Giáo án lớp 1 - Tuần 19

I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS có thể:

 - HS đọc và viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

 - Đọc được các từ ngữ, câu ứng dụng

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Bút chì

 - Bộ chữ cái TV

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

A.Kiểm tra:

 - HSviết bảng con: hạt thóc, bản nhạc, con vạc, con cóc.

 - 2HS đọc bài 76

B. Dạy học bài mới:

HĐ1: Giới thiệu bài

HĐ2: Dạy vần ăc

a. Nhận diện vần

 - GV giới thiệu và ghi bảng vần ăc

 - HS đọc, phân tích vần ăc

 - HS cài vần ăc

 - Cài thêm chữ m và dấu thanh để có tiếng mắc

 - Đọc từ khóa : mắc áo

**Dạy vần âc (quy trình tương tự)

 - HS luyện đọc: âc, gấc, quả gấc.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ 4 ngày 16 tháng 1 năm 2008 Học vần Bài 77- tiết 154- 155 : ăc - âc Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - HS đọc và viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc. - Đọc được các từ ngữ, câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang. II.Đồ dùng dạy- học: - Bút chì - Bộ chữ cái TV III.Các hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra: - HSviết bảng con: hạt thóc, bản nhạc, con vạc, con cóc. - 2HS đọc bài 76 B. Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy vần ăc a. Nhận diện vần - GV giới thiệu và ghi bảng vần ăc - HS đọc, phân tích vần ăc - HS cài vần ăc - Cài thêm chữ m và dấu thanh để có tiếng mắc - Đọc từ khóa : mắc áo **Dạy vần âc (quy trình tương tự) - HS luyện đọc: âc, gấc, quả gấc. b. Đọc từ ứng dụng: màu sắc giấc ngủ ăn mặc nhấc chân HS đọc từ ứng dụng - GV giải thích từ ứng dụng c. Tập viết - GV viết mẫu và hướng dẫn viết: ăc, âc, mắc áo, quả gấc. - HS viết bảng con. - Nhận xét sửa lỗi Tiết 2. HĐ3: Luyện tập. a.Luyện đọc. - HS đọc bài tiết 1: CN-T-L - So sánh vần ăc, âc - Đọc đoạn thơ ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng - Tìm từ chứa vần ăc, âc - GV đọc mẫu- HS đồng thanh. b. Luyện viết. - HS viết vào vở: ăc, âc, mắc áo, quả gấc. - GV lưu ý HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết - Theo dõi chấm bài. c. Luyện nói: chủ đề: Ruộng bậc thang - HS quan sát tranh - Chỉ tranh và dùng lời nói để giới thiệu với các bạn nơi trồng lúa trên ruộng bậc thang. - Xung quanh ruộng bậc thang còn có những gì? - GV giới thiệu ruộng bậc thang là ruộng trồng lúa ở miền núi. IV. Củng cố, dặn dò: - HS đồng thanh toàn bài. - Thi tìm tiếng nhanh : HS thi tìm tiếng có vần ăc, âc - Dặn dò về nhà. Toán Tiết 73: Mười một, mười hai Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết: Số 11 gồm một chục và một đơn vị. Số 12 gồm một chục và hai đơn vị. - Biết đọc, viết các số. Bớc đầu nhận biết số có hai chữ số. II.Phương tiện dạy - học: - Que tính III. Phương tiện dạy - học: HĐ1: Giới thiệu số 11 - HS lấy một bó que tính ( 1 chục) và một que tính rời. ? Được bao nhiêu que tính. Mười que tính và một que tính là mười một que tính. - GV ghi bảng: 11 - Đọc là: mười một - Số mười một gồm một chục và một đơn vị. Số 11 có hai chữ số1 viết liền nhau. HĐ2: Giới thệu số 12: ( Tương tự số 11) - Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có hai chữ số là chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau. 1 ở bên trái 2 ở bên phải. HĐ3: Thực hành - HS viết bảng con số 11, 12 - HS làm vào vở bài tập- GV theo dõi - Chấm, chữa bài. - Nhận xét giờ học. Đạo đức Tiết 19: Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo. Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I. Mục tiêu: 1. HS hiểu: Thầy giáo, cô giáo là ngời không quản khó nhọc, chăm só dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. 2. HS biết lễ phép, vâng lời thầt giáo, cô giáo. II. Hoạt động dạy - học: HĐ1: Đóng vai 1. GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đống vai theo một tình huống của bài tập 1. 2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai. 3. Một số nhóm lên đóng vai trước lớp. 4. Cả nhóm thảo luận, nhận xét. 5. Kết luận: - Khi gặp thầy giáo cô giáo cần chào hỏi, lễ phép. - Khi đa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay. - Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ! - Lời nói khi nhận lại: Em cảm ơn cô, (thầy) ạ ! HĐ2:HS làm bài tập hai. 1. HS tô màu vào tranh 2.HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó. 3. Cả lớp trao đổi nhận xét. 4. Kết luận:Thầy cô giáo đã không quản nhọc nhằn chăm sóc dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo, các em cần lễ phép lắng nghe và làm theo lời thầy, cô giáo dạy bảo. HĐ3: HĐ nối tiếp - HS kể về 1 bạn biết lễ phép vâng lời thầy, cô giáo. - GV nhận xét - Tổng kết giờ học. Thể dục Tiết 19: Bài thể dục - Trò chơi Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - Ôn trò chơi " Nhảy ô tiếp sức". Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức đã có sự chủ động. - Làm quen với động tác: Vươn thở và tay của bài thể dục. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng. II. Hoạt động dạy- học: 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. - Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc. 2. Phần cơ bản - Học động tác vươn thở. + GV nêu tên động tác, làm mẫu giải thích và HS làm theo. - GV theo dõi uốn nắn - Học động tác tay( Tương tự) - Trò chơi" nhảy ô tiếp sức" Lần 1: HS chơi thử Lần 2: HS chơi chính thức. 3.Phần kết thúc - Đi theo nhịp vỗ tay hát. - GV cùng HS hệ thống bài học. Toán Tiết 74: Mười ba, mười bốn, mười lăm Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.mục tiêu: Giúp học sinh - Nhận biết: Số 13 gồm một chục và ba đơn vị. Số 14 gồm một chục và bốn đơn vị Số 15 gồm một chục và năm đơn vị. - Biết đọc, viết các số đó. Nhận biết số có hai chữ số. II. Phương tiện dạy - học: - Que tính III. Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: HS đọc viết số 11, 12 Số 11 gồm ? chục ? đơn vị. Số 12 gồm ? chục và ? đơn vị. 2. Dạy học bài mới HĐ1: Giới thiệu số 13. - HS lấy 1 bó chục que tính, và 3 que tính rời. - Hỏi được bao nhiêu que tính? - Mười que tính và ba que tính là 13 que tính. - GV ghi bảng: 13 - Đọc: Mười ba. - Số 13 gồm một chục và ba đơn vị. Số 13 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 3 viết liền nhau từ trái sang phải. HĐ2: Giới thiệu số 14, 15 ( Tương tự số 13) *Lưu ý HS: Số 15 đọc là: Mười lăm Không đọc: mười năm. HĐ3: Thực hành - HS viết bảng con: 13, 14, 15 - HS làm vào vở bài tập- GV theo dõi. - Chấm, chữa bài. IV.Củng cố: - Trò chơi " Nhận biết số lượng". Buổi chiều Luyện toán Luyện tập các số 11, 12, 13, 14, 15. Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - Luyện tập về các số từ 11 đến 15. - Nhận biết mỗi số ( 11, 12, 13, 14, 15) gồm 1 chục và 1 số đơn vị ( 1, 2, 3, 4, 5). Nhận biết mỗi số có 2 chữ số. II.Hoạt động dạy - học: 1.Củng cố: HS đọc viết các số: 11, 12, 13, 14, 15 - Các số trên có ? chữ số. - Số 11 gồm có ? chục ? đơn vị… - Các số trên có điểm gì giống nhau? Khác nhau? 2. Luyện tập: HS làm vào vở Bài 1: Số? 9 < …< 11 11 < … <13 <… <15 11 > …> 9 15 > …> 13 > … >11 > … Bài2: Viết số ? Mười một:… Mười ba: … Mười hai:… Mười bốn:… Mười lăm: … Mời: … Bài 3:Số? Số 13 gồm … chục và … đơn vị. Số 14 gồm … chục và … đơn vị. Số 15 gồm … chục và … đơn vị. - Chấm, chữa bài. Nhận xét giờ học. Thứ 5 ngày 17 tháng 1 năm 2008 Âm nhạc ( GV chuyên trách dạy) Học vần Bài 78- tiết 156- 157 : uc - ưc Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - HS đọc và viết được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ. - Đọc được các từ ngữ, câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?. II.Đồ dùng dạy- học: - Bút chì - Bộ chữ cái TV III.Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra: - HS viết bảng con: màu sắc, giấc ngủ, nhấc chân. - 2 HS đọc bài 77 B. Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy vần uc a. Nhận diện vần - GV giới thiệu và ghi bảng vần uc - HS đọc, phân tích vần uc - HS cài vần uc - Cài thêm chữ tr và dấu thanh để có tiếng trục - Đọc từ khóa : cần trục **Dạy vần ưc (quy trình tương tự) - HS luyện đọc: lực, lực sĩ b. Đọc từ ứng dụng: máy xúc lọ mực cúc vạn thọ nóng nực - HS đọc từ ứng dụng - GV giải thích từ ứng dụng c. Tập viết - GV viết mẫu và hướng dẫn viết: uc, ưc, cần trục, lực sĩ. - HS viết bảng con. - Nhận xét sửa lỗi Tiết 2. HĐ3: Luyện tập. a.Luyện đọc. - HS đọc bài tiết 1: CN-T-L ? So sánh vần uc, ưc - Đọc đoạn thơ ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng - Tìm từ chứa vần uc, ưc - GV đọc mẫu- HS đồng thanh. b. Luyện viết. - HS viết vào vở: uc, ưc, cần trục, lực sĩ. - GV lưu ý HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết - Theo dõi chấm bài. c. Luyện nói: chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất? - HS quan sát tranh - Chỉ tranh và giới thiệu người trong bức tranh. - Mọi người đang làm gì? - Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy? - Bức tranh vẽ cảnh thành phố hay nông thôn? IV. Củng cố, dặn dò: - HS đồng thanh toàn bài. - Thi tìm tiếng nhanh : HS thi tìm tiếng có vần uc, ưc - Dặn dò về nhà. Toán Tiết 75: Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín. Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I. Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết mỗi số( 16, 17, 18, 19) gồm 1 chục và một số đơn vị ( 6, 7, 8, 9) - Nhận biết mỗi số đó có 2 chữ số. II. Phương tiện dạy- học: - Que tính III.Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - 2 HS đọc , 2 HS viết các số: 10, 11, 12, 13, 14, 15. - GV : Số 13 gồm ? chục và ? đơn vị Số 15 gồm ? chục và ? đơn vị B. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu số 16. - HS lấy 1 bó que tính và 6 que tính rời. Hỏi được bao nhiêu que tính? + Mười que tính và 6 que tính là 16 que tính. + Mười sáu que tính gồm 1 chục que tính và 6 que tính. - HS viết số 16: Viết 1 rồi viết 6 bên phải số 1. - GV nêu: Số 16 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 6 ở bên phải chữ số 1. Chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị. - HS nhắc lại: HĐ2: Giới thiệu từng số 17, 18, 19 ( Tương tự số 16) HĐ3: Thực hành: - HS viết số 16, 17, 18, 19 vào bảng con. - HS làm vào VBT. - Chấm, chữa bài Buổi chiều Học vần Bài 79- tiết 158- 159 :ôc - uôc Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - HS đọc và viết được: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc. - Đọc được các từ ngữ, câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc. II.Đồ dùng dạy- học: - Bút chì - Bộ chữ cái TV III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra: - HS viết bảng con: máy xúc, lọ mực, nóng nực. - 2HS đọc bài 78 B .Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy vần ôc a. Nhận diện vần - GV giới thiệu và ghi bảng vần ôc - HS đọc, phân tích vần ôc - HS cài vần ôc - Cài thêm chữ m và dấu thanh để có tiếng mộc - Đọc từ khóa : thợ mộc ** Dạy vần uôc (quy trình tương tự) - HS luyện đọc: uôc, đuốc, ngọn đuốc. b. Đọc từ ứng dụng: con ốc đôi guốc gốc cây thuộc bài - HS đọc từ ứng dụng - GV giải thích từ ứng dụng c. Tập viết - GV viết mẫu và hướng dẫn viết: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc. - HS viết bảng con. - Nhận xét sửa lỗi Tiết 2. HĐ3: Luyện tập. a. Luyện đọc. - HS đọc bài tiết 1: CN-T-L ? So sánh vần ôc, uôc - Đọc đoạn thơ ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng - Tìm từ chứa vần ôc, uôc - GV đọc mẫu- HS đồng thanh. b.Luyện viết. - HS viết vào vở: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc. - GV lưu ý HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết - Theo dõi chấm bài. c.Luyện nói: chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc. - HS quan sát tranh + Chỉ tranh và giới thiệu người trong bức tranh. + Bạn trai trong bức tranh đang làm gì? + Em thấy thái độ của bạn như thế nào? + Khi nào chúng ta phải uống thuốc? + Hãy kể cho các bạn nghe mình đã uống thuốc giỏi như thế nào?… IV. Củng cố, dặn dò: - HS đồng thanh toàn bài. - Thi tìm tiếng nhanh : HS thi tìm tiếng có vần ôc, uôc - Dặn dò về nhà. Toán Tiết 76: Hai mươi - Hai chục Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được số lượng 20. Hai mươi còn gọi là hai chục. - Biết đọc viết số đó. II. Phương tiện dạy- học: - Các bó chục que tính III.Hoạt động dạy- học: A.Bài cũ: - HS đọc, viết số: 16, 17, 18, 19 - Nhận xét B. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu số 20: - HS lấy một bó que tính, rồi lấy thêm một bó que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? - HS: 1 chục que tính với 1 chục que tính là 2 chục que tính. + Mười que tính với mười que tính là hai mươi que tính. - GV: Hai mươi còn gọi là hai chục. +Số 20 là số có hai chữ số là chữ số 2 và chữ số 0. +Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. +Viết chữ số 2 rồi viết chữ số 0 ở bên phải chữ số 2. HĐ2: Thực hành - HS viết bảng con: số 20 - HS làm vào vở bài tập. - Chấm, chữa bài: IV. Củng cố: - Số liền sau số 19 là số nào? - Số 20 có mấy chữ số? Luyện Tiếng Việt Luyện viết Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I. Mục tiêu: - Luyện viết một số từ, câu chứ vần đã học. - Rèn luyện chữ viết cho HS. II. Hoạt động dạy- học: 1. Hướng dẫn viết về khoảng cách, cỡ chữ, mẫu chữ… 2. HS viết bảng con: rau ngót, mải miết, hiểu biết. 3.Luyện viết vào vở: - GV hớng dẫn cách trình bày đoạn thơ. Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng. - HS viết- GV theo dõi - Chấm, nhận xét. - Thi viết chữ đẹp. - Nhận xét giờ học. Thứ 6 ngày 18 thăng 1 năm 2008 Học vần Bài 80 - tiết 160 - 161: iêc - ươc Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - HS đọc và viết được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn. - Đọc đợc các từ ngữ, câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc. II.Đồ dùng dạy- học: - Bút chì - Bộ chữ cái TV III.Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra: - HS viết bảng con: con ốc, đôi guốc, thuộc bài. - HS đọc bài 79 B .Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy vần iêc a. Nhận diện vần - GV giới thiệu và ghi bảng vần iêc - HS đọc, phân tích vần iêc - HS cài vần iêc - Cài thêm chữ x và dấu thanh để có tiếng xiếc - Đọc từ khóa : xem xiếc ** Dạy vần ươc (quy trình tương tự) - HS luyện đọc: ươc, rước, rước đèn b. Đọc từ ứng dụng: cá diếc cái lược công việc thước kẻ - HS đọc từ ứng dụng - GV giải thích từ ứng dụng c.Tập viết - GV viết mẫu và hướng dẫn viết: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn. - HS viết bảng con. - Nhận xét sửa lỗi Tiết 2. HĐ3: Luyện tập. a.Luyện đọc. - HS đọc bài tiết 1: CN-T-L ? So sánh vần iêc, ươc - Đọc đoạn thơ ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng - Tìm từ chứa vần iêc, ươc - GV đọc mẫu- HS đồng thanh. b.Luyện viết. - HS viết vào vở: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn. - GV lưu ý HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết - Theo dõi chấm bài. c.Luyện nói: chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc. - HS quan sát tranh - Chỉ tranh và giới thiệu nội dung từng bức tranh trước lớp. IV. Củng cố, dặn dò: - HS đồng thanh toàn bài. - Thi tìm tiếng nhanh : HS thi tìm tiếng có vần iêc, ươc - Dặn dò về nhà. Tự nhiên- xã hội Tiết 19: Cuộc sống xung quanh ( tiếp theo) Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS biết - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. II.Hoạt động dạy- học: HĐ1: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân. - Thảo luận nhóm. - HS nói với nhau những gì HS quan sát được. - Thảo luận cả lớp. - Đại diện các nhóm lên nói với các em đã phát hiện được những công việc chủ yếu nào mà đa số người dân thường làm. - HS liên hệ công việc mà bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình em làm hằng ngày để nuôi sống gia đình. HĐ2: Làm việc theo nhóm với sách giáo khoa. - Mỗi HS chỉ vào hình 2 bức tranh và nói về những gì em nhìn thấy. - GV gọi một số em trả lời. ? Bức tranh vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? **Kết luận: Bức tranh 18 vẽ về cuộc sống nông thôn và bức tranh 19 vẽ cuộc sống ở thành phố. - Nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể. Tiết 19: Sinh hoạt lớp. Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết được những gì mà mình và các thành viên đã làm được trong tuần qua - Nêu kế hoạch tuần tới II.Hoạt động dạy- học 1. GV nhận xét, đánh giá về các hoạt động của lớp trong tuần. - Biểu dương các HS có ý thức học tập tốt, đạt nhiều điểm giỏi, vệ sinh sạch sẽ. - Động viên, nhắc nhở các HS còn lại. 2. Kế hoạch tuần 20. - Tiếp tục phát động phong trào thi đua trong học tập. - Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học. Buổi chiều Thủ công Tiết 19 : Gấp mũ ca lô Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: -HS biết gấp mũ ca lô, gấp được mũ ca lô bằng giấy. II.Đồ dùng dạy- học: - Cái ví mẫu - Giấy màu II. Các hoạt động dạy- học: 1. Hướng dẫn gấp mũ ca lô - Cho HS xem bài mẫu, định hướng quan sát về cách gấp mũ ca lô . - GV làm mẫu chậm các thao tác và HDHS các bước gấp. 2.Thực hành. - HS thực hành gấp mũ ca lô trên giấy ô ly - Gấp ví trên giấy màu - GV theo dõi và hương dẫn III.Tổng kết. - GV nhận xét giờ học. Tự học Luyện tập các số từ 13 đến 20 Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I. Mục tiêu: - Luyện tập các số từ 13 đến 20. - Đọc, viết đúng các số từ 13 đến 20. II.Hoạt động dạy- học: 1. Ôn lý thuyết: - HS đọc, viết số: 17, 18, 19, 20. +Số 17 gồm mấy chục và mấy đơn vị? +Số 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 2. Luyện tập: HS làm bài vào vở. Bài 1: Viết số: Mười sáu:… Hai mươi:… Mười chín:… Bài 2: đọc số: 15:……… 18: ……….. 17:………… Bài 3: , = 17…19 10 …12 16…15 20 …10 Bài 4: Trong các số 13, 17. 5, 15, 18, 12 Số nào bé nhất? Số nào lớn nhất? Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn? - Chấm, chữa bài. Luyện tiếng việt Luyện đoc, viết: iêc, ươc Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.M ục tiêu: - Giúp HS đọc, viết đúng vần iêc, ươc và các tiếng, từ chứa vần đã học. - Rèn luyện kỷ năng đọc, viết cho HS. II. Hoạt động dạy- học: 1. Luyện đọc: - Luyện đọc bài ở sgk ( đọc nhóm đôi). - Gọi một số em đọc- GV theo dõi nhận xét - Luyện đọc bài ở bảng: công việc, bước chân, thước kẻ, cá diếc. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba. 2.Luyện viết: - HS viết bảng con: cái lược, xem xiếc, công việc. - GV theo dõi hướng dẫn viết. 3. Làm bài tập TV: (Bài 80) - Hướng dẫn cách làm. - HS làm bài- GV theo dõi hướng dẫn. - Chấm, chữa bài - Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docTuan 19.doc
Giáo án liên quan