Giáo án lớp 1 - Trường tiểu học Hùng Vương

Đạo đức:

EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT

I.MỤC TIÊU: Học sinh biết

-Trẻ em có quyền có họ tên,có quyền được đi học.

-Trẻ em vào lớp Một có nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học thêm nhiều điều mới lạ.

Học sinh có thái độ

Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một.

-Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Vở bài tập đạo đức lớp Một.

Công ước về quyền trẻ em, Điều 7, Điều 28.

Một số bài hát về trường lớp.

 

doc227 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 - Trường tiểu học Hùng Vương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Soạn ngày 22 tháng 8 năm 2008 Dạy Thứ 2 ngày 25 tháng 8 năm 2008 Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ Giáo viên tổng phụ trách điều khiển Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT I.MỤC TIÊU: Học sinh biết -Trẻ em có quyền có họ tên,có quyền được đi học. -Trẻ em vào lớp Một có nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học thêm nhiều điều mới lạ. Học sinh có thái độ Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. -Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập đạo đức lớp Một. Công ước về quyền trẻ em, Điều 7, Điều 28. Một số bài hát về trường lớp. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên: Mục đích: Giúp học sinh giới thiệu, tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp. Biết trẻ em có quyền có họ tên. Cách chơi: Học sinh đứng vòng tròn điểm danh (6, 10) Đầu tiên một em giới thiệu tên mình sau đó em thứ hai giới thiệu tên mình và tên bạn thứ nhất: Thảo luận: Trò chơi giúp em điều gì? Bạn có tự hào khi được giới thiệu tên bạn mình với các bạn không? Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ và tên. Hoạt động 2: Học sinh giới thiệu sở thích của mình. T: Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều mình thích. H: T: Yêu cầu một số học sinh giới thiệu trước lớp. H: Kết luận: Mỗi người có những sở thích khác nhau. Ta phải tôn trọng sở thích của người khác. Hoạt động 3: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của mình. +Em có mong muốn đến ngày đầu tiên đến trường không? +Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào? +Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một. Học sinh thảo luận kể chuyện trong nhóm nhỏ (2 - 4em) T: Mời một vài học sinh kể trước lớp. Kết luận: Vào lớp Một, em sẽ có nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa. -Được đi học là niềm vui và quyền lợi của trẻ em. -Em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp Một. -Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò: Các em cố gắng ngoan ngoãn, chăm chỉ để xứng đáng là học sinh lớp Một. Tiếng việt: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC A.Mục đích: Học sinh biết: -Nắm và nhớ được chổ ngồi của mình, ngồi bên cạnh mình là bạn nào? -Nhớ tên các bạn người ngồi đằng trước, đằng sau của mình. -Nhớ tên các loại sách, vỡ bằng ký hiệu riêng theo quy định. -Nhớ và nhắc các ký hiệu ghi trong sách để thực hiện. B.Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra dụng cụ: Giáo viên kiểm tra sách vở của từng em xem có đủ số lượng loại sách vở. -Sắp xếp chổ ngồi cho hợp lý. -Sau khi đã kiểm tra sơ bộ. Giáo viên kiểm tra cụ thể từng em một. +Sách vở phải có bao bọc, có nhãn ghi họ tên, trường lớp. +Đồ dùng học tập phải đầy đủ. Ngoài hai bộ đồ dùng Toán, Tiếng Việt ra còn phải có hộp đựng bút, hộp phấn, bút chì, thước kẻ, tẩy, kéo, bảng con... +Hộp phấn phải có xốp lau bảng luôn tránh ẩm bụi, phấn viết. +Bảng con phải đúng cở. -Giáo viên hướng dẫn cách sắp xếp từng loại vỡ, đồ dùng trong cặp cho hợp lý. -Khi đến lớp phải bỏ cặp đúng chỗ của mình. -Học sinh nhắc lại một số quy định thầy đã nhắc. Tiết 2 Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Giao nhiệm vụ thực hành sắp xếp đồ dùng học tập của mình. -Giao nhiệm vụ thực hiện các quy ước, ký hiệu trong giờ học mà giáo viên quy định. -Nhắc nhở các ký hiệu trong sách Tiếng Việt quy định. -Kiểm tra. -Hướng dẫn học sinh cách cầm bút, cách đặt thước kẻ, vỡ. -Hướng dẫn học sinh đưa bảng con, cách hạ bảng, cách lau bảng cho khoa học. -Nhắc nhở uốn nắn. -Kiểm tra, nhắc nhỡ những em. -Thực hiện sắp xếp đồ dùng học tập của mình theo đúng quy định. -Thực hiện các ký hiệu trong giờ học -Thực hiện các ký hiệu đó. -Thực hiện các ký hiệu đó. -Thực hiện nhiều lần. -Làm đúng. -Làm chưa đúng. Tổng kết dạn dò: Các em phải thực hiện các quy dịnh đã học. Xem trước bài các nét cơ bản. Nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội: CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA I.Mục tiêu: Sau bài học này, HS biết: -Kể tên các bộ phận chính của cơ thể. -Biết một số cử động của đầu và cổ,mình chân tay -Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Các hình trong bài 1 SGK -Một sốdụng cụ để vệ sinh cơ thể III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC G V:giới thiệu bài học : Hoạt động 1: Quan sát tranh Mục tiêu :Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Cách tiến hành : Bước 1:Học sinh hoạt động theo cặp -GV Quan sát tranh ở trang 4: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. -HS Làm việc theo chỉ dẫn của GV. -GV theo dõi giúp đỡcác em hoàn thành hoạt động này. Bước 2: Hoạt động cả lớp. -GVcho HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể. Động viên các em thi nhau nói -GV treo hình vẽ phóng to, cho các em lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Hoạt động 2: QS tranh HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết cơ thể chúng ta gồm ba phần là :đầu, mình và tay, chân HS làm việc theo nhóm nhỏ +QS các hình ở trang 5, chỉ và xem các bạn trong tranh đang làm gì và nói với nhau co thể của chúng ta có mấy phần -H S các nhóm làm việc HS lên trình bày vừa nói vừa thực hiện các hoạt động tác đó. Bước 2: Hoạt động cả lớp .Một số em xung phong lên biểu diễn trước lớp,cả lớp quan sát . GV cơ thể chúng ta gồm mấy phần? GV chỉ định một số em trả lời Kết luận: - Cơ thể chúng gồm ba phần :đầu, mình .và tay,chân. - Chúng ta nên tích cực vận động để cơ thể khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Hoạt động 3: Tập thể dục GV: Làm mẫu HS lớp trưởng điều khiển Cả lớp thực hiện các động tác thể dục Nhận xét dặn dò: Về nhà các em thực hiện tốt các điều đã học Soạn ngày 23 tháng 8 năm 2008 Dạy Thứ 3 ngày 26 tháng 8 năm 2008 Toán 1. TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN A MỤC TIÊU: Giúp học sinh -Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1. -Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1. B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Sách Toán 1. -Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS. C - CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1 a/GV cho HS xem sách Toán 1. b/GV hướng dẫn HS lấy sách Toán 1 và hướng dẫn HS mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”. c/GV giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1: -Từ bài 1 đến “Tiết học đầu tiên”, mỗi tiết học có mỗi phiếu. Tên của bài học đặt ở đầu trang. 2. GV hướng dẫn một số hoạt động làm quen: -GV dùng kí hiệu cho học sinh lấy sách Toán, đồ dùng học toán, bảng con. -Cách sử dụng đồ dùng và cách bảo quản 3. Yêu cầu cần đạt sau khi học môn Toán: -Biết đếm, đọc, viết, so sánh 2 số -Biết làm tính cộng, trừ -Nhìn hình vẽ nêu bài toán rồi giải -Biết đo độ dài, xem lịch, xem giờ đúng 4. Giới thiệu bộ đồ dùng Toán 1: GV cho Hs mở hộp đò dùng Toán GV hướng dẫn HS lấy từng loại và gọi tên.( chẳng hạn que tính, thường dùng khi học đến; hình vuông thường dùng khi học nhận biết hình vuông, sau đó có thể dùng trong học đếm, học làm tính...) GV hướng dẫn HS cách mở, đóng hộp nhẹ nhàng cẩn thận GV nhắc nhở cách bảo quản Nhận xét tiết học - GV khen 1 số em chú ý học tập tốt Tiếng Việt Bài 1:CÁC NÉT CƠ BẢN A/Mục đích yêu cầu: -Biết tên các nét cơ bản -Viết đúng, đẹp các nét cơ bản B/Đồ dùng dạy học: -Bìa viết các nét cơ bản -Bảng gắn, bảng con, phấn C/Các hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài mới: 2.Dạy học bài mới: -Hoạt động 1: GV giới thiệu các nét cơ bản GV giới thiệu lần lượt và gọi tên các nét cơ bản qua nét mẫu viết ở bìa Nét ngang Nét đứng Nét xiên phải Nét xiên trái Nét móc xuôi Nét móc ngược Nét móc hai đầu Học sinh nhắc lại tên các nét theo yêu cầu của giáo viên. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết bảng con các nét cơ bản Học sinh viết bảng con: Giáo viên theo dõi uốn nắm thêm. Giáo viên nhận xét bổ sung cách viết của học sinh. Tiết 2: 1.Nét cong hở phải: Học sinh nhắc lại nét cong hở phải nhiều em - lớp. Học sinh viết bảng con vài lần. 2.Nét cong hở trái: C Giáo viên viết mẫu lên bảng giới thiệu tên nét. Học sinh nhắc lại tên gọi “Nét cong hở trái” nhiều em - cả lớp. Học sinh thực hành viết vào bảng con. 3.Nét cong kín: O Giáo viên viết mẫu và giới thiệu tên Học sinh nhắc lại tên gọi “Nét cong kín” nhiều em - cả lớp. Học sinh thực hành viết vào bảng con. 4.Nét khuyết trên - nét khuyết dưới: Giáo viên viết mẫu và giới thiệu tên Học sinh nhắc lại tên gọi “Nét khuyết trên - nét khuyết dưới” nhiều em - cả lớp. Học sinh thực hành viết vào bảng con nhiều lần. Học sinh chú ý khi viết nét khuyết trên cao 5 ô ly. Nét khuyết dưới kéo xuống 5 ô ly. Hoạt động 4: Luyện tập. -Học sinh đọc nối tiếp các nét cơ bản. -Học sinh viết các nét theo giáo viên đọc. -Học sinh khi viết theo tổ, ba tổ có ba em. Nhận xét tiết học. -Tuyên dương một số em viết đẹp. -Dăn dò: Về nhà viết và đọc kỷ tên các nét cơ bản. Mỹ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI A. Mục tiêu: Giúp học sinh -Làm quen tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi. -Tập quan sát mô tả hình ảnh màu sắc trên tranh. B.Đồ dùng dạy học: -Một bức tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại. C.Các hoạt động dạy học: 1)Giới thiệu tranh vẽ đề tài thiếu nhi vui chơi. -Giáo viên giới thiệu tranh vui chơi để học sinh quan sát. Đây là loại tranh vẽ các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất nhiều người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều hoạt động khác nhau: Nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi... -Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau: Thả diều, tắm biển, tham quan, du lịch... 2)Hướng dẫn học sinh xem tranh: Thầy treo tranh mẫu có chủ đề vui chơi hướng dân học sinh quan sát tranh trong vỡ tập vẽ. -Giáo viên đặt một số câu hỏi: +Bức tranh vẽ những gì? +Em thích bức tranh nào nhất? +Vì sao em thích bức tranh đó? -Học sinh quan sát các bức tranh trước khi trả lời. -Giáo viên nêu câu hỏi tiếp: +Trên tranh có những hình ảnh nào? +Hình ảnh nào là chính? +Trong tranh có những màu nào? -Học sinh trả lời các câu hỏi trên cho từng bức tranh. 3)Kết luận: Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của bức tranh trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi đưa ra nhận xét cho từng tranh. 4)Nhận xét - đánh giá: Nhận xét chung cả tiết học về nội dung tiết học, học tập của học sinh. 5)Dặn dò: -Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. -Chuẩn bị bài học sau. Soạn ngày 24 tháng 8 năm 2008 Dạy Thứ 4 ngày 27 tháng 8 năm 2008 Toán NHIỀU HƠN - ÍT HƠN A MỤC TIÊU: Giúp học sinh -Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. -Biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh về số lượng. B.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC -Tranh vẽ. -Vật mẫu. C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Giới thiệu bài: 2.Dạy - học bài mới: a/So sánh số lượng: Số lượng cốc và số lượng thìa Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Thao tác trên vật mẫu. -Có một số cái cốc (5). Có một số thìa (4) .Ta nói “Số cốc nhiều hơn số thìa” -Lên đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa. -Nhắc lại 5 đến 7 em “Số cốc nhiều hơn số thìa” “Số thìa ít hơn số cốc” b/Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng hình vẽ ở bài học giới thiệu cách so sánh hai nhóm đối tượng như sau Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Ta nối một chỉ với một. -Làm mẫu cốc - thìa -Chai với nút chai. -Số chai ít hơn số nút chai, số nút chai nhiều hơn số chai. -Tiếp tục Thỏ với Cà rốt -Số Cà rốt như thế nào với số Thỏ? -Số Thỏ như thế nào với số Cà rốt? -Số nắp soong như thế nào với số soong? -Số soong như thế nào với số nắp soong? -Số đồ điện như thế nào với ổ cắm điện? -Ổ cắm điện như thế nào với số đồ điện? -Thực hành. -Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. -Số nút chai nhiều hơn số chai. -Số Cà rốt ít hơn số Thỏ. -Số Thỏ nhiều hơn số Cà rốt. -Số nắp soong nhiều hơn số soong. -Số soong ít hơn số nắp soong. -Số đồ điện ít hơn ổ cắm điện. -Ổ cắm điện nhiều hơn số đồ điện. c/Trò chơi nhiều hơn - ít hơn: -Giáo viên đưa hai nhóm đồ vật có số lượng khác nhau. -Học sinh thi đua nhau xem ai chơi nhanh. Nhận xét tiết học Dặn: Về nhà tập so sánh các đồ vật trong nhà. Tìm hiểu bài hình vuông - hình tròn. TIẾNG VIỆT Bài 2:ÂM e A/ Mục tiêu: Giúp HS -Nhận biết được chữ và âm e -Nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật sự vật -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung “Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình” B/ Đồ dùng dạy- học Bộ đồ dùng Tiếng việt Tranh minh họa Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu: Đây là bài mở đầu trong sách Tiếng Việt 1 GV ổn định lớp. HS làm quen GV kiểm tra sách vở đồ dùng 2.Dạy- Học bài mới Tiết 1: Giới thiệu bài qua tranh HS thảo luận và trả lời câu hỏi Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Các tranh vẽ ai? Vẽ gì? -Bé, me, ve, xe có gì giống nhau? -GV phát âm e -Dạy chữ ghi âm -Viết âm e lên bảng -Chữ e giống cái gì -Phát âm e -Sửa lỗi -Hướng dẫn Hs viết -Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết (Điểm đặt bút điểm kết thúc) -Nhận xét HS viết -Biểu dương một số em học tốt -Bé, me, ve, xe -Có âm e giống nhau -Phát âm nhiều em -HS thảo luận . -Chữ e giống cái nơ -Phát âm e nhiều lần -HS tìm tiếng có âm e -Viết trên không “e” -Viết bảng con “e” Nhận xét tiết học: Tiết 2: 3/ Luyện tập a/ Luyện đọc: HS lần lượt phát âm e thầy sữa HS phát âm theo nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp b/ Luyện viết: Thầy viết mẫu chữ e HS tô chữ e vào vở( Chú ý tư thế khi ngồi viết) c/ Luyện nói: Thầy giới thiậu từng tranh Hs nêu nội dung từng bức tranh theo ý mình Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Quan sát tranh em thấy những gì? -Mỗi bức tranh nói về loài nào? -Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? -Các bức tranh có gì chung? -Bé và các con vật đang học bài -Nhóm tranh 1: Chim đang học bài -Nhóm tranh 2: Gấu viết bài -Nhóm tranh 3: Voi đọc sách -Nhóm tranh 4: Bé đang viết bài -Các bạn nhỏ đang chơi xếp hình -Đều học bài. GV kết luận: Học là cần thiết và rất vui. Ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ. Củng cố dặn dò, Gv chỉ bảng HS đọc HS tìm chữ vừa học Dặn ôn kĩ bài, xem kĩ bài âm B Tuyên dương một số em chú ý học tập tốt Thủ công: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG A/Mục tiêu: HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công B/Chuẩn bị: -GV: Các loại giấy màu bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ C/Các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu giấy, bìa -Giấy bìa được làm từ bột của các loại cây như tre nứa, bồ đề -GV đưa 1 tờ bìa để giới thiệu cho HS, giấy mỏng hơn bìa -Giới thiệu giấy màu: giấy màu gồm các màu như xanh, đỏ, tím, lam, vàng, chàm... và mặt sau có kẻ ô. 2.Giới thiệu dụng cụ học thủ công -Thước kẻ: Thước được làm bằng gỗ hay nhựa dùng để đo chiều dài, trên mặt thước có chia vạch và đánh số. -Bút chì: Dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng loại bút chì cứng -Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa. Khi sử dụng kéo cần chú ý tránh gây đứt tay -Hồ dán: Dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở D/ Nhận xét, dặn dò: -Tuyên dương một số em có tinh thần học tập ý thức tổ chức kỉ luật tốt trong học tập -Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài “Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác” Soạn ngày 25 tháng 8 năm 2008 Dạy Thứ 2 ngày 1 tháng 9 năm 2008 Toán HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN A/ Mục tiêu: Giúp HS -Nhận biết và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn -Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật B/ Đồ dùng day- học -Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau -Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn C/ Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ So sánh các nhóm đồ vật “Nhiều hơn, ít hơn” 3 em 2.Dạy- học bài mới a/Giới thiệu hình vuông Gv lần lượt đưa ra từng hình vuông có màu sắc khác nhau mỗi lần giơ 1 hình vuông đều nói “Đây là hình vuông” HS nhìn vào hình và nói lại “Đây là hình vuông” HS lấy hình vuông đặt lên bàn HS đưa hình vuông lên bàn và nói “Hình vuông” HS chỉ sách thảo luận và nêu tên các đồ vật có dạng hình vuông, ví dụ Cái khăn mùi xoa có dạng hình vuông... Sau đó mỗi nhóm nêu kết quả trao đổi trong nhóm, đọc tên những vật có hình vuông b/Giới thiệu hình tròn (tương tự như giới thiệu hình vuông) c/Thực hành Bài 1: Cho Hs dùng bút chì màu để tô màu các hình vuông Bài 2: Cho HS dùng bút chì màu để tô màu các hình tròn Khuyến khích Hs dùng bút chì màu khác nhau để tô màu hình búp bê lật đật Bài 3: Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu: (hình vuông và hình tròn được tô màu khác nhau) d/ Trò chơi: Nêu đúng, nhanh tên gọi các vật có hình vuông, hình tròn ở trong lớp, ở trong nhà (có hai đội chơi) thi đua thắng - thua. Cả lớp cổ vũ, động viên các đội. Nhận xét tiết học: Tuyên dương một số em ý thức học tập tốt. Dặn dò: Về nhà tìm nhiều đồ vật có hình vuông, hình tròn. TIẾNG VIỆT Bài 2: ÂM b A/ Mục tiêu: Giúp HS -Làm quen và nhận biết được âm b. Ghép được tiếng be. -Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật sự vật. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Các hoạt động học tập khác nhau” B/ Đồ dùng dạy- học -Bộ đồ dùng Tiếng việt. -Tranh minh họa C/Các hoạt động dạy học: I.KIỂM TRA BÀI CŨ: Hai em lên bảng đọc, viết âm e. Tiết 1: II.DẠY - HỌC BÀI MỚI: 1.Giới thiệu âm b: Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Treo tranh. -Các tranh vẽ ai? Vẽ gì? -Bé, bà , bê, bóng có gì giống nhau? -Quan sát tranh. -Tranh vẽ bé, bà, bê, bóng. -Có âm b giống nhau. 2.Dạy chữ ghi âm: Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Phát âm b. -Ghi bảng b. a)Nhận diện: Chữ b gồm những nét nào? So sánh b với e b và e giống và khác nhau ở chổ nào? b)Ghép chữ và phát âm: -Âm và chữ b đi với âm e có tiếng be -Ghi và phát âm be -Tiếng be có âm gì đứng trước âm gì đứng sau? -Phát âm: be c)Hướng dẫn viết: -Viết mẫu lên bảng: b -Viết mẫu lên bảng: be *Chú ý nét nối giữa chữ b và chữ e -Nhắc lại b nhiều em -Chữ b gồm nét khuyết trên và nét thắt. -Thảo luận nhóm. -Giống nhau: Nét thắt của chữ e và nét khuyết trên của chữ b. -Khác nhau: b có thêm nét thắt nhỏ ở bụng. -Ghép tiếng be -Phát âm be -Tiếng be có âm b đứng trước âm e đứng sau. -Cá nhân, nhóm, lớp. -Viết lên bàn, lên không bằng ngón tay -Viết bảng con chữ b Tiết 2 3.Luyện tập: a)Luyện đọc: Bài tiết 1 Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Cho học sinh đọc bài ở bảng -Sửa lỗi -Lần lượt phát âm b - be -Đọc chính xác b)Luyện viết: Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Viết mẫu hướng dẫn -Chú ý nhắc học sinh ngồi đúng tư thế -Quan sát sửa sai cho các em -Chấm bài một số em. -Viết vào vỡ tập viết -Thực hành viết vào vỡ -Viết đúng c)Luyện nói: Chủ đề các hoạt động học tập Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Treo tranh -Nêu câu hỏi gợi ý: Ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e? Bạn Voi đang làm gì? Ai đang kẻ vở? Hai bạn nhỏ đang làm gì? Các bức tranh có gì giống và khác nhau? -Quan sát tranh và thảo luận nhóm. -Con chim đang học bài? Bác gấu đang tập viết chữ e. -Bạn Voi đang đọc sách Tiếng Việt 1 -Bạn học sinh đang kẻ vở. Hai bạn đang chơi xếp hình. -Giống: Ai cũng tập trung vào việc học tập. -Khác: Các loài khác nhau có những công việc khác nhau Củng cố và dặn dò: Học sinh đọc bảng, đọc sách giáo khoa. Trò chơi: Tìm tiếng có âm b và âm e. Dăn dò: Về ôn kỹ bài tìm hiểu bài 3 thanh sắc Hát nhạc: ÔN CÁC BÀI HÁT MẪU GIÁO A/ Mục tiêu: Giúp HS -Hát đúng giai đoạn và thuộc lời bài hát- biết kết hợp vừa hát vừa vỗ tay -Biết hát kết hợp với một vài động tác phụ họa B/ Chuẩn bị: Nội dung các bài hát C/ Các hoạt động dạy- học: -Hoạt động 1: HS ôn lại các bài hát mẫu giáo GV bắt bài hát “Hai bàn tay của em” Cả lớp hát thật thuộc bài hát đó GV bắt hát bài “Con cò be bé” Cả lớp hát lại bài 2 lần có vỗ tay đệm GV theo dõi uốn nắn thêm Bắt hát tiếp bài “Tạm biệt búp bê thân yêu” Cả lớp hát và làm động tác phụ họa -Hoạt động 2: Luyện hát cá nhân GV cho một số em xung phong lên hát trước lớp và kết hợp một vài động tác phụ họa HS thi đua nhau từng tốp lên hát, thi đua giữa các tổ học tập GV theo dõi và uốn nắn cho một số em hát còn sai 2 em xung phong lên hát cá nhân có biểu diễn động tác phụ họa -Nhận xét tiết học: Tuyên dương một số em có ý thức tốt trong giờ học hát, dặn dò về nhà ôn lại các bài hát mẫu giáo cho thật thuộc. Soạn ngày 26 tháng 8 năm 2008 Dạy Thứ 6 ngày 5 tháng 9 năm 2008 Toán HÌNH TAM GIÁC A/Mục tiêu: Giúp HS Nhận ra và nêu tên đúng hình tam giác Nhận ra hình tam giác từ các vật thật B/Đồ dùng dạy học: -Một số hình tam giác mẫu -Một số đồ vật thật: khăn quàng, bảng tín hiệu giao thông, cờ thi đua... C/Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: -Tiết trước em học bài gì? -GV đưa hình vuông hỏi đây là hình gì? Trong lớp ta có đồ vật gì có dạng hình tròn 2.Dạy- học bài mới: Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -HĐ1:Giới thiệu hình tam giác -HS nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác GV gắn lần lượt các hình tam giác khác màu và hỏi HS đây là hình gì? -Nhận xét các hình tam giác này có giống nhau không? -Dù các hình ở bất kì vị trí nào, màu sắc nào nhưng tất cả đều gọi chung là hình tam giác. -HĐ2:Nhận dạng hình tam giác Mt: HS nhận ra hình tam giác qua các vật thật, bộ đồ dùng toán 1, hình trong SGK -Đưa 1 số vật thật để HS nêu được vật nào là hình tam giác +Cho HS lấy HTG trong bộ đồ dùng và hỏi đây là hình gì? +Cho HS mở SGK nhìn hình nêu tên +Cho HS nhận xét các hình ở dưới trang 9 được lắp ghép bằng những hình gì? +HS thực hành Quan sát giúp đỡ một số HS còn chậm -HĐ3: Trò chơi “Tìm hình nhanh” Mt: Củng cố việc nhận dạng hình nhanh và chính xác +Mỗi đội chọn 1em đại diện lên chơi Để 1 số hình lộn xộn và hô “Tìm cho cô hình” HS phải tìm đúng hình yêu cầu gắn lên, ai gắn nhanh đúng, đội đó thắng -Đây là hình tam giác -Không giống nhau, cái cao lên , cái thấp xuống, cái nghiêng qua. -Nhắc lại hình tam giác cá nhân, cả lớp đồng thanh -Hình tam giác -Biển chỉ đường giao thông, thước eke, cờ thi đua đều có hình tam giác -Các hình được lắp ghép bằng HTG, riêng ngôi nhà được lắp ghép bằng một số HTG và Các hình vuông. -Xếp hình xong, nêu tên: cái nhà, cái thuyền, chong chóng, nhà có cây, con cá.. -Tham dự chơi trật tự 3.Nhận xét, dặn dò: +Tuyên dương một số em có ý thức học tập tốt +Về nhà tìm các vật có dạng HTG Môn: Thể dục Bài 1: TỔ CHỨC LỚP- TRÒ CHƠI GVBM dạy Tiếng việt: Bài 3: THANH SẮC / A/Mục tiêu: Giúp Hs -Nhận biết được dấu và thanh sắc -Biết ghép tiếng bé, biết dấu và thanh sắc, biết dấu và thanh sắc ở các tiếng chỉ đồ vật, sự vật. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề các hoạt động khác nhau của trẻ em B/Đồ dùng dạy- học Tranh minh họa, bộ chữ C/Các hoạt động dạy- học I/Kiểm tra bài cũ HS viết bảng con e, b, be HS đọc e, b, be (3 em) Tiết 1: II/Dạy học bài mới Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Treo tranh, đặt câu hỏi gợi ý Các hình này vẽ ai, vẽ cái gì? Các tiếng có gì giống nhau? HĐ1: Dạy dấu thanh a/Nhận diện -Dấu sắc là một nét nghiêng phải b/Ghép chữ và phát âm -Phát âm e, b, be thêm sắc được bé -Phát âm mẫu: bé -Sửa c/Hướng dẫn viết bảng -Viết mẫu hướng dẫn -Sửa và uốn nắn Quan sát tranh, thảo luận nhóm (2 em) Bé, cá, lá, chó, khế -Nhắc lại dấu sắc là một nét nghiêng phải -Lấy dấu sắc ở bộ chữ ghép vào thanh cài -Phát âm bé cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp -Viết vào mặt bàn, trên không, vào bảng con Nhận xét bổ sung: Tiết 2: 3.Luyện tập: a/Luyện đọc Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Cho học sinh đọc bài ở bảng -Sửa lỗi -Lần lượt phát âm bé -Đọc chính xác b)Luyện viết: Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Viết mẫu hướng dẫn -Chú ý nhắc học sinh ngồi đúng tư thế -Quan sát sửa sai cho các em -Chấm bài một số em. -Viết vào vỡ tập viết -Thực hành viết vào vỡ -Viết đúng c)Luyện nói: Chủ đề các hoạt động khác nhau của trẻ em Hoạt động của thầy: Hoạt động của học sinh -Treo tranh -Nêu câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ những gì? Các bức tranh này có gì giống nhau, khác nhau ? Em thích bức tranh nào? Vì sao? -Quan sát tranh và thảo luận nhóm. -Các bạn ngồi học, 2 bạn nhảy dây, bạn gái đi học Củng cố và dặn dò: Học sinh đọc bảng, đọc sách giáo khoa. Trò chơi: Thi tìm tiếng có dấu sắc Dăn dò: Về ôn kỹ bài tìm hiểu bài 4 dấu hỏi Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP A/Mục tiêu: Giúp HS -Thấy được nhứng ưu khuyết của mình trong việc thực hiện các hoạt động của tuần qua -Sửa chửa những khuyết điểm, phát huy những mặt mạnh để vươn lên B/Nội dung sinh hoạt: -Gv ổn định: Bắt bài hát -Đánh giá tình hình trong tuần qua về các mặt +Nêu những ưu khuyết cơ bản +Tuyên dương những em tốt +HS góp ý kiến +Báo cáo điểm tốt +Bình bầu cá nhân tổ tốt +Ca múa hát tập thể C/Phương hướng tuần sau: -Đi học chuyên cần đúng giờ, chăm chỉ, -Thực hiện tốt an toàn giao thông -Thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ -Vệ sinh thân thể tốt -Nhận xét tiết sinh hoạt: TUẦN 2 Soạn ngày 4 tháng 9 năm 2008 Dạy Thứ 2 ngày 8 tháng 9 năm 2008 Chào cờ: SINH HOẠT DƯỚI CỜ G

File đính kèm:

  • doclop 1.doc
Giáo án liên quan