Tiếng việt
Bài 90: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Hs biết đọc và viết một cách chắc chắn 12 vần vừa học có kết thúc là p.
- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện: Ngỗng và Tép.
II. CHUẨN BỊ:- Bảng ôn, tranh truyện
- Bộ đồ dùng TV, Vở mẫu
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 dạy tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 22
Thứ 2 ngày 2 tháng 2 năm 2009
SHTT: Chào cờ
Tiếng việt
Bài 90: ôn tập
I. Mục tiêu
- Hs biết đọc và viết một cách chắc chắn 12 vần vừa học có kết thúc là p.
- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện: Ngỗng và Tép.
II. Chuẩn bị:- Bảng ôn, tranh truyện
- Bộ đồ dùng TV, Vở mẫu
III. Các hoạt động dạy học.
Tiết 1
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC : (3’)
- Đọc cho hs viết bảng con: tấm liếp, nườm nượp.
- Viết bảng con
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài(2’)
2. Ôn tập (20- 22’)
* Ôn các âm đã học:
- Đọc vần ở trong bảng
* Ghép các âm thành vần :
- GV hd hs ghép các âm ở cột dọc với âm p ở hàng ngang thành các vần đã học.
- Điền vần vào bảng ôn
- HS ghép
- Nhiều em đọc các tiếng trong bảng ôn và phân tích, đ.vần
- Đọc cả bảng
* Đọc từ ứng dụng :
- Chép từ lên bảng:
đầy ắp đón tiếp ấp trứng
- Hướng dẫn đọc, chú ý pâ: trứng - Đọc mẫu
- Các nhóm cài từ: ích lợi
- Đọc từ (HS yếu đọc trơn các tiếng tốc độ chậm hơn)
- 1 em khá đọc toàn bài
2. Hướng dẫn viết : (12’)
*đón tiếp:
- Nhận xét từ đón tiếp gồm những chữ nào, khoảng cách giữa hai chữ?
- Độ cao các con chữ? Và vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết theo con chữ – Tô chữ mẫu
- Đọc nội dung bài viết
- Nêu nhận xét
* ấp trứng : tương tự như trên
- Nhận xét sửa chữa cho học sinh
-Viết bảng: đón tiếp, ấp trứng
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc ( 10’)
Đọc bảng:
- Chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự
- Xoá 1 phần bảng
- Đọc lại bài T1
- Đọc lại bảng
- Đưa tranh và giới thiệu đoạn thơ ứng dụng:
Cá mè ăn nổi
Cá chép ăn chìm
Con tép lim dim
Trong chùm rễ cỏ
Con cua áo đỏ
Cắt cỏ trên bờ
Con cá múa cờ
Đẹp ơi là đẹp.
- HD đọc câu, chú ý p.â: nổi, chìm, trong... đọc liền các tiếng trong câu, ngắt hơi ở cuối câu thơ, sau dấu phẩy.
- Đọc mẫu
- Đọc 2-3 dòng, HS Yếu đọc trơn được các tiếng
- 1 em đọc cả đoạn thơ
- Đọc cả bảng
Đọc SGK
- HD đọc - Đọc mẫu
- Nhận xét, cho điểm
- Luyện đọc từng trang
- Đọc cả hai trang
b. Luyện viết vở (8 – 10’)
- Nhận xét từ đón tiếp, ấp trứngviết rộng trong mấy ô, khoảng cách các con chữ?
- HD: cách viết liền mạch, khoảng cách các từ...
- Cho xem vở mẫu
- KT tư thế, cầm bút, chú ý HS quan sát chữ mẫu
- Chấm điểm, nhận xét
- Đọc nội dung bài viết
- 1 em nêu
-Viết vở: đón tiếp, ấp trứng
c. Kể chuyện : ( 15 - 17’)
- Giới thiệu truyện : Ngỗng và tép.
- GV kể 3 lần:
+ Lần 1: Kể diễn cảm cả câu chuyện
+ Lần 2: Kể theo từng tranh
+ Lần 3: Kể và chỉ từng tranh
- Nhắc lại
- Nghe
- Nghe – Quan sát tranh
- Nghe – Quan sát tranh
- Tranh 1: Nhà có khách, 2 vợ chồng chủ nhà bàn nhau giết thịt ngỗng để đãi khách.
- Tranh 2: Hai vợ chồng nhà ngỗng nhường nhau sống, người khách nghe thấy.
- Tranh 3: Sáng hôm sau khách yêu cầu chủ nhà đãi món tép.
- Tranh 4: Ngỗng thoát chết từ đó họ nhà ngỗng không bao giờ ăn tép.
- KL: Câu chuyện ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà ngỗng hi sinh vì nhau.
4. Củng cố, dặn dò ( 2’)- Cho đọc lại bảng ôn
- NX giờ học
- Hs kể theo nhóm 4
- Hs kể trước lớp từng tranh
HS Yếu kể theo gợi ý của GV, HSG kể cả câu chuyện.
Đạo đức
Bài 10: em và các bạn (tiết2)
I.Mục tiêu:
1. Giúp Hs hiểu:
- Bạn bè là những người cùng học, cùng chơi, cho nên phải đoàn kết, cư xử tốt với nhau. điều đó làm cho cuộc sống vui hơn tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó.
-Với bạn bè, cần phải tôn trọng, giúp đỡ, cuìng nhau làm công việc chung.
2. Hs có thái độ tôn trọng, yêu quý bạn bè.
3. Hs có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn.
II. Tài liệu và phương tiện:
- VBT Đạo đức 1
- Phương tiện để vẽ tranh
III. Lên lớp:
1. Khởi động:( 4’)
- Hs hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
2. HĐ1: Đóng vai (12’)
* B1: Chia lớp làm 4 nhóm
* B2: Y/c các nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong tranh 1, 3, 5, 6 của BT3
* B3: Các nhóm lần lượt lên đóng vai – các nhóm khác nhận xét.
* B4: Thảo luận:
+ Em cảm thấy ntn khi bạn cư xử tốt?
+ Em cảm thấy ntn khi mình cư xử tốt với bạn?
* B5 KL: Khen ngợi những em đã biết cư xử tốt với bạn, nhắc nhở những em có hành vi sai trái với bạn
3. HĐ2:Vẽ tranh theo chủ đề “ bạn em” (14’)
-Phổ biến yêu cầu: Về tranh về việc làm cư xử tốt với bạn
+ Gv n/x chung, khen ngợi những hành vi tốt và khuyến khích các em thực hiện.
4. Củng cố (2’)
- Tại sao phải cư xử tốt với bạn?
- Cư xử tốt với bạn có lợi gì?
Thứ 3 ngày 3 tháng 2 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 91: oa - oe
I. Mục tiêu
- HS nắm được c.tạo vần: oa, oe. Đọc, viết được: oa, oe, hoạ sĩ, họa hoè.
- Nhận ra được vần oa, oe trong các tiếng, từ khoá và câu ứng dụng trong bài
- Đọc được các từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Sức khoẻ là vốn quý.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ: Từ khoá, câu ứng dụng, phần LN
- Vở mẫu, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. KTBC (3-5’)- Đọc cho hs viết: quả trứng, đầy tràn.
- Viết bảng con
B. Bài mới: (30 - 32’)
1. Giới thiệu bài: ( 2’)
2. Dạy vần, tiếng, từ mới: (15 - 17’)
* oa, hoạ, hoạ sĩ:
- Ghi bảng: oa - Đọc mẫu
- HD đánh vần - Đánh vần mẫu : o-a-oa
- Y/c cài vần: oa - GV giúp đỡ HS yếu
- Hãy ghép thêm âm h đứng trước vần oa, dấu nặng dưới âm a để tạo tiếng mới - GV giúp đỡ HS yếu.
- Giới thiệu tiếng mới: hoạ
- P/â lại (3hs)
- Đánh vần
- Phân tích -> đọc trơn (2 dãy)
- Chọn chữ và cài
- Chọn chữ và cài
- Đọc (2 hs)
- HD đánh vần - phân tích - Đọc trơn tiếng: hoạ
- Đưa tranh giới thiệu từ khoá: hoạ sĩ
- Đánh vần - PT - Đọc trơn
- HD đọc từ - đọc mẫu
- Đọc từ và nêu tiếng có vần oa vừa học -1 em đọc cả cột
* oe, xoè, múa xoè: Tương tự
- Hôm nay cô dạy những vần gì? So sánh hai vần?
3. Đọc từ ứng dụng:(5 -7’)
- GV chép từ lên bảng:
sách giáo khoa hoà bình
chích choè mạnh khoẻ
- Các nhóm cài từ: hoà bình
- HD đọc - Đọc mẫu
- Đọc từ và tìm tiếng có vần vừa học - HS yếu đọc trơn được các tiếng, không y/c đọc liền từ.
3. Hướng dẫn viết (10- 12’)
* oa, oe:
- N.xét vần gồm những con chữ nào và đ/c các con chữ?
- Nêu k/c nối giữa các con chữ?
- Nêu quy trình viết theo nét - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
- 1 em đọc toàn bài
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: oa, oe
* hoạ sĩ, múa xoè:
- N.xét từ gồm những chữ nào và k/c giữa các chữ?
- Nêu độ cao các con chữ? NX vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
*NX sửa chữa
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: hoạ sĩ, múa xoè
Tiết 2
4. Luyện tập
a, Luyện đọc ( 10-12’)
* Đọc bảng :
- Đưa tranh giới thiệu câu ứng dụng:
Hoa ban xoè cánh trắng
Lan tươi màu nắng vàng
Cành hồng khoe nụ thắm
Bay nàn hương dịu dàng.
- Đọc lại bài 5 em
- HD đọc câu, chú ý PÂ: xoè, trắng, nắng, dịu dàng - Đọc mẫu
- Đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần vừa học – HS yếu đọc trơn các tiếng không y/c đọc liền tiếng trong 1 câu.
* Đọc SGK:
- Đọc mẫu 2 trang
- Nhận xét cho điểm
- LĐ từng trang
- Đọc cả bài
b. Luyện viết (15-17’)
* oa, oe:
- Nhận xét các chữ oa, oe rộng trong mấy ô, khoảng cách giữa các con chữ?
- HD: Cách hơn 1ô viết một chữ, viết liền mạch các nét, con chữ o có nét đầu dựa vào dòng kẻ…
- Cho xem vở mẫu
- 1 em nêu ND bài viết
- Viết vở: oa, oe
* hoạ sĩ, múa xoè ( tương tự)
- Chấm, nhận xét
- Viết vở: hoạ sĩ, múa xoè
c. Luyện nói (5-7’)
- Nêu chủ đề LN?
- “Sức khoẻ là vốn quý.”
+ Trong tranh vẽ gì?
+Các bạn trong tranh đang làm gì ?
+Hàng ngày em tập thể dục vào lúc nào?
+ Tập thể dục đều sẽ giúp ích gì cho cơ thể?
5. Củng cố dặn dò ( 3’)
- Yêu cầu tìm tiếng có vần vừa học
- Nhận xét giờ học
- HS thảo luận cặp- Hs kể trước lớp-HSYếu nói 1-2 câu theo gợi ý của GV
- Tìm theo dãy
Toán
Tiết 85: giải toán có lời văn
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn cho Hs:
+ Tìm hiểu bài toán: BT cho biết gì?
BT hỏi gì?
+ Giải BT: . Thực hiện phép tính
. Trình bày bài giải: Câu trả lời, phép tính, đáp số.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Gv: bảng phụ,tranh minh hoạ trong SGK.
III. Lên lớp:
1. KTBC: (5’)
- Hs làm bảng con: 15 + 4 =
11 + 5 =
2. Bài mới :(15’)
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn hs giải toán:
Bài toán 1 :
- Hs quan sát tranh - Đọc bài toán
* Tìm hiểu bài:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì?
-GV ghi tóm tắt – Hs dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán.
- H: Muốn biết nhà An có bao nhiêu con gà em làm ntn? ( 5 + 4 = 9)
- GV hd hs trình bày bài giải:
1. Viết chữ: Bài giải
2. Viết lời giải: Nhà An có tất cả là:
3. Viết phép tính: 5 + 4 = 9 (con gà)
4. Ghi đáp số: Đáp só: 9 con gà
- Hs nhắc lại cách trình bày bài giải
3. Luyện tập:
Bài 1: - HS quan sát tranh, đọc bài toán - GV hdẫn HS yếu đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS ghi phép tính: 4 + 3 = 7 - Gv hd HS yếu tìm phép tính
- Hs đọc lại bài giải - Hs khá suy nghĩ và tìm lời giải khác.
- H: Hãy nêu lại cách trình bày bài giải?
Chốt: Các bước trình bày bài giải.
Bài 2:
- Hs đọc bài toán
- H: Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- GV ghi tóm tắt – Hs dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán.
- H: Bài giải còn thiếu phần nào?( thiếu phần lời giải, phép tính, 1 phần của đáp số)
- HS ghi phần còn lại của bài giải – Hs đọc lại – HSKG suy nghĩ và tìm lời giải khác.
Bài giải
Tổ em có tất cả là:
6 + 3 = 9 ( bạn)
Đáp số: 9 bạn
Chốt: Các bước trình bày bài giải.
Bài 3:
- HS đọc bài toán
- GV hd hs tìm hiểu bài toán
- Hs giải bài toán - 1 hs chữa bảng phụ: Bài giải
Đàn vịt có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con)
Đáp số: 9 con vịt
Chốt: Các bước cần làm khi giải bài toán có lời văn.
* Dự kiến sai lầm:
- Hs ghi câu trả lời còn sai.
4. Củng cố (3’)
- Muốn giải bài toán có lời văn em cần làm gì?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hát: Đồng chí Huệdạy
Thứ 4 ngày 4 tháng 2 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 92: oai - oay
I. Mục tiêu
- HS nắm được c.tạo vần: oai, oay. Đọc, viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy.
- Nhận ra được vần oai, oay trong các tiếng, từ khoá và câu ứng dụng trong bài
- Đọc được các từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ: Từ khoá, câu ứng dụng, phần LN
- Vở mẫu, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. KTBC (3-5’)- Đọc cho hs viết: hoa hoè, hoa lan.
- Viết bảng con
B. Bài mới: (30 - 32’)
1. Giới thiệu bài: ( 2’)
2. Dạy vần, tiếng, từ mới: (15 - 17’)
* oai, thoại, điện thoại:
- Ghi bảng: oai - Đọc mẫu
- HD đánh vần - Đánh vần mẫu : o-a-i-oai
- Y/c cài vần: oai - GV giúp đỡ HS yếu
- Hãy ghép thêm âm th đứng trước vần oai, dấu nặng dưới âm a để tạo tiếng mới - GV giúp đỡ HS yếu.
- Giới thiệu tiếng mới: thoại
- P/â lại (3hs)
- Đánh vần
- Phân tích -> đọc trơn (2 dãy)
- Chọn chữ và cài
- Chọn chữ và cài
- Đọc (2 hs)
- HD đánh vần - phân tích - Đọc trơn tiếng: thoại
- Đưa tranh giới thiệu từ khoá: điện thoại
- Đánh vần - PT - Đọc trơn
- HD đọc từ - đọc mẫu
- Đọc từ và nêu tiếng có vần oai vừa học -1 em đọc cả cột
* oay, xoáy, gió xoáy: Tương tự
- Hôm nay cô dạy những vần gì? So sánh hai vần?
3. Đọc từ ứng dụng:(5 -7’)
- GV chép từ lên bảng: quả xoài hí hoáy
khoai lang loay hoay
- Các nhóm cài từ: loay hoay
- HD đọc - Đọc mẫu
- Đọc từ và tìm tiếng có vần vừa học - HS yếu đọc trơn được các tiếng, không y/c đọc liền từ.
3. Hướng dẫn viết (10- 12’)
* oai, oay:
- N.xét vần gồm những con chữ nào và đ/c các con chữ?
- Nêu k/c nối giữa các con chữ?
- Nêu quy trình viết theo nét - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
- 1 em đọc toàn bài
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: oai, oay
* điện thoại, gió xoáy:
- N.xét từ gồm những chữ nào và k/c giữa các chữ?
- Nêu độ cao các con chữ? NX vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
*NX sửa chữa
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: điện thoại, gió xoáy
Tiết 2
4. Luyện tập
a, Luyện đọc ( 10-12’)
* Đọc bảng :
- Đưa tranh giới thiệu câu ứng dụng:
Tháng chạp....
...... đầy đồng.
- Đọc lại bài 5 em
- HD đọc câu, chú ý PÂ: chạp. trồng, xa... - Đọc mẫu
- Đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần vừa học – HS yếu đọc trơn các tiếng không y/c đọc liền tiếng trong 1 câu.
* Đọc SGK:
- Đọc mẫu 2 trang
- Nhận xét cho điểm
- LĐ từng trang
- Đọc cả bài
b. Luyện viết (15-17’)
* oai, oay:
- Nhận xét các chữ oai, oay rộng trong mấy ô, khoảng cách giữa các con chữ?
- HD: Cách hơn 1ô viết một chữ, viết liền mạch các nét, con chữ o có nét đầu dựa vào dòng kẻ…
- Cho xem vở mẫu
- 1 em nêu ND bài viết
- Viết vở: oai, oay
* điện thoại, gió xoáy ( tương tự)
- Chấm, nhận xét
- Viết vở: điện thoại, gió xoáy
c. Luyện nói (5-7’)
- Nêu chủ đề LN?
- “Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.”
+ Trong tranh vẽ gì?
Liên hệ: ở lớp em có loại ghế nào?
Hãy kể tên những loại ghế nhà em có?
5. Củng cố dặn dò ( 3’)
- Yêu cầu tìm tiếng có vần vừa học
- Nhận xét giờ học
- HS thảo luận cặp- Hs kể trước lớp-HSYếu nói 1-2 câu theo gợi ý của GV
- Tìm theo dãy
Toán
Tiêt 86: Xăng – ti – mét. Đo độ dài đoạn thẳng.
I. mục tiêu:
- Giúp hs có kn ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăng- ti- mét.
- Hs biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị đo là xăng - ti – mét trong các trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng:
- Gv, hs: Thước có vạch cm
III. Các hoạt động dạy và học:
1. KTBC: (3-5’)
- Gọi hs lên đo chiều dài bàn học bằng gang tay.
2. Bài mới: ( 13- 15’)
2.1 Giới thiệu bài: (2’)
2.2 Hd tìm hiểu bài: (13’)
a, Giới thiệu đơn vị đo cm và dụng cụ đo độ dài:
- GV giơ cái thước H: + Đây là cái gì?
+ Hãy quan sát cái thước xem trên thước có gì?
- GV: Trên thước có các vạch đo, các số. Vạch đầu tiên là số 0. Độ dài từ vạch số 0 đến vạch số 1 là 1 xăng – ti – mét
- GV giới thiệu đơn vị đo xăng – ti – mét , đọc mẫu – hs đọc
- GV giới thiệu kí hiệu cm - Đọc
b, Thao tác đo độ dài đoạn thẳng:
- GV hd hs đo theo 3 bước:
B1: Đặt thước vạch số 0 trùng với 1 đầu của đoạn thẳng.
B2: Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu bên phải của đoạn thẳng kèm đơn vị đo cm.
B3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng
- Hs thực hành, nhắc lại các bước
3. Thực hành: ( 15 -17’)
Bài 1: Viết kí hiệu cm
- HS viết - Đọc
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo – Hs quan sát các hình vẽ và biết được các độ dài của các đoạn thẳng và ghi được các số thích hợp vào ô trống.
Chốt: Nêu lại cách đo đoạn thẳng
Bài 3: Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s
Chốt: Cách đặt thước khi đo.
Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo - Hs vận dụng cách đo đã học để đo các đoạn thẳng.
Chốt: Các bước thực hiện để đo.
* Dự kiến sai lầm:
- Hs có thể còn đặt thước sai.
4. Củng cố: (3’)
- Nêu lại các bước khi thực hiện đo.
- Củng cố dặn dò.
Tự nhiên xã hội
Bài 22: cây rau
I. Mục tiêu:
- Hs nêu tên được 1 số loại rau và nơi sống của chúng.
- Biết quan sát phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây rau.
- Biết ích lợi của cây rau
- Có ý thức ăn rau và rửa sạch rau trước khi ăn
II. Chuẩn bị:
1.Gv : - Đem các loại cây rau đến lớp.
- Hình cây rau cải phóng to
- Chuẩn bị trò chơi: “Tôi là rau gì? “
2.Hs : Sưu tầm các loại rau
III. Lên lớp:
1.Giới thiệu bài (2’)
2. Bài mới:
HĐ1: Quan sát cây rau (10’)
*MT: Hs biết các bộ phận của cây rau. Phân biệt các loại rau khác nhau
*Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hđ nhóm 4
- Hãy quan sát cây rau mà mình mang đến lớp và chỉ rõ: Đâu là thân, rễ, lá, của cây rau? Bộ phận nào ăn được?
Bước 2 : Các nhóm hoạt động
Bước 3: KT kết quả hoạt động
Bước 4: KL: có rất nhiều loại rau. Có loại rau ăn lá,cóloại rau ăn thân lá, quả, rễ, hoa.(Nêu tên các loại rau mang đến lớp)
HĐ2: Làm việc với SGK (10’)
*MT: Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn
*Cách tiến hành
Bước1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hđ theo cặp
- Hãy quan sát đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
Bước 2: KT kết quả hđ
- Gọi 1 số nhóm
- Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì?
- Vì sao phải ăn rau thường xuyên?
Bước 3: KL: Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, rau có nhiều vitamin, ăn rau nhiều sẽ giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng, phải rửa rau trước khi ăn
HĐ3: Trò chơi “Tôi là rau gì?” (10’)
*MT: Củng cố những hiểu biết về cây rau
*Cách tiến hành:
Bước1: Hd hs chơi: 1 hs lên bảng bịt mắt, gv đưa cho hs đó một cây rau và hs đó sẽ đoán xem đó là loại rau gì.
Bước2: Hs chơi
3. Củng cố : (3’)
- Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
- Dặn Hs thường xuyên ăn rau và nhớ rửa sạch rau trước khi ăn.
Thứ 5 ngày 5 tháng 2 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 93: oan – oăn
I. Mục tiêu
- HS nắm được c.tạo vần: oan, oăn. Đọc, viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
- Nhận ra được vần oan, oăn trong các tiếng, từ khoá và câu ứng dụng trong bài
- Đọc được các từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Con ngoan, trò giỏi.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ: Từ khoá, câu ứng dụng, phần LN
- Vở mẫu, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. KTBC (3-5’)- Đọc cho hs viết: khoai lang, loay hoay.
- Viết bảng con
B. Bài mới: (30 - 32’)
1. Giới thiệu bài: ( 2’)
2. Dạy vần, tiếng, từ mới: (15 - 17’)
* oan, khoan, giàn khoan:
- Ghi bảng: oan - Đọc mẫu
- HD đánh vần - Đánh vần mẫu : o-a-n-oan
- Y/c cài vần: oan - GV giúp đỡ HS yếu
- Hãy ghép thêm âm kh đứng trước vần oan, để tạo tiếng mới - GV giúp đỡ HS yếu.
- Giới thiệu tiếng mới: khoan
- P/â lại (3hs)
- Đánh vần
- Phân tích -> đọc trơn (2 dãy)
- Chọn chữ và cài
- Chọn chữ và cài
- Đọc (2 hs)
- HD đánh vần - phân tích - Đọc trơn tiếng: khoan
- Đưa tranh giới thiệu từ khoá: giàn khoan
- Đánh vần - PT - Đọc trơn
- HD đọc từ - đọc mẫu
- Đọc từ và nêu tiếng có vần oan vừa học -1 em đọc cả cột
* oăn, xoăn, tóc xoăn: Tương tự
- Hôm nay cô dạy những vần gì? So sánh hai vần?
3. Đọc từ ứng dụng:(5 -7’)
- GV chép từ lên bảng:
phiếu bé ngoan khoẻ khoắn
học toán xoắn thừng
- Các nhóm cài từ: loay hoay
- HD đọc - Đọc mẫu
- Đọc từ và tìm tiếng có vần vừa học - HS yếu đọc trơn được các tiếng, không y/c đọc liền từ.
3. Hướng dẫn viết (10- 12’)
* oan, oăn:
- N.xét vần gồm những con chữ nào và đ/c các con chữ?
- Nêu k/c nối giữa các con chữ?
- Nêu quy trình viết theo nét - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
- 1 em đọc toàn bài
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: oan, oăn
* giàn khoan, tóc xoăn:
- N.xét từ gồm những chữ nào và k/c giữa các chữ?
- Nêu độ cao các con chữ? NX vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
*NX sửa chữa
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: giàn khoan, tóc xoăn
Tiết 2
4. Luyện tập
a, Luyện đọc ( 10-12’)
* Đọc bảng :
- Đưa tranh giới thiệu câu ứng dụng:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Đọc lại bài 5 em
- HD đọc câu, chú ý PÂ: chớ, hoài... - Đọc mẫu
- Đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần vừa học – HS yếu đọc trơn các tiếng không y/c đọc liền tiếng trong 1 câu.
* Đọc SGK:
- Đọc mẫu 2 trang
- Nhận xét cho điểm
- LĐ từng trang
- Đọc cả bài
b. Luyện viết (15-17’)
* oan, oăn:
- Nhận xét các chữ oan, oăn rộng trong mấy ô, khoảng cách giữa các con chữ?
- HD: Cách hơn 1ô viết một chữ, viết liền mạch các nét, con chữ o có nét đầu dựa vào dòng kẻ…
- Cho xem vở mẫu
- 1 em nêu ND bài viết
- Viết vở: oan, oăn
* giàn khoan, tóc xoăn ( tương tự)
- Chấm, nhận xét
- Viết vở: giàn khoan, tóc xoăn
c. Luyện nói (5-7’)
- Nêu chủ đề LN?
- “Con ngoan, trò giỏi.”
+ Trong tranh vẽ gì?
Liên hệ: Em đã làm những việc gì để trở thành con ngoan trò giỏi?
5. Củng cố dặn dò ( 3’)
- Yêu cầu tìm tiếng có vần vừa học
- Nhận xét giờ học
- HS thảo luận cặp- Hs kể trước lớp-HSYếu nói 1-2 câu theo gợi ý của GV
- Tìm theo dãy
Toán
Tiết 87: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs kĩ năng giải toán có lời văn.
- Hs trình bày bài giải đúng đẹp.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: (5’)
- GV vẽ lên bảng 1 đoạn thẳng
- Gọi 2 hs lên đo
2. Luyện tập: ( 27’)
Tóm tắt:
Có : 12 cây
Thêm : 3 cây
Có tất cả: ... cây?
Bài 1:
- HS đọc bài toán
- H: Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- HS hoàn thành tóm tắt - Đọc tóm tắt:
- Hs dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán
- HS nêu lời giải, phép tính - GV trình bày lại trên bảng:
- Y/c hs khá nêu lời giải khác
Trong vườn có tất cả là:
12 + 3 = 15 (cây chuối)
Đáp số: 15 cây chuối
Chốt: Cách trình bày bài giải
Bài 2:
- Hs đọc bài toán
- GV hd hs tìm hiểu bài toán
- Hs hoàn thành tóm tắt
- Hs đọc lại bài toán dựa vào tóm tắt
- HS giải BT vào vở: Trên tường có tất cả số bức tranh là:
14 + 2 = 16 (bức tranh)
Đáp số: 16 bức tranh
Chốt: Các bước giải bài toán có lời văn
Bài 3:
- GV đưa tóm tắt
- Hs đọc tóm tắt - Thảo luận cặp bài toán
- Hs giải vào vở - 1 hs khá chữa trên bảng phụ:
Tất cả số hình vuông và hình tròn là:
5 + 4 = 9 (hình)
Đáp số: 9 hình vuông và hình tròn
- GV chữa - Lưu ý hs cách trả lời và ghi danh số.
* Dự kiến sai lầm:
- Hs có thể còn trả lời sai.
4. Củng cố - dặn dò:
- H: Nêu các bước để giải toán có lời văn?
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ học:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thủ công
Bài 17: cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
I. Mục tiêu:
- H biết cách sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo
II. Chuẩn bị:
Gv: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy h/s.
Hs: Các tờ giấy màu, vở thủ công.
III. Lên lớp:
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
3’
5’
10’
10’
1. Kiểm tra
2. Bài mới:
HĐ1: Gv giớii thiệu các dụng cụ thủ công
HĐ2: Gv hướng dẫn
thực hành
HĐ3: Hs thực hành
- KT đồ dùng học tập
- Gv cho Hs quan sát lần lượt từng dụng cụ và hỏi tác dụng của từng dụng cụ
* Hướng dẫn cách sử dụng bút chì
-Mô tả: bút chì gồm 2 bộ phận, thân bút và ruột bút.
-Khi sử dụng: cầm bút chì ở tay phải.(H1)
-Khi sử dụng bút chì để kẻ, vẽ , viết, ta đưa đầu nhọn của bút chì trên giấy và di chuyển nhẹ trên tờ giấy theo ý muốn
*Hướng dẫn cách sử dụng thước kẻ
-Thước kẻ có nhiều loại làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa
-Khi sử dụng, tay trái cầm thước, tay phải cầm bút. Muốn kẻ 1 đường thẳng , ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì dựa theo cạnh của thước, di chuyển đầu bút từ trái sang phải (H2) nhẹ nhàng
* Hướng dẫn cách sử dụng kéo
-Mô tả: Kéo gồm 2 bộ phận lưỡi và cán.
-Khi sử dụng, tay phải cầm kéo(H3)
-Khi cắt, tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón trỏ và ngón cái đặt trên mặt giấy,tay phải mở rộng lưỡi kéo, đưa lưỡi kéo vào sát đường muốn cắt, bấm kéo từ từ theo đường cắt.
-Gv hướng dẫn lại từng bước- Hs thực hành theo
+Kẻ đường thẳng
+Cắt theo đường thẳng
-Gv theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng
3’
3. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
Thể dục
Bài 22: Bài thể dục - trò chơi
I. Mục tiêu
- Ôn 4 động tác thể dục đã học
- Học động tác bụng.
- Làm quen với trò chơi: "Nhảy đúng, nhảy nhanh"
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sàn tập, còi
- Kẻ sân cho trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Thời lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, nêu nội dung bài.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Kiểm tra : 3, 5 HS tập động tác vặn mình.
2. Phần cơ bản.
- Học động tác bụng
6’
1 lần
20’
4- 5 lần
2 x 4 nhịp
Lần 1 - 3
Lần 4 - 5
X x x x x x x x
X x x x x x x x
X x x x x x x x
- GV hô và làm mẫu
- GV giải thích động tác
- GV hô, HS tập theo.
- GV hô (không làm mẫu) - HS tự tập
- Sau mỗi lần tập, GV nhận xét, uốn nắn.
CB
N1
N2
N4
CB
N3
N2
N4
N1
N1
Chú ý: Nhịp 2 cái không co chân.
- Ôn 5 động tác đã học
2- 3 lần
2 x 4 nhịp
- HS tập luyện do cán sự lớp điều khiển.
Lần 3: GV tổ chức thi đua xem tổ nào tập đúng và đẹp.
- Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh
4-5’
- GV nêu tên trò chơi
- GV làm mẫu, giải thích cách chơi.
- HS tiến hành chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường 2 - 4 hàng dọc 50 -60m
- GV - HS hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ học
5’
X x x x x x x x
X x x x x x x x
X x x x x x x x
Thứ 6 ngày 6 tháng 2 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 94: oang – oăng
I. Mục tiêu
- HS nắm được c.tạo vần: oang, oăng. Đọc, viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
- Nhận ra được vần oang, oăng trong các tiếng, từ khoá và câu ứng dụng trong bài
- Đọc được các từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ: Từ khoá, câu ứng dụng, phần LN
- Vở mẫu, bộ
File đính kèm:
- Giao an lop 1- Tuan 22.doc