Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU

 - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

 - GD HS yêu đất nước và bảo vệ đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bản đồ hành chính Việt Nam.

 - Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày soạn:1/ 11 / 2015 Ngày dạy: 4/ 11 / 2015 LỊCH SỬ NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG I. MỤC TIÊU - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. - GD HS yêu đất nước và bảo vệ đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: - GV kiểm tra HS bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất ( Năm 981 ). + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? + Nêu ghi nhớ bài học? - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm- khám phá * HĐ1 : GV giới thiệu - Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất,, Lê Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lý Công Uẩn là viên quan có tài, có đức. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý bắt đầu từ đây. * HĐ 2 : Làm việc cá nhân - GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La ( Thăng Long). - GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ trong SGK đoạn : “ Mùa xuân năm 1010 màu mở này”, để lập bảng so sánh theo mẫu sau: Vùng đất Nội dung so sánh Vị trí - Địa thế Hoa Lư - Không phải trung tâm. - Rừng núi hiểm trở, chật hẹp. Đại La - Trung tâm đất nước. - Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ + Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại la? - GV tổng kết: Mùa xuân năm 1010 , Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng long, sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. * HĐ 3: Làm việc cả lớp + Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào? - Gọi Hs trả lời. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với mọi người biết về Lý Công Uẩn và công lao to lớn của ông. - 2 HS lên bảng - Hs nhận xét. - HS lắng nghe. - Lắng nghe - HS làm việc cá nhân - HS xác định vị trí kinh đô Hoa Lư và Đại La trên bản đồ. - HS lập bảng so sánh dựavào kênh chữ. - Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no. - HS làm việc cả lớp - HS thảo luận và đi đến kết luận: Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố , nên phường. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe. *************************** Ngày soạn:1/ 11 / 2015 Ngày dạy: 6/ 11 / 2015 ĐỊA LÍ ÔN TẬP I . MỤC TIÊU - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí Việt Nam. - GDHS biết yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc, yêu quý quê hương đất nước giàu đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ địa lí Việt Nam; phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Khởi động: * GV nêu câu hỏi: - Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát? - Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa quả sứ lạnh? - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá. - GV giới thiệu bài. 2. Thực hành: HĐ1: Làm việc cá nhân. - GV treo bản đồ địa lí Việt Nam, yêu cầu HS lên chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt. - GV điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng. HĐ2: Làm việc theo nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi 2 trong SGK. - Theo dõi giúp đỡ các nhóm còn lúng túng. - Gọi mỗi nhóm trình bày một ý, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức - Con người và các hoạt động sản xuất. * Hoàng Liên Sơn - Địa hình: nằm giữa sông Hồng và sông Đà, là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. - Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm. -Dân tộc: Thái, Dao, Mông. - Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ. - Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, hội thi hát, múa sạp, ném còn, thường tổ chức vào mùa xuân. - Trồng trọt: lúa ,ngô, chè, rau và cây ăn quả, - Nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn ,đúc, - khai thác khoáng sản. * Tây Nguyên - Địa hình: là một vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. - Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. - Dân tộc: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,một số dân tộc khác đến xây dựng: Kinh, Tày, Nùng,.. - Trang phục: nam đóng khố, nữ quấn váy, trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. - Lễ hội:hội cồng chiêng, đua voi, hội xuân, lễ đâm trâu, lễ ăn cơm mới, thường tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch - Trồng trọt: cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, hồ tiêu, cao su. - Chăn nuôi:trâu, bò, voi. - Khai thác sức nước để sản xuất ra điện. HĐ3: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi: + Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây. Người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc. - GV chốt ý: Trung du Bắc Bộ nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. Ở đây người ta đã trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và trồng cây ăn quả để phủ xanh đất trống, đồi trọc. *GDBVMT: Để bảo vệ rừng đầu nguồn, người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc ? 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với mọi người biết về các biện pháp để bảo vệ rừng. - 3 HS lên bảng - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - Quan sát bản đồ và thực hiện tìm vị trí. - Nhóm 2 em thực hiện trao đỗi để hoàn thành câu hỏi 2. - Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Mỗi cá nhân dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi, mời bạn nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và nhắc lại. - HS nêu - Lắng nghe. - Nghe, ghi nhận. KÍ DUYỆT TUẦN 11

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_11_bai_dia_li_on_tap_ba.doc
Giáo án liên quan