Giáo án lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài khám phá mặt trời

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết mặt trời là một hành tinh trong hệ mặt trời ở rất xa trái đất

- Trẻ biết được những tác dụng( tác hại) của ánh sáng mặt trời với cuộc sống của con người, con vật và cây cỏ trên trái đất.

- Trẻ hiểu vì sao có ngày và đêm.

2. Kỹ năng:

 - Trẻ có kỹ năng học theo nhóm

 - Thể hiện tư duy logic biết suy luận.

3. Thái độ:

 - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên tham gia vào các hoạt động của tiết học, có tinh thần tập thể.

- Trẻ biết sinh hoạt (học, vui chơi, ăn ngủ) phù hợp với từng thời điểm trong ngày.

II. CHUẨN BỊ:

- Đàn ocgan ghi bài: “Trái đất này là của chúng mình”, “Cháu vẽ ông mặt trời”

 - Đèn bàn, quả địa cầu

 - Băng hình thể hiện các hoạt động của bé vào các thời điểm khác nhau trong ngày

 - 3 tranh vẽ hình ảnh các hoạt động của bé trong ngày.

 - Các slide powerpoint hình ảnh về mặt trời.

 - Phần mềm trò chơi “mô hình ngày”

 - 3 bảng đa năng chơi trò chơi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài khám phá mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài: Khám phá mặt trời Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Người dạy: Đặng Thị Huyền Ngày dạy: 18/11/2008 Mục đích- yêu cầu Kiến thức: Trẻ biết mặt trời là một hành tinh trong hệ mặt trời ở rất xa trái đất Trẻ biết được những tác dụng( tác hại) của ánh sáng mặt trời với cuộc sống của con người, con vật và cây cỏ trên trái đất. Trẻ hiểu vì sao có ngày và đêm. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng học theo nhóm - Thể hiện tư duy logic biết suy luận. Thái độ: - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên tham gia vào các hoạt động của tiết học, có tinh thần tập thể. - Trẻ biết sinh hoạt (học, vui chơi, ăn ngủ) phù hợp với từng thời điểm trong ngày. Chuẩn bị: - Đàn ocgan ghi bài: “Trái đất này là của chúng mình”, “Cháu vẽ ông mặt trời” - Đèn bàn, quả địa cầu - Băng hình thể hiện các hoạt động của bé vào các thời điểm khác nhau trong ngày - 3 tranh vẽ hình ảnh các hoạt động của bé trong ngày. - Các slide powerpoint hình ảnh về mặt trời. - Phần mềm trò chơi “mô hình ngày” - 3 bảng đa năng chơi trò chơi. III. tiến hành. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. ổn định tổ chức 2. Nội dung chính: Quan sát mặt trời buổi sáng Quan sát mặt trời buổi trưa Quan sát mặt trời buổi chiều So sánh Mở rộng Trò chơi 3. Kết thúc - Hôm nay đến với lớp học của chúng ta ó 1 vị khách rất đặc biệt các con đoán xem là ai? - Kha phu xuất hiện: Kha phụ xin chào các bạn lớp A1. - Giáo viên: Các con có biết Kha phụ từ đâu đến không? - Chào Kha Phụ, bạn đi từ rất xa đến đây chắc bạn biết rất nhiều điều thú vị. Bạn có thể chia sẻ với tất cả cả các bạn lớp A1 không? - Kha phụ: Mình sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện rất thú vị: Các bạn có biết không, ngày xửa, ngày xưa không phải chỉ có một mặt trời như bây giờ đâu mà có tới 12 mặt trời chiấu nắng như thiêu, như đốt làm mặt trời nứt nẻ, cây cối héo khô, muôn loài đều chết vì nóng quá. Kha Phụ liền lấy một cây cung thật lớn bắn rơi 11 mặt trời chạy trốn xuống núi. - Đố các con biết làm thế nào để gọi mặt trời xuất hiện? - Cho trẻ hát bài: “Cháu vẽ ông mặt trời” - Kha Phụ: Các bạn hát rất hay, Kha Phụ xin tặng các bạn một món quà. ( Xem mặt trời buổi sáng trên máy chiếu) - Các con có biết mặt trời mọc lên từ hướng nào không?(hướng đông) - Thời điểm mặt trời mọc còn gọi là gì?( bình minh- cho trẻ xem hình) - Các con đoán xem đây là thời điểm nào trong ngày? (cho trẻ xem hình) - Vào buổi sáng con người làm gì?(cho trẻ xem băng về các họat động buổi sáng của trẻ) - ánh mặt trời buổi sáng như thế nào? - ánh nắng mặt trời có lợi gì đối với con người?( cho trẻ xem hình ảnh em bé tắm nắng chống còi xương vào buổi sáng, xe chạy bằngg năng lượng mặt trời, bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời..) * Thí nghiệm: Cho đóng hết cửa, tắt đèn: Hỏi trẻ: Khi không có mặt trời các con thấy như thế nào? - Mở cửa hỏi trẻ: Các con thấy như thế nào? Vì sao? (cho trẻ thấy tác dụng của ánh nắng mặt trời chiếu sáng mọi vật) - ánh nắng mặt trời còn có tác dụng gì với cây cối và các con vật? KQ: Mặt tròi mọc từ hướng đông người ta còn gọi là bình minh. Đây là buổi sáng, khi bình minh lên mọi người dậy vận động nhẹ, rồi đi học, đo làm. Mặt trời buổi sáng toả ánh nắng dịu nhẹ, mang đến cho con người cảm giác thoải mái, ánh mặt trời buổi sáng rất tốt cho cơ thể con người, giúp cơ thể chuyển hoá tiền VitaminD chống bệnh còi xương. Ngoaì ra ánh mặt trời còn mang ánh sáng giúp cho mọi người chữa bệnh. Sử dụng các thiết bị dùng năng lượng mặt trời, giúp cho cây cối tươi tốt. Xem hình ảnh mặt trời buổi trưa trên máy chiếu: - Đây là thời điểm nào trong ngày? - Vào buổi trưa ánh mặt trời như thế nào? (cho trẻ xem hình ảnh về mặt trời buổi trưa) - Có hại gì đối với cơ thể? - Nắng nhiều quá còn có hại gì với cây cối? - Buổi trưa con người làm gì? ( cho trẻ xem đoạn phim chiếu hoạt động của con người vào buổi trưa) - Còn chúng mình thường làm gì vào buổi trưa? ( cho trẻ xem đoạn phim chiếu hoạt động của bé vào buổi trưa) KQ: Mặt trời buổi trưa chiếu nắng nhiều nhất, ánh nắng gay gắt dễ làm con người say nắng, say nóng cơ thể mệt mỏi. Vì vậy buổi trưa con người thường nghỉ ngơi trong bóng mát. còn các em bé thì ngủ ngoan để cơ thể luôn khoẻ mạnh. Ngoài ra nắng còn làm cây cối khô héo con vật ốm yếu đi vì vậy khi buổi trưa các con vật cũng ít ở dưới trời nắng Xem hình ảnh mặt trời buổi chiều trên máy chiếu: - Đây là hình ảnh thời điểm nào trong ngày? - Mặt trời nặn ở hướng nào? - Ai biết khi mặt trời sắp nặn người ta còn gọi là gì? - Con người làm gì khi hoàng hôn xuống ( cho trẻ xem đoạn phim chiếu hoạt động của bé vào buổi chiều) KQ: Mặt trời lặn ở hướng tây, buổi chiều khi mặt trời sắp nặn người ta còn gọi là hoàng hôn. Buổi chiều ánh mặt trời nhạt dần và tắt nắng, mọi người hết giờ làm giờ học lại đón lại đón các con về chuẩn bị bữa ăn tối. Mặt trời buổi sáng có gì khác (giống) buổi trưa? - Cô khái quát lại: mặt trời buổi sáng toả ánh nắng dịu nhẹ mang đến cho con người cảm giác thoải mái măt trời buổi sáng rất tốt cho cơ thể giúp cơ thể chống bệnh tật, giúp cho cây cối tươi tốt. Mặt trời buổi trưa nắng gay gắt dễ làm cho con người say nắng, say nóng nên các con nhớ không ra ngoài nắng lâu vào buổi trưa nếu ra ngoài phải đội mũ. - Mặt trời buổi sáng giống mặt trời buổi trưa là cùng chiếu sáng mang ánh sáng đến cho trái đất. - Trái đất của chúng ta cũng là một hành tinh Cho trẻ xem thí nghiệm ssể hiểu trái đất luôn quay quanh mặt trời và vì sa lại có ngày và đêm: hình khối cầu của trái đất luôn được mặt trời chiếu sáng một nửa gọi là ngày, còn một nửa không được chiếu sáng gọi là đêm. Tuy nhiên, do trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm trên trái đất. - Ngoài mặt trời và trái đất ra ai còn biết hành tinh nào nữa? - Bây giờ chúng mình có muốn tham gia vào trò chơi không? 1.Trò chơi: Ai nhanh nhất * Cách chơi: Trên mỗi bảng có một hình ảnh về các hoạt động của bé trong ngày, ở bàn là các mảnh ghép, nhiệm vụ của các đội phải ghép thành bức ảnh hoàn chỉnh. Sau đó, nói xem bức ảnh mình vừa ghép chỉ thời điểm nào trong ngày. * Luật chơi: Sau một bản nhạc nếu đội nào ghép chưa xong hoặc nói sai thời điểm trong ngày tương ứng với bức tranh là đội thua cuộc. Nếu đúng sẽ được thưởng một ông mặt trời đỏ may mắn. 2. Trò chơi: Ai thông minh nhất * Cách chơi: trên màn hình là các ô màu xanh trắng, vàng, xám, đen tương ứng với các thời điểm trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Nhiệm vụ của các con là chọn cho đúng ô màu tương ứng với thứ tự các buổi trong ngày ở vòng tròn phía trên. Nếu chưa rõ cách chơi các con hãy nhấp chuột vào hình chú vịt Đônan ở giữa màn hình để nghe hướng dẫn lại. - Cô chơi mẫu 1 lần - Cho trẻ về các mấy nhỏ chơi theo nhóm - Trẻ đoán - Chào bạn! - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ - Trẻ hát - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ - Trẻ trả lời - Trẻ đoán - Trẻ trả lời theo hình ảnh vừa quan sát - Trẻ trả lời theo cảm nhận của mình - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ Chú ý quan sát và trả lời theo cảm nhận của mình - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ - Trẻ trả lời theo kinh nghiệm của bản thân - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docMTXQTim hieu ve mat troi.doc