Tiếng Việt
Bài 100: uân – uyên
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được c.tạo vần: uân, uyên. Đọc, viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- Nhận ra được vần uân, uyên trong các tiếng, từ khoá và câu ứng dụng trong bài
- Đọc được các từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Em thích đọc truyện.
II. ĐỒ DÙNG : - Tranh minh hoạ: Từ khoá, câu ứng dụng, phần LN
- Vở mẫu, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 dạy tuần 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ 2 ngày 16 tháng 2 năm 2009
SHTT: Chào cờ
Tiếng Việt
Bài 100: uân – uyên
I. Mục tiêu
- HS nắm được c.tạo vần: uân, uyên. Đọc, viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- Nhận ra được vần uân, uyên trong các tiếng, từ khoá và câu ứng dụng trong bài
- Đọc được các từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Em thích đọc truyện.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ: Từ khoá, câu ứng dụng, phần LN
- Vở mẫu, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. KTBC (3-5’)- Đọc cho hs viết: thuở xưa, huơ tay.
- Viết bảng con
B. Bài mới: (30 - 32’)
1. Giới thiệu bài: ( 2’)
2. Dạy vần, tiếng, từ mới: (15 - 17’)
* uân, xuân, mùa xuân:
- Ghi bảng: uân - Đọc mẫu
- HD đánh vần - Đánh vần mẫu : u-â-n-uân
- Y/c cài vần: uân - GV giúp đỡ HS yếu
- Hãy ghép thêm âm x đứng trước vần uân, để tạo tiếng mới - GV giúp đỡ HS yếu.
- Giới thiệu tiếng mới: xuân
- P/â lại (3hs)
- Đánh vần
- Phân tích -> đọc trơn (2 dãy)
- Chọn chữ và cài
- Chọn chữ và cài
- Đọc (2 hs)
- HD đánh vần - phân tích - Đọc trơn tiếng: xuân
- Đưa tranh giới thiệu từ khoá: mùa xuân - Giảng từ: Mùa xuân là một trong 4 mùa của năm.
- Đánh vần - PT - Đọc trơn
- HD đọc từ - đọc mẫu
- Đọc từ và nêu tiếng có vần xuân vừa học -1 em đọc cả cột
* uyên, chuyền, bóng chuyền: Tương tự
- Hôm nay cô dạy những vần gì? So sánh hai vần?
3. Đọc từ ứng dụng:(5 -7’)
- GV chép từ lên bảng:
huân chương chim khuyên
tuần lễ kể chuyện
- GV giảng từ:
+ huân chương: là vật tặng thưởng cho cho người, các cơ quan có công lao, thành tích.
+ chim khuyên: Là loài chim nhỏ, mắt có vành lông màu trắng hình tròn thường ăn sâu bọ.
+ tuần lễ: Từ thứ 2 đến chủ nhật gọi là 1 tuần lễ.
- HD đọc - Đọc mẫu
- Đọc từ và tìm tiếng có vần vừa học - HS yếu đọc trơn được các tiếng, không y/c đọc liền từ.
3. Hớng dẫn viết (10- 12’)
* uân, uyên:
- N.xét vần gồm những con chữ nào và đ/c các con chữ?
- Nêu k/c nối giữa các con chữ?
- Nêu quy trình viết theo nét - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
- 1 em đọc toàn bài
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: uân, uyên
* mùa xuân, bóng chuyền:
- N.xét từ gồm những chữ nào và k/c giữa các chữ?
- Nêu độ cao các con chữ? NX vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
*NX sửa chữa
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: mùa xuân, bóng chuyền
Tiết 2
4. Luyện tập
a, Luyện đọc ( 10-12’)
* Đọc bảng :
- Đưa tranh giới thiệu câu ứng dụng:
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
- Đọc lại bài 5 em
- HD đọc câu, chú ý PÂ: chim, lượn, rủ, xuân... - Đọc mẫu
- Đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần vừa học – HS yếu đọc trơn các tiếng không y/c đọc liền tiếng trong 1 câu.
* Đọc SGK:
- Đọc mẫu 2 trang
- Nhận xét cho điểm
- LĐ từng trang
- Đọc cả bài
b. Luyện viết (15-17’)
* uân, uyên:
- Nhận xét các chữ uân, uyên rộng trong mấy ô, khoảng cách giữa các con chữ?
- HD: Cách hơn 1ô viết một chữ, viết liền mạch các nét, con chữ o có nét đầu dựa vào dòng kẻ…
- Cho xem vở mẫu
- 1 em nêu ND bài viết
- Viết vở: uân, uyên
* mùa xuân, bóng chuyền ( tương tự)
- Chấm, nhận xét
- Viết vở: mùa xuân, bóng chuyền
c. Luyện nói (5-7’)
- Nêu chủ đề LN?
- “Em thích đọc truyện.”
+ Trong tranh vẽ gì?
Gợi ý:Đọc truyện em biết được những gì?
Em đã đọc những truyện nào?
5. Củng cố dặn dò ( 3’)
- Yêu cầu tìm tiếng có vần vừa học
- Nhận xét giờ học
- HS thảo luận cặp kể xem vì sao em lại thích đọc truyện- Hs nói trước lớp-HSYếu nói 1-2 câu theo gợi ý của GV
- Tìm theo dãy
Đạo đức
Bài 11: đi bộ đúng quy định (tiết2)
I. Mục tiêu:
1.Giúp Hs hiểu:
- Đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè, theo đèn tín hiệu, theo vạch sơn quy định ... đi sát lề đường phía tay phải
- Đi bộ đúng quy định để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người.Không gây cản trở việc đi lại của mọi người
2. Hs có thái độ tôn trọng, quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Hs thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày
II. Tài liệu và phương tiện:
- VBT Đạo đức 1
- Đèn hiệu giao thông bằng bìa, vạch dành cho người đi bộ.
III. Lên lớp:
HĐ1: Thảo luận cặp đôi theo bt 3 (10’)
- Gv y/c các cặp thảo luận theo bt3
- Hs thảo luận
- KT kết quả thảo luận
+ Các bạn nào đi bộ đúng qui định? Những bạn nào sai? Vì sao?
+ Những bạn đi dưới lòng đường có thể gặp nguy hiểm gì?
+ Nếu thấy bạn mình đi như thế, các em sẽ nói gì?
KL:Hai bạn đi trên vỉa hè là đúng qui định...
HĐ2: Làm bài tập 4(10’)
- Gv yêu cầu từng Hs làm bài tập
+ Nối tranh người đi bộ đúng qui định với khuôn mặt cười và giải thích vì sao?
+ Đánh dấu + vào ô trống dưới tranh tương ứng với việc em đã làm
- KT kết quả
KL chung: Tranh 1, 2, 3,4,6 là những người đi bộ đúng quy định, còn tranh 5, 7,8 là đi sai quy định.
HĐ3: Tham gia trò chơi theo bt 5 (10’)
- Cho Hs tập trung chơi trên sân trường
Kết luận
HĐ4: Hướng dẫn đọc câu thơ cuối bài (3’)
- Nhắc nhở Hs phải đi bộ đúng qui định
Thứ 3 ngày 17 tháng 2 năm 2009.
Tiếng Việt
Bài 101: uât – uyêt
I. Mục tiêu
- HS nắm được c.tạo vần: uât, uyet. Đọc, viết được: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh
- Nhận ra được vần uât, uyêt trong các tiếng, từ khoá và câu ứng dụng trong bài
- Đọc được các từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Đất nước ta tuyệt đẹp.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ: Từ khoá, câu ứng dụng, phần LN
- Vở mẫu, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. KTBC (3-5’)- Đọc cho hs viết: huân chương, vành khuyên
- Viết bảng con
B. Bài mới: (30 - 32’)
1. Giới thiệu bài: ( 2’)
2. Dạy vần, tiếng, từ mới: (15 - 17’)
* uât, xuất, sản xuất:
- Ghi bảng: uât - Đọc mẫu
- HD đánh vần - Đánh vần mẫu : u-â-t-uât
- Y/c cài vần: uât- GV giúp đỡ HS yếu
- Hãy ghép thêm âm x đứng trước vần uât, thanh sắc trên âm â để tạo tiếng mới - GV giúp đỡ HS yếu.
- Giới thiệu tiếng mới: xuất
- P/â lại (3hs)
- Đánh vần
- Phân tích -> đọc trơn (2 dãy)
- Chọn chữ và cài
- Chọn chữ và cài
- Đọc (2 hs)
- HD đánh vần - phân tích - Đọc trơn tiếng: xuất
- Đa tranh giới thiệu từ khoá: sản xuất - Giảng từ
- Đánh vần - PT - Đọc trơn
- HD đọc từ - đọc mẫu
- Đọc từ và nêu tiếng có vần “uât” vừa học -1 em đọc cả cột
* uyêt, duyệt, duyệt binh: Tương tự
- Hôm nay cô dạy những vần gì? So sánh hai vần?
3. Đọc từ ứng dụng:(5 -7’)
- GV chép từ lên bảng:
luật giao thông băng tuyết
nghệ thuật tuyệt đẹp
- Các nhóm HSY cài từ: tuyệt
- HSKG cài từ bất kì có vần vừa học.
- HD đọc - Đọc mẫu
- Đọc từ và tìm tiếng có vần vừa học - HS yếu đọc trơn được các tiếng, không y/c đọc liền từ.
3. Hớng dẫn viết (10- 12’)
* uât, uyêt:
- N.xét vần gồm những con chữ nào và đ/c các con chữ?
- Nêu k/c nối giữa các con chữ?
- Nêu quy trình viết theo nét - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HSKT, yếu
- 1 em đọc toàn bài
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: uât, uyêt
* sản xuất, duyệt binh:
- N.xét từ gồm những chữ nào và k/c giữa các chữ?
- Nêu độ cao các con chữ? NX vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
*NX sửa chữa
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: sản xuất, duyệt binh
Tiết 2
4. Luyện tập
a, Luyện đọc ( 10-12’)
* Đọc bảng :
- Đưa tranh giới thiệu câu ứng dụng:
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.
- Đọc lại bài 5 em
- HD đọc câu, chú ý PÂ: khuyết, trôi... - Đọc mẫu
- Đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần vừa học – HS yếu đọc trơn các tiếng không y/c đọc liền tiếng trong 1 câu.
* Đọc SGK:
- Đọc mẫu 2 trang
- Nhận xét cho điểm
- LĐ từng trang
- Đọc cả bài
b. Luyện viết (15-17’)
* uât, uyêt:
- Nhận xét các chữ uât, uyêt rộng trong mấy ô, khoảng cách giữa các con chữ?
- HD: Cách hơn 1ô viết một chữ, viết liền mạch các nét, con chữ u có nét đầu dựa vào dòng kẻ…
- Cho xem vở mẫu
- 1 em nêu ND bài viết
- Viết vở: uât, uyêt
* sản xuất, duyệt binh ( tương tự)
- Chấm, nhận xét
- Viết vở: sản xuất, duyệt binh
c. Luyện nói (5-7’)
- Nêu chủ đề LN?
- “Đất nước ta tuyệt đẹp”
+ Trong tranh vẽ gì?
Liên hệ: Em hãy kể 1 số cảnh đẹp khác của đất nước mà em biết?
5. Củng cố dặn dò ( 3’)
- Yêu cầu tìm tiếng có vần vừa học
- Nhận xét giờ học
- HS thảo luận cặp- Hs nói trớc lớp-HSYếu nói 1-2 câu theo gợi ý của GV
- 1 hs khá nói cả phần liên hệ
- Tìm theo dãy
Toán
Tiết 93: luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp Hs
- Củng cố về đọc viết, so sánh các số tròn chục
- Nhận ra cấu tạo số tròn chục.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ, đồ dùng phục vụ cho trò chơi
III.Lên lớp:
1. KTBC: (5’)
- Hs làm bảng con: Viết các số tròn chục
- Hỏi: Các số tròn chục đã học đều có mấy chữ số? Chữ số 0 thuộc hàng nào?
- G n/x, sửa chữa
2. Luyện tập (32’)
* Làm SGK:
Bài 1: Nối (theo mẫu)
- GV hd khai thác mẫu: Chữ “tám mươi được nối với số nào?
Chốt: Cách đọc, viết số tròn chục
Bài 2: Viết (theo mẫu)
Chốt: Cấu tạo số tròn chục
Bài 3: a/ Khoanh vào số bé nhất
b/ Khoanh vào số lớn nhất
Chốt: Dựa vào thứ tự các số tròn chục đã học để so sánh và tìm số bé nhất, số lớn nhất
Bài 4: Sắp xếp các số theo thứ tự
a/ Từ bé đến lớn:
- Hs đọc các số trong các quả bóng bay
- Hs xếp vào ô trống: 20, 50, 70, 80, 90 - GV hd hs yếu so sánh
b/ Từ lớn đến bé: Tương tự
Chốt: Khi so sánh các số tròn chục em làm ntn?
* Dự kiến sai lầm:
- Hs không nêu được cách sắp xếp các số tròn chục đã học
3.Củng cố (3’)
- Hs chơi trò chơi: “Tìm nhà”
70
50
30
+ GV hd hs chơi: Có các ngôi nhà đã có số, em hãy tìm các bảng thích hợp để gắn vào ngôi nhà.
3 chục o đơn vị
3 chục o đơn vị
7 chục o đơn vị
7 chục o đơn vị
- Hs chơi làm 3 nhóm
- Gv tổng kết trò chơi
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hát: Đồng chí Huệ dạy
Thứ 4 ngày 18 tháng 2 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 102: uynh - uych
I. Mục tiêu
- HS nắm được c.tạo vần: uynh, uych. Đọc, viết được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
- Nhận ra được vần uynh, uych trong các tiếng, từ khoá và câu ứng dụng trong bài
- Đọc được các từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ: Từ khoá, câu ứng dụng, phần LN
- Vở mẫu, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. KTBC (3-5’)- Đọc cho hs viết: tuyệt đối, quyết tâm
- Viết bảng con
B. Bài mới: (30 - 32’)
1. Giới thiệu bài: ( 2’)
2. Dạy vần, tiếng, từ mới: (15 - 17’)
* uynh, huynh, phụ huynh:
- Ghi bảng: uynh - Đọc mẫu
- HD đánh vần - Đánh vần mẫu : u-y-nh-uynh
- Y/c cài vần: uynh - GV giúp đỡ HS yếu
- Hãy ghép thêm âm h đứng trớc vần uynh, để tạo tiếng mới - GV giúp đỡ HS yếu.
- Giới thiệu tiếng mới: huynh
- P/â lại (3hs)
- Đánh vần
- Phân tích -> đọc trơn (2 dãy)
- Chọn chữ và cài
- Chọn chữ và cài
- Đọc (2 hs)
- HD đánh vần - phân tích - Đọc trơn tiếng: huynh
- Đa tranh giới thiệu từ khoá: phụ huynh - Giảng từ
- Đánh vần - PT - Đọc trơn
- HD đọc từ - đọc mẫu
- Đọc từ và nêu tiếng có vần “uynh” vừa học -1 em đọc cả cột
* uych, huỵch, ngã huỵch: Tương tự
- Hôm nay cô dạy những vần gì? So sánh hai vần?
3. Đọc từ ứng dụng:(5 -7’)
- GV chép từ lên bảng:
luýnh quýnh huỳnh huỵch
khuỳnh tay uỳnh uỵch
- Các nhóm HSY cài từ: huỵch
- HSKG cài từ bất kì có vần vừa học.
- HD đọc - Đọc mẫu
- Đọc từ và tìm tiếng có vần vừa học - HS yếu đọc trơn đợc các tiếng, không y/c đọc liền từ.
3. Hướng dẫn viết (10- 12’)
* uynh, uych:
- N.xét vần gồm những con chữ nào và đ/c các con chữ?
- Nêu k/c nối giữa các con chữ?
- Nêu quy trình viết theo nét - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
- 1 em đọc toàn bài
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: uynh, uych
* phụ huynh, ngã huỵch:
- N.xét từ gồm những chữ nào và k/c giữa các chữ?
- Nêu độ cao các con chữ? NX vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết - Tô chữ mẫu - GV chấm điểm đặt bút cho HS yếu
*NX sửa chữa
- Nêu nhận xét
- Viết bảng: phụ huynh, ngã huỵch
Tiết 2
4. Luyện tập
a, Luyện đọc ( 10-12’)
* Đọc bảng :
- Đưa tranh giới thiệu câu ứng dụng:
Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về.
- Đọc lại bài 5 em
- HD đọc câu, chú ý PÂ: phụ huynh, giống, ... - Đọc mẫu
- Đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần vừa học – HS yếu đọc trơn các tiếng không y/c đọc liền tiếng trong 1 câu.
* Đọc SGK:
- Đọc mẫu 2 trang
- Nhận xét cho điểm
- LĐ từng trang
- Đọc cả bài
b. Luyện viết (15-17’)
* uynh, uych:
- Nhận xét các chữ uynh, uych rộng trong mấy ô, khoảng cách giữa các con chữ?
- HD: Cách hơn 1ô viết một chữ, viết liền mạch các nét, con chữ u có nét đầu dựa vào dòng kẻ…
- Cho xem vở mẫu
- 1 em nêu ND bài viết
- Viết vở: uynh, uych
* phụ huynh, ngã huỵch ( tương tự)
- Chấm, nhận xét
- Viết vở: phụ huynh, ngã huỵch
c. Luyện nói (5-7’)
- Nêu chủ đề LN?
- “Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.”
+ Trong tranh vẽ gì?
Gợi ý:
+ Đèn nào là đèn điện?
+ Đèn nào là đèn dầu?...
Liên hệ: Em hãy kể nhà em có những loại đèn nào?
5. Củng cố dặn dò ( 3’)
- Yêu cầu tìm tiếng có vần vừa học
- Nhận xét giờ học
- HS thảo luận cặp- Hs nói trớc lớp-HSYếu nói 1-2 câu theo gợi ý của GV
- 1 hs khá nói cả phần liên hệ
- Tìm theo dãy
Toán
Tiết 94: cộng các số tròn chục
I.Mục tiêu:
- Hs biết cộng các số tròn chục theo 2 cách:Tính nhẩm và tính viết
- Bước đầu tính nhẩm được kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi100
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Đồ dùng phục vụ cho trò chơi, bảng gài.
III.Lên lớp:
1. KTBC: (5’)
- GV đọc cho hs viết bảng con: 30, 60, 90
- H: 30 gồm mấy chục mấy đơn vị?....
2. Bài mới (15’)
2.1 Giới thiệu phép cộng 30+20 (tính viết)
* Sử dụng que tính: Hs lấy và Gv cũng gài lên bảng
- Yêu cầu lấy 3 chục qt, lấy thêm 2 chục qt nữa
- Cả 2 lần lấy được bao nhiêu qt?
- Vậy 30 cộng 20 bằng bao nhiêu? (3 chục + 2chục ?)
-KL: Để biết 2 lần lấy được bao nhiêu qt các em phải làm phép tính cộng 30+20=50. Chúng ta đẫ sử dụng qt để tìm ra kết quả. Bây giờ cô hướng dẫn dặt tính
2.2 Hướng dẫn đặt tính và tính:
- Số 30 gồm mấy chục và mấy đv? đ Gv điền vào các cột tương ứng
- Số20 gồm mấy chục và mấy đv? đ Gv điền tiếp vào các cột tương ứng và hỏi: Cô phải viết số 20 vào phép tính ntn?
- Để tính đúng ta bắt đầu từ hàng đv: 1 Hs thực hiện tính- Vài em nhắc lại
- HS đặt tính vào bảng con.
3. Luyện tập (17’) * Làm SGK:
Bài 1: Tính
H: Khi ghi kết quả em cần chú ý gì?
Chốt: Cách đặt tính và thực hiện phép tính
Bài 2: Tính nhẩm
- GV ghi: 20 + 30=
- HD hs nêu cách nhẩm
- HS nhẩm phần còn lại của BT
Chốt: Cách tính nhẩm nhanh
*Làm vở:
Bài 3: + Yêu cầu Hs đọc thầm đề toán, tìm hiểu bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? và tự giải vào vở.
Bài giải:
Cả hai thùng đựng được là:
20 + 30 = 50 (gói bánh)
Đáp số: 50 gói bánh
- GV chữa - Y/c HSK - G nêu lời giải khác
+ KT chốt: Cách trình bày bài giải
* Dự kiến sai lầm:
- Hs ghi kết quả tính không thẳng cột, không nêu được cách tỉnh nhẩm.
4. Củng cố (3’)
- Hs thi tính nhẩm nhanh.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
.
Tự nhiên xã hội
Bài 24: Cây gỗ
I. Mục tiêu:
- Hs biết tên 1 số cây gỗ và nơi chúng sống.
- QS , phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ.
- Biết lợi ích của việc trồng cây gỗ và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây gỗ .
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh cây gỗ trong SGK phóng to
III. Lên lớp:
1. khởi động:(3’)
- Hs hát bài: Lý cây xanh
- Gv giới thiệu bài
2. Bài mới.
HĐ1: Quan sát cây gỗ (10’)
* Mục tiêu: Hs nhận ra cây gỗ, và phân biệt được bộ phận của các cây gỗ.
* Cách tiến hành :
Bước 1: Giao n/v và thực hiện hoạt động nhóm
Bước 2: Cho Hs quan sát cây gỗ trong sân trường và trả lời:
+Tên của cây gỗ là gì ?
+ Các bộ phận của cây?
+ Cây có đặc điểm gì ?Em có nhìn thấy rễ của cây không ?...
Bước 3 : KT kết quả thảo luận
KL chung: Giống như các cây đã học , cây gỗ cũng có thân, rễ, lá, ...Nhưng thân cây gỗ cao, to hơn.
HĐ2: Làm việc với SGK (10’)
* Mục tiêu: Hs biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào tranh, biết được lợi ích của việc trồng cây.
* Cách tiến hành :
Bước 1: Giao n/v và thực hiện hoạt động thảo luận cặp, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời:
- Cây gỗ được trồng ở đâu?
- Kể tên 1 số cây gỗ mà em biết?
- Đồ dùng nào được làm bằng gỗ?
- Cây gỗ có ích lợi gì ?
Bước 2 : KT kết quả thảo luận
KL chung:Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm đồ dùng, cây còn cho ta bóng mát...
HĐ3: Trò chơi ( 10’ )
* Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về cây gỗ
* Cách tiến hành :
- GV phổ biến luật chơi: 1 hs lên bảng, các bạn dùng câu hỏi để đố bạn đoán là cây gì.
- Hs chơi
3. Củng cố: ( 2- 3’) : - Cây gỗ có ích lợi gì?
- NX chung giờ học
Thứ 5 ngày 19 tháng 2 năm 2009
Tiếng việt
Bài 103: ôn tập
I. Mục tiêu
- Hs biết đọc và viết một cách chắc chắn các vần vừa học.
- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện: Truyện kể mãi không hết.
II. Chuẩn bị:- Bảng ôn, tranh truyện
- Bộ đồ dùng TV, Vở mẫu
III. Các hoạt động dạy học.
Tiết 1
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Đọc cho hs viết bảng con: khuỳnh tay, uỳnh uỵch.
- Viết bảng con
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài(2’)
2. Ôn tập (20- 22’)
* Ôn các âm đã học:
- Đọc vần ở trong bảng
* Ghép các âm thành vần :
- GV hd hs ghép âm u với các âm vần ở cột dọc thành các vần đã học.
- Điền vần vào bảng ôn
- HS ghép
- Nhiều em đọc các tiếng trong bảng ôn và phân tích, đ.vần(Hsyếu)
- Đọc cả bảng
* Đọc từ ứng dụng :
- Chép từ lên bảng:
uỷ ban hoà thuận luyện tập
- Hướng dẫn đọc, chú ý pâ: luyện... - Đọc mẫu
- Các nhóm cài từ: khoa học
- Đọc từ (HS yếu đọc trơn các tiếng tốc độ chậm hơn)
- 1 em khá đọc toàn bài
2. Hướng dẫn viết : (12’)
*hoà thuận:
- Nhận xét từ hoà thuận gồm những chữ nào, khoảng cách giữa hai chữ?
- Độ cao các con chữ? Và vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết theo con chữ – Tô chữ mẫu
- Đọc nội dung bài viết
- Nêu nhận xét
* luyện tập : tương tự như trên
- Nhận xét sửa chữa cho học sinh
-Viết bảng: hoà thuận, luyện tập
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc ( 10’)
Đọc bảng:
- Chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự
- Xoá 1 phần bảng
- Đọc lại bài T1
- Đọc lại bảng
- Đưa tranh và giới thiệu đoạn thơ ứng dụng:
Sóng nâng thuyền
Lao hối hả
Lưới tung tròn
Khoang đầy cá
Gió lên rồi
Cánh buồm ơi.
- HD đọc câu, chú ý p.â: sóng, lao, tròn, lên... đọc liền các tiếng trong câu, ngắt hơi ở cuối câu thơ, sau dấu phẩy.
- Đọc mẫu
- Đọc 2-3 dòng, HS Yếu đọc trơn được các tiếng
- 1 em đọc cả đoạn thơ
- Đọc cả bảng
Đọc SGK
- HD đọc - Đọc mẫu
- Nhận xét, cho điểm
- Luyện đọc từng trang
- Đọc cả hai trang
b. Luyện viết vở (8 – 10’)
- Nhận xét từ hoà thuận, luyện tập viết rộng trong mấy ô, khoảng cách các con chữ?
- HD: cách viết liền mạch, khoảng cách các từ...
- Cho xem vở mẫu
- KT tư thế, cầm bút, chú ý HS quan sát chữ mẫu
- Chấm điểm, nhận xét
- Đọc nội dung bài viết
- 1 em nêu
-Viết vở: hoà thuận, luyện tập
c. Kể chuyện : ( 15 - 17’)
- Giới thiệu truyện : Truyện kể mãi không hết.
- GV kể 3 lần:
+ Lần 1: Kể diễn cảm cả câu chuyện
+ Lần 2: Kể theo từng tranh
+ Lần 3: Kể và chỉ từng tranh
- Nhắc lại
- Nghe
- Nghe – Quan sát tranh
- Nghe – Quan sát tranh
- Tranh 1: Có một ông vua rất thích nghe kể truyện, ông ra lệnh cho cả nước phải tìm ra người kể truyện mãi không hết, ông sẽ thưởng.
- Tranh 2: Bao nhiêu người đến kể nhưng chẳng cá câu truyện nào là không kết thúc. Người kể đều bị tống vào ngục.
- Tranh 3: Có một anh nông dân thông minh xin thử tài. Anh kể: “Có một con chuột bò từ hang vào một kho lương. Nó đào xuyên tường và đến bao thóc. Con chuột tha thóc vào hang, rồi lại từ hang về kho thóc rồi lại tha thóc về hang....Anh cứ kể như thế mãi không hết.
- Tranh 4: Cuối cùng nhà vua xin anh thôi kể và thưởng cho anh nhiều thứ..
- Gv nhận xét chấm điểm
- KL: Tại sao gà trống thoát chết?
4. Củng cố, dặn dò ( 2’)
- Cho đọc lại bảng ôn
- NX giờ học
- Hs kể theo nhóm 4
- Hs kể trước lớp từng tranh
HS Yếu kể theo gợi ý của GV - Hs khác nhận xét.
- 1 HSG kể cả câu chuyện
Toán
Tiết 95: luyện tập
I.Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng làm tính cộng (đặt tính và tính) và cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100.
- Củng cố về t/c giao hoán của phép cộng ( thông qua ví dụ cụ thể)
- Rèn luyện kỹ năng giải toán.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ
III.Lên lớp:
1. KTBC: (5’)
- Hs làm bảng con: Tính nhẩm
30 + 30 = 50 + 40 = 60 + 30 =
- Yêu cầu nêu cách tính
2. Luyện tập (32’)
*Làm SGK:
Bài 2: Tính nhẩm
- GV hd HS yếu
Chốt: a/ Nhận xét hai phép tính trong cột?
b/Lưu ý ghi đv đo bên cạnh kq
Bài 4: Nối (theo mẫu)
Chốt: Hs nêu cách làm (Nối pt với kq của pt đó)
* Làm vở:
Bài 1: Tính
Chốt: Cách đặt tính và tính
Bài 3: + Hs đọc thầm đề toán, Gv hướng dẫn tóm tắt, Hs tự giải vào vở
Bài giải
Cả hai bạn hái được là:
20 + 10 = 30 (bông hoa)
Đáp số: 30 bông hoa
- HSKG nêu lời giải khác
Chốt: Muốn giải bài toán em phải làm gì?
* Dự kiến sai lầm:
- Hs không biết vận dụng t/c giao hoán của phép cộng để tính nhanh kq bài 2 phần b
3. Củng cố (3’)
- Trò chơi tiếp sức: “Tính nhẩm nhanh”
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thủ công
Bài 19: cắt, dán hình chữ nhật (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Hs kẻ được hình chữ nhật
- Cắt dán hình chữ nhật theo 2 cách
II. Chuẩn bị:
Gv: Hình chữ mẫu, tờ giấy kẻn ô cỡ lớn
Hs: bút chì, thước kẻ, giấy màu, giấy h/s, keo dán...
III. Lên lớp:
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
3’
1. KTBC: KT đồ dùng học tập
5’
18’
7’
2. Bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và n/x
HĐ2: HD làm mẫu
HĐ3: Hs thực hành
- Đính hình chữ nhật mẫu (H1) lên bảng hỏi:
+ Hcn có mấy cạnh? (4 cạnh)
+ Độ dài các cạnh thế nào? (2 cạnh 5ô và 2 cạnh 7ô)
- Gv: Vậy hcn có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau
* Hướng dẫn cách kẻ hcn
- Để kẻ hcn ta phải làm thế nào?
- Gv thao tác mẫu từng bước:
+ Lấy 1 điểm A trên mặt giấycó kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống 5ô theo đường kẻ, ta được điểm D
+Từ Avà D đếm sang phải 7ô theo đường kẻ được điểm B,C.
+ Nối lần lượt các điểm ta được hcn ABCD (H2)
- Hướng dẫn cách kẻ hcn đơn giản: Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hcn. Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại.
* Hướng dẫn cắt rời hcn và dán
- Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hcn
- Bôi 1 lớp keo mỏng, dán cân đối, phẳng
- Vài em nhắc lại các bước cắt, dán
- Hs thực hành trên giấy vở ô li
3. Củng cố: (2’)
- Gv nhận xét giờ học
- Chuẩn bị tiết sau cắt , dán hình chữ nhật trên giấy màu
Bài 24: Bài thể dục - Đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu
- HS học động tác điều hòa, yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- HS ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc cả lớp, yêu cầu, điểm số đúng, rõ ràng.
II. Địa điểm phương tiện.
- Sân tập, còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Thời lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài.
- Đứng vỗ tay hát
- Chơi diệt các con vật có hại.
5’
X x x x x x x x
X x x x x x x x
X x x x x x x x
2. Phần cơ bản.
a. Học động tác điều hòa
4- 5 lần 2 x4 nhịp
(10’)
- GV hô và làm mẫu
- GV giải thích động tác
Lần 1-> 3
4->5
- GV hô, HS tập theo
- GV hô (không làm mẫu) HS tự tập.
- Sau mỗi lần tập GV nhận xét, uốn nắn.
+ Chú ý: Tay đưa ra phía trước và dang ngang thả lỏng
b. Ôn toàn bài thể dục đã học
2 x 8 nhịp
(4’) -> 6’
- HS tập luyện do cán sự lớp điều khiển
c. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số (theo tổ từ 1-> hết)
2-3 lần (4’)
- GV hô khẩu lệnh, HS xếp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Cán sự điều khiển, GV giúp đỡ.
d. Chơi trò chơi: nhảy đúng, nhảy nhanh
4-5’
- HS tự chơi
- GV uốn nắn 1 số em
3. Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay hát
- Đi thường theo nhịp 2-4 hàng dọc
- GV hệ thống bài học
5’
X x x x x x x x
X x x x x x x x
X x x x x x x x
Thứ 6 ngày 20 tháng 2 năm 2009
Tiếng Việt
Tập viết tuần 21
tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ, chim khuyên,
nghệ thuật, tuyệt đẹp.
I. Mục tiêu
-Củng cố cách viết các từ đã học trong tuần: tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
- Rèn kỹ năng viết đều, đẹp, đúng mẫu, đúng cỡ, đúng khoảng cách.
II. Chuẩn bị đồ dùng.
- Bài viết mẫu.
- Kẻ bảng
III. Các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
1. KTBC: ( 5’)
- Nhận xét bài viết trước
2. Bài mới: ( 30 -32’)
2.1 Giới thiệu bài: ( 2’)
2.2 Hướng dẫn viết: (10 - 12’).
- Nêu n
File đính kèm:
- Tuan 24.doc