Giáo án lớp 1 tuần 18 - Trường tiểu học Thạnh Phú 2

Tiếng Việt

IT - IÊT

I/ MỤC TIÊU:

 - Đọc được vần it – iêt – trái mít – chữ viết, từ và câu ứng dụng.

 - Viết vần it – iêt – trái mít – chữ viết. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.

- Yêu ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa (SGK), chữ mẫu.

- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 18 - Trường tiểu học Thạnh Phú 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt IT - IÊT Ngày soạn: 15 / 12 / 2013 Tuần: 18 Ngày dạy: 23 / 12 / 2013 Tiết: 153, 154 I/ MỤC TIÊU: - Đọc được vần it – iêt – trái mít – chữ viết, từ và câu ứng dụng. - Viết vần it – iêt – trái mít – chữ viết. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết. - Yêu ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa (SGK), chữ mẫu. - HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 (35 phút) 1. Khởi động: (1) 2. Kiểm tra: (4) - Tựa ? - Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng. - Đọc câu ứng dụng. - Viết bảng con. - Nhận xét. 3. Bài mới: IT - IÊT a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 7 7 8 8 8 14 8 · Hoạt động 1: Học vần it Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần it, trái mít. + Cách tiến hành: - Yêu cầu HS cài âm i đứng trước, âm t đứng sau và cho biết cài được vần gì. - Yêu cầu HS cài âm m trước vần it và dấu / trên vần it. - Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: trái mít – Đọc từ: trái mít. - Từ trái mít có mấy tiếng ? - Tiếng nào có vần it ? - Đọc tổng hợp vần it – mít – trái mít. - Nhận xét – sửa phát âm cho HS. · Hoạt động 2: Học vần iêt Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần iêt, chữ viết. + Cách tiến hành: (trình tự như vần it) Lưu ý: So sánh iêt – it. - Đọc tổng hợp: iêt – viết – chữ viết. - Nhận xét – sửa phát âm cho HS. - GV đọc tổng hợp cả 2 vần. - Nhận xét – sửa phát âm cho HS. Ÿ Hoạt động 3: Luyện Viết - Viết mẫu (Nêu qui trình viết) - Nhận xét - sửa lỗi. · Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng. + Cách tiến hành: - Cho xem tranh – giảng tranh – rút ra từ ứng dụng: con vịt thời tiết đông nghịt hiểu biết - Đọc mẫu từ ứng dụng. - Nhận xét – sửa phát âm cho HS. - Đọc hệ thống toàn bài. TIẾT 2 (35 phút) · Hoạt động 5: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc. + Cách tiến hành: - Đọc lại bài trên bảng lớp. - Kết hợp sửa cách phát âm. - Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng. - Đọc câu ứng dụng. - Tìm tiếng có vần iêt trong câu ứng dụng. Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết Mục tiêu: Viết đúng vần it – iêt – trái mít – chữ viết trong vở tập viết. Rèn viết đúng, nhanh, đẹp. + Cách tiến hành: - Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết. - GV theo dõi giúp đỡ. Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết. + Cách tiến hành: - Treo tranh gợi ý. - Tranh vẽ gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu) à Nhận xét – bổ sung. - HS cài, phân tích vần it và đánh vần: i _ t _ it. - HS cài tiếng chim và đánh vần: mờ _ it _ mit_ / _ mít. - Đọc cá nhân + ban. - Có 2 tiếng. Tiếng trái và tiếng mít. - Tiếng mít. - Đọc cá nhân + ban. - Giống t; khác i – iê. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Quan sát. - Viết bảng con. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Quan sát. - biết. - HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập. - Phát biểu qua gợi ý của GV. 4/ Củng cố: (4) - Cho HS đọc bài SGK. - Tìm tiếng có vần it, iêt. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Về nhà học bài. - Viết bài vào tập. - Xem trước bài: Uôt - ươt. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiếng Việt UÔT - ƯƠT Ngày soạn: 15 / 12 / 2013 Tuần: 18 Ngày dạy: 24 / 12 / 2013 Tiết: 155, 156 I/ MỤC TIÊU: - Đọc được vần uôt – ươt – chuột nhắt – lướt ván, từ và câu ứng dụng. - Viết vần uôt – ươt – chuột nhắt – lướt ván. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Chơi cầu trượt. - Yêu ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa (SGK), chữ mẫu. - HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 (35 phút) 1. Khởi động: (1) 2. Kiểm tra: (4) - Tựa ? - Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng. - Đọc câu ứng dụng. - Viết bảng con. - Nhận xét. 3. Bài mới: UÔT - ƯƠT a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 7 7 8 8 8 14 8 · Hoạt động 1: Học vần uôt Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần uôt, chuột nhắt. + Cách tiến hành: - Yêu cầu HS cài âm u đứng trước, âm ô đứng giữa, âm t đứng sau và cho biết cài được vần gì. - Yêu cầu HS cài âm ch trước vần uôt và dấu Ÿ trên vần uôt. - Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: chuột nhắt – Đọc từ: chuột nhắt. - Từ chuột nhắt có mấy tiếng ? - Tiếng nào có vần uôt ? - Đọc tổng hợp vần uôt – chuột – chuột nhắt. - Nhận xét – sửa phát âm cho HS. · Hoạt động 2: Học vần ươt Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần ươt, lướt ván. + Cách tiến hành: (trình tự như vần uôt) Lưu ý: So sánh ươt – uôt. - Đọc tổng hợp: ươt – lướt – lướt ván. - Nhận xét – sửa phát âm cho HS. - GV đọc tổng hợp cả 2 vần. - Nhận xét – sửa phát âm cho HS. Ÿ Hoạt động 3: Luyện Viết - Viết mẫu (Nêu qui trình viết) - Nhận xét - sửa lỗi. · Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng. + Cách tiến hành: - Cho xem tranh – giảng tranh – rút ra từ ứng dụng: trắng muốt vượt lên tuốt lúa ẩm ướt - Đọc mẫu từ ứng dụng. - Nhận xét – sửa phát âm cho HS. - Đọc hệ thống toàn bài. TIẾT 2 (35 phút) · Hoạt động 5: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc. + Cách tiến hành: - Đọc lại bài trên bảng lớp. - Kết hợp sửa cách phát âm. - Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Con Mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú Chuột đi chợ đường xa Mua mắm, mua muối giỗ cha con Mèo. - Đọc câu ứng dụng. - Tìm tiếng có vần uôt trong câu ứng dụng. Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết Mục tiêu: Viết đúng vần uôt – ươt – chuột nhắt – lướt ván trong vở tập viết. Rèn viết đúng, nhanh, đẹp. + Cách tiến hành: - Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết. - GV theo dõi giúp đỡ. Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chơi cầu trượt. + Cách tiến hành: - Treo tranh gợi ý. - Tranh vẽ gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu) à Nhận xét – bổ sung. - HS cài, phân tích vần uôt và đánh vần: u _ ô _ t _ uôt. - HS cài tiếng chuột và đánh vần: chờ _ uôt _ chuôt_ Ÿ _ chuột. - Đọc cá nhân + ban. - Có 2 tiếng. Tiếng chuột và tiếng nhắt. - Tiếng chuột. - Đọc cá nhân + ban. - Giống t; khác ươ – uô. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Quan sát. - Viết bảng con. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Quan sát. - chuột. - HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập. - Phát biểu qua gợi ý của GV. 4/ Củng cố: (4) - Cho HS đọc bài SGK. - Tìm tiếng có vần uôt, ươt. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Về nhà học bài. - Viết bài vào tập. - Xem trước bài: Ôn tập. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG Ngày soạn: 15/ 12 / 2013 Tuần: 18 Ngày dạy: 24 / 12 / 2013 Tiết: 69 I/ MỤC TIÊU : - Nhận biết được "điểm" và "đoạn thẳng". Đọc tên điểm, đoạn thẳng, kẻ được đoạn thẳng. Bài tập cần làm bài 1,2,3. - Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm. Biết đọc tên các đoạn thẳng. Bài tập cần làm bài 1,2,3. - Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. Giúp các em yêu thích môn toán. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: SGK, bút chì, thưóc kẻ. - GV: Phấn màu, thước dài. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1) - Hát vui 2. Kiểm tra: (4) - Trả bài kiểm tra định kì. à Nhận xét. 3. Bài mới: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 7 8 10 · Hoạt động 1: Giới thiệu “điểm” và “ đoạn thẳng” Mục tiêu: HS nhận biết được "điểm" và "đoạn thẳng". + Cách tiến hành: - Cho HS xem hình trang 94 và nói: Trên trang sách có điểm A, điểm B (bê). - GV vẽ hai chấm lên bảng và hỏi trên bảng có mấy điểm ? Gọi là điểm gì? A B - GV ghi tên điểm ở mỗi chấm. - Nối 2 điểm A và B lại ta được đoạn thẳng AB, đọc đoạn thẳng AB. A B Ÿ Hoạt động 2: Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng. Mục tiêu: HS biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm. Biết đọc tên các đoạn thẳng. + Cách tiến hành: Để vẽ đoạn thẳng ta dùng thước thẳng. - Bước 1: Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm thêm 1 điểm nữa vào tờ giấy. Đặt tên cho từng điểm (A, B). - Bước 2: Đặt mép thước qua 2 điểm A và B. Tay phải cầm bút nối 2 điểm A và B được đoạn thẳng AB. - Bước 3: Nhấc thước và bút ra. * Cho HS vẽ thêm đoạn thẳng nữa. Ÿ Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: HS đọc được tên các điểm và đoạn thẳng. + Cách tiến hành: Bài 1: Yêu cầu gì ? à Nhận xét. Bài 2: Yêu cầu gì ? - Cho HS dùng thuớc nối các điểm thành các đoạn thẳng để được hình tam giác, hình vuông... à Nhận xét. Bài 3: Yêu cầu gì? - Cho HS đếm số đoạn thẳng ở mỗi hình rồi đọc số chỉ số lượng đoạn thẳng. - GV ghi số lượng của mỗi hình: 4 đoạn, 3 đoạn, 6 đoạn. à Nhận xét. - Quan sát. - 2 điểm: điểm A và điểm B (bê). - Đọc cá nhân + ban. - Theo dõi. - HS lấy thước thẳng thực hành vẽ vài đoạn thẳng khác nhau. - Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng. - HS trả lời miệng. - Dùng thước nối các đoạn thẳng. - HS làm SGK. - Đếm rồi đọc số lượng đoạn thẳng ở mỗi hình. - HS đọc lên các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PM, OH, OK, HK, HG, GL, LK. 4. Củng cố : (4) - Hôm nay học bài gì? - Nêu các bước khi vẽ đoạn thẳng. - Gọi HS lên vẽ đoạn thẳng AB.. à Nhận xét. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Chuẩn bị: Độ dài đoạn thẳng. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG Ngày soạn: 15 / 12/ 2013 Tuần: 18 Ngày dạy: 24 / 12 / 2013 Tiết: 70 I/ MỤC TIÊU: - HS có biểu tượng dài hơn, ngắn hơn. Qua đó hình thành biểu tượng về độ dài đoạn thẳng; so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp. Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. - Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tùy ý bằng 2 cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp thông qua độ dài trung gian. - Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. Yêu thích môn học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Thước nhỏ, thước to dài.. - HS: Thước kẻ, bút chì màu.... III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1) - Hát vui 2. Kiểm tra: (4) - Tựa ? - Nêu các bước khi vẽ đoạn thẳng. - Gọi HS lên vẽ đoạn thẳng AB. à Nhận xét chung. 3. Bài mới: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 8 7 10 · Hoạt động 1: Dạy biểu tượng "dài hơn, ngắn hơn” Mục tiêu: Nhận biết được dài hơn – ngắn hơn và so sánh trực tiếp độ dài của 2 đoạn thẳng. + Cách tiến hành: - Giơ 2 cây thước dài ngắn khác nhau và hỏi: Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn? - Gọi HS lên bảng để so sánh 2 que tính có độ dài khác nhau. - Cho HS quan sát hình trong SGK và nêu nhận xét về độ dài của 2 cây thước, 2 đoạn thẳng. - GV chốt ý: Từ biểu tượng "dài hơn, ngắn hơn”. Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định. · Hoạt động 2: So sánh độ dài qua độ dài trung gian. Mục tiêu: Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tùy ý qua độ dài trung gian. + Cách tiến hành: - Cho HS xem hình vẽ trong SGK và nói "có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay”. - Cho HS xem trước 2 đoạn thẳng ở dưới và hỏi: Đoạn thẳng nào dài hơn? Vì sao em biết? · Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: HS biết so sánh đoạn thẳng dài hơn, ngắn hơn. + Cách tiến hành: Bài 1: Yêu cầu gì ? - Gọi HS so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng. - GV nhận xét - sửa bài. Bài 2: Yêu cầu gì ? - GV chép sẵn các bài tính lên bảng. - Gọi HS ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng. - GV nhận xét - sửa bài. Bài 3: Yêu cầu gì ? - Cho HS tô màu vào bảng giấy ngắn nhất. - GV nhận xét - sửa bài. - Ta chập 2 cây thước lại với nhau sao cho chúng có 1 đầu bằng nhau rồi nhìn vào đầu kia sẽ biết cái nào dài hơn. - Cây thước trên dài hơn thước dưới; Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD. - Đoạn ở dưới dài hơn vì đoạn trên chỉ có 1 ô vuông, đoạn dưới 3 ô vuông (1 < 3). - Đoạn thẳng nào dài hơn – đoạn thẳng nào ngắn hơn? - HS trả lời miệng: a) Đoạn AB dài hơn CD. b) MN dài hơn PQ. c) UV ngắn hơn RS. d) HK dài hơn LM. - Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng (theo mẫu). (1, 2, 4) (7, 5, 3). - Tô màu vào băng giấy ngắn nhất. - Tô màu vào băng giấy ở giữa. 4. Củng cố : (4) - Hôm nay học bài gì? - Ta có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng gì? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) Về nhà tập đo độ dài của bàn ăn, bàn học, giường ngủ (gang tay). - Chuẩn bị: Thực hành đo độ dài. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiếng Việt ÔN TẬP Ngày soạn: 15 / 12 / 2013 Tuần: 16 Ngày dạy: 25 / 12 / 2013 Tiết: 157, 158 I/ MỤC TIÊU: - Đọc được các vần có kết thúc bằng t, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75. - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 68 đến bài 75. Nghe hiểu và kể lại được một số đoạn truyện theo tranh kể chuyện: Chuột nhà và Chuột đồng. HS khá giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh. - Giáo dục tính trung thực, thật thà, yêu thích môn Tiếng Việt. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa ( SGK), Bảng ôn phóng to. - HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 (35 phút) 1. Khởi động: (1) 2. Kiểm tra: (4) - Tựa ? - Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng. - Đọc câu ứng dụng. - Viết bảng con. - Nhận xét. 3. Bài mới: ÔN TẬP a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 10 8 12 8 14 8 Ÿ Hoạt động 1: Các vần vừa học Mục tiêu: HS nhớ và ghép được các âm, vần đã học tạo thành tiếng. + Cách tiến hành: - GV treo tranh - giảng tranh - rút ra vần at. - GV gắn mô hình vần at như SGK. - Phân tích vần at. - Đọc mẫu. - Nhận xét - sửa sai. - Tuần qua các em đã học được những vần gì ? - Ghi các vần do HS nêu ở góc bảng. - GV gắn bảng ôn đã được phóng to như SGK. - Cho HS thi đua ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn. - GV nhận xét - sửa sai. - Đọc mẫu. - Chú ý sửa sai cho HS. · Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng Mục tiêu: HS đọc và hiểu được từ ứng dụng. + Cách tiến hành: - Giới thiệu từ ứng dụng: chót vót, bát ngát, Việt Nam (kết hợp giảng từ). - Đọc mẫu. - Chú ý sửa sai cho HS. · Hoạt động 3: Tập viết từ ứng dụng Mục tiêu: HS viết đẹp, nhớ bài sâu hơn, tiếng và từ có âm ôn. + Cách tiến hành: - Viết mẫu (Nêu qui trình viết) - Nhận xét - sửa lỗi. TIẾT 2 (35 phút) · Hoạt động 4: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc to, rõ ràng các âm, từ, câu ứng dụng. + Cách tiến hành: - Hướng dẫn thứ tự đọc. - Đọc bảng + SGK. - Nhận xét. - Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. - Đọc mẫu. - Tìm tiếng có vần at trong câu ứng dụng. Ÿ Hoạt động 5: Luyện Viết Mục tiêu: Viết đúng các từ trong vở tập viết. + Cách tiến hành: - Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết. - GV theo dõi giúp đỡ. Ÿ Hoạt động 6: Kể chuyện: Chuột nhà và chuột đồng. Mục tiêu: HS kể đúng nội dung truyện, tự tin trong khi kể. + Cách tiến hành: - GV kể – kết hợp tranh. - GV gợi ý cho HS kể chuyện theo tranh. - Theo dõi uốn nắn HS. - Quan sát. - Có 2 âm a - t. - Đọc cá nhân + ban. - HS nêu các vần đã học. - HS thực hiện ghép. - Đọc cá nhân + ban. - Đọc cá nhân + ban. - Quan sát. - Viết bảng con. - Đọc cá nhân + ban. - Quan sát. - Đọc cá nhân + ban. - mát. - HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập. - Theo dõi. - HS kể chuyện. 4/ Củng cố: (4) - Cho HS đọc bài SGK. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Về nhà học bài. - Viết bài vào tập. - Xem trước bài: Oc - ac. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI Ngày soạn: 15 / 12 / 2013 Tuần: 18 Ngày dạy: 25 / 12 / 2013 Tiết: 71 I/ MỤC TIÊU : - Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay bước chân; thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học. Bài tập cần làm thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân. - Nhận biết được rằng gang tay, bước chân của hai người khác nhau thì có độ dài ngắn khác nhau. Từ đó có biểu tượng về sự "sai lệch", "tính xấp xỉ" hay "sự ước lượng" trong quá trình đo độ dài sử dụng các đơn vị đo "chưa chuẩn". Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo "chuẩn" để đo độ dài. - Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. Giúp các em yêu thích môn toán. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: SGK. - GV: Bảng con, Bộ đồ dùng toán lớp 1, vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1) - Hát vui 2. Kiểm tra: (4) - Tiết toán trước các em học bài gì? - Nêu các cách đo độ dài đoạn thẳng mà em biết? (đo bằng gang tay, bằng ô vuông). - Cho HS đo và so sánh độ dài 2 đoạn thẳng (GV vẽ hình lên bảng). à Nhận xét. 3. Bài mới: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 12 13 · Hoạt động 1: Độ dài "gang tay”. Mục tiêu: HS biết đo độ dài đoạn thẳng bằng gang tay, bằng bước chân. + Cách tiến hành: - Gang tay là khoảng cách từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa . - Yêu cầu HS xác định độ dài của gang tay mình bằng cách chấm một điểm nơi đặt đầu ngón cái và một điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa. Nối 2 điểm đó lại được một đoạn thẳng dài 1 gang tay - Cho HS đo chiều dài các cạnh của cái bàn ngồi học trong lớp. - GV nhận xét – chỉnh sửa . - Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân. - GV làm mẫu : Đứng chụm 2 chân sao cho các gót chân bằng nhau tại mép bên trái của bục giảng, giữ nguyên chân trái và bước chân phải lên phía trước – và đếm: 1 bước, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bục giảng. Ÿ Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Giúp HS nhận biết: Đơn vị đo là “gang tay” là “bước chân” là “độ dài của que tính”. + Cách tiến hành: - Cho HS thực hành đo độ dài cái bảng của lớp bằng gang tay, bằng sải tay. à Nhận xét. - Hướng dẫn HS đo độ dài bằng que tính. - Theo dõi. - HS thực hành. - Đặt ngón tay sát mép trái của cạnh bàn, kéo căng ngón tay giữa rồi đặt tại 1 điểm trên mép bàn co ngón cái về trùng với ngón giữa, rồi đặt ngón giữa lên 1 điểm khác vừa đo vừa đếm 1, 2 … đến hết cạnh bàn. - HS thực hành. - HS thực hành đo độ dài cái bảng của lớp bằng gang tay, bằng sải tay. - Dùng que tính để đo cạnh bàn của GV. 4. Củng cố : (4) - Hôm nay học bài gì? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) Về nhà thực hành đo các đồ vật bằng gang tay, sải tay, que tính … - Chuẩn bị: Một chục, tia số. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thủ công GẤP CÁI VÍ Ngày soạn: 29 / 11 / 2013 Tuần: 16 Ngày dạy: 11 / 12 / 2013 Tiết: 16 I/ MỤC TIÊU : - HS biết cách gấp cái ví. - Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa cân đối, thẳng, phẳng. Với HS khéo tay: Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví. - Giáo dục HS yêu thích môn học, tính chính xác, khéo léo. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mẫu gấp ví, quy trình gấp. - HS: Giấy thủ công, bút chì, hồ dán, vở thủ công. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1) - Hát vui 2. Kiểm tra: (4) - Tiết trước các em học bài gì? - Nhận xét bài gấp cái quạt. Kiểm tra dụng cụ thủ công. Nhận xét chung. 3. Bài mới: GẤP CÁI VÍ a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 7 18 · Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. Mục tiêu: HS biết cách gấp cái ví. + Cách tiến hành: - Cho HS quan sát mẫu gấp cái ví và hỏi: Em có nhận xét gì về cái ví? Cái ví có hình gì? Có mấy ngăn? · Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu cách gấp cái ví. Mục tiêu: HS nắm quy trình gấp cái ví. + Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS gấp từng bước theo quy trình: Bước 1: Lấy tờ giấy hình chữ nhật - GV đặt giấy màu lên mặt bảng. Lấy đường dấu ở giữa hình 1 (SGK). Bước 2: Gấp 2 mép ví - Gấp 2 mép đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô (H 3, 4 SGK). Bước 3: Gấp ví - Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong - sao cho 2 miếng ví sát vào đường dấu giữa (H 5, 6, 7) - Lật ra mặt sau theo bề ngang giấy, gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề ngoài và bề ngang. - Gấp đôi hình theo đường dấu giữa thì hoàn thành cái ví. - Yêu cầu HS nêu lại cách gấp. - GV cho HS thực hành trên giấy nháp. - GV theo dõi – giúp đỡ những HS còn lúng túng. - HS quan sát và nhận xét. - Theo dõi. - HS nêu lại cách gấp. - HS thực hành trên giấy nháp. 4. Củng cố: (4) - Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS. - Nhắc lại các bước gấp cái ví. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Chuẩn bị bài: Gấp mũ calô. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết học thư viện BÀI 9: GIÚP TRẺ KHÁM PHÁ THẾ GIỚI Ngày soạn: 15 / 12 / 2013 Tuần: 18 Ngày dạy: 26 / 12 / 2013 Tiết: 9 I/ MỤC TIÊU: - Giúp trẻ củng cố, mở rộng kiến thức qua những câu chuyện kể lý thú về thế giới xung quanh của trẻ. - Giúp trẻ nhớ lại các hình mà trẻ đã học. - Thích những câu chuyện nói về thế giới xung quanh mình.

File đính kèm:

  • docT18.doc
  • docbia T18.doc
  • dockh18.doc
Giáo án liên quan