Giáo án lớp 1 tuần 15 - Trường Tiểu học Hải Thượng

Học vần

OM , AM

I- Mục đích – yêu cầu :

 - Nhận biết cấu tạo vần om, am, xóm, tràm.

 - Phân biệt sự khác nhau giữa vần om, am để đọc đúng, viết đúng: làng xóm, rừng tràm.

 - Đọc đúng từ ứng dụng, câu ứng dụng.

 - Nói theo chủ đề: Nói lời cám ơn.

II- Đồ dùng dạy – học : - Bộ ghép chữ, Tranh minh họa SGK.

III- Các hoạt động dạy – học:

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - Viết bảng con : bình minh, nhà rông, nắng chang chang.

 - 2 HS đọc câu ứng dụng. GV nhận xét ghi điểm.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 15 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù hai ngaøy 1 thaùng 12 naêm 2008 Học vần OM , AM I- Mục đích – yêu cầu : - Nhận biết cấu tạo vần om, am, xóm, tràm. - Phân biệt sự khác nhau giữa vần om, am để đọc đúng, viết đúng: làng xóm, rừng tràm. - Đọc đúng từ ứng dụng, câu ứng dụng. - Nói theo chủ đề: Nói lời cám ơn. II- Đồ dùng dạy – học : - Bộ ghép chữ, Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : - Viết bảng con : bình minh, nhà rông, nắng chang chang. - 2 HS đọc câu ứng dụng. GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới : Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: Học vần om, am. GV ghi bảng.HS đọc lại . 2.2. Dạy vần: * om a) Nhận diện vần - Phân tích vần om : âm o đứng trước, âm m đứng sau. - So sánh vần om và vần on : Giống nhau : đều có âm bắt đầu bằng âm o . Khác nhau : vần om có âm kết thúc là m, vần on có âm kết thúc n. - HS ghép vần om . b) Đánh vần - Đọc đánh vần : o – mờ – om - Thêm âm x trước vần om và dấu sắc để tạo thành tiếng xóm. - HS ghép, Phân tích tiếng xóm: x đứng trước, vần om đứng sau, dấu sắc trên đầu con chữ o. - HS đọc đánh vần : xờ - om – xom – sắc – xóm. - Rút từ : làng xóm, HS đọc. - Đọc đánh vần và đọc trơn từ khóa : o – mờ – om xờ - om – xom – sắc – xóm làng xóm. * am ( Tương tự ) - Nêu cấu tạo vần am: a trước, âm m đứng sau. - So sánh vần om và vần am: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm m . Khác nhau: vần om có âm bắt đầu bằng âm o , vần am có âm bắt đầu bằng âm a. - Rút từ khóa : rừng tràm, HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc : a- mờ – am trờ - am – tram – huyền – tràm rừng tràm. c) Viết : GV viết mẫu : vừa viết vừa nêu quy trình viết. - HS viết bảng con d) Đọc từ ngữ ứng dụng: - HS đọc: 2 em chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam. - GV giải thích : + Chòm râu: Râu mọc nhiều, thành chùm dài. + Đom đóm: Con vật rất nhỏ, phát ra ánh sáng. - GV đọc mẫu - HS đọc lại: cá nhân, nhóm, lớp. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc : HS đọc bài trên bảng. - Luyện đọc câu ứng dụng. Mưa tháng bảy gãy cành trám Nắng tháng tám rám trái bòng. b) Luyện viết : HS viết vở tập viết . Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói : HS quan sát tranh đọc đề luyện nói : Nói lời cám ơn. + Bức tranh vẽ những ai ? + Những người đó đang làm gì ? + Tại sao em bé cám ơn chị ? + Em đã nói lời cám ơn bao giờ chưa ? + Thường khi nào thì nói lời cám ơn ? - Trò chơi : Thi đáp lời cám ơn, 2 đội. Mỗi đội 2 em đóng vai tạo ra tình huống phải nói lời cám ơn - HS chơi, GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò : - GV chỉ bảng, HS đọc. - Tìm tiếng có vần vừa học. - Dặn đọc bài ở nhà . Xem trước bài sau. SINH HOẠT SAO I - Đánh giá tình hình hoạt động của sao trong thời gian qua: * Nề nếp: - Vệ sinh trong và ngoài lớp cũng như vệ sinh thân thể sạch sẽ. - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, ôn bài 15 phút đầu giờ tốt. - Biết kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo. - Phong trào học tập sôi nổi, tiến bộ. - Đi học chuyên cần, nghỉ học có giấy xin phép. * Học tập: - Học bài và viết bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Có ý thức học tập tốt. - Tuyên dương các sao như: Sao đoàn kết, Sao chăm chỉ; cá nhân xuất sắc như: Lộc, Na, Ngọc, Quyết,... - Bên cạnh đó còn một số em đọc chậm như: Phong, Trinh, Linh. Thọ không viết bài ở nhà. II - Kế hoạch: - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày quân đội nhân dân Việt Nam. - Tiếp tục duy trì nề nếp. Thực hiện 15 phút đầu giờ có hiệu quả. - Đồng phục đúng quy định. Vệ sinh cá nhân sạch, đẹp, gọn gàng. - Tiếp tục rèn chữ giữ vở. - Bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp ở lớp cũng như ở nhà. - GV hướng dẫn học sinh cách học và làm bài ở nhà. - Đoàn kết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. - Rèn luyện tác phong quân sự hóa. III. Sinh hoạt văn nghệ: - Ca múa các bài hát chủ đề “ Anh bộ đội cụ Hồ”. Chiều Toán ÔN: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9 I- Mục tiêu : - HS thực hiện thành thạo các phép trừ trong phạm vi 9. - Quan sát tranh nêu đề toán và phép tính thích hợp . II- Các hoạt động dạy – học : 1. Ôn kiến thức đã học : - 2 HS nêu phép trừ trong phạm vi 9. - Trò chơi : Đúng – sai : Như thường lệ: Mỗi đội 4 em. Thực hiện ở bảng nhóm. 9 – 4 = 4 1 + 7 = 9 7 + 1 = 8 3 – 2 = 1 6 + 1 = 7 6 – 3 = 3 5 – 3 = 3 2 + 7 = 9 9 – 2 = 6 9 – 0 = 0 2. Thực hành vở bài tập toán : Bài 1: Điền số - Gọi 4 em lên bảng làm. 3 + … = 9 9 - … = 2 4 + … = 7 8 - … = 2 6 + … = 9 9 – … = 7 5 + … = 8 6 - … = 6 Bài 2: Nối phép tính với kết quả thích hợp . - GV viết phép tính lên bảng, gọi HS lên nối. Bài 3:- HS nêu yêu cầu: Điền dấu > < =? 6 + 2 … 9 3 + 6 … 5 + 3 4 + 5 … 5 + 4 6 – 2 … 6 9 – 9 … 8 + 1 9 – 6 … 8 -6 - Gọi 3 em lên bảng làm Bài 4: Viết phép tính : HS nêu đề toán Có 4 con gà trong lồng và 5 con gà ở ngoài lồng . Hỏi có tất cả mấy con gà ? HS nêu phép tính : 4 + 5 = 9 Bài 5: 5 hình vuông 4 hình tam giác - Thu vở chấm .Nhận xét giờ học. 3. Trò chơi: “ Nhà toán học” GV nêu cách chơi: một em nêu một phép tính bất kì trong phạm vi đã học, chỉ định một em khác nêu kết quả nếu nêu đúng thì sẽ được quyền nêu lại một phép tính khác và chỉ định người trả lời, cứ như vậy thời gian 5 phút. Học vần ÔN : OM AM I- Mục tiêu : - HS đọc viết thành thạo tiếng, từ có chứa vần vừa học. - Tìm được tiếng, từ có chứa vần vừa học. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy – học: Tiết 1 1. Luyện đọc SGK: Gọi lần lượt HS đọc bài ở SGK, kết hợp phân tích tiếng: chòm, đóm, cam. 2. Viết bảng con: ống nhòm, làng xóm, chòm râu, rừng tràm, quả cam, đám cưới, số tám . 3. Thực hành vở bài tập TV: * Nối : Tranh vẽ với từ thích hợp: chỏm núi, đám cưới, khóm mía. - Gọi HS đọc lại các từ vừa nối . * Điền: om hay am ? Số t …, ống nh …, * Viết : đom đóm , trái cam . - Thu vở chấm , nhận xét 4. Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có chứa vần om, am. Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS viết các từ đó ra bảng nhóm, sau đó đính bảng nhận xét. Tiết 2 1. Viết vở chính tả: GV đọc HS viết bài vào vở. Mưa tháng bảy gãy cành trám Nắng tháng tám rám trái bòng. - Điền vần om, an, am, ong, on: c... gà; nhà s...; quả c....; b... bóng; phân b... . - Thu vở chấm chữa. 2. Kể chuyện: Hồ Gương. GV nêu ý nghĩa câu chuyện. Hồ Gương là một tấm gương trung thực, đã mang lại nhiều điều tốt lành cho mọi người, cho nên khi gặp hoạn nạn đã được mọi người cứu giúp, che chở. 3. Củng cố - dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Thöù ba ngaøy 2 thaùng 12 naêm 2008 Học vần ĂM , ÂM I- Mục đích – yêu cầu : - Nhận biết cấu tạo vần om, am, tiếng xóm, tràm. - Phân biếtự khác nhau giữa vần om, am để đọc đúng, viết đúng. - Đọc đúng các từ, câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề: Nói lời cảm ơn. II- Đồ dùng dạy – học : - SGK , Bộ đồ dùng TV. - Tranh ảnh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Viết bảng con: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam. - 2 em đọc từ ứng dụng, 2 em đọc câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới : Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: Học vần om , am , GV ghi bảng . HS nhắc lại 2.2. Dạy vần: * ăm a) Nhận diện vần - Phân tích vần ăm: âm ă đứng trước âm m đứng sau. - So sánh vần ăm và vần am: Giống nhau: Đều có âm kết thúc bằng âm m. Khác nhau: vần ăm có âm bắt đầu bằng âm ă, vần am có âm bắt đầu bằng âm a. - HS ghép vần ăm, đọc lại. b) Đánh vần: - HS đánh vần: á – mờ – ăm - Thêm âm t và dấu huyền để tạo thành tiếng tằm , HS ghép. - Phân tích tiếng tằm: âm t đứng trước vần ăm đứng sau, dấu huyền trên đầu âm ă. - HS đọc : tờ - ăm – tăm – huyền – tằm - Đọc đánh vần và đọc trơn : á – mờ - ăm tờ - ăm – tăm – huyền – tằm nuôi tằm. * âm ( Tương tự ) - Vần âm tạo nên từ â và m. - So sánh vần ăm và vần âm: Giống nhau : đều có âm kết thúc bằng âm m. Khác nhau : vần ăm có âm bắt đầu bằng âm ă, vần âm có âm bắt đàu bằng âm â. - HS ghép, đọc đánh vần. - HS đọc lại : ớ - mờ – âm nờ - âm – nâm – sắc – nấm hái nấm. c) Viết : GV viết mẫu : vừa viết vừa nêu quy trình viết . -HS viết bảng con: ăm, nuôi tằm, âm, hái nấm. d) Đọc từ ngữ ứng dụng : - GV ghi bảng, HS đọc.tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm. - GV giải thích : + Đường hầm: Con đường dưới lòng đất. - GV đọc mẫu, HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc : - Luyện đọc phần vần, từ ứng dụng trên bảng. - Luyện đọc câu ứng dụng.Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi. b) Luyện viết : - HS luyện viết vở tập viết : ăm, nuôi tằm, âm, hái nấm. - Thu vở chấm 1 số bài . c) Luyện nói : HS đọc đề luyện nói : Thứ ngày tháng năm + Bức tranh vẽ gì ? Những vật trong tranh nói lên điều gì chung ? + Em đọc thời khóa biểu lớp em ? + Ngày chủ nhật em thường làm gì ? + Khi nào đến Tết? + Em thích ngày nào nhất trong tuần ? Vì sao ? 3. Củng cố - dặn dò : - HS đọc bài trên bảng. - Tìm tiếng, từ có vần vừa học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu: - HS củng cố và khắc sâu kiến thức: Các bảng cộng và trừ đã học. - So sánh các số trong phạm vi 9. - Đặt đề toán theo tranh. Nhận dạng hình vuông. II- Đồ dùng : Bảng phụ, giấy, bút màu. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 9. 2. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập SGK : Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài : Tính nhẩm - HS làm bài . Nêu kết quả . HS lên bảng thực hiện 8 + 1 = 7 + 2 = 6 + 3 = 5 + 4 = 1 + 8 = 2 + 7 = 3 + 6 = 4 + 5 = 9 – 8 = 9 – 7 = 9 - 6 = 9 – 5 = 9 – 1 = 9 – 2 = 9 – 3 = 9 – 4 = - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Bài 2: HS nêu yêu cầu : 3 em lên bảng làm. 5 + … = 9 9 - … = 6 3 + 6 = 4 + … = 8 7 - … = 5 …+ 9 = 9 …+ 7 = 9 …+ 3 = 8 9 - … = 9 Bài 3: HS nêu yêu cầu : Điền dấu. - HS làm bài . đổi vở kiểm tra lẫn nhau, 3 em lên bảng làm. 5 + 4 … 9 6 … 5 + 3 9 – 0 … 8 0 – 2 … 8 9 … 5 + 1 4 + 5 … 5 + 4 Bài 4: HS quan sát tranh nêu đề toán. Có 6 con gà đang kiếm ăn , thêm 3 con nữa . Hỏi có tất cả mấy con gà ? Hoặc : Có 3 con gà trong lồng và 6 con gà ngoài lồng . Hỏi có tất cả mấy con gà ? - HS nêu phép tính : 6 +3 = 9 hoặc : 3 + 6 =9 Bài 5: HS quan sát , nêu kết quả : 5 hình vuông. 3. Củng cố - dặn dò : - Chơi trò chơi : Đúng – sai : lớp chia làm 2 đội , mỗi đội 5 em chơi tiếp sức ghi đ, s. 6 + 3 = 9 6 + 3 = 7 7 + 2 = 8 7 + 2 = 9 9 – 5 = 4 9 – 5 = 5 1 + 8 = 8 1 + 8 = 9 9 - 0 = 9 9 + 0 = 9 - Đội nào nhanh , đúng đội đó sẽ thắng. - Nhận xét giờ học. Thöù tö ngaøy 3 thaùng 12 naêm 2008 Học vần ÔM , ƠM I- Mục đích – yêu cầu: - Nhận biết được cấu tạo vần ôm, ơm. - Phân biệt sự khác nhau để đọc đúng viết đúng. - Đọc từ, câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề: Bữa cơm. - Giáo dục HS yêu quý gia đình, chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng. II- Đồ dùng dạy học : - Tranh, mẫu vật từ khóa. - Bộ đồ dùng học TV. III- Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con : tăm tre, đỏ thắm , mầm non , đường hầm . - 2 HS đọc từ ứng dụng , 2 em đọc câu ứng dụng 2. Dạy học bài mới : Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: Học vần : ôm, ơm. GV ghi bảng. HS nhắc lại. 2.2.Dạy vần: * ôm a) Nhận diện vần - Phân tích vần ôm: âm ô đứng trước âm m đứng sau. - So sánh vần ôm với vần om: Giống nhau : đều có âm kết thúc bằng âm m. Khác nhau : vần ôm có âm bắt đầu bằng âm ô, vần om có âm bắt đầu bằng âm o. b) Đánh vần - HS ghép vần ôm, HS đọc : ô – mờ – ôm - Thêm âm t vào vần ôm để có tiếng mới , HS ghép : tôm - Phân tích tiếng tôm : âm t đứng trước, vần ôm đứng sau. - Đọc đánh vần : tờ - ôm – tôm . Rút từ khóa: con tôm - HS đọc lại toàn bộ : ô –mờ - ôm tờ - ôm – tôm con tôm. *ơm ( Tương tự ) - Vần ơm tạo nên ơ và m. - So sánh ôm và ơm : Giống nhau : đều có âm kết thúc bằng âm m . Khác nhau : vần ôm có âm bắt đầu bằng âm ô , vần ơm có âm bắt đầu bằng âm ơ. - Thêm âm r để tạo thành tiếng mới , HS ghép , đọc lại : ơ – mờ - ơm - HS đọc toàn bộ: ơ – mờ – ơm rờ - ơm – rơm đống rơm. b) Viết : GV viết mẫu , vừa viết vừa nêu quy trình viết . - HS viết bảng con : c) Đọc từ ngữ ứng dụng : - HS đọc từ : chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm. - GV giải thích : +Chó đốm : Con chó có bộ lông đốm. + Sáng sớm : Bắt đầu sáng. + Mùi thơm : Mùi của cái gì đó thơm. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc : - HS đọc phần vần. - Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng. - HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp. b) Luyện viết : - HS đọc vần, từ cần viết. - Viết vở tập viết. Thu vở chấm chữa. c) Luyện nói : - HS đọc đề luyện nói : Bữa cơm + Tranh vẽ gì ? Trong bữa cơm có những ai ? + Một ngày em ăn mấy bữa ? Mỗi bữa ăn những món ăn gì ? + Mỗi sáng em thường ăn gì? + Ở nhà ai thường đi chợ , nấu ăn ? Ai là người thu dọn? + Em thích ăn món gì nhất ? + Trước khi ăn phải làm gì ? * Giáo dục HS biết yêu thương những người trong gia đình, chăm học để làm vui lòng bố mẹ.Biết yêu quý gia đình của mình. 3. Củng cố - dặn dò : - HS đọc lại trên bảng. - Dặn đọc bài ở nhà . Xem trước bài sau. Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 I- Mục tiêu : - Nắm vững khái niệm phép cộng. - Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10. - Thực hành tính cộng đúng trongphạm vi 10. II- Đồ dùng dạy – học : - Bộ đồ dùng toán 1 - Mô hình : que tính , gà , xe ô tô. III- Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng làm. 7 + 2 – 5 = 9 – 4 + 3 = 3 + 3 + 3 = 9 – 8 – 1 = 7 – 5 + 7 = 6 – 2 + 5 = 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10: * Hướng dẫn phép cộng : 9 + 1 và 1 + 9 Bước 1: GV gắn và gợi ý cho HS nêu đề toán : Có 9 con gà , thêm 1 con nữa . Hỏi có tất cả mấy con gà ? Bước 2: Vừa chỉ vừa nêu : 9 + 1 = mấy ? ( 10 ) GV ghi : 9 + 1 = 10 - HS đọc phép tính . Bước 3: GV nêu : 1 cộng 9 bằng mấy ? ( 1 + 9 = 10) -Nhận xét 2 phép tính : 9 +1 = 10 và 1 + 9 = 10 kết quả đều bằng nhau . Vậy : 9 + 1 = 1 + 9 * Hướng dẫn HS các phép tính : 8 + 2 = 10 2 + 8 = 10 5 + 5 = 10 3 + 7 = 10 7 + 3 = 10 6 + 4 = 10 4 + 6 = 10 - HS đọc thuộc bảng cộng . c. Hướng dẫn làm bài tập SGK: Bài 1: HS nêu yêu cầu , 2 em lên bảng làm phần a. 1 2 3 4 5 9 + + + + + + 9 8 7 6 5 1 b.Gọi 4 em lên bảng làm. 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 4 = 9 + 1 = 8 + 2 = 7 + 3 = 6 + 4 = 9 – 1 = 8 – 2 = 7 – 3 = 6 – 4 = - Cả lớp nhận xét , GV nhận xét ghi điểm. Bài 2: Số ? Gọi HS lên bảng viết số thích hợp: Bài 3: HS nêu đề toán và phép tính : Có 6 bạn đang chơi nhảy dây , thêm 4 bạn nữa chạy đến . Hỏi có tất cả mấy bạn ? Gọi HS nêu phép tính : 6 + 4 = 10. 3. Củng cố dặn dò : - Trò chơi: làm vở bài tập toán. - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 4 thaùng 12 naêm 2008 Học vần EM , ÊM I- Mục đích – yêu cầu : - Nhận biết vần em, êm, tem, đêm. - Phân biệt sự khác nhau để đọc đúng, viết đúng. - Nói theo chủ đề: Anh chị em trong nhà. II- Đồ dùng dạy – học : - Tranh , mẫu vật . Bộ đồ dùng TV. III- Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc từ, câu ứng dụng. - Viết bảng con: chó đốm, sáng sớm, mùi thơm. 2. Dạy học bài mới : Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần : em, êm – GV ghi bảng. - HS đọc lại. 2.2. Dạy vần: * em a) Nhận diện vần - Phân tích vần em : e và m. - So sánh vần em và vần om: Giống nhau : đều có âm kết thúc bằng âm m. Khác nhau : vần em có âm bắt đầu bằng âm e, vần om có âm bắt đầu bằng âm o. - HS ghép vần em. b)Đánh vần : e – mờ – em. - Thêm âm t trước vần em để tạo thành tiếng tem : - HS ghép , phân tích tiếng tem : âm t đứng trước, vần em đứng sau. - Đọc đánh vần: tờ – em – tem - Rút từ con tem. - Đọc đánh vần và đọc trơn: e – mờ – em tờ – em – tem con tem. *êm (Tương tự) - Vần êm tạo nên ê và m - So sánh êm và em - HS ghép êm – phân tích – đọc đánh vần: ê – mờ – êm - Thêm âm đ trước vần êm tạo thành đêm. – HS phân tích đọc: đờ êm- đêm - Rút từ sao đêm. - HS đọc: ê – mờ – êm đờ – êm – đêm sao đêm. b) Viết: GV viết mẫu.Nêu quy trình nét nói, vị trí đặt dấu. - HS viết bảng con: em, con tem, êm, sao đêm. c) Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV giải thích: + Trẻ em: Trẻ em nói chung. + Que kem: + Ghế đệm: Quan sát vật thật. + Mềm mại: Sờ vào có cảm giác mềm. - GV đọc mẫu. HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: HS đọc phần vần, từ, câu ứng dụng. Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. b) Luyện viết: Viết vở TV, thu vở chấm. c) Luyện nói: HS đọc đề bài: Anh chị em trong nhà + Tranh vẽ gì? + Họ đang làm gì? + Em đoán họ có phải anh em ruột không? + Anh chị em trong nhà còn gọi anh chị em gì? + Trong nhà nếu em là anh thì em phải đối xử với em như thế nào? + Ông, bà, cha, mẹ mong anh em trong nhà đối xử với nhau như thế nào? + Kể tên anh chị trong nhà cho cả lớp nghe. 3. Củng cố dặn dò: - HS đọc bài SGK - Tìm tiếng, từ chứa vần vừa học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu : - HS củng cố khắc sâu về phép cộng trong phạm vi 10. - Viết phép tính thích hợp với tình huống. - Cấu tạo số 10. II- Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc bảng cộng trong phạm vi 10 . 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - HS nêu yêu cầu : Tính. - HS làm bài , gọi vài em đọc kết quả. - HS quan sát từng cột trả lời : Khi thay đổi vị trí các số trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi. 9 + 1 = 8 + 2 = 7 + 3 = 6 + 4 = 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 6 = Bài 2: - HS nêu yêu cầu . Thực hiện phép tính theo cột dọc. + Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì ?( viết thẳng cột ) - HS thực hện 4 5 7 6 8 4 + + + + + + 5 5 3 2 2 6 Bài 3: - HS nêu yêu cầu : Điền số vào chỗ chấm. - HS nêu cách làm. - Vài em lên bảng làm , Cả lớp làm SGK. Bài 4: - HS nêu yêu cầu : Tính nhẩm. - Nêu cách làm : Thực hiện từ trái sang phải 5 + 3 + 2 = 4 + 4 + 1 = 6 + 3 – 5 5 + 2 – 6 = Bài 5: Viết phép tính thích hợp - HS nêu đề toán và phép tính tương ứng: Có 7 con gà , thêm 3 con gà nữa . Hỏi có tất cả mấy con gà ? HS nêu phép tính : 7 + 3 = 10. 3. Củng cố - dặn dò : - HS xung phong đọc bảng cộng trong phạm vi 10. - Nhận xét giờ học. Chiều Toán ÔN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 I - Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng trong phạm vi 10. - Nhìn tranh vẽ nêu đề toán và viết phép tính thích hợp. II - Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1. Ôn kiến thức vừa học: - HS đọc lại các phép tính cộng phạm vi 10. - Trò chơi: “ Đoán số” GV đưa các phép tính yêu cầu HS đoán kết quả. 9 cộng 1 bằng mấy? 2 cộng 8 bằng mấy? 3 cộng 7 bằng mấy? 7 công 3 bằng mấy? 4 công mấy bằng 10? 6 công mấy bằng 10? 10 bằng 5 công mấy? 4 công 5 bằng mấy?... - HS thực hiện , GV theo dõi. 2. HS thực hành vở BT toán: - GV HD HS làm bài tập ở vở bài tập toán. - Thu một số bài chấm chữa. Tiết 2 3. HS làm bài vở ô li: Bài 1: Tính 6 5 8 1 6 8 + + + + + - 4 5 2 9 2 7 Bài 2: Số? 3 + ... = 10 ... + 5 = 9 ... - 6 = 0 7 + ... = 10 5 + 5 = ... 6 + ... = 10 Bài 3: >,<,=? 2 + 3 ... 9 - 5 4 + 4 ... 9 + 0 4 + 6 ... 10 + 0 8 - 5 ... 9 - 6 - GV theo dõi. Thu bài chấm chữa. 4. Nhận xét giờ học. Tiếng việt ÔN LUYỆN I-Mục đích – yêu cầu : - HS đọc, viết thành thạo vần ă, âm, ôm, ơm, em, êm, tiếng từ ứng dụng . - Tìm tiếng từ có chứa vần vừa học. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy - học : 1. HS đọc bài SGK : - Tìm tiếng có chứa vần ăm, âm, ôm, ơm, em, êm. - Phân tích tiếng : tằm, nấm, tôm, tem, đêm. 2. HS viết bảng con : nằm ngủ, đường hầm, xem ti vi, bữa cơm, sao đêm,... 3. Thực hành vở bài tập TV : * Nối : - Tranh vẽ với các từ . - Yêu cầu HS đọc lại các từ . * Nối : Từ, tiếng thành câu . Sau đó HS đọc câu đúng. * Viết : - HS viết vở BTTV. - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Thu vở chấm 1 số bài. 4. Trò chơi: - Tìm tiếng chứa vần vừa ôn ngoài bài. Dùng bảng nhóm, thực hành nhóm 4 em. - Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn. 5. Nhận xét giờ học: - Dặn đọc bài ở nhà . Xem trước bài sau. Thöù saùu ngaøy 5 thaùng 12 naêm 2008 Tập viết NHÀ TRƯỜNG, BUÔN LÀNG, HIỀN LÀNH, ĐÌNH LÀNG, BỆNH VIỆN, ĐOM ĐÓM I- Mục đích – yêu cầu : - HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. - Các nét nối liền, vị trí dấu thanh. - Rèn kỹ năng viết cho HS. II- Các hoạt động dạy – học : 1. Giới thiệu bài : ghi đề lên bảng. - HS đọc từ cần viết. 2. GV giới thiệu chữ mẫu : HS quan sát. - Lưu ý các nét nối, vị trí dấu thanh: trường dấu huyền trên ơ, bệnh viện dấu dưới ê,... - GV hướng dẫn HS các từ khó: nh, ng, tr, - GV viết mẫu: Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - HS viết bảng con các từ trên. 3 .HS viết vở tập viết : - GV hướng dẫn viết, HS viết bài, GV theo dõi. - Chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách đặt vở. - Thu vở chấm, chữa. 4 Củng cố - dặn dò: - Tuyên dương bài viết đẹp. - Nhắc nhở 1 số em viết sai lên bảng viết lại. Tập viết ĐỎ THẮM, MẦM NON, CHÔM CHÔM, TRẺ EM, GHẾ ĐỆM, MŨM MĨM. I- Mục đích – yêu cầu : - HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. - Các nét nối liền, vị trí dấu thanh. 1. Giới thiệu bài : ghi đề lên bảng. - HS đọc từ cần viết. 2. GV giới thiệu chữ mẫu : HS quan sát. - Lưu ý các nét nối, vị trí dấu thanh: đỏ trên o, thắm trên ă, mầm trêm â, trẻ trên e,... - GV hướng dẫn HS các từ khó: th, gh, tr, ch. - GV viết mẫu: Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - HS viết bảng con các từ trên. 3. HS viết vở tập viết : - GV hướng dẫn viết, HS viết bài, GV theo dõi. - Chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách đặt vở. - Thu vở chấm, chữa. 4 Củng cố - dặn dò : - Tuyên dương bài viết đẹp. - Nhắc nhở 1 số em viết sai lên bảng viết lại. - Nhận xét giờ học. Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 I- Mục tiêu : - HS khắc sâu được khái niệm. - Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10. - Thực hành đúng phép trừ trong phạm vi 10. - Củng cố cấu tạo số 10 và so sánh số trong phạm vi 10. II- Đồ dùng : - Que tính, mô hình gà con, xe ô tô. III- Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn HS tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10: Bước 1: Thành lập : 10 – 1 = 9 và 10 – 9 = 1 - GV dán 10 bông hoa và hỏi : + Có mấy bông hoa ? ( 10 ) + Có 10 bông hoa bớt 1 bông hoa còn mấy bông hoa ?( 9) - 1 HS nêu phép tính : 10 – 1 = 9 GV ghi bảng , gọi HS nhắc lại. - GV yêu cầu HS quan sát mô hình trên bảng đặt đề toán : Có 10 bông hoa bớt đi 9 bông hoa . Hỏi còn lại mấy bông hoa ? HS nêu phép tính : 10 – 9 = 1, GV ghi bảng , HS nhắc lại. Bước 2: Thành lập công thức : 10 – 2 = 8 và 10 – 8 = 2 - GV dán mô hình tam giác , HS tự nêu đề toán và phép tính . Thành lập công thức : 10 – 3 = 7 và 10 – 7 = 3 10 – 4 = 6 và 10 – 6 = 4 10 – 5 = 5 - HS thực hành trên que tính . Bước 3: HS ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10. 3. Thực hành : Bài 1: HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách đặt tính số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. số 1 viết thẳng hàng với số 0, kết quả viết thẳng hàng với số 1 và số 0. - HS làm bài , 2 em lên bảng làm. - Cả lớp nhận xét. Bài 2: Nêu yêu cầu : Điền số. HS nêu cách làm : lấy số đó cộng với số tương ứng để có kết quả . 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 9 Bài 3: Điền dấu > < =? Gọi 3 em lên bảng làm 9 … 10 10 … 4 6 … 10 – 4 3 + 4 …10 6 + 4 … 4 6 … 9 - 3 Bài 4: Quan sát tranh nêu đề toán a. Lúc đầu có 10 quả bí, chuyển đi 4 quả. Hỏi còn lại mấy quả bí? - HS nêu phép tính : 10 – 4 = 6 b. Có 10 quả bí, sau khi chuyển đi còn lại 6 quả. Hỏi chuyển đi mấy quả ? - HS nêu phép tính : 10 – 6 = 4 3. Củng cố - dặn dò: - HS xung phong đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10.

File đính kèm:

  • docT15.doc
Giáo án liên quan