Giáo án lớp 1 tuần 1 và 2

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Lớp1

CHÚNG TA ĐANG LỚN

I. MỤC TIÊU:

 - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo, chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân

-Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo , chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong SGK

 

docx153 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 1 và 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 08 năm 2013 TUẦN 1: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Lớp1 CHÚNG TA ĐANG LỚN I. MỤC TIÊU: - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo, chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân -Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo , chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: + Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? 3. Bài mới: Giới thiệu bài 3.1Khởi động: Trò chơi vật tay - Kết luận: Cùng một độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn có em yếu hơn 3.2 Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi + Những hình nào cho em biết sự lớn lên của em bé? + Hai bạn này đang làm gì? + Em bé bắt đầu làm gì? Em bé biết thêm điều gì? - Kết luận:trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày........và sự hiểu biết 3.3 Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ + Bằng tuổi nhau nhưng lớn lên có giống nhau không? Yêu cầu lần lượt từng cặp HS đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau cả lớp quan sát xem ai cao hơn, ai thấp hơn - Kết luận: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau -Các em cần chú ý ăn ,uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ, không ốm đau sẽ chống lớn hơn 3.4 Hoạt động 3: Vẽ tranh GV yêu cầu HS vẽ hình dáng của 4 bạn trong nhóm Nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt 4.Củng cố dặn dò - GV chốt lại nội dung chính của bài - Về nhà cần phải tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh - Nhận xét giờ học - Trả lời câu hỏi - Nhóm 4 em, mỗi lần một cặp người thắng lại đấu với người thắng -Từng cặp HS quan sát tranh và nêu nhận xét Hs trả lời -HS lắng nghe - Đo và quan sát xem ai cao hơn, tay ai dài hơn,vòng ngực vòng đầu ai to hơn Lần lượt từng cặp HS lên thực hành HS chú ý lắng nghe - Vẽ các bạn trong nhóm và giới thiệu tranh HS chú ý lắmg nghe ĐẠO ĐỨC Lớp 1 EM LỌC SINH LỚP 1 I. MỤC TIÊU : - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.(HS khá, giỏi biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp( HS khá, giỏi biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn). -GDKNS: KN tự giới thiệu về bản thân. KN thể hiện sự tự tin trước đông người. KN lắng nghe tích cực. KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè… II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - vở bài tập Đạo đức 1. - bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”; “ Đi đến trường” và “Em đến trường”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: yêu cầu Hs hát bài “ Ngày đầu tiên đi học”. 2. bài mới: 3. Giới thiệu bài 3.1 hoạt động 1: bài tập 1: Trò chơi: Vòng tròn giới thiệu tên: - Mục tiêu: giúp Hs biết tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. - GDKNS: thể hiện sự tự tin trước đông người. - hướng dẫn cách chơi: - chia lớp thành các nhóm (6 – 10 em) Nêu yêu cầu: em đầu tiên giới thiệu tên mình với các bạn và chỉ định một bạn bất kì tiếp tục giới thiệu tên mình và tên bạn giới thiệu trước. Tiếp tục như vậy đến hết các bạn trong nhóm. - gợi ý để Hs thảo luận. + trò chơi giúp em điều gì? Có bạn nào cùng tên với em không? + em thấy thế nào khi được giới thiệu tên và được nghe các bạn giới thiệu tên. + em hãy kể tên một vài bạn trong lớp mình. kết luận: mỗi người điều có một cái tên. trẻ em cũng có quyền có họ tên. - giới thiệu tên cho Hs biết và cách xưng hô khi trò chuyện với nhau. 3.3 hoạt động 2: bài tập 2. - Mục tiêu: GDKNS tự giới thiệu về bản thân. - nêu yêu cầu: hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích (nhóm đôi). - gọi Hs giới thiệu trước lớp. - hỏi: những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không? kết luận: mỗi người điều có những điều mình thích và không thích. những điều đó có thể giống hoặc khác giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác bạn khác. Nghæ 3.4 hoạt động 3: bài tập 3: Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình. *Mục tiêu: GDKNS: KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè… - nêu yêu cầu: em hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em: +ai chuẩn bị và đưa em đi học? chuẩn bị những gì? + đến lớp có gì khác ở nhà? + em phải làm gì để xứng đáng là Hs lớp một? - kết luận: vào lớp một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô mới, em sẽ học nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa. -được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. -em rất vui và tự hào vì mình là Hs lớp một. -em và các bạn cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. 4. Củng cố, dặn dò. -Nhận xét tiết học. -Dặn dò: Thực hiện tốt nội quy trường lớp. -Hát đồng thanh. -lắng nghe. lặp lại tựa. - theo dõi, lắng nghe, - thực hiện trò chơi. - Từng nhóm đứng thành vòng tròn. - thảo luận. - nêu ý kiến: CN. -Vài Hs kể trước lớp. - tự giới thiệu trong lớp. - chia nhóm ( 3 – 4 em) - kể về mình cho các bạn trong nhóm nghe. - Vài Hs kể trước lớp. - lắng nghe. -lắng nghe. Thứ ba ngày 13 tháng 08 năm 2013 ĐẠO ĐỨC Lớp 5 EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 I.MỤC TIÊU: - Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học tập, rèn luyện. - Vui và tự hào là học sinh lớp 5 *GD KNS: - Kĩ năng tự nhận thức( Tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5) - Kĩ năng xác định gía trị( xác định giá trị của học sinh lớp 5) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -tranh minh họa, phiếu bài tập III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC : 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hoạt Động 1 : Vị thế của HS lớp 5 -HS tranh luận nhóm theo tranh ảnh SGK để tìm hiểu nội dung của tình huống. -GV đưa ra câu hỏi gợi ý: 1)Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì? 2)Em thấy nét mặt các bạn như thế nào? 3)Bức tranh thứ hai vẽ gì? 4)Cô giáo đã nói gì với các bạn? 5)Em thấy các bạn có thái độ như thế nào? 6)Bức tranh thứ ba vẽ gì? 7)Bố của bạn HS đã nói gì với bạn? 8)Theo em, bạn HS đó đã làm gì để đựơc bố khen? 9)Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên? -GV yêu cầu các nhóm tranh luận các câu hỏi trong PHT . PHIẾU HỌC TẬP Em hãy trả lời các câu hỏi sau : GD KNS: 1)HS lớp 5 có gì khác so với HS lớp dưới? GD KNS: 2)Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 3)Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5? -HS trình bày ý kiến trước lớp. Kết luận: Năm nay các em lên lớp 5, lớp đàn anh đàn chị trong trường. Cô mong rằng các em phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lơp dưới học tập và noi theo. -Chụp cảnh các bạn HS lớp 5 trường Tiểu học Hoàng Diệu đón các em HS lớp 1. -Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, náo nức -Vẽ cô giáo và các bạn HS trong lớp học -Cô giáo nói: Cô chúc mừng các em đã lên lớp 5. .-Ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc, tự hào. -Vẽ bạn HS lớp 5 và bố của bạn. -Bố bạn nói: Con trai bố ngoan quá. Đúng là HS lớp 5 có khác. -Bạn HS đó tự giác làm bài, học bài, giúp mẹ việc nhà . . . -Tuỳ HS có ý khác nhau. 1)Là HS lớn nhất trường nên phải gương mẫu để cho HS lớp dưới noi theo. 2)Chúng ta cần chăm học, tự giác trong học tập và phải rèn luyện thật tốt. 3)Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em rất vui và tự hào vì là HS lớp 5. -HS nêu ghi nhớ SGK. 3.3Hoạt Động 2 : Em tự hào là HS lớp 5 -GV hỏi, cả lớp trả lời: +Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng vì mình? +Nêu những điểm em thấy còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5? Kết luận : Mỗi chúng ta đều có điểm yếu và điểm mạnh. Chúng ta cần biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để xứng đáng là HS lớp 5. -Học tốt, nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo, lễ phép, giữ gìn sách vở sạch sẽ, nghe cô giáo giảng . . . -Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác trong học tập, giúp đỡ các bạn học kém trong lớp . . . 3.4 Hoạt Động 3 : Trò chơi “ MC và HS lớp 5” -HS làm việc theo nhóm. -GV: Trong buổi lễ khai giảng đầu năm, có một chương trình dành cho các bạn mới vào lớp 5 với tên gọi “ Gặp gỡ và giao lưu” -GV đưa câu hỏi gợi ý: 1)Bạn nghĩ gì về ngày khai giảng năm nay? 2)Bạn hãy cho biết là HS lớp 5 có những điểm gì khác so với HS trong trường? 3)Bạn hãy nêu cảm nghĩ khi là HS lớp 5? 4)Bạn cảm thấy hài lòng về những điểm nào của mình? 6)Bạn hãy nói một vài điểm mà bạn cần phải khắc phục khi là HS lớp 5? 7)Bạn có thể hát hay đọc 1 bài thơ chủ đề “Trường học” để tặng cho mọi người? Kết luận: Là HS lớp 5, các em cần cố gắng học thật giỏi, thật ngoan, không ngừng tu dưỡng trao dồi bản thân. Các em can phát huy những điểm mạnh, những điểm đáng tự hào, đồng thời phải khắc phục những điểm yếu để xứng đáng là HS lớp 5. -HS thực hiện trò chơi dưới sự tổ chức, điều khiển của MC. -Cách chơi: HS trong nhóm thay phiên nhau đóng vai MC để giao lưu với các bạn. -HS phát biểu theo cảm nhận riêng của mình. 4. Củng cố dặn dò: -Yêu cầu HS về nhà: +Lập kế hoạch phấn đấu trong năm nay. +Sưu tầm câu chuyện về những HS lớp 5 gương mẫu. +Vẽ tranh theo chủ đề “ Trường em”. -HS lắng nghe. ĐẠO ĐỨC Lớp 4 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I.MỤC TIÊU: -Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. -Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. -Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. *GD KNS: - Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của học sinh - Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to. Phiếu bài tập cho mỗi nhóm. HS chuẩn bị các mẫu chuyện về sự trung thực trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hoạt động 1: Xử lý tình huống - Treo tranh tình huống như Sgk. - Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long. -GV đưa ra câu hỏi gợi ý: 1)Theo em hoạt động nào là thể hiện sự trung thực? GD KNS: 2) Trong học tập chúng ta cần phải trung thực không? Kết Luận: Trong học tập, chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi. -Quan sát tranh, đọc tình huống và thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Học sinh trả lời. - Nhận xét, bổ sung. 3.3 Hoạt Động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập: - GV cho hs làm việc cả lớp. -GV đưa ra câu hỏi gợi ý: GD KNS: 1)Trong học tập vì sao phải trung thực? 2) Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không? GV giảng và kết luận: Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất- chúng ta sẽ không tiến bộ được. - HS trả lời - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe -Vài học sinh đọc ghi nhớ. 3.4 Hoạt Động 3: Làm việc cá nhân BT1/SGK - Nêu yêu cầu bài tập Kết Luận: Việc (c) là trung thực trong học tập. Việc (a) (b) (d) là thiếu trung thực trong học tập -Trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn. 3.5 Hoạt Động 4: Thảo luận nhóm BT2/SGK Kết Luận: Ý (b) là đúng, ý (a) là sai. 4.Củng cố – dặn dò: - Hỏi: Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập? -Làm việc nhóm, trình bày, giải thích lí do sự lựa chọn của mình. - HS: Trao đổi trong nhóm về 1 tấm gương trung thực trong học tập. Thứ tư ngày 14 tháng 08 năm 2013 TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG Lớp 2 LUYỆN ĐỌC : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM I. MỤC TIÊU: 1. Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Đọc đúng các từ khó: nắn nót, mải miết, nguệch ngoạc, quay... - Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. 2. Hiểu nghĩa các từ mới: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, mải miết, nguệch ngoạc,... - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công. - Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim (HS khá, giỏi). II. Đồ dùng giảng dạy: -Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Bài mới * Đọc mẫu. * - Đọc từng câu * Hướng dẫn ngắt giọng. ? Ôn tồn, thành tài? * Luyện đọc từng đoạn. * Thi đọc. * Đọc đồng thanh. Học sinh theo dõi đọc thầm. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. Phát âm cho đúng: hiểu , quay. Luyện đọc câu dài, câu khó ngắt giọng: Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí,/ sẽ có ngày / nó thành kim.// Một số học sinh đọc cả đoạn trước lớp. Luyện đọc theo nhóm 4. Thi đọc (trò chơi luyện đọc):Tiếp sức, truyền điện, theo vai. Tìm hiểu đoạn 3,4. ? Bà cụ giảng giải như thế nào? ? Lúc này cậu bé có tin bà cụ không?Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? ? Câu chuyện này khuyên em điều gì? Học sinh thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến. Học sinh nối tiếp nhau trả lời. ( Mỗi ngày mài thỏi ... thành tài.Cậu bé hiểu ra quay về nhà học bài.) * Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công. Luyện đọc lại - Tổ chức thi đọc lại bài. - HS đọc theo nhóm 3:Thi đọc phân vai. - Bình chọn cá nhân , nhón đọc hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - Em thích ai trong câu chuyện? Vì sao? - Nhận xét tiết học. - Đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện: Có công mài sắt, có ngày nên kim và bài tập đọc: Ngày hôm qua đâu rồi. TOÁN TĂNG CƯỜNG Lớp 2 ôn tập các số đến 100 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: -Biết đếm đọc, viết thứ tự các số trong phạm vi 100. -Nhận biết được các số có 1 chữ số, số có 2 chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có 1 chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số. Số liền trước, số liền sau. -GD Học sinh có ý thức học tập. II. Đồ dùng giảng dạy: -Băng giấy: làm bảng số từ 0 ® 99. III. Các hoạt động dạy học: ổn định lớp: Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh. Bài mới: Giới thiệu bài: (nêu mục tiêu của bài) Bài 1 : Củng cố về các số có 1 chữ số. ? Nêu các số từ 0 ® 10. ? Nêu các số từ 10 ® 0. Gọi 1 học sinh lên bảng viết các số từ 0 ® 10. Cả lớp viết vào vở. ? có bao nhiêu số có 1 chữ số? Kể tên các số đó. Số bé nhất là số nào? Số lớn nhất có 1 chữ số là số ? ? số 10 có mấy chữ số? 10 học sinh nối tiếp nêu, 3 học sinh nhắc lại. 3 học sinh lần lượt đếm ngược. Học sinh làm bài vào vở ô li. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Có 10 số có 1 chữ số là 0, 1, … 8, 9. Số 0. Số 9. Số 10 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 0. Bài 2: Củng cố về các số có 2 chữ số: Đính bảng băng giấy đã chuẩn bị (như SGK-3). ? Số bé nhất có 2 chữ số là số? Số lớn nhất có 2 chữ số là số? Học sinh nối tiếp lên bản điền số còn thiếu trong bảng. Số 10 (3 học sinh nêu). Số 99. Học sinh tự làm bài vào vở. Bài 3: Số liền trước, số liền sau: Vẽ lên bảng: 39 ? số liền trước số 39 là số nào? Làm thế nào để tìm ra số 38? ? số liền sau của số 39 là số nào? Vì sao em biết? ? số liền trước và số liền sau của 1 số hơn kém số ấy bao nhiêu đơn vị? Số 38. Lấy 39 - 1 = 38. Số 40 vì 39 + 1 = 40. 1 đơn vị. Học sinh làm bài tập 3 vào vở. 4.Củng cố, dặn dò: Thứ năm ngày 15 tháng 08 năm 2013 TẬP VIẾT Lớp1 Âm e I.MỤC TIÊU: Học sinh làm quen và nhận biết chữ e, âm e. Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Riêng học sinh khá giỏi cần luyện nói 4 – 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : 4 tranh ở sách giáo khoa Mẫu chữ e viết thường Sợi dây để minh hoạ nét cho chữ e Sách tiếng việt 1, vở tập viết, vở BTTV, bộ chữ tiếng việt và bảng con Các mẫu vật có mang âm e. Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp… III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Muc Tiêu : Học sinh luyện viết chữ e ở vở viết in - Giáo viên hướng dẫn cách cầm bút - Giáo viên hướng dẫn tư thế ngồi viết . lưng thẳng, đầu hơi cúi, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ - Giáo viên gắn chữ mẫu nói chữ e có 1 nét thắt - Cách viết: Đầu tiên ta đặt bút trên đường kẻ thứ 1, đưa bút về bên phải tới đường kẻ thứ 3 thắt cong về bên trái, dừng bút giữa đường kẻ thứ 1 và thứ 2 - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết Muc Tiêu : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề - Giáo viên treo tranh 1 Các em thấy những gì trong tranh? Các con chim đang làm gì? Mỏ các con chim ra sao? à Giáo viên chốt ý: chim mẹ dạy chim con tập hót Giáo viên giao việc : Các em quan sát 4 tranh còn lại cứ 2 bạn 1 nhóm à Giáo viên chốt ý từng tranh: - Tranh 2 : Ve đang học kéo đàn vi-ô-lông - Tranh 3 : Các bạn ếch đang học nhóm - Tranh 4 : Thầy giáo gấu dạy các bạn bài chữ e Tranh 5 : Các bạn học sinh tập đọc chữ e - Học sinh viết vở - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi -Học sinh học nhóm - Học sinh trình bày Tổ 1 : Tranh 2 Tổ 2 : Tranh 3 Tổ 3 : Tranh 4 + Tổ 4 : Tranh 5 Mỗi tổ chọn 4 em gắn hoa tiếp sức tìm tiếng có âm vừa học TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG Lớp 1 ÔN TẬP LUYỆN VIẾT CHỮ b I.MỤC TIÊU : Học sinh làm quen và nhận biết chữ b, âm b . Đọc được: be. Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Riêng HS khá, giỏi luyện nói 4 – 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Tranh sách giáo khoa III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2. Bài mới -Muc Tiêu : Học sinh đọc được bài ở sách giáo khoa - Giáo viên yêu cầu mở sách giáo khoa - Giáo viên sửa cách phát âm của học sinh - Giáo viên nhận xét, gút ý Muc Tiêu : Viết đúng nét, đúng mẫu chữ vừa học ở vở viết in Giới thiệu nội dung viết b, be - Nhắc lại tư thế ngồi viết Hướng dẫn quy trình viết - Gắn chữ mẫu : Am b được viết bằng con chữ bê. Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ 2, ta viết nét khuyết trên, nối liền qua nét thắt. Điểm kết thúc nằm ở đường kẻ thứ 3 - Muốn viết chữ be ta viết con chữ bê nối liền với con chữ e, cô có be - Nhận xét phần luyện viết Muc Tiêu : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Giáo viên treo tranh 1 Các em thấy những gì trong tranh? Các con chim đang làm gì? à Giáo viên chốt ý: Con chim đậu trên cành cây để học bài - Giáo viên giao việc : Các em quan sát 3 tranh còn lại cứ 2 bạn 1 nhóm. Giáo viên nhận xét, tuyên dương Đọc lại bài Tìm chữ vừa học trong sách giáo khoa , báo 4. Củng cố dặn dò: - Học sinh đọc - Nêu tư thế ngồi viết - Học sinh viết ở bảng con - Học sinh viết ở vở viết in . - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi - Đang cầm sách học bài - Học sinh quan sát Học sinh trình bày -Tiếp sức tìm tiếng có âm vừa học Thứ sáu ngày 16 tháng 08 năm 2013 TẬP VIẾT Lớp1 I.MỤC TIÊU : - Học sinh làm quen và nhận biết chữ b, âm b . - Đọc được: be. - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Riêng HS khá, giỏi luyện nói 4 – 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Tranh sách giáo khoa III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức 2.Bài mới Muc Tiêu : Học sinh nhận diện được chữ ghi âm - Nhận diện chữ - Viết bảng : chữ b, chữ b gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét thắt Muc Tiêu : Học sinh phát âm và đánh vần tiếng có âm b Đọc mẫu âm b khi phát âm môi ngậm lại, bật hơi ra, có tiếng thanh Am và chữ b đi với âm và chữ e cho ta tiếng be à Giáo viên ghi bảng : be Mở sách giáo khoa : Trong “be” vị trí của b và e như thế nào ? Giáo viên phát âm: be (bờ – e – be) Muc Tiêu : Học sinh hiểu và viết được chữ b Giáo viên đính chữ b viết Chữ b viết có mấy nét Chữ b cao mấy đơn vị Giáo viên hướng dẫn viết chữ b, be à Giáo viên nhận xét, chữa lỗi cho học sinh 4. Củng cố dặn dò Học sinh thảo luận trả lời Học sinh đọc: bé,bê, bà, bóng Đều có âm b Học sinh đọc : b Học sinh quan sát. Học sinh nhắc lại Học sinh quan sát Học sinh phát âm b HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ Chủ điểm: Truyền thống nhà trường Tuần 1 Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học I. Mục tiêu giáo dục: Giúp HS : - Hiểu nội quy của trường và nhiệm vụ của năm học - Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học - Nhận xét tình hình lớp tuần 1 2. Hình thức: Sinh hoạt lớp: Nhận xét , thảo luận III. Chuẩn bị hoạt động : 1. Phương tiện: - Nội quy nhà trường - Nhiệm vụ năm học 2. Tổ chức: - Cử HS văn nghệ ( mỗi tổ 1 tiết mục) - Yêu cầu HS đọc nội quy, nhiệm vụ năm học, thảo luận các câu hỏi IV. Tiến hành hoạt động: 1. Sinh hoạt lớp : 10 phút Người điều khiển: Lớp trưởng: Nội dung: - Nhìn chung, tuy mới là tuần đầu tiên nhưng hầu hết các bạn đã bắt đầu làm quen với trường mới, lớp mới, thầy cô mới ; thực hiện tương đối nghiêm túc các nội quy, quy định của trường, lớp. - Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 1 số bạn chưa thật sự nghiêm túc trong giờ học, còn nói tự do, làm việc riêng...(Tâm, Linh, …) 2. Sinh hoạt chủ đề : 20 phút Người điều khiển: Lớp trưởng, Lớp phó văn nghệ: Nội dung: - Hát tập thể bài : Lớp chúng ta kết đoàn - Nêu lí do - Tìm hiểu nội quy và nhiệm vụ năm học: + GV nêu nội quy và nhiệm vụ năm học + HS thảo luận các câu hỏi theo 4 nhóm - Cử đại diện trình bày. CH1: Vì sao người HS phải biết và hiểu nội quy của nhà trường ? CH2: Hãy nêu những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới ? CH3: Hãy nêu những quy định nhà trường y/c người HS phải thực hiện? CH4: Hãy nêu những điều cấm đối với HS được nhà trường ghi rõ trong nội quy. - Văn nghệ : Các tổ lên trình bày các tiết mục VN đã chuẩn bị. V. Kết thúc hoạt động: - GVCN tuyên dương tinh thần tham gia của các cá nhân và tập thể lớp. - Nhắc nhở HS nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học để thực hiện tốt. Thứ hai ngày 19 tháng 08 năm 2013 TUẦN 2: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Lớp 1 CHÚNG TA ĐANG LỚN I.MỤC TIÊU: -Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao , cân nặng và sự hiểu biết của bản thân . -ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn, ... đó là bình thường II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các hình trong bài 2 SGK - Phiếu bài tập (vở BT TNXH 1 bài 2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Trẻ em có những quyền gì ? 3. Bài mới: 3.1 Khởi động: Trò chơi vật tay - Kết thúc cuộc chơi GV hỏi xem trong 4 nhóm người ai thắng thì giơ tay. b. Kết luận: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn ... hiện tượng đó nói lên gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. 3.2 Hoạt động 1: Làm việc với SGK B1: làm việc theo cặp B2: Hoạt động cả lớp Kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động (biết lẫy, bò, ngồi, đi ...) và sự hiểu biết các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn. 3.3 Hoạt động 2: B1: Thực hành theo nhóm B2: Câu hỏi: - Dựa vào kết quả thực hành đo nhau, các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không ? - KL: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. Các em cần ăn uống điều độ; giữ gìn sức khoẻ không ốm đau sẽ chóng lớn hơn. 3.4 Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm 4. Củng cố dặn dò : - Cho HS trưng bày sản phẩm trong nhóm xem bức vẽ nào đẹp nhất chọn đem lên trưng bày trước lớp. - Về xem lại bài, chuẩn bị bài: Nhận biết các vật xung quanh -4 HS một nhóm, chơi vật tay. Mỗi lần một cặp, những người thắng lại đấu với nhau. 2 HS quan sát các hình ở trang 6 SGK và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong từng hình. Một số HS lên nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm, các HS khác bổ sung. - Mỗi nhóm 4 HS chia làm 2 cặp, lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn. - Các bạn đo tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn - HS quan sát xem ai béo, ai gầy. HS phát biểu suy nghĩ CN về những câu hỏi GV đưa ra. + Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao , cân nặng và sự hiểu biết HS thực hành vẽ 4 bạn trong nhóm. \ ĐẠO ĐỨC Lớp 1 EM LỌC SINH LỚP 1(T) I. MỤC TIÊU : - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.(HS khá, giỏi biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp( HS khá, giỏi biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn). -GDKNS: KN tự giới thiệu về bản thân. KN thể hiện sự tự tin trước đông người. KN lắng nghe tích cực. KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè… II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - vở bài tập Đạo đức 1. - bà

File đính kèm:

  • docxgiao an lop 4 phuong kt.docx