Giáo án lớp 1 dạy tuần thứ 17

TOÁN:

 Bài: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG

I. Mục tiêu:

 Giúp HS:

- Có biểu tượng về “ dài hơn”, “ ngắn hơn” ; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.

- Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Thước, que tính dài ngắn, màu sắc khác nhau.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 dạy tuần thứ 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Thứ 2 ngày 23 tháng 12 năm 2013 TOÁN: Bài: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Có biểu tượng về “ dài hơn”, “ ngắn hơn” ; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng. - Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Thước, que tính dài ngắn, màu sắc khác nhau. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài: H: Tiết học trước chúng ta đã học bài gì? - GV vẽ lên bảng: A B M N - Yêu cầu HS đọc tên các điểm và đoạn thẳng. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. HĐ1: Dạy biểu tượng “ dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng. - Dùng 2 chiếc thước có kích thước dài, ngắn khác nhau và hỏi: H: Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn? - GV hướng dẫn, làm mẫu. + So sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian. - Gọi một HS lên bảng so sánh 2 que tính màu sắc và độ dài khác nhau - GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK , so sánh và nêu. - GV hướng dẫn HS thực hành so sánh từng cặp hai đoạn thẳng trong bài tập 1. GV : Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định. HĐ2: So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian. - Yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK và nói: “ Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay” - GV yêu cầu HS xem hình vẽ tiếp và hỏi: + Đoạn thẳng nào dài hơn ? Đoạn thẳng nào ngắn hơn ? + Vì sao em biết đoạn thẳng nào dài hơn ? - GV nêu nhận xét: “ Có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó” HĐ 3: Thực hành Bài 2: GV hướng dẫn HS đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng. - Cho HS nhận xét trong các đoạn thẳng, đoạn thẳng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất. + Em dựa vào đâu để biết điều đó? Bài 3: GV nêu nhiệm vụ của bài tập. - GV hướng dẫn HS: + Đếm số ô vuông có trong mỗi băng giấy rồi ghi số đếm được vào băng giấy tương ứng. +So sánh các số vừa ghi để xác định băng giấy ngắn nhất. + Tô màu vào băng giấy ngắn nhất. - GV chữa bài + Em tô màu vào băng giấy nào ? Vì sao? 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. - HS trả lời + Bài Điểm – Đoạn thẳng. - 3, 4 HS đọc tên các điểm, đoạn thẳng. - Lớp nhận xét. + Chập 2 chiếc thước sao cho chúng có một đầu bằng nhau, rồi nhìn đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn. - HS quan sát. - 1 HS lên bảng thực hiện. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS quan sát hình vẽ và nói: + Thước trên dài hơn thước dưới; thước dưới ngắn hơn thước trên. + Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD; đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB. - HS quan sát và lần lượt nêu: a) Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB. b) Đoạn thẳng MN dài hơn đoạn thẳng PQ. Đoạn thẳng PQ ngắn hơn đoạn thẳng MN. - HS lắng nghe. - HS nêu: Đoạn thẳng ở dưới dài hơn. Đoạn thẳng ở trên ngắn hơn. + Có thể đặt 1 ô vuông vào đoạn thẳng ở trên, có thể đặt 3 ô vuông vào đoạn thẳng ở dưới, nên đoạn thẳng ở dưới dài hơn đoạn thẳng ở trên. - HS lắng nghe. - HS làm bài - HS nêu miệng . + Dựa vào đếm số ô vuông. - HS lắng nghe. - HS quan sát và nắm cách làm bài. - HS làm bài. + Tô màu vào băng giấy ngắn nhất. Vì bài tập yêu cầu . - Tự luyện. ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS các kiến thức ở các bài 6, 7, 8 ( Nghiêm trang khi chào cờ, Đi học đều và đúng giờ, Trật tự trong trường học). - Rèn kỹ năng thực hành chào cờ, giữ trật tự trong trường học và khi ra vào lớp, xử lý tình huống. II. Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị câu hỏi vào thăm. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. HĐ1: Hái hoa dân chủ - GV nêu yêu cầu . - Gọi lần lượt từng HS lên bắt thăm câu hỏi và trả lời: + Quốc kì Việt Nam có đặc điểm gì? + Tại sao cần phải nghiêm trang khi chào cờ? + Đi học muộn có hại gì ? + Để đi học đúng giờ các em cần phải làm gì ? + Mất trật tự trong giờ học có hại gì ? HĐ2: Tập xử lý tình huống. - GV đưa lần lượt các tình huống, yêu cầu HS thảo luận, xử lý tình huống. + Trong giờ chào cờ, thấy bạn chưa nghiêm trang em cần làm gì ? + Bạn rủ nghỉ học rồi đi chơi ? + Thấy bạn chen lẫn, xô đẩy bạn khác khi xếp hàng vào lớp. - Gọi HS trình bày cách xử lý tình huống. - GV chốt : Cần nghiêm trang khi chào cờ trật tự khi xếp hàng ra vào lớp và trong giờ học, đi học đều và đúng giờ…. 3. Củng cố, dặn dò: + Vì sao phải đi học đều và đúng giờ ? - Nhận xét tiết học. Dặn : HS chuẩn bị cho bài học sau. - HS lắng nghe. - HS bắt thăm câu hỏi. - HS trình bày trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm. - HS thảo luận theo cặp. - HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe. + Đi học đều và đúng giờ giúp em học tập tốt, thực hiện quyền được học tập của mình. - Tự chuẩn bị. Thứ 3 ngày 24 tháng 12 năm 2013 Thể dục . Bài: TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” I. MỤC TIÊU: - Làm quen với trò chơi “nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi theo yêu cầu của GV II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập. Kẻ sân chơi trò chơi III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Phần mở đầu: 2. Phần cơ bản: 3. Phần kết thúc * Nhận lớp, phổ biến, nội dung, yêu cầu giờ học - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp - Khởi động chung và hát, vỗ tay. * Trò chơi “Diệt các con vật có hại” Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” + GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu. Tiếp theo cho 1 HS ra chơi thử ( theo cách 1: lượt đi nhảy , lượt về chạy). Sau đó cho một nhóm 2- 3 HS chơi thử, và H cả lớp cùng chơi thử. - GV nhận xét, giải thích thêm để HS nắm vững cách chơi, rồi lại cho HS cả lớp chơi thử lần 2, sau đó chơi chính thức có phân thắng thua và thưởng phạt. * Đứng tại chỗ vỗ tay hát hoặc đi thường theo nhịp. - GV cùng H hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học.Dặn dò, giao bài tập - Tập trung, lắng nghe. - Thực hiện. - Tham gia chơi. - Tập trung lắng nghe. - Một vài H lên thực hiện - H lắng nghe và tiếp thu - Tham gia chơi trò chơi - Thực hiện - Lắng nghe, tiếp thu. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. Bài : CUỘC SỐNG XUNG QUANH I. Mục tiêu: - Giúp HS biết quan sát và nói được một số nét chính về cảnh quan thiên nhiên và công việc của nhân dân nơi HS ở. - HS khá giỏi nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị. - Giáo dục HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. - GDBVMT: + Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài: - GV nêu câu hỏi : + Em hãy kể một số việc đơn giản em đã làm để giữ lớp sạch, đẹp? +Giữ lớp sạch đẹp có lợi gì? - GV nhận xét . 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. 2, HĐ1: Hoạt động sinh sống của nhân dân ở xung quanh trường. *GV hướng dẫn HS quan sát quang cảnh trên đường, hoạt động sinh sống của nhân dân quanh trường. +Người qua lại đông hay vắng? +Họ đi lại bằng phương tiện gì? +Nhận xét về quang cảnh hai bên đường ( nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, cơ sở sản xuất, cây cối ) -Gọi vài HS trả lời sau khi quan sát -GV tổng hợp lại và kết luận theo thực tế ở địa phương, nơi trường đóng. HĐ2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân. - Cho HS thảo luận theo nhóm về những gì mình đã được quan sát về: nhà ở, cửa hàng, chợ, những người dân làm việc gì? - Yêu cầu HS kể cho nhau nghe thêm về những cơ sở sản xuất, cơ quan gần nhà... *Bước 2: Thảo luận -GV yêu cầu đại diện các nhóm lên nói với cả lớp về công việc của cha mẹ, của những người xung quanh. ( làm CN, làm nhà máy, làm vườn, thêu, buôn bán ...) - GV nhấn mạnh cho HS rõ về nghề làm vườn là trồng được nhiều loại rau, hoa quả ... Nghề thêu tranh lụa nổi tiếng trong nước và nước ngoài 3.Củng cố, dặn dò: * Cho HS thi đua kể về cơ sở sản xuất ngành nghề, cơ quan, cửa hàng mà em biết. -Tuyên dương các tổ kể đúng và nhiều. Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau - HS trả lời: + Không xả rác, vẽ bậy, leo trèo lên bàn ghế, thường xuyên lau bàn , ghế, quét lớp + Không bị ô nhiễm mất vệ sinh. -Lắng nghe. *HS quan sát và nhận xét + Người qua lại đông + Họ đi lại bằng phương tiện xe máy + Nhà ở cao thấp khác nhau , đẹp sát nhau, có nhiều cây cối, chợ đông người, có nhiều quán bán hàng. - Lần lượt trình bày ý kiến trước lớp -Lắng nghe. *HS quan sát thảo luận theo nhóm + Nhà thưa , ít nhà cao tầng, ít cửa hàng, chợ nhỏ ít người buôn bán, người dân chủ yếu làm nông , chỉ có trường học, uỷ ban. - HS kể cho nhau nghe . - Thảo luận công việc của mọi người xung quanh. - Đại diện nhóm trình bày. -VD: Cha mẹ làm nông, thường ngày chăm sóc rau, lúa; mẹ em buôn bán, thường ngày dậy sớm ra chợ bán rau, trái cây thịt … Các nhóm khác bổ xung thêm những công việc hàng ngày mà mọi người phải làm để nuôi sống gia đình. -HS lắng nghe. - Thi đua kể trước lớp -Lắng nghe. Chiều, thứ 3 ngày 24 tháng 12 năm 2013 Toán TT: Bài: ôn luyện I. Mục tiêu: - Thực hiện được so sánh các số , biết thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10; biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Hướng dẫn HS nối các chấm theo thứ tự từ số bé đến số lớn. - Yêu cầu HS nêu tên của hình vừa được tạo thành. Bài 2: a/ Gọi HS nêu yêu cầu của bài. H: Khi làm bài tập này chúng ta cần lưu ý điều gì? - Cho HS làm lần lượt vào bảng con. - GV chữa bài. b/ Làm cột 1. - Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện. Khuyến khích HS tính nhẩm( HS khá, giỏi nêu miệng kết quả). - GV chữa bài. Bài 3: Làm cột 1, 2(K-G làm cột 2) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài. - GV chữa bài, củng cố cách so sánh. Bài 4:a/ Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán. + Viết phép tính thích hợp? - GV chữa bài. b/ Tiến hành tương tự. 2. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. . - HS làm bài + Hình “ dấu cộng” ( hoặc hình “ chữ thập đỏ”) , hình cái ô tô. +Tính. + Viết các số phải thẳng cột với nhau và khi viết kết quả( nếu kết quả là 10) - HS làm bài ở bảng con. + Tính từ trái sang phải. - HS làm bài. + Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm vào bảng con. - HS khá, giỏi nêu bài toán: - 1 HS giỏi lên bảng làm - Cả lớp làm vào bảng con. 5 + 4 = 9 - Tự luyện. HĐNGLL: Bài: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu giáo dục: HS biết thế nào là những hàng động làm ơ nhiễm môi trường. - Biết thực hiện những hành động bảo vệ môi trường - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Nội dung – hình thức : 1. Nội dung : Ý thức được các hoạt động nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường 2. Hình thức : Cả lớp III. Chuẩn bị hoạt động: - Tổ trưởng báo cáo thi đua - GV : Thuộc câu chuyện : Mẩu giấy vụn IV. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Bước 1 : Ổn định lớp . Hát * Bước 2 : Thực hiện chủ điểm 1/ Giới thiệu : Các em biết khơng theo đà phát triển của xã hội thì có nhiều nhà máy , có nhiều công ty được xây dựng , rồi phương tiện đi lại của con người cũng tăng theo , dẫn đến sự ô nhiễm môi trường . Vậy hôm nay thầy cùng các em cùng nhau sinh hoạt với chủ đề : BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG 2/ Kể chuyện : MẨU GIẤY VỤN. Lớp học rộng rãi , sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào . Cô giáo bước vào lớp , mỉm cười : - Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá .Thật đáng khen . Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giáy đang nằm ngay giữa cửa kia không ? - Có ạ .- Cả lớp đồng thanh đáp . - Nào . Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé. – Cô giáo nói tiếp . Cả lớp im lặng lắng nghe . Được một lúc , tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả . Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói . Cô giáo cười : - Tốt lắm . Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào ? - Thưa cô , giấy không nói được đâu ạ . Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng : “ Thưa cô, đúng đấy ạ ./ Đúng đấy ạ ./” Bỗng một em gái đứng dậy , tiến tới chỗ mẩu giấy , nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác . Xong xuôi em mới nói : - Em có nghe thấy ạ . Mẩu giấy bảo : “ Các bạn ơi . Hãy bỏ tôi vào sọt rác “ Cả lớp cười rộ lên buổi học hôm ấy vui quá . * Các em ạ . Qua câu chuyện thầy vừa kể bạn nào cho biết mẩu giấy đã nói gì ? * Hãy bỏ tôi vào sọt rác 3/ Trò chơi : Đố vui “ Nếu . Thì ‘’ * Luật chơi : Hai đội , một đội hỏi một đội trả lời , câu hỏi của các em xung quanh vấn đề về môi trường . Đội nào không trả lời được đội đó thua * VD : - Hỏi : Nếu xả rác ra sân trường - Trả lời : Thì làm mất vệ sinh sân trường ….. * Qua trò chơi em cho biết . Để bảo vệ môi trường em phải làm gì ? - Em không được xả rác bừa bãi , tiểu tiện đúng nơi qui định . * Để góp phần làm cho trường lớp xanh sạch đẹp em phải làm gì ? - HS lắng nghe - HS trả lời -HS tham gia trị chơi - Em khơng bẻ lá hái hoa , hằng ngày em phải tưới cho hoa , khơng khạc nhổ bừa bãi V. Kết thúc hoạt động: - Các em biết không môi trường xung quanh nếu bị ô nhiễm , thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người chúng ta . Vậy các em hãy về nhà cùng gia đình thực hiện bảo vệ môi trường như dọn vệ sinh xung quanh nhà , trồng thêm nhiều cây xanh . - Riêng lớp mình thầy phát động thi đua giữ vệ sinh trường lớp , trồng cây cảnh vào những chậu nhỏ tuần sau thầy sẽ tổng kết thi đua. - Tuyên dương các nhóm tích cực trong các hoạt động - Lớp hát bài : Lý cây xanh Thứ 4 ngày 25 tháng 12 năm 2013 Mĩ thuật: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản . - Biết cách vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông , và vẽ được họa tiết và vẽ theo ý thích * HS khá, giỏi: Biết cách vẽ họa tiết, vẽ màu vào các họa tiết hình vuông.Hình vẽ cân đối.tô màu đều ,gọn trong hình. - giáo dục HS tính thẩm mỹ, chính xác. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Một số bài mẫu trang trí hình vuông (cỡ to). - Một số bài vẽ trang trí hình vuông của HS các năm trước. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản: - GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông để HS thấy được: + Vẻ đẹp của những hình vuông trang trí. + Có nhiều cách vẽ hình và màu khác nhau ở hình vuông. - Cho HS nhận ra sự khác nhau của. + Cách trang trí ở h.1 và h.2 + Cách trang trí ở h.3 và h.4 - GV nhắc HS: + Các hình giống nhau thì vẽ bằng nhau + Có thể vẽ màu như hình 1, 2 hoặc như h.3, h.4. 2.Hướng dẫn HS cách vẽ màu: - GV nêu yêu cầu bài tập: + Vẽ hình: Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở h.5 + Vẽ màu: Tìm chọn 2 màu để vẽ - Màu của bốn cánh hoa - Màu nền *Yêu cầu: + Nên vẽ cùng 1 màu ở bốn cánh hoa + Vẽ màu cho đều, không ra ngoài hình vẽ 3.Thực hành: - Cho HS thực hành - GV theo dõi và giúp HS: - Chú ý cách cầm bút, cách đưa nét (bút dạ, sáp màu…) 4. Nhận xét, đánh giá: - GV cùng HS nhận xét về: + Cách vẽ hình (cân đối) + Về màu sắc (đều, tươi sáng). 5.Dặn dò: + HS chú ý quan sát. + HS theo dõi cách vẽ màu. + HS thực hành làm bài. + HS nhận xét bài của bạn. Toán: Bài: THÖÏC HAØNH ÑO ÑOÄ DAØI I. MỤC TIÊU: - Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Thước kẻ, que tính... - HS: Bút chì, thước kẻ, que tính. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: . Bài cũ hôm trước học bài gì? 1HS trả lời: “Độ dài đoạn thẳng” - Muốn so sánh độ dài 2 vật ta có thể đo bằng cách nào? ( 1-2 HS trả lời : Đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật đo trung gian : gang tay, ô vuông…) - Gọi 1- 2 HS lên bảng so sánh 2 thước kẻ có màu sắc, khác nhau. 2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG II: GV HD HS cách đo độ dài bằng “gang tay”, “ bước chân”, “que tính” 1. Giới thiệu độ dài “ gang tay” Gang tay là khoảng cách tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa. 2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “ gang tay” GV vừa nói vừa làm mẫu: Đo đọ dài một cạnh bảng VD: cạnh bảng dài 10 gang tay của cô. 3. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng” bước chân”. GV nói:“hãy đo độ dài bục giảng bằng bước chân”. Sau đó làm mẫu: Chú ý : Bước các “bước chân” vừa phải, thoải mái không cần gắng sức. Có thể vừa bước chân vừa đếm ( không cần chụm 2 chân trước khi bước các bước tiếp theo). KL: Mỗi người có độ dài bước chân khác nhau. Đơn vị đo bằng gang tay, bằng bước chân, sải tay … là các đơn vị đo” chưa chuẩn” . Nghĩa là không thể đo chính xác độ dài của một vật. HOẠT ĐỘNG III: Thực hành Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK: Bài 1: HS đo độ dài bằng “gang tay” Đo đọ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay, rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả, chẳng hạn: 8 gang tay. Nhận xét và cho điểm. +Bài 2: HS đo độ dài bằng “bước chân”. Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo. GV nhận xét cho điểm. Bài 3/98: HS đo độ dài bằêng” que tính”. GV HD: Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả đo. -Kiểm tra và nhận xét. + Nếu còn thời gian có thể giới thiệu đơn vị đo là “sải tay” rồi cho HS thực hành đo độ dài bằng sải tay. Tổ chức trò chơi cho HS, thi đếm bằng bước chân. 4.Củng cố, dặn dò : Chuẩn bị bài mới: '' Một chục. Tia số" 2 HS nhắc lại đề bài:” Thực hành đo độ dài “ HS giơ tay lên để xác định độ dài“gang tay “ của mình. HS quan sát. HS thực hành đo độ dài cạnh bàn của mình bằng”gang tay”. HS đọc kết quả em vừa đo. 1-2 HS lên bảng đo độ dài bục giảng bằng bước chân. Rồi đọc kết quả em đo được. 1HS nêu yêu cầu bài 1:” Đo độ dài bằng gang tay”. HS tự đo rồi đọc kết quả vừa đo. . Thứ 5 ngày 26 tháng 12 năm 2013 TOÁN: Bài : MỘT CHỤC - TIA SỐ I. Mục tiêu: - Nhận biết ban đầu về 1 chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị; 1 chục = 10 đơn vị. - Biết đọc và viết số trên tia số. II.Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh vẽ, bó chục que tính. - HS: 10 que tính. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài: - GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB vào bảng con. - GV chữa bài, củng cố. 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. HĐ1: Giới thiệu “ Một chục” - GV đính tranh vẽ lên bảng và hỏi: + Trên cây có mấy quả? - GV nêu: 10 quả hay còn gọi là một chục quả. + Vậy trên cây có bao nhiêu quả? - GV ghi bảng: + Có 10 quả +Có 1 chục quả. - GV yêu cầu HS lấy ra 10 que tính và hỏi: + 10 que tính hay còn gọi là mấy que tính? - GV ghi bảng: + Có 10 que tính. + Có 1 chục que tính. - GV hỏi: + 10 đơn vị còn gọi là mấy chục? - GV ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục + Vậy 1 chục bằng mấy đơn vị? - GV cho HS nhắc lại : 10 đơn vị bằng 1 chục, 1 chục bằng 10 đơn vị. HĐ2: Giới thiệu “ Tia số” - GV vẽ tia số lên bảng : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 - GV giới thiệu: Đây là tia số. Trên tia số có một điểm gốc là 0( được ghi bằng số 0). Các điểm ( vạch) cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm ( mỗi vạch) ghi 1 số theo thứ tự tăng dần(0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) và tia số này còn kéo dài nữa để ghi các số tiếp theo. Đầu tia số được đánh mũi nhọn (mũi tên). - GV yêu cầu HS quan sát và hỏi: + Số ở bên trái bé hơn hay lớn hơn số ở bên phải? + Số ở bên phải lớn hơn hay bé hơn số ở bên trái? HĐ3: Thực hành Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS trước khi vẽ phải đếm xem trong mỗi ô có bao nhiêu chấm tròn rồi, còn thiếu bao nhiêu chấm tròn nữa thì vẽ vào cho đủ 1 chục. - GV kiểm tra HS vẽ. Nếu chưa đúng GV gợi ý và chỉnh sửa. Bài 2: Cho HS quan sát bài mẫu rồi nêu cách làm bài. Lưu ý HS: Phải đếm trước khi khoanh 1 chục con vật. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. + Các em phải viết số theo thứ tự như thế nào? - Gọi HS lên bảng làm. - GV chữa bài . 3. Củng cố , dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. - HS làm vào bảng con. A B - HS quan sát tranh. + Trên cây có 10 quả. - HS nhắc lại. + Trên cây có 1 chục quả. - HS lấy 10 que tính. + 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính. + 10 đơn vị còn gọi là 1 chục . + 1 chục bằng 10 đơn vị. - HS nhắc lại. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS quan sát và trả lời: + Số ở bên trái bé hơn số ở bên phải. + Số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái. + Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS làm bài. - HS nêu: Khoanh vào 1 chục con vật( theo mẫu). - HS làm bài. + Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. + Viết số theo thứ tự tăng dần( từ bé đến lớn). - 1 HS lên bảng làm . 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 - Tự luyện. Chiều, thứ 5 ngày 26 tháng 12 năm 2013 LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về Một chục – Tia số đã học. - HS vẽ được tia số và biết ghi số trên tia số. - Rèn luyện kỹ năng học toán cho HS. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn định tổ chức: 2. Dạy bài ôn: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - Cho HS làm các bài tập: Bài 1: ( HS yếu) Cho HS làm miệng: + Mười đơn vị còn gọi là mấy chục? + Một chục băng mấy đơn vị? + Mười que tính hay còn gọi là mấy que tính? - GV chữa bài Bài 2: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số: 0 3 8 - Gọi HS lên bảng làm. - GV chữa bài, củng cố. Bài 3: + Điền số vào chỗ chấm: …. đơn vị = 1 chục. … chục = 10 đơn vị. 10 quả trứng = … chục quả trứng. 1 chục quả trứng = … quả trứng. 1 chục con cá = …. con cá. 10 con cá = … chục con cá. - GV hướng dẫn cách làm. - Gọi HS lần lượt lên bảng làm. - GV chữa bài . 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm. - HS trả lời : + Mười đơn vị còn gọi là một chục. + Một chục bằng 10 đơn vị . + Mười que tính còn gọi là một chục que tính. - HS nêu yêu cầu. - 1 HS lên bảng làm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 - HS đọc các số trên tia số. - HS nêu yêu cầu. - HS nắm cách làm bài. - HS làm bài 10 đơn vị = 1 chục. 1 chục = 10 đơn vị 10 quả trứng = 1 chục quả trứng. 1 chục quả trứng = 10 quả trứng. 1 chục con cá = 10 con cá. 10 con cá = 1 chục con cá. - Tự luyện. Thứ 6 ngày 27 tháng 12 năm 2013 Kiểm tra cuối kỳ I Đề của trường ra Tiết 4 THỦ CÔNG: Bài : GẤP CÁI VÍ ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Học sinh gấp được cái ví bằng giấy. - Với HSK-G: Gấp được cái ví bằng giấy. Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. II. Đồ dùng dạy học: - HS giấy màu, hồ dán, vở thủ công. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS -Nhận xét . 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - GV nhắc lại quy trình ( theo các bước) gấp cái ví ở tiết 1: Bước 1: - Lấy đường dấu giữa: GV nhắc HS để dọc tờ giấy, mặt màu úp xuống. Khi gấp phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau. Bước 2: - Gấp 2 mép ví: GV nhắc HS gấp đều phẳng 2 mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng. Bước 3: - Gấp túi ví: GV nhắc HS khi gấp cần chú ý: + Khi gấp tiếp 2 mép ví vào trong, 2 mép ví phải sát đường dấu giữa, không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau. + Khi lật ra mặt sau, để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào. Chú ý: gấp đều ( không để bên to, bên nhỏ) cân đối với chiều dài và chiều ngang của ví. + Gấp hoàn chỉnh xong cái ví, GV gợi ý HS trang trí bên ngoài ví cho đẹp. 3. HS thực hành: - GV cho HS lấy giấy màu ra để gấp ví. -GV quan sát, uốn nắn giúp đỡ những HS gấp còn lúng túng. - Tổ chức trưng bày sản phẩm . - Cho HS bình chọn bài làm đẹp. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. - Hướng dẫn HS dán sản phẩm vào vở Thủ công. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung tiết học Dặn: HS chuẩn bị bài sau: Gấp mũ ca lô. - HS lấy dụng cụ học tập ra để lên bàn - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe . - HS lấy giấy màu ra gấp ví theo các bước GV đã hướng dẫn. - HS

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1(8).doc
Giáo án liên quan