I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn( tập trung vào trận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh( khởi nghĩa Lam Sơn). trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh vào ải.Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải đầu hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu lê được thành lập:
+ Thua trận ở Chi lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước.Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế( năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: SGK, sách giáo viên, lược đồ trận Chi Lăng
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
5 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày soạn : 9 / 1/ 2016
Ngày dạy: 13/ 1/ 2016
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn( tập trung vào trận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh( khởi nghĩa Lam Sơn). trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh vào ải.Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải đầu hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu lê được thành lập:
+ Thua trận ở Chi lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước.Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế( năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: SGK, sách giáo viên, lược đồ trận Chi Lăng
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần ?
+ Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
* Ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng .
- GV trình bày hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng.
Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hoà, mặt khác bí mật sai người về nước xin cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
- Treo lược đồ trận Chi Lăng, yêu cầu HS quan sát.
+ Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta ?
+ Thung lũng có hình như thế nào ?
+ Hai bên thung lũng là gì ?
+ Lòng thung lũng có gì đặc biệt ?
+ Theo em với địa thế như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch ?
- Giáo viên kết luận.
* Trận Chi Lăng.
+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng như thế nào ?
+ Kị binh của ta đã làm gì khi quân minh đến trước ải Chi Lăng ?
+ Trước hành động của quân ta, kị binh của giặc đã làm gì ?
+ Kị binh của giặc thua như thế nào?
+ Bộ binh của giặc thua như thế nào?
- GV kết luận
* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
- Trong trận Chi Lăng , nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
- Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh và nghĩa quân ra sao ?
- Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
- Vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch ?
- Mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng như thế nào ?
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về Chiến thắng Chi Lăng
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS lắng nghe.
- Quan sát lược đồ.
- Ở tỉnh Lạng Sơn nước ta.
- Thung lũng này hẹp và có hình bầu dục.
- Phía Tây là dãy núi đá hiểm trở
- Phia Đông là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp.
- Có sông, lại có 5 ngọn núi nhỏ là núi Quỷ Môn Quan, Ma Sẳn, Phượng Hoàng, Mã Yên, Cai Kinh.
- Dễ dàng cho quân ta mai phục đánh giặc, còn quân giặc lọt vào Chi Lăng mà không có đường ra.
- Lắng nghe
- Quân ta mai phục chờ địch ở hai bên sườn núi, lòng khe.
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu nhử Liễu Thăng cùng đám quân kị vào ải.
- Chúng đuổi theo nên bỏ xa hàng vạn quân đang lũ lượt chạy bộ
- Kị binh nhà Minh lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng & đám quân bị tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị một mũi tên phóng trúng ngực chết tại trận.
- Bộ binh của giặc cũng bị ta mai phục, nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ, phần đông chúng bị giết, số còn lại chạy thoát thân
- Lắng nghe
-Nghĩa quân Lam Sơn dựa vào địa hình và sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi
- Quân Minh đầu hàng, rút về nước.
- Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của Quân Minh , quân Minh phải xin hàng và rút về nước .
-Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp , khe sâu rừng cây cây um tùm
- Quân ta giả vờ thua để nhử địch vào ải , khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công .
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- Lắng nghe
Ngày soạn : 9 / 1/ 2016
Ngày dạy: 15/ 1/ 2016
ĐỊA LÝ
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC TIÊU:
- HS trình bày những đặc điểm về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Sự thích ứng của con người với thiên nhiên ở đồng bằng Nam Bộ
- Tôn trọng truyền thống văn hóa của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ địa lí Việt Nam, trảnh ảnh minh họa
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ ?
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm- Khám phá:
* Nhà ở của người dân.
Dựa vào SGK, bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và vốn hiểu biết của bản thân cho biết:
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?.
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì ?
* GV kết luận
* Trang phục và lễ hội:
- Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
- Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì ?
- Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ?
- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
- GV kết luận
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về một số lễ hoojhi nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe.
- Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt
- Phương tiện chủ yếu đi lại là xuồng, ghe
- Lắng nghe
- Là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn
- Cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống
- Đua ghe, đua thuyền
- Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, lễ tế thần
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
KÍ DUYỆT TUẦN 20
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_20_bai_dia_li_nguoi_dan.doc