Giáo án Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Bài: Sự cần thiết của nước

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 +Trẻ biết một số nguồn nước, 1 số đặc điểm, tính chất và trạng thái của nước

 - Biết được tác dụng và sự cần thiết của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật

 - Biết được 1 số nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường

+ Phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ

 - Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về môi trường tự nhiên

 - Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, quan sát, đàm thoại

+ Trẻ có ý thức giữ gìn nguồn nước và biết tiết kiệm nước khi sử dụng

 II. CHUẨN BỊ:

 + 3 máy vi tính

 - Băng đĩa nhạc bài hát " Cho tôi đi làm mưa với "

 - 1 số tranh các con vật chết khát, cây cối ruộng đồng khô héo cằn cỗi

 - 4

+ 1 số tranh ảnh: Nguồn nước bị ô nhiễm và không ô nhiễm

 Các hoạt động cần đến nguồn nước sạch và không cần đến

 - 2 bảng để gắn tranh

 III.TIẾN HÀNH:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Bài: Sự cần thiết của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lĩnh vực: Phát triển nhận thức ( KPKH) Bài: Sự cần thiết của nước Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên Đối tượng: 4 - 5 tuổi Chương trình giáo dục mầm non mới I.Mục đích yêu cầu: +Trẻ biết một số nguồn nước, 1 số đặc điểm, tính chất và trạng thái của nước - Biết được tác dụng và sự cần thiết của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật - Biết được 1 số nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường + Phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ - Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về môi trường tự nhiên - Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, quan sát, đàm thoại + Trẻ có ý thức giữ gìn nguồn nước và biết tiết kiệm nước khi sử dụng II. Chuẩn bị: + 3 máy vi tính - Băng đĩa nhạc bài hát " Cho tôi đi làm mưa với " - 1 số tranh các con vật chết khát, cây cối ruộng đồng khô héo cằn cỗi - 4 + 1 số tranh ảnh: Nguồn nước bị ô nhiễm và không ô nhiễm Các hoạt động cần đến nguồn nước sạch và không cần đến - 2 bảng để gắn tranh III.tiến hành: Hoạt động của cô 1. Gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát múa bài hát " Cho tôi đi làm mưa với ". - Chúng mình vừa hát bài hát nói về cái gì? - Vậy mưa mang đến cho chúng ta điều gì? - Chúng ta cùng hướng lên màn hình để cùng xem mưa đã tạo ra những nguồn nước như thế nào nhé! 2. Nội dung chính: + Hoạt động 1: Giới thiệu về nguồn nước và tác dụng của nó - Cô cho trẻ chia làm 2 nhóm, cùng cô khám phá nguồn nước trên màn hình vi tính - Cô cho trẻ quan sát đến nguồn nước nào thì cho trẻ nói tên nguồn nước đó như: Nước mưa, nước ao hồ, sông, suối, nước máy... - Cô cho trẻ về chỗ cùng cô khám phá nguồn nước - Cô nói: Bạn nào hãy kể tên nguồn nước mà con biết - Như vậy nước từ đâu mà có? - Nước dùng để làm gì? - Các con nghĩ xem nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra? - Vậy để có nước dùng các con phải làm gì? - Ngoài nước dùng để nấu ăn, sinh hoạt, nước còn có tác dụng gì nữa không? + Hoạt động 2: Tìm hiểu, khám phá về tính chất, dặc điểm của nước - Cô giới thiệu về 1 số nguồn nước: + Cho trẻ quan sát chai nước mưa và nói: Nước mưa rất trong và không vẩn đục> ngoài ra nước giếng, nước máy và nước lọc cũng rất trong và không có vẩn đục + Nước sông: Là nước vẩn đục nhưng nhiều nơi nước còn đen ngòm và dục ngầu do bị ô nhiễm + Nước ao hồ: Là nước vẩn đục, váng và đen + Nước biển: Có màu xanh và có vị mặn => Các con ạ, tất cả các nguồn nước này dều có trạng thí lỏng, nên ta không thể cầm, nắm mà phải đựng vào ca, cốc,chậu hay các chai nước và nhiều vật dụng khác nữa. Vì vậy khi uống các nước các con phải cẩn thận không nước sẽ đổ hết làm ướt hết quần áo - Ngoài ra nước rất dễ hoà tan 1 số chất: - Cô cho trẻ quan sát và gọi tên 1 số chất hoà tan như đường, muối, bột màu... - Cô làm thí nghiệm nhỏ: hoà tan đường hoặc muối ( bột màu) cho trẻ quan sát và phát hiện sự chuyển động củ nước - Giới thiệu nước còn ở trạng thái rắn, cho trẻ nói sự hiểu biết của trẻ về nước đá ( cho ttrẻ sờ thử vào nước đá) - các con thấy thế nào? - Nước đá do đâu mà có? - Nước ở dạng lỏng cho vào tủ lạnh gặp nhiệt độ thấp sẽ đông cứng thành đá đấy - Các con ạ nước có chung trạng thái là không màu, không mùi, không vị, bay hơi và dễ hoà tan 1 số chất - Xung quanh chúng ta có rất nhiều nguồn nước, song để phân biệt đâu là nước sạch, đâu là nước bẩn, theo các con nước như là nước sạch? Như nào là nước bẩn? - Cô đọc câu đố: Tôi ở trên cao Tôi rơi tí tách Tôi tưới ruộng đồng Cho cây tươi tốt Đố các bạn tôi là ai? - Nước mưa là nguồn nước gì? - Nước sạch dùng để làm gì? - Nước mưa làm cho thiên nhiên như thế nào? - Ngoaì ra nước mưa còn tạo ra các nguồn nước - Vậy các con có biết tại sao phải bảo vệ nguồn nước không? - Thế nước biển có đặc điểm gì? - Nước biển có tác dung gì? + Hoạt động 3; Trò chơi * Trò chơi 1: " Nói nhanh" - Cô nói đặc điểm nguồn nước, trẻ nói tên nguồn nước và ngược lại VD: Tranh trời mưa, nước biển, nước máy, nước giếng * Trò chơi 2: " Đội nào chọn đúng " Yêu cầu: Trẻ chọn đúng các hình ảnh môi trường nước bị ô nhiễm và các hoạt động cần đến nước sạch và gắn lên bảng - Cô chia trẻ làm 2 đội xếp đội hình hàng dọc khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu hàng chạy lên tìm 1 tranh đúng với yêu cầu của đội mình gắn lên bảng chạy về cuối hàng bạn khác tiếp tục lên cho đến hết, đội nào chọn đúng yêu cầu của cô đội đó sẽ thắng cuộc 3. Kết thúc: Cô cho trẻ ra hoạt động với nước ở góc thiên nhiên Hoạt động củatrẻ - Trẻ hát múa - Trời mưa - Nguồn nước - Trẻ chia 2 nhóm cùng cô khám phá nguồn nước - Trẻ nói tên nguồn nước - Nước mưa, nước ao hồ, sông, suối, nước máy... - Nước lấy từ trời mưa, ao hồ, sông, suối... - Ăn uống, tắm giặt, tưới cây... - Mọi người không có nước uống, nấu ăn, tắm giặt, cây cối và con vật chết khô - Bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước - Làm phương tiện cho tàu thuyền di chuyển, là nơi sống của các con vật sống dưới nước - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát - Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi... - Nước bẩn: có màu, có mùi - Nước mưa - Nước sạch - ăn uống - Cây cối tươi tốt - Để có nước sạch - Nước màu xanh có vị mặn - Cung cấp muối - Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docLinh vuc phat trien nhan thuc(1).doc