Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU :

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:

+Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.

+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản.

+ Chế biến lương thực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở đồng bằng Nam Bộ.

- HS: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Ngày soạn : 16 / 1/ 2016 Ngày dạy: 20/ 1/ 2016 LỊCH SỬ NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ. Biết Bộ luật Hồng Đức được soạn ở thời Hậu Lê. -Vẽ bản đồ đất nước. - Tự hào về truyền thống của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê - Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh ở Chi Lăng ? + Trận Chi Lăng có ý nghĩa gì trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn ? - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hoàn cảnh ra đời nhà Hậu Lê - Giới thiệu một số nét khái quát về nhà Hậu Lê: Tháng 4 – 1482, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua một số đời vua. Nước Đại Việt thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) + Lê Lợi lên ngôi vua vào ngày, tháng, năm nào ? Đặt tên nước là gì ? Đóng đô ở đâu ? + Nhà Hậu Lê đã trải qua một số đời vua và đạt tới đỉnh cao rực rỡ nhất ở đời vua nào ? + Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê ? + Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào ? * Bộ máy tổ chức nhà nước  + Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và sách giáo khoa, em hãy cho biết những sự việc nào thể hiện Vua là người có quyền hành tối cao? - GV nhận xét, kết luận - KL : Tính tập quyền (tập trung quyền hành ở vua) rất cao. Vua là con trời (Thiên tử) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội. + Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Hậu Lê như thế nào ? * Những nét nổi bật của thời Hậu Lê  + Để quản lý đất nước vua Lê Thánh Tông đã làm gì ? + Em hãy nêu những nội dung của bộ luật Hồng Đức ? - GV nhận xét, kết luận : + Bảo vệ quyền lợi nhà vua, quan lại, địa chủ + Bảo vệ chủ quyền của quốc gia + Khuyến khích phát triển kinh tế + Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc + Bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ - Giáo viên khẳng định mặt tích cực của Bộ luật Hồng Đức: Đề cao đạo đức của con cái đối với bố mẹ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về việc tổ chức quản lí đất nước của nhà Hậu Lê - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Lê Lợi lên ngôi vua vào tháng 4 năm 1428. Đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long. - Nhà Hậu Lê đã trải qua một số đời vua và đạt tới đỉnh cao rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông. + Vì để phân biệt với triều Tiền Lê do Lê Hoàn lập ra ở thế kỉ thứ X. + Dưới triều Hậu Lê, việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào thời vua Lê Thánh Tông. + Vua là người đứng đầu nhà nước có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội - Lắng nghe - Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Hậu Lê rất chặt chẽ - Vẽ bản đồ đất nước ( gọi là bản đồ Hồng Đức). Đây là bản đồ đầu tiên của nước ta - Ban hành bộ luật Hồng Đức. ( Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta ) - HS nêu - Lắng nghe - HS lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe Ngày soạn : 16 / 1/ 2016 Ngày dạy: 22/ 1/ 2016 ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUÂT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I.MỤC TIÊU : - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: +Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái. + Nuôi trồng và chế biến thủy sản. + Chế biến lương thực. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở đồng bằng Nam Bộ. HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Nhà cửa của người dân ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ? +Người dân ở đồng bằng Nam Bộ thường tổ chức lễ hội trong dịp nào ? Lễ hội có những hoạt động gì ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước + Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ? + Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ? + Kể tên các loại trái cây ở đồng bằng Nam Bộ ? + Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ ? - KL: Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo bậc nhất thế giới. * Nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước: + Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ sản xuất được nhiều thủy sản ? + Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đồng bằng Nam Bộ ? + Thủy sản của đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở đâu ? - GV nhận xét, kết luận 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về một số hoạt động sản xuât của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. - 2 HS lên bảng trả lời - HS lắng nghe - Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước. - Trong nước và xuất khẩu - Xoài, chôm chôm, măng cụt, - Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu. - HS lắng nghe -Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt, xuất khẩu thủy hải sản. - Cá basa, tôm, -Thủy sản được tiêu thụ trong và ngoài nước. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - HS lắng nghe và ghi nhớ KÍ DUYỆT TUẦN 21

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_21_bai_dia_li_hoat_dong.doc