, giữa thế kỷ xixđứng trước nguy cơ xâm lược của CNTB phương Tây, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ một nước thuộc địa, phụ thuộc tiến lên CNTB, vì sao Nhật làm được điều đó? HOẠT ĐỘNG GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM Hoạt động 1: cá nhân, cả lớp HS: đọc sgk cho biết tình hình NB trước năm 1868 về kt,chtr, xh? GV: nhận xét, phân tích thêm NB tồn tại các mâu thuẫn cần giải quyết: mâu thuẫn giữa nhân dân nhất là nông dân với chế độ pk, giữa tư sản quý tộc mới với chính quyền sô –gun , giữa Thiên hoàng và Tướng quân . Như vậy ll chống Mạc mạnh nên họ ủng hộ Thiên hoàng lên ngôi. Hoạt động 2: nhóm Mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung Nhóm 1: Về chính trị Nhóm 2: Về kinh tế Nhóm 3: Về quân sự Nhóm 4: Về giáo dục Các nhóm cử đại diện trình bày . GV nhận xét rút ra kết luận. GV: pt tích tính chất và ý nghĩa. Hoạt động 3: cá nhân, cả lớp HS: những điểm nào chứng tỏ NB cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx chuyển sang CNĐQ? GV: Nhân xét và rút ra kết luận. 1. NHẬT BẢN TỪ NỮA ĐẦU THẾ KỶ XIXĐẾN TRƯỚC NĂM 1868 -Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, mầm mống kt TBCN đã hình thành và pt nhanh chóng. -Chính trị: Đến giữa thế kỷ xix Nhật Bản vẫn là quốc gia pk. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế vẫn thuộc về tướng quân Sô-gun. -Xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành có thế lực kt, song không có quyền lực về chính trị.Mâu thuẫn xã hội gay gắt. - Các nước đế quốc đua nhau xâm lược Nhật Bản. Nhật đứng trước hai sự lựa chọn hoặc cải cách hoặc tiếp tục duy trì chế độ pk. 2. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ -Cuối năm 1967 đầu năm 1968, chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi và tiến hành một loạt cải cách tiến bộ: + Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến + Về kinh tế: Thống nhất thị trường tiền tệ, pt kt TBCN ở nông thôn, xây đựng cơ sở hạ tầng đương sá, cầu cống +Về quân sự:Tổ chức huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, pt công nghiệp quốc phòng. + Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật, cử học sinh du học -Ý nghĩa: Cải cách Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho CNTB pt ở Nhật, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản pt hùng cường. 3.NHẬT BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐÉ QUỐC CHỦ NGHĨA -Cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx, kinh tế pt nhanh chóng dẫn đến hình thành các công ty độc quyền như Mit-sư-i, Mitsubisichi phối đời sống kt và chính trị. -Sự ptkt tạo sức mạnh quân sự, Nhất tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa CT Trung-Nhật, CT Nga-Nhật chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triếu Tiên.. -Dù chuyển sang CNĐQ nhưng sở hữu ruộng đất vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế về chính trị, chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Đế quốc Nhật có đặc điểm là đế quốc pk quân phiệt. -Nhân dân và công nhân vẫn bị bần cùng hóa nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra. Đảng Xã Hội Dân Chủ Nhật thành lập 1905. 3. Củng cố: hoàn thành bài tập Chính sách Nội dung Ý nghĩa 4. Dặn dò:Học bài cũ chuẩn bị bai 16 , tìm hiểu đất nước Ấn Độ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_bai_8_15.doc