Tiết 2: ĐẠO ĐỨC
Đi học đều và đúng giờ
I, Mục tiêu:
-HS biết được ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình
-H thực hiện đi học đều và đúng giờ
II. Tài liệu và phương tiện:
-Vở bài tập đạo đức
-Tranh bài tập 1, 4 phóng to
-Điều 28 công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
-Bài hát : “ Tới lớp , tới trường ” Nhạc và lời Hoàng Vân.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Khởi động: ( 3’ )
-HS hát bài: “ Đi học ”
- GV dẫn dắt vào bài
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 14 đến 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Chào cờ
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC
Đi học đều và đúng giờ
I, Mục tiêu:
-HS biết được ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình
-H thực hiện đi học đều và đúng giờ
II. Tài liệu và phương tiện:
-Vở bài tập đạo đức
-Tranh bài tập 1, 4 phóng to
-Điều 28 công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
-Bài hát : “ Tới lớp , tới trường ” Nhạc và lời Hoàng Vân.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Khởi động: ( 3’ )
-HS hát bài: “ Đi học ”
- GV dẫn dắt vào bài
2, Hoạt động 1:Thảo luận nhóm ( 8 - 10’ )
@ Mục tiêu: HS hiểu được lí do dẫn đến việc đi học muộn, hay đúng giờ.
@ Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm đôi.
- Bức tranh vẽ gì ?
- HS trình bày kết hợp chỉ vào nội dung tranh.
- GV tóm tắt: Đến giờ vào lớp, khi bác gấu đánh trống vào lớp Rùa đã ngồi vào bàn học.Thỏ đang la cà ...........
? Ví sao nhanh nhẹn lại đi học muộn ? Còn rùa chậm chạp lại vào lớp đúng giờ ?
- Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen, vì sao ?
-G kết luận : Thỏ la cà nên đi học muộn..........
3, Hoạt động 2 : Chơi trò chơi “ Sắm vai ” ( 8 - 10’ )
@ Mục tiêu: HS biết những việc cần chuẩn bị trước giờ đi học.
@ Cách tiến hành:
-GV phân vai: 2 HS ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai 2 nhân vật trong tình huống
-Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- HS lên đóng vai
- HS nhận xét và thảo luận.
- Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì vơi bạn ? Tại sao?
4, Hoạt dộng 3: Liên hệ ( 8 - 10’ )
-HS liên hệ trong lớp bạn nào luôn đi học đúng giờ
- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ.
GV K L : Được đi học là quyền lợi của các em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
Tiết 3 + 4 TIẾNG VIỆT
Bài 55 : eng - iêng
A.Mục đích yêu cầu :
-H đọc, viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
-Đọc câu ứng dụng :
“ Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. ”
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “ Ao, hồ, giếng ”
B. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng Tiếng Việt
C.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
I.Hoạt động 1 : KTBC ( 3 - 5’ )
-H ghép từ : súng đạn, sừng sững.
-H đọc sgk / 110-111
II, Hoạt động 2 :Dạy học vần mới ( 20 - 22’ )
1.Dạy vần eng - iêng ( 15 - 17’ )
- GV giới thiệu ghi bảng - phát âm mẫu : eng
- HS phát âm cá nhân
- GV đánh vần mẫu : e - ng -eng
- HS đánh vần cá nhân
- HS phân tích vần eng
- HS ghép vần eng - đọc lại .
- HS chọn âm x ghép trước vần eng dấu hỏi trên e để tạo thành tiếng mới
- GV đọc mẫu : xẻng
- HS đọc cá nhân
- HS đọc lại bài eng - xẻng
- HS phân tích tiếng xẻng
- GV giới thiệu từ khoá : lưỡi xẻng - đọc mẫu
- HS luyện đọc từ
- HS đọc lại bài : eng - xẻng - lưỡi xẻng.
+ Tương tự quy trình trên với : iêng - chiêng - trống, chiêng
- H đọc lại bài
- So sánh vần eng - iêng
2, Đọc từ ứng dụng : ( 5 - 7’ )
- HS ghép từ : cái kẻng, xà beng, bay liệng.
- GV ghi bảng - HD h/s đọc - đọc mẫu .
- HS luyện đọc từ cá nhân
III, Hoạt động 3 : ( 10 - 12’ ) Hướng dẫn viết bảng.
-HS đọc : eng - nhận xét .
-GV hướng dẫn quy trình viết vần eng - lưu ý nét nối từ e - n - g chú ý điểm gặp nhau của nét khuyết.
-HS luyện viết bảng con : eng
+ Tương tự với vần eng , từ lưỡi xẻng, trống chiêng
-GV n xét , sửa chữa cho HS.
Tiết 2
I.Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 10 - 12’ )
-HS luyện đọc bài trên bảng T1
-HS q/sát tranh - G giới thiệu câu ứng dụng :
“ Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. ”
-GV đọc mẫu - Hd h/s đọc
- HS luyện đọc câu ứng dụng
+Đọc sgk :
-GV đọc mẫu sgk / trang 112-113
-HS luyện đọc từng trang - G cho điểm.
-HS đọc cả 2 trang
II, Hoạt động 2 : Luyện viết ( 15 - 17’ )
-HS mở vở : Đọc nội dung bài viết . N xét vần eng viết trong mấy ô ?
-GV lưu ý H viết liền nét các con chữ - Cho H xem vở mẫu xác định k/c .
-HS nhắc lại tư thế ngồi viết cách cầm bút
- GV yêu cầu HS nhìn chữ mẫu viết cho đúng
- HS viết hết dòng vần eng / 4 vần - 1 dòng
*Tương tự các dòng còn lại: iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
Dòng lưỡi xẻng, trống chiêng viết 1 lần.
III, Hoạt động 3: Luyện nói: ( 5 - 7’ )
- HS nêu chủ đề luyện nói: “ Ao, hồ, giếng ”
- HS nói tự nhiên về nội dung tranh.
+ Nơi em ở có ao, hồ, giếng không ?
+ Ao, hồ, giếng có gì giống nhau ?
+ Nơi em ở dùng nước ở đâu ? Theo em nước ở đâu là nước sạch ?
+ Để giữ vệ sinh cho nước sinh hoạt, em và các bạn phải làm gì ?
IV, Củng cố - dặn dò ( 3’ )
- HS đọc lại bài
- Tìm tiếng có vần eng, iêng.
VN đọc lại bài - Chuẩn bị bài 56.
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: TOÁN
Tiết 53: Phép trừ trong phạm vi 8
A.Mục tiêu:
Giúp HS :
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 8
B. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học Toán
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
I, Hoạt động 1: KTBC ( 3 - 5’)
Học sinh làm bảng con: Đặt tính rồi tính
5 + 3 4 + 4 2 + 6
HS đọc thuộc bảng cộng 8
I, Hoạt động 2: Lập bảng trừ trong phạm vi 8 ( 10 - 12’ )
1 , Lập phép trừ , 8 - 1 = 7 8 - 7 = 1
Bước 1: Nhớ lại phép tính 7 + 1 = 8 dựa vào phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ lập 2 phép tính trừ
7 + 1 = 8
8 - 1 = 7
8 - 7 = 1
Bước 2: Kiểm tra kết quả bằng que tính
8 que tính bớt đi 1 còn 7 que tính
8 que tính bớt đi 7 còn 1 que tính
2, Lập các phép trừ : 8 - 2 = 6 8 - 5 = 3 8 - 4 = 4
8 - 6 = 2 8 - 3 = 5
Quy trình tương tự
3, Tổ chức cho HS học thuộc bảng trừ
III, Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành ( 15 - 17’ )
Bài 1/ 73 : HS làm bảng con
Chốt KT: Khi viết kết quả phép tính theo cột dọc cần lưu ý điều gì?
Bài 2 / 73: HS làm SGK
Chốt KT: về MQH giữa phép cộng và phép trừ
Từ một phép cộng có thể lập được phép trừ đúng
Bài 3/ 74: HS làm SGK:
Chốt KT: 4 gồm 1 và 3, 4 gồm 2 và 2 nên 8 - 4 cũng bằng 8 - 1 - 3, 8 - 2 - 2
Bài 4/ 74: HS làm SGK;
Chốt KT: Làm bài theo 3 bước:
Viết phép tính: 8 - 4 = 4
5 - 2 = 3
8 - 3 = 5
8 - 6 = 2
@ Dự kiến sai lầm: Bài 3: HS chỉ thực hiện 1 phép tính đã viết kết quả.
Bài 4: HS nêu được phép tính nhưng không lập được đề toán tương ứng.
IV, Củng cố - dặn dò: ( 2 - 3’ )
HS nhớ lại các phép trừ trong phạm vi 8 viết vào bảng con.
VN xem lại bài - chuẩn bị tiết: Luyện tập
*Rút kinh nghiệm sau bài dạy
- Phân bố thời gian:
- Sử dụng đồ dùng:
- Sai lầm của HS:
Tiết 3 + 4 TIẾNG VIỆT
Bài 56 : uông - ương
A.Mục đích yêu cầu :
-H đọc, viết được uông, ương,quả chuông, con đường.
-Đọc câu ứng dụng :
“ Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản Mường cùng vui vào hội. ”
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “ Đồng ruộng ”
B. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng Tiếng Việt
C.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
I.Hoạt động 1 : KTBC ( 3 - 5’ )
-H ghép từ : cái kẻng, xà beng, củ riềng
-H đọc sgk / 112-113
II, Hoạt động 2 :Dạy học vần mới ( 20 - 22’ )
1.Dạy vần uông - ương ( 15 - 17’ )
- GV giới thiệu ghi bảng - phát âm mẫu : uông
- HS phát âm cá nhân
- GV đánh vần mẫu : uô - ng - uông
- HS đánh vần cá nhân
- HS phân tích vần uông
- HS ghép vần uông - đọc lại .
- HS chọn âm ch ghép trước vần uông để tạo thành tiếng mới
- GV đọc mẫu : chuông
- HS đọc cá nhân
- HS đọc lại bài uông - chuông
- HS phân tích tiếng chuông
- GV giới thiệu từ khoá : quả chuông - đọc mẫu
- HS luyện đọc từ
- HS đọc lại bài : uông - chuông - quả chuông.
+ Tương tự quy trình trên với : ương - đường - con đường
- H đọc lại bài
- So sánh vần uông - ương
2, Đọc từ ứng dụng : ( 5 - 7’ )
- HS ghép từ : rau muống, luống cày, nhà trường.
- GV ghi bảng - HD h/s đọc - đọc mẫu .
- HS luyện đọc từ cá nhân
III, Hoạt động 3 : ( 10 - 12’ ) Hướng dẫn viết bảng.
-HS đọc : uông - nhận xét .
-GV hướng dẫn quy trình viết vần uông - lưu ý nét nối từ u - ô - n - g chú ý điểm gặp nhau của nét khuyết.
-HS luyện viết bảng con : uông
+ Tương tự với vần ương , từ quả chuông, con đường
-GV n xét , sửa chữa cho HS.
Tiết 2
I.Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 10 - 12’ )
-HS luyện đọc bài trên bảng T1
-HS q/sát tranh - G giới thiệu câu ứng dụng :
“ Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản Mường cùng vui vào hội. ”
-GV đọc mẫu - Hd h/s đọc
- HS luyện đọc câu ứng dụng
+Đọc sgk :
-GV đọc mẫu sgk / trang 114-115
-HS luyện đọc từng trang - G cho điểm.
-HS đọc cả 2 trang
II, Hoạt động 2 : Luyện viết ( 15 - 17’ )
-HS mở vở : Đọc nội dung bài viết . N xét vần uông viết trong mấy ô ?
-GV lưu ý H viết liền nét các con chữ - Cho H xem vở mẫu xác định k/c .
-HS nhắc lại tư thế ngồi viết cách cầm bút
- GV yêu cầu HS nhìn chữ mẫu viết cho đúng
- HS viết hết dòng vần uông / 4 vần - 1 dòng
*Tương tự các dòng còn lại: ương, quả chuông, con đường.
Dòng quả chuông, con đường viết 1 lần.
III, Hoạt động 3: Luyện nói: ( 5 - 7’ )
- HS nêu chủ đề luyện nói: “ Đồng ruộng ”
- HS nói tự nhiên về nội dung tranh.
+ Lúa ngô khoai sắn được trồng ở đâu ?
+ Trên đồng ruộng các bác nông dân đang làm gì ?
+ Ngoài những công việc được vẽ trong tranh em còn biết bác nông dân còn thường làm những công việc gì ?
+ Bác nông dân làm ra sản phẩm gì cho mọi người ?
IV, Củng cố - dặn dò ( 3’ )
- HS đọc lại bài
- Tìm tiếng có vần uông, ương.
VN đọc lại bài - Chuẩn bị bài 57.
Tiết 4: ÂM NHẠC
GV bộ môn dạy
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008
Hội khỏe Phù Đổng HS nghỉ
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: TỰ NHIÊN XÃ HỘI 2
An toàn khi ở nhà
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng về:
-Xác định một số vật trong nhà có thể gây đứt tay, nóng, bỏng và cháy.
-Số điện thoại để cứu hỏa - 114
II. Đồ dùng dạy học:
-Sưu tầm 1 số câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về tai nạn đã xảy ra.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1Hoạt động1: ( 7 - 8 ) HS quan sát
+ Một số hình ảnh trẻ em bị tai nạn thương tích khi ở nhà như: Bỏng, bị chảy máu, bị gãy tay hoặc gãy chân
2, Hoạt động 2: ( 10’ ) HS làm bài tập trong vở BTTNXH
-Mục tiêu: HS nhận biết được những thứ có thể gây bỏng bằng cách đánh dấu X.
-Cách tiến hành:
+ HS làm bài tập và nêu kq bài làm của mình
2, Hoạt động 2: ( 10 - 12’) HS làm vở bài tập TNXH
+Đánh dấu vào ô trống vật dụng có thể gây đứt tay
@ GV nêu kết luận chung: Cần phải thận trọng với những thứ có thể gây tai nạn thương tích khi ở nhà.
Tiết 2: TOÁN
Tiết 55: Phép cộng trong phạm vi 9
A.Mục tiêu:
Giúp HS :
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 9
B. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học Toán
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
I, Hoạt động 1: KTBC ( 3 - 5’)
Học sinh làm bảng con: Từ các số 3, 6, 8 lập các phép tính đúng
HS lập các phép tính đúng nêu được MQH giữa phép cộng và phép trừ.
I, Hoạt động 2: Lập bảng cộng trong phạm vi 9 ( 10 - 12’ )
1 , Lập phépcộng: 8 + 1 = 9 1 + 8 = 9
Bước 1 Quan sát hình vẽ trong SGK nêu đề toán
“ Có 8 chấm tròn, thêm một chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? ”
Bước 2: GV vừa chỉ vào hình vẽ vừa hỏi
8 + 1 bằng mấy ? HS trả lời
GV viết 8 + 1 = 9
Từ phép cộng 8 + 1 = 9 lập phép cộng thứ 2: 1 + 8 = 9
2, Các phép cộng:
7 + 2 = 9 2 + 7 = 9
6 + 3 = 9 3 + 6 = 9
5 + 4 = 9 4 + 5 = 9
Thành lập tương tự
3, Tổ chức cho HS học thuộc
-GV cho HS đọc các phép tính trong bảng, xóa dần kết quả để HS nhẩm cho thuộc.
III, Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành ( 15 - 17’ )
Bài 1/78 : HS làm bảng con
Chốt KT: Khi đặt tính cột dọc cần lưu ý điều gì? Vận dụng bảng cộng 9 để tính
Bài 2 / 79: HS làm SGK
Chốt KT: MQH giữa phép cộng và phép trừ
Bài 3/ 79: HS làm SGK:
Chốt KT: Mỗi cột tính hầu như giống nhau, giữ nguyên số đứng trước dấu cộng số đứng sau dấu cộng phân tích thành 2 số.
Bài 4 / 79: HS làm SGK
Chốt các bước để làm dạng toán viết phép tính thích hợp.
+ Bước 1: QS tranh
+ Bước 2: Lập đề toán
+ Bước 3: Viết phép tính
@ Dự kiến sai lầm: Bài 3 HS chưa làm được cách thứ 2
Bài 4 HS nêu bài toán chưa hoàn chỉnh
IV, Củng cố - dặn dò: ( 2 - 3’ )
HS làm bài tập - Nối phép tính với số thích hợp
HS đọc lại bảng cộng 9
VN xem lại bài - chuẩn bị tiết: Phép trừ trong phạm vi 9
*Rút kinh nghiệm sau bài dạy
- Phân bố thời gian:
- Sử dụng đồ dùng:
- Sai lầm của HS:
Tiết 3 + 4 TIẾNG VIỆT
Bài 58 : inh -ênh
A.Mục đích yêu cầu :
-H đọc, viết được inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
-Đọc câu ứng dụng :
“ Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra. ”
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “ Máy cày, máy vi tính, máy nổ, máy khâu. ”
B. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng Tiếng Việt
C.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
I.Hoạt động 1 : KTBC ( 3 - 5’ )
-H ghép từ : hải cảng, hiền lành, buôn làng.
-H đọc sgk / 116 - 117
II, Hoạt động 2 :Dạy học vần mới ( 20 - 22’ )
1.Dạy vần inh, ênh ( 15 - 17’ )
- GV giới thiệu ghi bảng - phát âm mẫu : inh
- HS phát âm cá nhân
- GV đánh vần mẫu : i - nh
- HS đánh vần cá nhân
- HS phân tích vần inh.
- HS ghép vần inh - đọc lại .
- HS chọn âm t ghép trước vần inh để tạo thành tiếng mới
- GV đọc mẫu : tính
- HS đọc cá nhân
- HS đọc lại bài inh, tính
- HS phân tích tiếng tính
- GV giới thiệu từ khoá : máy vi tính - đọc mẫu
- HS luyện đọc từ
- HS đọc lại bài : inh, tính, máy vi tính.
+ Tương tự quy trình trên với : ênh, kênh, dòng kênh
- H đọc lại bài
- So sánh vần inh, ênh
2, Đọc từ ứng dụng : ( 5 - 7’ )
- HS ghép từ : đình làng,thông minh, bệnh viện, ễnh ương.
- GV ghi bảng - HD h/s đọc - đọc mẫu .
- HS luyện đọc từ cá nhân
III, Hoạt động 3 : ( 10 - 12’ ) Hướng dẫn viết bảng.
-HS đọc : inh - nhận xét .
-GV hướng dẫn quy trình viết vần inh - lưu ý nét nối từ i - n - h chú ý điểm gặp nhau của nét khuyết.
-HS luyện viết bảng con : inh
+ Tương tự với vần ênh , từ máy vi tính, dòng kênh.
-GV n xét , sửa chữa cho HS.
Tiết 2
I.Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 10 - 12’ )
-HS luyện đọc bài trên bảng T1
-HS q/sát tranh - G giới thiệu câu ứng dụng :
“ Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra. ”
-GV đọc mẫu - Hd h/s đọc
- HS luyện đọc câu ứng dụng
+Đọc sgk :
-GV đọc mẫu sgk / trang 118 - 119
-HS luyện đọc từng trang - G cho điểm.
-HS đọc cả 2 trang
II, Hoạt động 2 : Luyện viết ( 15 - 17’ )
-HS mở vở : Đọc nội dung bài viết . N xét vần inh viết trong mấy ô ?
-GV lưu ý H viết liền nét các con chữ - Cho H xem vở mẫu xác định k/c .
-HS nhắc lại tư thế ngồi viết cách cầm bút
- GV yêu cầu HS nhìn chữ mẫu viết cho đúng
- HS viết hết dòng vần inh / 4 vần - 1 dòng
*Tương tự các dòng còn lại:ênh, máy vi tính, dòng kênh.
Dòng máy vi tính, dòng kênh viết 1 lần.
III, Hoạt động 3: Luyện nói: ( 5 - 7’ )
- HS nêu chủ đề luyện nói: “ Máy cày, máy nổ, máy vi tính, máy khâu. ”
- HS nói tự nhiên về nội dung tranh.
- GV chỉnh sửa cho HS nói thành câu.
+ Máy cày dùng để làm gì ?
+ Máy nổ dùng để làm gì ?
+ Máy tính dùng để làm gì ?
+ Em còn biết những loại máy nào ? Dùng để làm gì ?
IV, Củng cố - dặn dò ( 3’ )
- HS đọc lại bài
- Tìm tiếng có vần inh, ênh.
VN đọc lại bài - Chuẩn bị bài 57.
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: TOÁN
Tiết 56: Phép trừ trong phạm vi 9
A.Mục tiêu:
Giúp HS :
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 9
B. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học Toán
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
I, Hoạt động 1: KTBC ( 3 - 5’)
Học sinh làm bảng con: Đặt tính rồi tính
6 + 3 4 + 5 2 + 7
HS đọc thuộc bảng cộng 9
I, Hoạt động 2: Lập bảng trừ trong phạm vi 9 ( 10 - 12’ )
1 , Lập phép trừ , 9 - 1 = 8 9 - 8 = 1
Bước 1: Nhớ lại phép tính 8 + 1 = 9 dựa vào phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ lập 2 phép tính trừ
8 + 1 = 9
9 - 1 = 8
9 - 8 = 1
Bước 2: Kiểm tra kết quả bằng que tính
9 que tính bớt đi 1 còn 8 que tính
9 que tính bớt đi 8 còn 1 que tính
2, Lập các phép trừ : 9 - 2 = 7 9 - 6 = 3 9 - 4 = 5
9 - 7 = 2 9 - 3 = 6 9 - 5 = 4
Quy trình tương tự
3, Tổ chức cho HS học thuộc bảng trừ
III, Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành ( 15 - 17’ )
Bài 1/ 78 : HS làm bảng con
Chốt KT: Khi đặt tính cột dọc cần lưu ý điều gì?
Bài 2 / 79: HS làm SGK
Chốt KT: về MQH giữa phép cộng và phép trừ
Từ một phép cộng có thể lập được phép trừ đúng
Bài 3/ 79: HS làm SGK:
Chốt KT: Lấy 9 trừ đi số đã cho thì được số ở
Bài 4/ 79: HS làm SGK;
Chốt KT: Làm bài theo 3 bước:
Viết phép tính: 9 - 4 = 5
9 - 5 = 4
IV, Củng cố - dặn dò: ( 2 - 3’ )
HS nhớ lại các phép trừ trong phạm vi 9 viết vào bảng con.
VN xem lại bài - chuẩn bị tiết: Luyện tập
*Rút kinh nghiệm sau bài dạy
- Phân bố thời gian:
- Sử dụng đồ dùng:
- Sai lầm của HS:
Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT
Bài 59: ÔN TẬP
Mục đích yêu cầu:
-HS đọc viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng âm ng, nh
- Đọc đúng các từ ngữ, các câu ứng dụng
- Nghe hiểu và kể lại tự nhiên 1 số tình huống quan trọng trong chuyện “ Quạ và Công”
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng ôn trang 120/ SGK
Bộ đồ dùng Tiếng Việt
C.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
I,Hoạt động 1:KTBC ( 3 - 5’ )
- H ghép từ : đình làng ,thông minh ,bệnh viện
- H đọc bài 58/118 -119 sgk
II,Hoạt động 2: Ôn tập : (20 - 22’)
1,Giới thiệu bài ôn.
- GV viết : ang - anh
- HS đọc, ptính, nhận xét
Vần ang, anh có kết thúc = âm gì?
- GV giới thiệu bài ôn tập:vần có kết thúc = âm ng, nh
- HS đọc âm ở cột dọc.
- HS ghép âm để tạo thành vần vào bảng ôn.
- GV ghi bảng.
- HS đọc bài theo thứ tự , không theo thứ tự
2, Đọc từ ứng dụng:
-HS ghép từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang
GV ghi lên bảng- đọc mẫu
-HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng GV yêu cầu
III, Hoạt động 3. HD viết bảng (8 - 10’)
- HS đọc: bình minh- N xét
- GV hướng dẫn quy trình viết từ: bình minh.
- HS viết bảng con.
+ Từ: nhà rông quy trình tương tự.
GV nhận xét, sửa cho học sinh viết đẹp
TIẾT 2
I, Hoạt động 1: Luyện đọc (10 - 15’)
- HS đọc toàn bài tiết 1.
- HS q/s tranh - G giới thiệu câu ứng dụng:
“Trên trời mây trắng như bông”
. . . . . . . . .
về làng.”
-GV đọc mẫu - HD h/s đọc - H luyện đọc
+ Luyện đọc sgk:
-GV đọc mẫu cả 2 trang.
II, Hoạt động 2 : Luyện viết vở (8 - 10’)
-HS đọc : bình minh. Nhận xét từ bình minh viết trong mấy ô vở, 1dòng viết mấy lần
-GV lưu ý H viết liền nét các con chữ - cho H xem vở mẫu.
-GV y/c H q/s chữ mẫu viết cho hết dòng. 1lần / dòng
+ Tương tự dòng nhà rông.
GV chấm bài - n xét.
III, Hoạt động 3 : Kể chuyện (15 - 17’)
- GV cho HS q/s tranh , giới thiệu truyện kể “Quạ và công’’
- GV kể chuyện
- Lần 1 : Kể diễn cảm
- Lần 2 : Có tranh minh hoạ , kể đến đâu treo tranh đến đó.
- Lần 3 : Kể liền mạch có tranh.
- HS kể truyện theo tranh
? Câu chuyện có mấy nhân vật.
? Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao.
Ý nghĩa truyện : Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì?
IV, Củng cố - Dặn dò : ( 3’)
Chúng ta vừa ôn vần gì?
VN đọc lại bài - Chuẩn bị bài 60
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt sao - lớp
I, Mục tiêu:
- GV và HS cùng tổng kết lại ưu , khuyết điểm sau 1 tuần học.
- HS được sinh hoạt sao và vui văn nghệ.
II, Chuẩn bị:
Sổ theo dõi
III, Các hoạt động dạy học:
1, Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp ( 15’)
-Các tổ trưởng nhận xét các hoạt động của tổ , lớp qua các mặt.
+ Đi học đúng giờ
+ Thể dục xếp hàng ra vào lớp
+ Chuẩn bị bài về nhà
+ Ý thức học tập
+ Điểm tốt:
+ Các bạn được khen , chê
- GV y/c các tổ trưởng nêu cụ thể từng bạn qua các mặt đánh giá.
- GV nhắc nhở chung cả lớp , khen động viên H.
+ Phương hướng tuần sau:
Cả lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động.
2, Hoạt động 2 : ( 20’) Sinh hoạt sao.
- Các sao về vị trí sinh hoạt
- Các sao trưởng cho các bạn SH văn nghệ.
GV theo dõi nhận xét , nhắc nhở ý thức sinh hoạt sao
GV nhận xét giờ học
TUẦN 15
Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Chào cờ
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC
Đi học đều và đúng giờ
I, Mục tiêu
-H thực hiện đi học đều và đúng giờ
II. Tài liệu và phương tiện:
-Vở bài tập đạo đức
-Bài hát : “ Tới lớp , tới trường ” Nhạc và lời Hoàng Vân.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Hoạt động 1: Sắm vai ( 8 - 10’ )
-G chia lớp thành 4 nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống bài tập 4
-G đọc cho H nghe lời đối thoại trong 2 bức trang
-Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
-H đóng vai trước lớp.
-Cả lớp trao đổi nhận xét trả lời câu hỏi.
+ Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
-G kết luận : Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng bài đầy đủ.
2, Hoạt động 2 : H thảo luận nhóm bài tập 5 ( 8 - 10’ )
-G nêu y/c thảo lỵân
-H thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-Cả lởptao đổi nhận xét.
-G kết luận : Trời mưa các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa, vượt khó khăn đi học.
3, Hoạt dộng 3 : Thảo luận cả lớp ( 8 - 10’ )
-Đi học đều có ính lợi gì ?
-Cần phải làn gì để đi học đều đúng giờ ?
-Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào ? Nếu nghỉ học cần làm gì ?
-H đọc 2 câu thơ cuối bài.
‘‘Trò ngoan đến lớp đúng giờ.
Đều đặn đi học nắng mưa ngại gì.’’
Cả lớp hát bài : ‘‘Tới lớp tới trường’’
K L chung : Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt , thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
Tiết 3 + 4 TIẾNG VIỆT
Bài 60 : om - am
A.Mục đích yêu cầu :
-H đọc, viết được : om, am, làng xóm, rừng tràm.
-Đọc câu ứng dụng :
‘‘Mưa tháng bảy gãy cành trám
Nắng tháng tám rám trái bòng .’’
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ‘‘ Nói lời cảm ơn’’
B. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng Tiếng Việt
C.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
I.Hoạt động 1 : KTBC ( 3 - 5’ )
-H ghép từ : bình minh , nhà rông , cánh đồng .
-H đọc sgk / 120-121
II, Hoạt động 2 :Dạy học vần mới ( 20 - 22’ )
1.Dạy vần om, am ( 15 - 17’ )
- GV giới thiệu ghi bảng - phát âm mẫu : om
- HS phát âm cá nhân
- GV đánh vần mẫu : o - m - om
- HS đánh vần cá nhân
- HS phân tích vần om
- HS ghép vần om - đọc lại .
- HS chọn âm x ghép trước vần om dấu sắc trên o để tạo thành tiếng mới
- GV đọc mẫu : xóm
- HS đọc cá nhân
- HS đọc lại bài om - xóm
- HS phân tích tiếng xóm
- GV giới thiệu từ khoá : làng xóm - đọc mẫu
- HS luyện đọc từ
- HS đọc lại bài : om - xóm , làng xóm.
+ Tương tự quy trình trên với : am -tràm - rừng tràm
- H đọc lại bài
- So sánh vần om - am
2, Đọc từ ứng dụng : ( 5 - 7’ )
- HS ghép từ : chòm râu , quả trám , trái cam
- GV ghi bảng - HD h/s đọc - đọc mẫu .
- HS luyện đọc từ cá nhân
III, Hoạt động 3 : ( 10 - 12’ ) Hướng dẫn viết bảng.
-HS đọc :om - nhận xét .
-GV hướng dẫn quy trình viết vần om - lưu ý nét nối từ o - m , các nét móc cách đều nhau.
-HS luyện viết bảng con : om
+ Tương tự với vần am , từ làng xóm , rừng tràm
-GV n xét , sửa chữa cho HS.
Tiết 2
I.Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 10 - 12’ )
-HS luyện đọc bài trên bảng T1
-HS q/sát tranh - G giới thiệu câu ứng dụng :
‘Mưa tháng bảy gãy cành trám
....................................trái bòng’’
-GV đọc mẫu - Hd h/s đọc
- HS luyện đọc câu ứng dụng
+Đọc sgk :
-GV đọc mẫu sgk / trang 122-123
-HS luyện đọc từng trang - G cho điểm.
-HS đọc cả 2 trang
II, Hoạt động 2 : Luyện viết ( 15 - 17’ )
-HS mở vở : Đọc nội dung bài viết . N xét vần om viết trong mấy ô ?
-GV lưu ý H viết liền nét các con chữ - Cho H xem vở mẫu xác định k/c .
-HS nhắc lại tư thế ngồi viết cách cầm bút
- GV yêu cầu HS nhìn chữ mẫu viết cho đúng
- HS viết hết dòng vần om / 6 vần - 1 dòng
*Tương tự các dòng còn lại: am, làng xóm, rừng tràm.
Dòng làng xóm, rừng tràm viết 1 lần.
III, Hoạt động 3: Luyện nói: ( 5 - 7’ )
- HS nêu chủ đề luyện nói: “ Nói lời cảm ơn”
- HS nói tự nhiên về nội dung tranh.
? Tại sao em lại cảm ơn chị ?
? Em đã nói lời cảm ơn bao giờ chưa ?
? Khi nào ta nói lời cảm ơn ?
IV, Củng cố - dặn dò ( 3’ )
- HS đọc lại bài
- Tìm tiếng có vần om, am
VN đọc lại bài - Chuẩn bị bài 61.
Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: TOÁN
Tiết 57: Luyện tập
A.Mục tiêu:
Giúp HS :
Củng cố về các phép cộng trừ trong phạm vi 9
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
I, Hoạt động 1: KTBC ( 3 - 5’)
Học sinh làm bảng con: Đặt tính rồi tính
7 + 2 9 - 2 3 + 6
HS đọc thuộc bảng cộng, bảng trừ 9
II, Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành ( 25 - 27’ )
Bài 1/ 80 ( 5 - 7’ ) : HS làm SGK
Chốt KT: MQH giữa phép cộng và phép trừ
Bài 2 / 80 ( 4’ ) : HS làm SGK
Chốt KT: Lấy kết quả trừ đi số đã cho thì được số điền vào chỗ trống
Bài3/ 80 ( 5’ ): HS làm SGK:
Chốt KT: Thực hiện theo 3 bước
+ Tính kết quả
+ So sánh kết quả
+ Chọn dấu để điền
Bài 4/ 80: HS làm SGK;
Chốt KT: Làm bài theo 3 bước:
+ QS tranh
+ Lập đề toán
+ Viết phép tính
Viết phép tính
3 + 6 = 9 9 - 6 = 3
6 + 3 = 9 9 - 3 = 6
Bài 5/ 80 ( 5’ ) HS làm SGK
Có 5 hình vuông
*Dự kiến sai lầm : Bài 4 HS chưa nêu được đề toán cho cả 4 trường hợp
Bài 5 nhận diện không đủ 5 hìng vuông
IV, Củng cố - dặn dò: ( 2 - 3’ )
GV cùng HS hệ thống lại nội dung luyện tập
VN xem lại bài - chuẩn bị bài : Phép cộng trong phạm vi 10
*Rút kinh nghiệm sau bài dạy
- Phân bố thời gian:
- Sai lầm của HS:
Tiết 2 - 3: TIẾNG VIỆT
Bài 61 : ăm - âm
A.Mục đích yêu cầu :
-H đọc, viết được : ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.
-Đọc câu ứng dụng :
“Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cuối gặm cỏ bên sườn đồi”
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ‘‘ Thứ, ngày, tháng, năm’’
B. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng Tiếng Việt
C.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
I.Hoạt động 1 : KTBC ( 3 - 5’ )
-H ghép từ : làng xóm, quả trám .
-H đọc sgk / 122-123
II, Hoạt động 2 :Dạy học vần mới ( 20 - 22’ )
1.Dạy vần ă
File đính kèm:
- Giao an Lop 1(24).doc