Giáo án lớp 1 dạy tuần 14

*BUỔI CHIỀU: DẠY LỚP 1A.

T1 TNXH (BS)

 CÔNG VIỆC Ở NHÀ

A. Mục tiêu:

 - Củng cố kĩ năng tự làm công việc tùy theo sức của mình.

 - Củng cố để HS kể thành thạo về các công việc ở nhà thường làm để giúp đỡ gia đình. Biết yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của người khác.

 B. Các hoạt động dạy học:

1.Hoạt động 1: Củng cố kỹ năngnhận biết và kể tên 1 số công việc ở nhà của một số người ở trong gia đình.

 - HS quan sát tranh ở trang 28 : Nói về nội dung từng tranh.

 - HS hoạt động nhóm 2  Đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.

 * GV kết luận :Những việc làm đó vừa giúp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gia đình với nhau.

2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

 - Các em tập nêu câu hỏi và trả lời các câu hỏi trang 28 SGK.

 - HS kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của mình và những người trong gia đình :

 + Trong nhà em, ai đi chợ, ai quét nhà, ?

 + Hằng ngày em làm gì đề giúp đỡ gia đình ?

 + Em cảm thấy thế nào khi tham gia những công việc đó ?

 * GV kết luận: Mỗi người trong gia đình đều phải làm việc tùy theo sức của mình.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 dạy tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 ( Từ ngày 18/11/2013 à ngày 22/11/2013) Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2013 *BUỔI SÁNG: NGHỈ - GV CHỦ NHIỆM DẠY. *BUỔI CHIỀU: DẠY LỚP 1A. T1 TNXH (BS) CÔNG VIỆC Ở NHÀ A. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng tự làm công việc tùy theo sức của mình. - Củng cố để HS kể thành thạo về các công việc ở nhà thường làm để giúp đỡ gia đình. Biết yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của người khác. B. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Củng cố kỹ năngnhận biết và kể tên 1 số công việc ở nhà của một số người ở trong gia đình. - HS quan sát tranh ở trang 28 : Nói về nội dung từng tranh. - HS hoạt động nhóm 2 à Đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét. * GV kết luận :Những việc làm đó vừa giúp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gia đình với nhau. 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Các em tập nêu câu hỏi và trả lời các câu hỏi trang 28 SGK. - HS kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của mình và những người trong gia đình : + Trong nhà em, ai đi chợ, ai quét nhà,… ? + Hằng ngày em làm gì đề giúp đỡ gia đình ? + Em cảm thấy thế nào khi tham gia những công việc đó ? * GV kết luận: Mỗi người trong gia đình đều phải làm việc tùy theo sức của mình. 3. Hoạt động 3 : Quan sát hình - HS quan sát tranh trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi : + Hãy tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của 2 hình trang 29 SGK. + Em thích căn phòng nào, tại sao ? + Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, em phải làm gì để giúp đỡ cha mẹ. - HS trả lời à GV chốt ý đúng. C. Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. ___________________________________________ T2 TIẾNG VIỆT (BS) UNG,ƯNG A.Mục tiêu: - Củng cố các vần ung, ưng đã học. - Rèn học sinh nắm chắc vần ung, ưng. Đọc, viết chính xác các tiếng, từ có mang vần ung, ưng. B.Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Đọc ghép tiếng và tìm từ. - Đọc lại bài ung, ưng ở SGK. - Đọc ghép tiếng, tìm từ có vần ung, ưng và thêm dấu thanh để tạo tiếng mới. - So sánh vần ung, ưng. - Xây dựng từ mới có vần ung, ưng,. 2. Hoạt động 2: Rèn viết - Viết bảng con : bông súng, cây sung, trung thu, sừng hươu, củ gừng, vui mừng. - Viết vở chính tả : bông súng, cây sung, trung thu, sừng hươu, củ gừng, vui mừng. Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng 3.Hoạt động 3 : Bồi dưỡng HS giỏi. Thi viết đúng, đẹp đoạn ứng dụng : Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng C.Củng cố - dặn dò: - Về tập viết thêm , rèn viết chính tả - Học thuộc bài: ung, ưng. - Chuẩn bị bài: eng, iêng. ____________________________________ T3 ĐẠO ĐỨC (BS) NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (T2) A. Mục tiêu : - HS hiểu: Trẻ em có quyền có Quốc tịch. - Quốc kì VN là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh, tượng trưng cho đất nước. - HS biết tự hào mình là người VN, biết tôn kính Quốc kì và yêu tổ quốc VN. - Có kĩ năng nhận biết được cờ tổ quốc. Biết tư thế đứng chào cờ. B. Các hoạt động dạy học : 1. Hoạt động 1 : HS tập chào cờ : - GV làm mẫu. - Mời 4 HS lên tập chào cờ. Lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp tập đứng chào cờ theo lệnh của GV. 2. Hoạt động 2 : Thi chào cờ giữa các tổ: - GV phổ biến yêu cầu cuộc thi. - Tổ thực hiện theo lệnh tổ trưởng. - Lớp theo dõi, nhận xét và cùng GV cho điểm từng tổ. Tổ nào điểm cao nhất sẽ thắng cuộc. 3.Hoaït ñoäng 3: Vẽ và tô màu Quốc kì - GV nêu yêu cầu : Vẽ và tô màu đúng, đẹp không quá thời gian qui định. - HS giới thiệu tranh vẽ của mình. - Lớp nhận xét, bổ sung. GV tuyên dương. C. Củng cố - daën doø: - Nhaän xeùt tieát hoïc - Daën doø: Chuaån bò baøi sau Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2013 *BUỔI SÁNG: NGHỈ - GV CHỦ NHIỆM DẠY. ________________________________________________________________________ *BUỔI CHIỀU : DẠY LỚP 1D T1 TIẾNG VIỆT (BS) ENG – IÊNG A.Mục tiêu: - Củng cố các vần eng, iêng đã học. - Rèn học sinh nắm chắc các vần eng, iêng. Đọc, viết chính xác các tiếng, từ có mang vần eng, iêng. B.Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Đọc ghép tiếng và tìm từ. - Đọc lại bài eng, iêng ở SGK. - Đọc ghép tiếng, tìm từ có vần eng, iêng và thêm dấu thanh để tạo tiếng mới. - So sánh vần eng, iêng. - Xây dựng từ mới có vần eng, iêng. 2. Hoạt động 2: Rèn viết - Viết bảng con: lưỡi xẻng, cái kẻng, xà beng, trống, chiêng, củ riềng, bay liệng. - Viết vở chính tả : lưỡi xẻng, cái kẻng, xà beng, trống, chiêng, củ riềng, bay liệng. Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. 3.Hoạt động 3 : Bồi dưỡng HS giỏi. Thi viết đúng, đẹp đoạn ứng dụng : Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. C.Củng cố - dặn dò: - Về tập viết thêm , rèn viết chính tả - Học thuộc bài: eng, iêng. - Chuẩn bị bài: uông, ương. _________________________ T2 TOÁN (BS) PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8 A. Mục tiêu: - Củng cố phép cộng trong phạm vi 8 - Rèn HS nắm chắc bảng cộng trong phạm vi 8 và vận dụng làm toán chính chính xác. B. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động1: Củng cố bảng cộng trong phạm vi 8 - HS viết đọc bảng cộng trong phạm vi 8.. - HS làm miệng một số bài tập: 5 + ? = 8 4 + ? = 8 6 + 2 = ? 4 + 4 = ? 7 + 1 = ? 8 – 5 = ? 8 – 4 = ? 8 – 3 = ? 8 – 6 = ? 8 – 0 = ? 2. Hoạt động 2: Làm bài tập sgk / 71. + Bảng con : Bài 2 Tính (cột 1) + Miệng : Bài 2 (Cột 2,3,4) Tính + Vở 2 : Bài 1 : Tính (Thực hiện tính theo cột dọc) Bài 2 : Tính . 3. Hoạt động 3: Bồi dưỡng HS giỏi.(Làm bảng lớp ). * Viết số thích hợp vào ô trống: + 5 - 3 - 1 a/ 22 + 4 +1 - 3 b/ C. Củng cố - dặn dò. - Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 8. - Chuẩn bị bài sau. _____________________________________________ T3 THỂ DỤC TIẾT:14 RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN – TC :CHẠY TIẾP SỨC TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa hai tay ra trước , đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V. - Làm quen đứng đưa một chân ra trước ,hai tay chống hong . - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được . - Khi thực hiện phối hợp, không cần theo trình tự bắt buộc. B.Đồ dùng dạy học: Trên sân trường, còi, kẻ sân cho trò chơi “ Chạy tiếp sức”. C. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Phần mở đầu . - GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học . - Lớp hát một bài - khởi động 2.Hoạt động 2: Phần cơ bản - Ôn đứng đưa một chân ra sau hai tay, giơ cao thẳng hướng . - Ôn phối hợp đứng đưa một chân ra trước hai tay chống hông và đứng đưa một chân ra sau, 2 tay giơ cao thẳng hướng . - Đứng đưa một chân sang ngang , tay chống hông - Ôn phối hợp tư thế cơ bản đã học * Trò chơi : “ Chạy tiếp sức” 3.Hoạt động 3: Phần kết thúc - GV cùng HS hệ thống bài học . - Lớp hát một bài . - GV nhận xét tiết học D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… __________________________________________________________________________ Thứ tư ngày 20 tháng 11 năm 2013 NGHỈ NGÀY NGVN 20/11 Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2013 *BUỔI SÁNG: NGHỈ - GV CHỦ NHIỆM DẠY *BUỔI CHIỀU: DẠY LỚP 1A T1 TIẾNG VIỆT (BS) UÔNG – ƯƠNG A.Mục tiêu: - Củng cố các vần uông, ương đã học. - Rèn học sinh nắm chắc các vần uông, ương. Đọc, viết chính xác các tiếng, từ có mang vần uông, ương. B.Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Đọc ghép tiếng và tìm từ. - Đọc lại bài uông, ương ở SGK. - Đọc ghép tiếng, tìm từ có vần uông, ương và thêm dấu thanh để tạo tiếng mới. - So sánh vần uông, ương. - Xây dựng từ mới có vần uông, ương. 2. Hoạt động 2: Rèn viết - Viết bảng con: quả chuông, rau muống, luống cày, nương rẫy, con đường, nhà trường - Viết vở chính tả : quả chuông, rau muống, luống cày, nương rẫy, con đường, nhà trường Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. 3.Hoạt động 3 : Bồi dưỡng HS giỏi. Thi viết đúng, đẹp đoạn ứng dụng : Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. C. Củng cố - dặn dò: - Về tập viết thêm , rèn viết chính tả - Học thuộc bài: uông, ương. - Chuẩn bị bài: ang, anh. T2 TOÁN (BS) PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 A. Mục tiêu: - Củng cố phép trừ trong phạm vi 8 - Rèn HS nắm chắc bảng trừ trong phạm vi 8 và vận dụng làm toán chính chính xác. B. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động1: Củng cố bảng trừ trong phạm vi 8 - HS viết đọc bảng trừ trong phạm vi 8. - HS làm miệng một số bài tập: 8 – 5 = ? 8 – 4 = ? 8 – 3 = ? 8 – 6 = ? 8 – 0 = ? 2. Hoạt động 2: Làm bài tập sgk /73. + Bảng con : Bài 2 Tính (cột 1) + Miệng : Bài 2 (Cột 2,3) Tính + Vở 2 : Bài 1 : Tính (Thực hiện tính theo cột dọc) Bài 2 : Tính (Tính ghi kết quả hàng ngang) 3. Hoạt động 3: Toán nâng cao. ( Bảng con) 5 4 3 = 4 7 2 1 = 4 6 3 2 = 7 8 1 1 = 8 C. Củng cố - dặn dò. - Về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 8. - Chuẩn bị bài sau. T3 MĨ THUẬT(BS) VẼ CÁ A.Muïc tieâu : - Tiếp tục nhận biết hình dáng chung, các bộ phận và vẻ đẹp của một số loại cá. - Biết cách vẽ cá. - Vẽ được bức tranh đơn giản có cá và vẽ màu theo ý thích. B.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Nhắc lại các bộ phận và cách vẽ cá. - Cá có các bộ phận nào? - Khi vẽ cá ta vẽ bộ phận nào trước ? - Nêu cách vẽ đuôi cá, mang cá, vây cá, vẩy cá. - Khi tô màu ta tô như thế nào? 2. Hoạt động 2: Thực hành. - HS vẽ theo nhóm 4 em. Tự chọn đề tài – Nhóm vẽ và tô màu theo ý thích. - Chọn nhóm có tranh vẽ đẹp để tuyên dương. C. Củng cố - Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc của mọi vật xung quanh: cỏ, cây, hoa trái, các con vật… để vẽ đẹp hơn. - Xem lại bài- Chuẩn bị bài: Vẽ cá. Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2013 *BUỔI SÁNG:DẠY LỚP 1D T1+2 HỌC VẦN TIẾT: 121-122 ANG - ANH SGK/116-117 TGDK:38’/tiết A. Mục tiêu: - Đọc được:ang, anh, cây bàng, cành chanh; từ và các câu ứng dụng. - Viết được : ang , anh , cây bàng , cành chanh - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Buổi sáng. - HS khá, giỏi biết đọc trơn. B. Đồ dùng dạy học: - GV : SGK,Bảng nỉ, bộ chữ cái,thẻ từ, vở BTTV , tranh ..... - HS: SGK , vở BTTV ,bảng con , Bộ đồ dùng học tập . C. Các hoạt động dạy học: I. TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Bài cũ - 3HS đọc, viết từ, phân tích tiếng: uông, ương, rau muống, con đường, nương rẫy, luống cày... -1HS đọc câu ứng dụng SGK, tìm tiếng mới ngoài bài có vần uông hoặc ương. - Viết từ: con đường - NX – ghi điểm – NX bài cũ. 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới a. Hoạt động 2.1 : Dạy vần mới * Dạy vần ang: - GV viết vần ang lên bảng – HD cách phát âm – GV phát âm. - Gọi HS phát âm (3-5 em), cả lớp ĐT 1 lần. - Gọi HS phân tích vần ang ( vần ang có 2 âm, a đứng trước ng đứng sau ). - GV yêu cầu HS ghép vần ang – KT, sửa sai. GV đính vần ang. - Gọi HS đọc vần ang trên bộ ĐDHT. - GV yêu cầu HS tìm âm b và dấu huyền để ghép tiếng bàng. - GV kiểm tra , sửa sai, đính tiếng bàng. - Gọi HS phân tích tiếng bàng.( tiếng bàng gồm có âm b đứng trước, vần ang đứng sau, dấu huyền ) . - HS đánh vần tiếng (3 -5 em ) - đọc trơn tiếng ( 3-5 ). GV kiểm tra - sửa sai. * GV đưa tranh – GT từ cây bàng: cây có thân to, tỏa bóng mát. - GV đính từ cây bàng – HS đọc trơn từ ( 3-5 em ) - HS đọc cột vần ( 3-5 em ) * Dạy vần anh:( Qui trình tương tự như vần ang ) - GT từ cành chanh: nhánh cây mọc từ thân của cây chanh. * So sánh: + Giống: đều kết thúc bằng a + Khác: ang có ng, anh có nh đứng trước - HS đọc lại 2 vần - đọc 2 cột vần ( 1 em ) - Chỉ lại vần, tiếng, từ bất kì. * NGHỈ GIỮA TIẾT b. Hoạt động 2.2 : Luyện đọc từ ( buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành) - GV đính bảng 4 từ . Gọi 1 HS lên bảng chỉ và đọc trơn vần ang, anh, có trong các từ trên. * Luyện đọc từ: buôn làng - GV hướng dẫn cách đọc (Đọc trơn vần , đánh vần tiếng ) HS đọc 2 em . - HS đọc trơn từ buôn làng ( 3 em ) - 3 từ còn lại HD tương tự . GV giải thích từ bánh chưng: là loại bánh gói bằng lá chuối hình vuông, nếp xung quanh và có đậu xanh, hành mỡ ở giữa. - Gọi HS đọc 4 từ ( theo thứ tự ) 3 em – HS đọc 4 từ ( không theo thứ tự ) 3 em. - HS đọc toàn bài ( 1 em ). 3. Hoạt động 3 : Luyện viết (ang, anh, cây bàng, cành chanh.) - GV hướng dẫn cách viết - viết mẫu vần ang - HS viết – GV nhận xét, sửa sai. - Vần ang HD tương tự vần anh - HD viết - viết mẫu từ cây bàng - HS viết – GV nhận xét, sửa sai. - Từ cành chanh ( các bước tương tự như từ cây bàng ) II. TIẾT 2 1. Hoạt động 1: Luyện đọc a. Đọc bảng lóp ND tiết 1. GV gọi HS đọc ( 3-5 em ) - Lớp ĐT 1 lần b. Đọc câu: - Treo tranh giới thiệu câu Tranh vẽ cảnh gì? ( con sông và cánh diều bay trong gió. - GV giới thiệu nội dung câu ứng dụng: ( xem SGK/117) - Nhận biết tiếng có vần ang, anh ( cánh, cành) - HDHS luyện đọc từng dòng thơ, đọc cả đoạn ( 3- 5 em) c. Đọc SGK: - HS đọc bài trang 1+ 2 SGK (3-5 em ) – NX - sửa sai 2. Hoạt động 2: Luyện nói -1 HS đọc chủ đềà: Buổi sáng - GV treo tranh hỏi:Tranh vẽ cảnh gì? ( cảnh buổi sáng).Trong tranh, mọi người đang đi đâu, làm gì? - HS hoạt động nhóm 2 - Đại diện nhóm TL – NX - sửa sai. - GV đặt câu hỏi – HSTL cá nhân – NX - sửa sai. + Buổi sáng cảnh vật có gì đặc biệt? + Buổi sáng em thường làm gì? - Nêu lại chủ đề: Buổi sáng. * NGHỈ GIỮA TIẾT 3. Hoạt động 3: Thực hành làm VBT /58 * Bài 1: Nối * Bài 2: Điền vần ang hay vần anh ( bánh cuốn, càng cua, mạng nhện) * Bài 3: Viết (hải cảng, bánh chưng ) - GV hướng dẫn HS làm các BT – HS làm bài – GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu. - Chấm bài - NX sửa sai. 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - HS đọc lại toàn bài ( 2 em ) - Dặn HS về đọc bài - tìm tiếng có vần ang, anh – xem bài: inh – ênh. - NX tiết học. D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………… T3 TOÁN TIẾT: 54 LUYỆN TẬP SGK:75 TGDK:35’ A. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 8. - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Làm BT: 1 cột 1, 2; 3 cột 1, 2; 5 VBT/ 57, 58 + 2 SGK/ 75 B. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng môn Toán C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Bài cũ: - KT bảng trừ trong phạm vi 8. ( 2 đến 3 em ) - Nhận xét bài cũ 2. Hoạt động 2: Luyện tập * Bài 1/ 57 VBT: Tính (cột 1,2) - GV nêu yêu cầu. GVHDHS yếu .HS khá giỏi làm hết bài 1. - HS làm việc cá nhân. 2 HS lên bảng làm - Nhận xét, sửa sai * Bài 2/ 75SGK: Số? - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS làm. - HS làm việc cá nhân. 3 em lên bảng làm. - Nhận xét, sửa sai. * NGHỈ GIỮA TIẾT * Bài 3/ 57 VBT: Tính (cột 1,2) - GV nêu yêu cầu. Lưu ý thực hiện 2 lần tính. GVHDHS yếu. HS khá giỏi làm hết bài 3. - HS làm việc cá nhân. 2 em làm bảng phụ - Nhận xét, sửa sai. * Bài 5/ 58 VBT: Viết phép tính thích hợp. - GV nêu yêu cầu. HD học sinh cách làm ( QS tranh - đặt đề toán rồi viết phép tính.) HS làm việc theo nhóm đôi. - 2 em lên bảng làm. Nhận xét, sửa sai. ( 8 – 3 = 5 ) 3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: - Trò chơi: Ai nhanh nhất( GV chia lớp thành 3 nhóm nối tiếp nhau lên ghi lại bảng trừ trong phạm vi 8. NX tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Dặn HS về học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi8. Xem trước bài 55 - Nhận xét tiết học D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… T4 ÂM NHẠC TIẾT: 14 ÔN TẬP BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI SGK: 14, 15 TGDK:35’ A. Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - HS tập biểu diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa. * Lồng ghép GDNGLL: Nghe một số bài hát về ngày tết, mùa xuân. B.Đồ dùng day học: Trống gõ, phách C.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ - HS hát bài: Sắp đến tết rồi. - Nhận xét 2.Hoạt động 2: Bài mới a.Hoạt động 2.1: Ôn lại bài hát. - GV treo một vài bức tranh quang cảnh ngày tết. - HS nhận xét nội dung tranh. - HS ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay theo phách. b.Hoạt động2.2: HS hát kết hợp với vận động phụ họa. - HS luyện tập theo tổ, nhóm. - Chia lớp thành 2 nhóm: mỗi nhóm đọc theo lời tiết tấu, nhóm kia đệm theo bằng nhạc cụ gõ. 3.Hoạt động 3:Củng cố - Dăn dò a.Hoạt động 3.1: Hoạt động ngoại khoá GV sưu tầm một số bài hát về ngày tết như: Ngày tết quê em, mùa xuân ơi, Xúc xắc xúc xẻ…cho học sinh nghe hoặc có thể cho học sinh hát những bài hát có chủ đề ngày tết mà em biết. b.Hoạt động 3.2: Cả lớp hát lại bài: Sắp đến tết rồi. - HS về nhà tập hát lại cho người thân nghe. D.BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… *BUỔI CHIỀU: DẠY LỚP 1E T1 ÂM NHẠC TIẾT: 14 ÔN TẬP BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI T2 TIẾNG VIỆT (BS) ANG - ANH A. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho học sinh các vần ang, anh. - Rèn HS nắm chắc vần ang, anh và ñoïc, vieát chính xaùc caùc vaàn, tieáng, töø, caâu coù chöùa vaàn ang, anh . B.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Đọc và tìm các tiếng, từ. - So sánh : ang # anh. - Đọc bài ang, anh ở SGK. - Ghép tiếng có vần ang, anh . - Tìm từ có vần ang, anh : chăn màng, tảng đá, trái banh, ranh giới. 2. Hoạt động 2 : Rèn viết. - Viết chính tả : Cây bàng, buôn làng, hải cảng, cành chanh, bánh chưng, hiền lành. Không có chân có cánh Sao gọi là con sông ? Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió ? 3. Hoạt động 3 : Bồi dưỡng HS giỏi. Thi viết đúng đẹp đoạn ứng dụng : Không có chân có cánh Sao gọi là con sông ? Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió ? C. Củng cố – Dặn dò : Về học bài – Chuẩn bị bài: ôn tập. T3 TOÁN (BS) LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: - Củng cố phép trừ, phép trừ trong phạm vi 8. - Rèn học sinh nắm chắc kiến thức đã học – Làm tính chính xác, thành thạo. B.Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 8. - HS học thuộc bảngcộng, trừ trong phạm vi 8. - 2 em/ nhóm kiểm tra bảng cộng, trừ. - Thi trả lời miệng: 7 + ? = 8 6 + ? = 8 5 + 3 = ? ……………… ? + 1 = 8 ? + 2 = 8 ? + 5 = 8 ……………… 8 - ? = 7 8 - ? = 6 8 - ? = 3 ……………… ? – 7 = 1 ? – 6 = 2 8 – 5 = ? ……………… 2. Hoạt động 2: Làm bài tập SGK/ 75. * Miệng: Bài 4 : Viết phép tính thích hợp. * Bảng lớp: Bài 2: Số? * Vở 2: Bài 1: Tính. Bài 3 : Tính ( Dãy tính hàng ngang ). 3. Hoạt động 3: Toán nâng cao. ( Bảng con) 8 4 3 = 7 7 4 1 = 4 7 3 2 = 6 8 2 2 = 8 C. Củng cố - Dặn dò: - Học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 8. - Chuẩn bị bài: Phép cộng trong phạm vi 9.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 14 uyen.doc