Giáo án lớp 1 tuần 17 - Trường Tiểu học Vị Thủy 2

Tiếng Việt

Bài 76 : Vần oc – ac (Tiết 1)

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Học sinh nhận biết được cấu tạo : oc, ac, tiếng sóc, bác

 Phân biệt sự khác nhau giữa vần oc – ac để tạo và viết đúng oc – ac, con sóc, bác sĩ

2. Kỹ năng:

 Nhận biết sự khác nhau giữa oc và ac để viết đúng vần, từ

 Viết đúng mẫu, đều nét đẹp

3. Thái độ:

 Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt

II) Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Sách, bộ chữ ghép, tranh vẽ trong sách giáo khoa , ít hạt thóc, băng ghi âm 1 bản nhạc

2. Học sinh:

 Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 17 - Trường Tiểu học Vị Thủy 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 200 Tiếng Việt Bài 76 : Vần oc – ac (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nhận biết được cấu tạo : oc, ac, tiếng sóc, bác Phân biệt sự khác nhau giữa vần oc – ac để tạo và viết đúng oc – ac, con sóc, bác sĩ Kỹ năng: Nhận biết sự khác nhau giữa oc và ac để viết đúng vần, từ Viết đúng mẫu, đều nét đẹp Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt Chuẩn bị: Giáo viên: Sách, bộ chữ ghép, tranh vẽ trong sách giáo khoa , ít hạt thóc, băng ghi âm 1 bản nhạc Học sinh: Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh On định: Bài cũ: Đọc các vần có âm két thúc bằng t Vần có âm kết thúc là t, các con phát âm như thế nào? Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng Viết: chót vót, bát ngát, Việt Nam Nhận xét Bài mới: Giới thiệu : Hôm nay chúng ta học bài vần có kết thúc bằng âm c, đó là vần oc– ac ® giáo viên ghi tựa Hoạt động1: Dạy vần oc Mục tiêu: Nhận diện được chữ oc, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần oc Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Hình thức học: Cá nhân, lớp ĐDDH: Bộ đồ dùng tiếng việt, mẫu vật Nhận diện vần: Giáo viên ghi bảng vần oc Phân tích cho cô cấu tạo vần oc So sánh vần oc với ot Lấy và ghép vần oc ở bộ đồ dùng Phát âm và đánh vần à Lưu ý: khi phát âm vầm oc có âm kết thúc là âm c, chúng ta phát âm mạnh để phân biệt âm cuối là t Giáo viên đánh vần: o – cờ - co Giáo viên đọc trơn oc Ghép thêm s và dấu sắc vào vần oc con được tiếng gì ? Giáo viên ghi bảng: sóc Phân tích cho cô tiếng sóc Đánh vần: Sờ – oc – sóc – sắc – sóc Giáo viên đưa tranh: tranh vẽ gì ? Giáo viên ghi bảng: con sóc Đánh vần: o–cờ–oc–sờ–óc–sóc–sắc–sóc; con sóc Đọc lại vần và từ khóa Giáo viên chỉnh sai cho học sinh Hướng dẫn viết: Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết Viết vần oc: viết chữ o rê bút viết chữ c Viết sóc: viết con chữ s rê bút viết vần oc, lia bút viết dấu sắc trên o Con sóc : viết chữ con cách 1 con chữ o viết chữ sóc Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh Hoạt động 2: Dạy vần ac Mục tiêu: Nhận diện được chữ ac, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần ac Quy trình tương tự như vần oc Viết: ac, bác, bác sĩ d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Mục Tiêu : Biết ghép tiếng có oc – ac và đọc trơn nhanh , thành thạo tiếng vừa ghép Phương pháp: Trực quan, luyện tập, hỏi đáp, giảng giải Hình thức học: Cá nhân, lớp ĐDDH: Bộ đồ dùng tiếng việt, mẫu vật, tranh vẽ Đọc cho cô các từ ứng dụng Giáo viên ghi bảng, giải thích Hát thóc: giáo viên đưa nắm thóc, hạt thóc để sát thành gạo cho chúng ta ăn hàng ngày Con sóc: loài vật nhỏ bé da xù xì, khi trời mưa nó nghiến răng Bản nhạc:(mở băng) con nghe thấy hay không? đó là một bản nhạc đấy Con vạc: gần giống như con cò ( đưa tranh) Giáo viên ghỉ từ thứ tự và bất kỳ Đọc toàn bảng Đọc các từ ứng dụng Giáo viên sửa sai cho học sinh Giáo viên nhận xét tiết học Hát múa chuyển tiết 2 Hát … nhẹ, lưỡi đánh lên Học sinh đọc Học sinh viết bảng con 2 học sinh viết bảng lớp Học sinh nhắc lại tựa bài Học sinh quan sát Vần oc được tạo nên bởi âm o và âm c, âm o đứng trước âm c đung sau Giống nhau: bắt đầu là âm o Khác nhau là oc kết thúc là âm c, ot kết thúc là âm t Học sinh thực hiện Học sinh đánh vần Học sinh đọc trơn Học sinh nêu : sóc Am s đứng trước , vần oc đứng sau, dấu sắc trên o Đọc cá nhân, tổ, lớp Học sinh nêu : con sóc Học sinh đọc Học sinh quan sát Học sinh viết bảng con Học sinh viết bảng con Học sinh đọc Học sinh quan sát Học sinh đọc Tiếng Việt Bài 76 : Vần oc – ac (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Đọc đúng vần, tiếng, từ và câu ứng dụng Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui, vừa học Kỹ năng: Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Vừa vui, vừa học Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp Thái độ: Rèn chữ để rèn nết người Qua trò chơi để nhớ bài hơn Tự tin trong giao tiếp Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh hoạ, sách giáo khoa Học sinh: Vở viết in , sách giáo khoa Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2 Bài mới: Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu : Nhận diện được vần oc, ac trong câu , đọc trơn nhanh đúng vần từ câu Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, luyện tập Hình thức học: Cá nhân, nhóm ĐDDH: Tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa Giáo viên hướng dẫn đọc vần, tiếng, từ, câu ở tiết 1 Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa Con cho biết tranh vẽ gì ? Để xem nó là quả gì , như thế nào, ta cùng đọc câu Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hàn than Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Hoạt động 2: Luyện viết Mục Tiêu : Biết nối các con chữ để được vần, nối con chữ với vần và thêm thanh để được tiếng Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thực hành Hình thức học : Lớp , cá nhân ĐDDH: Chữ mẫu , vở viết in Giáo viên nêu nội dung viết Nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết Viết vần oc Con sóc Viết vần ac Bác sĩ Giáo viên theo dõi nhắc nhở Hoạt động 3: Luyên nói Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Vừa vui, vừa học Phương pháp: Trực quan, luyện tập, thực hành Hình thức học: cá nhân , lớp ĐDDH: Tranh minh họa ở sách giáo khoa Đọc tên chủ đề luyện nói Nhóm 2 em quan sát xem tranh vẽ gì, tìm hiểu nội dung Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa Bạn nữ áo đỏ đang làm gì ? Ba bạn còn lại làm gì ? Con có thích vừa vui vừa học không ? Tại sao ? Kể tên các trò chơi con được học trên lớp ? Con được xem những bức tranh đẹp nào mà cô đưa ra trong giờ Con được nghe những câu chuyện nào hay mà cô đã kể trong giờ học ? Con thấy cách học đó có vui không ? Củng cố: Đọc lại toàn bài Trò chơi: kết bạn Giáo viên giao cho 2 dãy, mỗi dãy 5 từ Giáo viên ghi bảng vần ac một bên, vần oc một bên; và nhịp thước: học sinh có tiếng mang vần đứng vào bên vần của mình Ai sai sẽ nhảy lò cò về chỗ Nhận xét Dặn dò: Học kỹ bài, đọc viết bảng con những tiếng có vần oc, ac Xem và chuẩn bị bài : ăc – âc Học sinh đọc Học sinh quan sát Chùm quả Cá nhân, đồng thanh Học sinh nêu Học sinh viết vở Học sinh quan sát thảo luận Học sinh nêu Học sinh đọc toàn bài Học sinh tham gia trò chơi Học sinh tuyên dương Toán Tiết 65 : LUYỆN TẬP CHUNG Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh được củng cố và khắc sâu về: Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10 Viết các số trong phạm vi 10 theo thứ tự đã biết Tự nêu bài toán và biết giải phép tính bài toán Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán nhanh Thái độ: Ham thích học toán Chuẩn bị: Giáo viên: 7 lá cờ bằng giáy, 7 bông hoa giấy Học sinh : Vở bài tập, đồ dùng học toán Các hoạt dộng dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh On định : Bài cũ : Luyện tập Điền vào ô trống Giáo viên nhận xét Dạy và học bài mới: Giới thiệu: Luyện tập chung Hoạt động 2: Làm bài tập ở sách giáo khoa Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu Giáo viên gợi ý 2 bằng 1 cộng mấy ? 4 bằng mấy cộng mấy ? Bài 2: Đọc yêu cầu bài Giáo viên ghi lên bảng Viết các số : 7, 5, 2, 9, 8 a. Víêt theo thứ tự từ bé đến lớn b. Viết theo thứ tự từ lớn đến bé Bài 3: Viết phép tính thích hợp Quan sát xem ở hàng trên có mấy bông hoa?, hàng dưới có mấy bông hoa? Giáo viên ghi tóm tắt Giáo viên thu vở chấm và nhận xét Củng cố : Trò chơi : nhìn vật đặt đề Mỗi đội cử 5 em mang đồ vật của nhóm mình lên. Đội này giơ đồ vật lên, đội kia đọc số lượng và ghi phép tính thích hợp Giáo viên nhận xét Dặn dò: Về nhà làm lại các bài còn sai vào bảng Xem lại các dạng bài tập đã làm Hát 2 học sinh làm bảng Học sinh làm bảng con Số Học sinh nêu Học sinh làm bài Sửa bài nêu miệng. Gọi 4 em đọc kết quả của mình Lớp nhận xét Học sinh nêu Gọi 2 học sinh lên sửa Lớp nhận xét Học sinh nêu yêu cầu Học sinh đặt đề bài Học sinh làm bài 1 học sinh lênbảng sửa bài Học sinh nộp vở Học sinh chi thành 2 đội Lớp theo dõi nhận xét Học sinh tuyên dương Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giáo viên chủ nhiệm Thứ ba ngày tháng năm 200 Tiếng Việt Bài 77 : Vần ăc – âc (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Nhận biết được cấu tạo vần ăc –âc, tiếng mắc, gấc Nhận biết sự khác nhau giữa vần ăc, và âc để đọc viết đúng được các vần, từ: ăc, âc, mắc áo, quả gấc Kỹ năng: Đọc đúng từ ứng dụng, câu ứng dụng Biết cách nối vần, chữ Viết đúng mẫu, đều nét đẹp Thái độ: Thấy được sự phong phú của tiếng việt Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa, sách giáo khoa, bộ đồ dùng tiếng việt Học sinh: Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh On định: Bài cũ: vần oc - ac Học sinh viết: con cóc, hạt thóc, bản nhạc, con vạc Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa Nhận xét Bài mới: Giới thiệu : Hôm nay chúng ta học bài vần ăc– âc ® giáo viên ghi tựa Hoạt động1: Dạy vần ăc Mục tiêu: Nắm được cấu tạo vần ăc, đọc viết được vần, tiếng Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Hình thức học: Cá nhân, lớp ĐDDH: Bộ đồ dùng tiếng việt Nhận diện vần: Giáo viên viết bảng chữ ăc Nêu cho cô cấu tạo vần ăc So sánh vần ăc với ăt Lấy và ghép vần ăc ở bộ đồ dùng Phát âm và đánh vần Giáo viên đánh vần: ă – cờ – ăc Giáo viên đọc trơn ăc Thêm âm m, dấu sắc để được tiếng gì ? Giáo viên ghi: mắc Phân tích cho cô tiếng vừa ghép Đánh vần : mờ – ăc – măc – săc – mắc; mắc áo Giáo viên đưa tranh: tranh vẽ gì? Giáo viên ghi bảng: đọc lại từ Đánh vần Đọc trơn Giáo viên chỉnh sai cho học sinh Hướng dẫn viết: Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết Viết vần ăc: viết chữ ă rê bút viết c Mắc: viết chữ m rê bút viết vần ăc, dấu sắc trên a Mắc áo: Viết chữ mắc cách 1 con chữ o viết chữ áo Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh Hoạt động 2: Dạy vần âc Mục tiêu: Nhận diện được chữ âc, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần âc Quy trình tương tự như vần ăc Viết: âc, gấc, quả gấc d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Mục Tiêu : Nhận biết và đọc trơn được từ ứng dụng Phương pháp: Trực quan , luyện tập, hỏi đáp Hình thức học: Cá nhân, lớp ĐDDH: Vật thật, tranh vẽ Giáo viên giới thiệu từng từ Giáo viên ghi lên bảng và giải thích Màu sắc: con biết những màu gì ? các màu đó gọi chung là màu sắc Ăn mặc: cách mặc quần áo, đi đứng Giấc ngủ: từ lúc đi ngủ đến khi tỉnh dậy là được một giấc ngủ Nhấc chân: con hãy làm động tác dậm chân. Khi đưa chân lên gọi là nhấc chấn Giáo viên chỉ các từ thứ tự và bất kỳ Đọc lại toàn bảng Giáo viên sửa sai cho học sinh Giáo viên nhận xét tiết học Hát múa chuyển tiết 2 Hát Học sinh viết bảng con Học sinh đọc câu ứng dụng Học sinh nhắc lại tựa bài Học sinh quan sát ă đứng trước, c đứng sau Giống nhau: bắt đầu là ă Khác nhau: ăc kết thúc là c, ăt kết thúc là t Học sinh thực hiện Học sinh đánh vần Học sinh đọc trơn Học sinh nêu : mắc Âm m đứng trước vần ăc Học sinh đánh vần và đọc Học sinh nêu Học sinh đọc cá nhân, lớp ă–cờ–ăc–mờ – ăc – mắc –sắc – mắc ; mắc áo ăc, mắc, mắc áo Học sinh quan sát Học sinh viết bảng con Học sinh viết bảng con Học sinh quan sát Học sinh đọc theo Học sinh luyện đọc cá nhân Tiếng Việt Bài 77 : Vần ăc – âc (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh đọc đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng: Những đàn chim ngói Mặc áo màu nâu Deo cườm ở cổ Chân đất hồng hồng Như nung qua lửa Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang Viết đúng vần và từ: ăc , âc, Kỹ năng: Đọc bài thành thạo, trôi chảy Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ruộng bậc thang Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp Thái độ: Rèn chữ để rèn nết người Tự tin trong giao tiếp Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa Học sinh: Vở viết in , sách giáo khoa Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2 Bài mới: Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu : Nhận diện được vần ăc, âc trong câu, đọc trơn đúng vần, từ, câu ứng dụng Phương pháp: Trực quan, đàm thoại , luyện tập Hình thức học: Cá nhân, lớp ĐDDH: Tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa Đọc lại vần, tiếng, từ khoá, từ ứng dụng ở tiết 1 Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa Tranh vẽ gì ? Đọc câu dưới tranh Đọc thầm và tìm tiếng có vần mới học Cho học sinh đọc lại Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Hoạt động 2: Luyện viết Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ, liền mạch, để dấu đúng vị trí Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thực hành Hình thức học : Lớp , cá nhân ĐDDH: Chữ mẫu , vở viết in Nêu nội dung bài viết Nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết Viết vần ăc Mắc áo Viết vần âc Qủa gấc Hoạt động 3: Luyên nói Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Ruộng bậc thang Phương pháp: Trực quan, luyện tập, thực hành Hình thức học: cá nhân , lớp ĐDDH: Tranh minh họa ở sách giáo khoa Đọc tên chủ đề luyện nói 2 bạn cùng quan sát tìm hiểu nội dung tranh Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa Tranh vẽ gì? Chỉ ruộng bậc thang trong tranh Ruộng bậc thang là như thế nào ? Ruộng bậc thang thường có ở đâu ? để làm gì ? Xung quanh ruộng bậc thang còn có gì ? Củng cố: Đọc lại toàn bài Trò chơi: Kết bạn Giáo viên phát từ cho 12 học sinh và ghi vần ăc-âc , ai mang vần nào đứng vào cột vần đó, ai không có thì đứng riêng 1 chỗ Nhận xét Dặn dò: Học kĩ lại bài, làm bài tập, tự tìm các tiếng có vần vừa học Chuẩn bị bài vần uc – ưc Học sinh đọc Học sinh quan sát Đàn chim đậu trên đất Học sinh đọc Tiếng có vần mới học: mặc 3 học sinh đọc lại Học sinh nêu Học sinh viết vở Ruộng bậc thang Học sinh quan sát thảo luận Học sinh nêu Học sinh đọc toàn bài Chọn 12 học sinh tham gia Bạn nào làm sai thì nhảy lò cò đi về chỗ Toán Tiết 66 : LUYỆN TẬP CHUNG Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh được củng cố và khắc sâu về: Thứ tự của các số trong dãy từ 0 ® 10 Xem tranh nêu được bài toán và phép tính giải Kỹ năng: Thực hiện các phép tính cộng trừ và so sánh các số trong phạm vi 10 Thái độ: Luôn nhanh, nhạy, trung thực Chuẩn bị: Giáo viên: Nội dung bài, 1 số hình tròn, tam giác Học sinh : Vở bài tập, sách, bảng con Các hoạt dộng dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh On định : Bài cũ : Luyện tập chung Viết các số : 1, 9, 6, 5, 4, 7 Từ bé đến lớn Từ lớn đến bé Giáo viên nhận xét Dạy và học bài mới: Giới thiệu: Luyện tập chung Hoạt động 2: Làm bài tập ở sách giáo khoa Bài 1: Nối các dấu chấm theo thứ tự Bài 2: Tính Bài 3: Đọc yêu cầu bài toán Trước khi điền dấu, em phải thực hiện điều gì trước, làm thế nào ? Hướng dẫn mẫu: 3 + 2 = 2 + 3 5 5 Bài 4: Viêt phép tính thích hợp Em nhìn vào tranh và nêu lại bài toán Chọn phép tính ghi lại Giáo viên thu vở chấm và nhận xét Củng cố : Viết bài số 5 trong sách giáo khoa ra làm trò chơi Giáo viên phát cho mỗi tổ 1 số hình tròn, tam giác như trong sách giáo khoa Giáo viên nhận xét Dặn dò: Về nhà làm lại các bài còn sai vào bảng Xem lại các dạng bài tập đã làm Hát 2 học sinh làm bảng lớp Học sinh làm bảng con Học sinh làm bài Sửa bài lên bảng Học sinh làm bài Học sinh sửa bài , nêu miệng lớp nhận xét Điền dấu: > , < , = Thực hiện phép tính trước sau đó so sánh, chọn dấu Học sinh làm bài Sửa bài ở bảng lớp Học sinh nêu đề bài: có 5 con vịt thêm 4 con vịt. Hỏi có mấy con vịt? 5 + 4 = 9 Học sinh sửa lên bảng Học sinh nộp vở Lớp chia 4 tổ Các nhóm thi đua xếp hình Nhóm xếp nhanh, thắng Lớp theo dõi nhận xét Học sinh tuyên dương Đạo Đức Bài 17 : ÔN TẬP HỌC KÌ I Kiến thức: Nắm được các nội dung đã học và thuộc các phần ghi nhớ Kỹ năng: Vận dụng vào bản thân, cuộc sống ở gia đình và trường học Thái độ: Là người học trò, con ngoan trên lớp học và ở gia đình Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giáo viên chủ nhiệm Thứ tư ngày tháng năm 200 Tiếng Việt Bài 78 : Vần uc – ưc (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nhận biết cấu tạo vần uc, ưc, tiếng trục, lục Phân biệt sự khác nhau giữa uc và ưc để đọc đúng, viết đúng: uc, ưc, cần trục, lực Kỹ năng: Biết ghép âm đứng trước với các vần uc, ưc để tạo thành tiếng mới Viết đúng vần, đều nét đẹp Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh trong sách giáo khoa, tranh minh họa từ khóa, lọ mực, bông cúc vạn thọ Học sinh: Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh On định: Bài cũ: vần ăc – âc Viết chữ: ăn măc, giấc ngủ, màu sắc, nhấc chân Đọc câu ứng dụng Nhận xét Bài mới: Giới thiệu : Hôm nay chúng ta học bài vần uc- ưc ® giáo viên ghi tựa Hoạt động1: Dạy vần uc Mục tiêu: Nhận diện được chữ uc, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần uc Phương pháp: Trực quan , đàm thoại Hình thức học: Cá nhân, lớp ĐDDH: Bộ đồ dùng tiếng việt Nhận diện vần: Giáo viên viết chữ uc Phân tích cho cô vần uc So sánh uc và ut Lấy và ghép vần uc ở bộ đồ dùng Phát âm và đánh vần Giáo viên đánh vần: u – cờ – uc Giáo viên đọc trơn uc Ghép thêm âm tr và dấu nặng ta được tiếng gì ? Giáo viên ghi bảng: trục Phân tích tiếng trục Đánh vần : Trờ–uc–trúc–nặng–trục Giáo viên đưa tranh: tranh vẽ gì ? Giáo viên viết từ: đọc lại từ Đánh vần lại Đọc trơn toàn vần Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh Hướng dẫn viết: Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết . Viết vần uc: viết u rê bút viết c Trục: viết tr rê bút viết uc, dấu nặng đặt dưới u Cần trục: viết tiếng cần cách 1 con chữ o viết tiếng trục Hoạt động 2: Dạy vần ưc Mục tiêu: Nhận diện được chữ ưc, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần ưc Quy trình tương tự như vần uc Viết: ưc, lực, lực sĩ d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Mục Tiêu : Biết ghép tiếng có uc – ưc và đọc trơn nhanh và thành thạo tiếng vừa ghép Phương pháp: Trực quan , luyện tập , đàm thoại Hình thức học: Cá nhân, lớp ĐDDH: Mẫu vật, tranh vẽ minh họa Nêu các từ trong bài Giáo viên viết bảng: nêu tiếng có vần uc, ưc Gạch dưới tiếng có và uc, ưc Máy xúc: máy để đào, bốc đất đá (đưa tranh) Cúc vạn thọ: hoa màu vàng trồng làm cảnh (đưa bông) Lọ mực: lọ nhữa hoặc thuỷ tinh để đựng mực viết( đưa vật) Nóng nực: nóng bực và ngột ngạt khó chịu Giáo viên chỉ từ thứ tự và bất kỳ Đọc lại toàn bảng Giáo viên chỉ học sinh đọc Giáo viên nhận xét tiết học Hát múa chuyển tiết 2 Hát Học sinh viết tổ 1 từ; 2 học sinh viết bảng lớp Học sinh đọc Học sinh nhắc lại tựa bài Học sinh quan sát Vần uc được tạo nên bởi âm u và c, âm u đứng trước , c đứng sau Giống nhau: âm bắt đầu là âm u Khác nhau: uc có âm kết thúc là c, ut có âm kết thúc là t Học sinh thực hiện Học sinh đánh vần Học sinh đọc Học sinh thực hiện và nêu : tiếng trục Tr đứng trước vần uc Học sinh đánh vần Học sinh nêu Học sinh đọc U–cờ–uc; trờ-uc-trúc-nặng- trục; cần trục Học sinh đọc Học sinh quan sát Học sinh viết bảng con Học sinh viết bảng con Học sinh nêu Học sinh đọc theo Học sinh đọc Tiếng Việt Bài 78 : Vần uc – ưc (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Đọc đúng cá từ và câu ứng dụng: Con gì mào đỏ Lông mượt như tơ Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dậy Luyện nói được thành câu theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất ? Kỹ năng: Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ai thức dậy sớm nhất ? Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng Thái độ: Rèn chữ để rèn nết người Tự tin trong giao tiếp Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa Học sinh: Vở viết in , sách giáo khoa Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2 Bài mới: Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa Phương pháp: Luyện tập , trực quan Hình thức học: Cá nhân, lớp ĐDDH: Tranh vẽ ở sách giáo khoa, sách giáo khoa Đọc lại vần, tiếng, từ mới học ở tiết 1 Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa Tranh vẽ gì ? Đọc câu dưới tranh Tìm tiếng có vần uc, ưc Cho học sinh đọc lại câu dưới tranh Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh Hoạt động 2: Luyện viết Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ Phương pháp : Trực quan , giảng giải , thực hành Hình thức học : Lớp , cá nhân ĐDDH: Chữ mẫu , vở viết in Nêu nội dung bài viết Nhắc lại tư thế ngồi viết Nhắc lại cách viết: uc, ưc, cần trục, lực sĩ Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết Viết vần uc Cần trục Viết vần ưc Lực sĩ Giáo viên thu vở chấm điểm Hoạt động 3: Luyên nói Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất ? Phương pháp: Trực quan, luyện tập, thực hành Hình thức học: cá nhân ĐDDH: Tranh minh họa ở sách giáo khoa Cho học sinh nêu tên bài luyện nói Hai bạn cùng xem tranh và tìm hiểu nội dung Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa Tranh vẽ gì? Con hãy chỉ, giới thiệu từng người và vật trong tranh ? Bác nông dân đang làm gì ? Con gà đang làm gì ? Đàn chim đang làm gì ? Mặt trời như thế nào ? Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy ? Tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố? Con có thích buổi sáng sớm không ? tại sao ? Con thường dậy lúc mấy giờ, nhà con ai dậy sớm nhất ? Dặn dò: Đọc lại bài, tìm tiếng từ có vần viết bảng Luyện thói quen dậy đúng giờ Chuẩn bị bài vần ôc – uôc Học sinh đọc Học sinh quan sát Học sinh nêu: con gà trống Học sinh đọc Học sinh nêu : thức 3 học sinh đọc lại Học sinh nêu Học sinh quan sát Học sinh nhắc lại Học sinh viết vở từng dòng theo hướng dẫn Học sinh nộp vở Ai thức dậy sớm nhất Thảo luận 2 em Học sinh quan sát Học sinh xung phong nêu Tự nhiên xã hội Bài 17 : GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP Mục tiêu: Kiến thức: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp và có ý thức giữ lớp sạch, đẹp Kỹ năng: Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp: lau bảng, kê bàn ghế ngay ngắn, trang trí lớp học Nêu được tác hại và tác dụng của lớp không sạch, đẹp với lớp có sạch đẹp Thái độ: Biết giữ gìn lớp học sạch đẹp như nhà mình Chuẩn bị: Giáo viên: Các dụng cụ làm vệ sinh Học sinh: Sách , vở bài tập Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh On định: Bài cũ : Hoạt động ở lớp Con thường tham gia những hoạt động nào ở lớp? Vì sao con thích tham gia những hoạt động ? Nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hát bài Một sợi rôm vàng Hai sợi vàng rôm Bà bên chổi to Bà bên chổi nhỏ … Trực nhật kê bàn nghế ngay ngắn để làm gì? à Hôm nay ta học bài giữ hìn lớp học sạch đẹp ® giáo viên ghi tựa Hoạt động1: Quan sát lớp Mục tiêu: Học sinh nhận biết thế nào lớp sạch, lớp bẩn Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát Hình thức học: Lớp, cá nhân ĐDDH : sách giáo khoa Cách tiến hành Trong bài hát em bé đã dùng chổi để làm gì? Quét nhà để giữ vệ sinh nơi ở. Vậy ở lớp chúng ta nên làm gì để giữ lớp học sạch Con quan sát xem hôm nay lớp có sạch, đẹp không? Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa Mục tiêu: Học sinh biết giữ lớp học sạch đẹp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, trực quan Hình thức học: Lớp, nhóm DDDH: Tranh vẽ

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 17 (Lan).doc
Giáo án liên quan