I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên, nói được đặc điểm về cấu tạo bên ngoài, ích lợi, tác hại và điều kiện sống của cây.
- Trẻ biết so sánh, nhận xét được những điểm giống và khác nhau của hai loại cây.
2/ Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát.
- Rèn kỹ năng so sánh, nhận xét cho trẻ.
3/ Giáo dục:
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hành vi như: trồng cây, tưới nước cho cây, bảo vệ cây chống nạn chặt phá rừng.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng học tập:
- Bàn giảng điện tử.
- Máy tính, các thiết bị trình chiếu.
- Đèn laze, đĩa nhạc về bài hát “Em yêu cây xanh”.
- Hai chậu gieo hạt: Một chậu hạt nảy mầm, một chậu không nảy mầm.
- Lô tô về các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ.
2/ Địa điểm:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4293 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ điểm: Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lĩnh vực phát triển nhận thức
Chủ điểm: Thế giới thực vật
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Chi
Hoạt động chính: Cây xanh và môi trường sống
Hoạt động bổ trợ: - Giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Giáo dục phát triển nhận thức
I/ Mục đích – yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên, nói được đặc điểm về cấu tạo bên ngoài, ích lợi, tác hại và điều kiện sống của cây.
- Trẻ biết so sánh, nhận xét được những điểm giống và khác nhau của hai loại cây.
2/ Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát.
- Rèn kỹ năng so sánh, nhận xét cho trẻ.
3/ Giáo dục:
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hành vi như: trồng cây, tưới nước cho cây, bảo vệ cây chống nạn chặt phá rừng.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng học tập:
- Bàn giảng điện tử.
- Máy tính, các thiết bị trình chiếu.
- Đèn laze, đĩa nhạc về bài hát “Em yêu cây xanh”.
- Hai chậu gieo hạt: Một chậu hạt nảy mầm, một chậu không nảy mầm.
- Lô tô về các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ.
2/ Địa điểm:
- Tại lớp học.
III/ Phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nhận xét, đánh giá.
IV/ Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Trò chuyện gây hứng thú:
- Các con thân mến!
Hôm nay cô cháu mình rất vui mừng được đón các cô, bác trong đoàn giám định giáo viên dạy giỏi của phòng Giáo dục Đông Triều về dự giờ lớp chúng ta. Nào các con hãy cùng nổ một tràng pháo tay thật giòn rã để nhiệt liệt chào đón các cô các bác.
- Lắng nghe
* Trình chiếu Slide 1+2:
- Trước khi vào bài học mới cô cháu mình cùng nhau hát một bài nhé!
- Cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”.
+ Các con vừa hát bài hát nói về điều gì?
+ Vậy các con biết gì về cây xanh?
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Để tìm hiểu và biết rõ hơn về “Cây xanh và môi trường sống” thì cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu và khám phá nhé!
* Cô mở Slide 3 (Tên của bài dạy)
2/ Nội dung:
2.1- Quan sát, trò chuyện về một số loại cây xanh và môi trường sống.
a- Cây ăn quả:
- Chúng mình cùng giải cho cô câu đố này nhé!
“Cây gì thân nhẵn lá xanh
Có buồng quả chín ngọt lành thơm ngon?”
Đó là cây gì?
- Trẻ trả lời
* Cho trẻ xem Slide 4 (Cây chuối)
+ Các con biết gì về cây chuối?
+ Cây chuối có đặc điểm gì?
+ ích lợi của cây chuối ra sao?
- Trẻ trả lời
* Cho trẻ xem Slide 5 (Cây cam)
+ Con có nhận xét gì về cây cam?
+ Thân và lá như thế nào?
+ Theo các con cây cam thuộc loại nhóm cây có ích hay cây có hại?
- Vậy cây chuối và cây cam đều thuộc loại cây gì?
- Cho trẻ đọc “Cây ăn quả”
- Ngoài hai loại cây ăn quả chúng ta vừa tìm hiểu thì các con còn biết có những loại cây ăn quả nào khác không?
* Cho trẻ xem Slide 6 (Một số loại cây ăn quả khác)
- Có rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Chúng đem đến những trái ngọt và nhiều vitamin rất tốt cho sức khoẻ con người.
b/ Cây lương thực:
- Cô có rất nhiều câu đố thú vị chúng mình khám phá và trả lời những câu đố mà cô đưa ra nhé!
“Mẹ con đều mặc áo vàng
Sinh nở đồng làng, họ hàng đông vui?”
Là cây gì?
“Cây gì là phất trên cùng
Bắp đầy hạt ở lưng chừng thân cây?”
Là cây gì?
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
* Cho trẻ xem Slide 7 – 8 (Cây lúa – cây ngô)
- Cô cho trẻ nhận xét và gọi tên từng loại cây.
- Cây lúa và cây ngô đem đến cho chúng ta ích lợi gì?
* Cho trẻ xem Slide 9 (Cây lúa – cây ngô)
- Mang ích lợi cho con người như hạt gạo, hạt ngô.
- Hai loại cây này thuộc nhóm cây gì?
- Trẻ nhận xét
c/ Cây lấy gỗ:
* Cho trẻ xem Slide 10 – 11 (Hình ảnh cây xoan, cây bạch đàn).
+ Các con có biết tên của hai cây này không?
+ Cây bạch đàn và cây xoan được trồng để làm gì?
+ Vậy hai loại cây này thuộc loại nhóm cây gì?
+ Cho trẻ đọc “Cây lấy gỗ”
+ Gỗ của các cây này tạo ra sản phẩm gì?
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
* Cho trẻ xem Slide 12 (tạo ra sản phẩm như nhà, bàn ghế…)
- Ngoài để lấy gỗ các loại cây này còn là nơi sinh sống của một số loài động vật như sóc, khỉ, chim…
* Cho trẻ xem Slide 12 (Cây lấy gỗ còn là nơi ở của một số động vật).
- Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về một số loại cây. Bạn nào giỏi so sánh điểm giống và khác nhau giữa cây ăn quả và cây lấy gỗ.
- Trẻ so sánh
* Cho trẻ xem Slide 14 (Cây ăn quả - cây lấy gỗ)
- Ngoài cây ăn quả, cây lương thực, cây lấy gỗ các con còn biết được những loại cây gì?
- Vậy tất cả các loại cây này đều có tên gọi chung của chúng là gì?
- Trẻ kể tên
- Trẻ trả lời
* Cho trẻ xem Slide 15 (Hình ảnh các loại cây có tên gọi chung là “Cây xanh”)
2.2- Môi trường sống của cây:
- Để có được cây xanh chúng ta cùng quan sát một đoạn Video về quá trình phát triển của cây nhé!
* Cho trẻ xem Slide 16 (Video về sự phát triển của cây).
- Muốn cây sinh trưởng và phát triển được thì cần phải có những yếu tố nào?
- Muốn có cây thì chúng mình phải làm gì?
- Các con cùng làm động tác “Gieo hạt”.
- Vừa rồi các con đã được xem một số hình ảnh và chơi trò chơi về sự phát triển của cây. Cô có một điều bí mật dành cho các con nào chúng ta cùng xem đó là gì nhé.
- Trẻ trả lời
* Cho trẻ quan sát 2 chậu cây đã được gieo hạt.
+ Một chậu hạt nảy mầm.
+ Một chậu hạt không nảy mầm.
- Các con có nhận xét gì về hai chậu cây này?
+ Tại sao một chậu nảy mầm, còn chậu kia cây không nảy mầm?
+ Nếu chăm sóc những hạt mầm này thêm một thời gian nữa thì hạt mầm đó sẽ như thế nào?
- Vậy cây cần gì để lớn? Nếu không có nước, ánh sáng thì cây sẽ như thế nào?
* Cho trẻ xem Slide 17 (Video về kể chuyện chú đỗ con)
- Cô thấy các con học rât giỏi, cô cho các con nghe một câu chuyện về “Chú đỗ con” chúng mình cùng nghe nhé.
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Để cây sinh trưởng và phát triển được ngoài nhờ tác động của môi trường. Nhưng bên cạnh đó sự chăm sóc của con người là rất cần thiết.
Hiện nay nạn chặt phá rừng đang gia tăng, tài nguyên, thiên nhiên đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều loại gỗ quý hiếm bị bàn tay con người tàn phá bừa bãi làm cho lũ lụt, hạn hán thiên tai sảy ra rất nhiều…
* Cho trẻ xem Slide 18 “Một hình ảnh chặt phá rừng, lũ lụt, hạn hán do không có cây xanh
- Trẻ quan sát
- Vậy chúng mình phải làm gì trước tình trạng chặt phá rừng trái phép đó?
* Cho trẻ xem Slide 18 “Một hình ảnh chăm sóc bảo vệ môi trường trong trường mầm non Hoa Lan”
* Giáo dục:
- Chúng mình hãy cùng nhau trồng và chăm sóc thật nhiều cây xanh để cho môi trường sống của chúng ta được trong lành hơn. Vì cây xanh không những cho chúng ta không khí trong lành mà còn cung cấp lương thực, bóng mát và nguồn nguyên vật liệu để phục vụ cho cuộc sống con người.
2.3- Trò chơi luyện tập:
* Trò chơi: “Giải câu đố”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi:
“Lược xanh chải tóc mây xanh
Đàn con ỏng bụng ngọt lành nước tiên”
Là cây gì? (cây dừa)
“Em từ đất mẹ mọc lên
Bé mặc nhiều áo, lớn nên cưởi trần”
Là cây gì? (cây tre)
“Mẹ con đều mặc áo vàng
Sinh nở đồng làng, họ hàng đông vui”
Là cây gì?
* Trò chơi: “Thi xem tổ nào nhanh”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
- Chia trẻ làm hai đội đội nào lấy được nhiều cây gắn lên bảng thì đội đó chiến thắng.
3/ Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
- Mở Slide 19 cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”
- Kết thúc tiết học.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ giải câu đố
- Trẻ chơi
File đính kèm:
- KPKH Cay xanh va moi truong song.doc