TẬP ĐỌC: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát cả bài.Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Phân biệt được lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ mới: ngầm, cuống quýt, đắn đo, thình lình, coi thường, trốn đằng trời, buồn bã, quý trọng.
- Hiểu được ý nghĩa của truyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác.
II. Chuẩn bị
Tranh minh họa trong bài tập đọc SGK.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 22 - Trường Tiểu học Định Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Th 2ngày18 tháng 2năm 2008
TẬP ĐỌC: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát cả bài.Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Phân biệt được lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ mới: ngầm, cuống quýt, đắn đo, thình lình, coi thường, trốn đằng trời, buồn bã, quý trọng.
- Hiểu được ý nghĩa của truyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác.
II. Chuẩn bị
Tranh minh họa trong bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: Củng cố bài :Thông báo của thư viện vườn chim
- Gọi 2 HS đọc Thông báo của thư viện vườn chim và trả lời câu hỏi về nội dung
- GV nhận xét cho điểm
Hoạt động2 : Luyện đọc
*. Mục tiêu : - Đọc lưu loát cả bài.Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu cả bài một lượt.
- Chú ý giọng đọc:
+ Giọng người dẫn chuyện thong thả, khoan thai.
+ Giọng Chồn khi chưa gặp nạn thì hợm hĩnh, huênh hoang, khi gặp nạn thì ỉu xìu, buồn bã.
+ Giọng Gà Rừng khiêm tốn, bình tĩnh, tự tin, thân mật.
- Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Chú ý cho HS các từ khó đọc: Cuống quýt, reo lên, buồn bã, quẳng…
- Đọc từng đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
-Hướng dẫn cách đọc câu dài
+ Chồn bảo Gà Rừng:// “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.”// (giọng cảm phục chân thành)
- HS đọc các từ ở phần chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
Tiết 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
*. Mục tiêu : Hiểu được ý nghĩa của truyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác.
Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi, HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung.
+ 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lơi câu hỏi 1
+ 1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lờ câu hỏi 2
+ 1 HS đọc đoạn 3, lớp theo dõi trả lờ câu hỏi 3
+ 1 HS đọc đoạn 4, lớp theo dõi trả lờ câu hỏi 4
+ HS theo dõi toàn bài trả lời câu hỏi 5
Hoạt động4:Luyện đọc diễn cảm
*. Mục tiêu : - Phân biệt được lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Cho 2-3 nhóm tự phân vai : Người dẫn chuyện , gà rừng, chồn thi đọc truyện .
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
- GV tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
TOÁN: KIỂM TRA
I . Mục tiêu
- Kiểm tra bảng nhân2, nhân3, nhân4, nhân5
- Kiểm tra thứ tự thực hiện phép tính và giải toán
II . Đề bài
Tính nhẩm
2 x 5 = 5 x 4 = 5 x 8 = 2 x 9 =
3 x 5 = 4 x 6 = 4 x 8 = 3 x 9 =
4 x 5 = 3 x 6 = 3 x 8 = 4 x 9 = 5 x 5 = 2 x 7 = 2 x 8 = 5 x 9 =
Tính
a. 3 x 9 + 18 c . 5 x 5 + 27
b . 5 x 6 – 6 d. 4 x 8 - 19
3 . Mỗi học sinh trồng được 5 cây . Hỏi 7 học sinh trồng được bao nhiêu cây?
III . Cách đánh giá
Bài 1: 4 điểm. Mỗi phép tính đúng cho 0,25 điểm
Bài 2: 4 điểm . Đúng mỗi bài cho 1 điểm
Bài 3: 2 điểm . Đúng câu lời giải cho 0,5 điểm .
Đúng phép tính cho 1 điểm
Đúng đáp số cho 0,5 điểm.
sinh ho¹t ®Çu tuÇn
1 Gi¸o viªn trc nhn xÐt uu nhỵc ®iĨm cđa tuÇn
Xp lo¹i c¸c líp
2 BGH phỉ bin k ho¹ch tuÇn
……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Th 3 ngày19 tháng 2năm 2008
KỂ CHUYỆN: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu
- Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Dựa vào trí nhớ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng hấp dẫn và sinh động, phù hợp nội dung.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố câu chuyện : Chim sơn ca và bông cúc trắng(4-5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng
- Nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động2 : Hướng dẫn kể chuyện (28-29 phút)
*. Mục tiêu:
- Cho HS quan sát lại 2 tranh minh hoạ SGKdể nhớ lại ND câu chuyện
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
+HS đọc yêu cầu của bài , dọc cả mẫu
+ HS đọc thầm đoạn 1,2 – Đặt tên cho đoạn 1,2
+ HS đọc thầm đoạn 3,4 – Đặt tên cho đoạn 3,4
- Kể từng đoạn câu chuyện, toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- Dựa vào tên các đoạn , HS tiếp nối nhau kể từng đoạn trong nhóm .
- Thi kể toàn bộ câu chuyện
- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện
- 2 nhóm thi kể mỗi nhóm 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện ( mỗi em kể một đoạn )
- Cả lớp nhận xét chấm điểm thi đua.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (1-2 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn: Một buổi sáng … lấy gậy thọc vào hang
- Củng cố quy tắc chính tả r/d/g, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dayi học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt ch/tr (4-5phút)
- Gọi HS lên bảng. GV đọc cho HS viết. HS dưới lớp viết vào nháp : chim, chuối, trứng, trời…
- Nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả(14-15 phút)
- GV đọc đoạn từ Một buổi sáng … lấy gậy thọc vào lưng.
- 2 HS đọc lại
+ Đoạn văn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?Đoạn văn kể lại chuyện gì?
+ Đoạn văn có mấy câu?Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Tìm câu nói của bác thợ săn?Câu nói của bác thợ săn được đặt trong dấu gì?
- GV đọc cho HS viết bảng con các từ khó: buổi sáng, cuống quýt, reo lên..
- GV đọc cho HS viết vào vở – GV theo dõi uốn nắn.
- Chấm 6-7 bài và nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả (12-13 phút)
Bài 1:Phân biệt r/d/g, dấu hỏi/ dấu ngã
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS cùng lên bảng, mỗi em làm một câu.
- Lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:Phân biệt r/d/g, dấu hỏi/ dấu ngã
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm , lớp nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Ngày tháng năm
Ngày tháng năm
TOÁN: PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
Giúp HS:- Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân.
- Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia..
II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia.(7-8 phút)
- GV dùng các tấm bìa hình vuông bằng nhau hướng dẫn HS :
+ Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6 .Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô?
HS viết phép tính 3 x 2 = 6
+ Giới thiệu phép chia cho 2. GV kẻ một vạch ngang (như hình vẽ)
GV hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô?
GV nói: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia “Sáu chia hai bằng ba”.Viết là 6 : 2 = 3. Dấu : gọi là dấu chia
+Dùng các hình vuông GV giới thiệu tương tự phép chia cho 3
Hoạt động2: Quan hệ giữa phép nhân và phép chia(7-8 phút)
- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô. 3 x 2 = 6
- Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô. 6 : 2 = 3
- Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần 6 : 3 = 2
Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng: 3 x 2 = 6
6 : 2 = 3 6 : 3 = 2
Hoạt động 3: Thực hành (19-20 phút)
Bài 1: Quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- HS đọc yêu cầu của bài .GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài mẫu
- HS làm vào vở sau đó 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Bài 2: Tính kết quả của phép nhân , phép chia
-HS đọc yêu cầu của bài
- 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu , lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung .
Bài 3: Tính kết quả của phép nhân , phép chia
- HS đọc yêu cầu của bài
- 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu , lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung .
Hoạt động4:Củng cố – Dặn dò (1-2’)
Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài : Bảng chia 2.
Ngày tháng năm
TẬP ĐỌC: CÒ VÀ CUỐC
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn . Đọc đúng các từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Phân biệt giọng của Cuốc và Cò.
- Hiểu nghĩa các từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.
Hiểu nội dung câu chuyện: Khuyên chúng ta phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.
II. Chuẩn bị :Tranh minh họa bài tập đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài :Một trí khôn hơn trăm trí khôn(4-5 phút)
- Gọi 2 HS đọc bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” và trả lời câu hỏi : Vì sao một trí khôn của gà rừng hơn được cả trăm trí khôn của chồn.
- GV nhận xét cho điểm
Hoạt động2 : Luyện đọc(9-10 phút)
GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu cả bài .
- Chú ý giọng đọc cho HS
- Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Chú ý cho HS các từ khó đọc: lội ruộng, làm việc , trắng tinh…
- Đọc từng đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
-Hướng dẫn cách đọc câu dài
Em sống trong bụi cây dưới đất ,/ nhìn lên trời xanh ,/ thấy các anh chị trắng phau phau,/ đôi cánh dập dờn như múa,/ không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.//
- HS đọc các từ ở phần chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (12-13 phút)
- Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi, HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung.
- 1HS đọc đoạn1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2,3.
Hoạt động4:Luyện đọc diễn cảm (8-9 phút)
- Cho 3-4 nhóm phân vai ( người kể, Cò, Cuốc ) thi đọc bài.
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
- GV tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về đọc lại bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM.
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các loài chim.
- Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.
- Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ các loài chim trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố câu hỏi “ Ở đâu?” (4-5 phút)
- 2 HS hỏi- đáp với cụm từ “ Ở đâu?”
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về chim chóc(8-9 phút)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài và tên 7 loài chim trong ngoặc đơn
- HS quan sát tranh trao đổi theo cặp nói đúng tên từng loại chim .
- Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các loài chim và một số thành ngữ về loài chim(9-10 phút)
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
- HS quan sát tranh và làm vào vở
- Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Cho HS tìm hiểu thêm một số thành ngữ về loài chim khác.
Hoạt động 4: Luyện sử dụng dấu chấm, dấu phẩy .(9-10 phút)
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài
- HS quan sát tranh và làm vào vở
- Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động5: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Trò chơi: Tên tôi là gì?
- GV nêu cách chơi và làm mẫu.
- 1 HS lên bảng nói các đặc điểm của mình. Sau đó các bạn đoán tên. Ai đoán đúng sẽ nhận được 1 phần thưởng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN: BẢNG CHIA 2
I. Mục tiêu
- Giúp HS:Lập bảng chia 2.
- Thực hành chia 2.
II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2
- Nhắc lại phép nhân 2
- Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 2 chấm tròn (như SGK)
- GV hỏi HS trả lời , HS viết bảng 2 x 4 = 8
- Nhắc lại phép chia
- Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? – HS trả lời và lên bảng viết 8 : 2 = 4
-Nhận xét:Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8, ta có phép chia 2 là 8 : 2 = 4
Hoạt động2: Lập bảng chia 2(7-8 phút)
- GV dùng các tấm bìa , mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn , hướng dẫn để HS lập được bảng chia 2.
- Cho HS học thuộc bảng chia 2
Hoạt động 2: Thực hành(18-19 phút)
Bài 1: Thực hành chia 2
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 2: Giải bài toán về chia 2
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Bài 3-4: Củng cố bảng chia 2
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu
- HS làm vào vở
-HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Một phần hai
ĐẠO ĐỨC: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (TT)
I. Mục tiêu
Giúp HS biết:
- Cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp. Vì như thế mới thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình.
- Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
- Phê bình, nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu, đề nghị không phù hợp.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
Cho ý kiến về 2 mẫu hành vi sau đây:
- Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bị gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc làm của Nam là đúng hay sai? Vì sao?
- Sáng nay đến lớp, Tuấn thấy ba bạn Lan, Huệ, Hằng say sưa đọc chung quyển truyện tranh mới. Tuấn liền thò tay giật lấy quyển truyện từ tay Hằng và nói: “Đưa đây đọc trước đã”. Tuấn làm như thế là đúng hay sai? Vì sao?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS tự kể về một vài trường hợp em đã biết hoặc không biết nói lời đề nghị yêu cầu.
- Khen ngợi những HS đã biết thực hiện bài học.
Hoạt động3: Thực hành nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự
- Cho HS làm BT5
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp
- Gọi vài cặp lên trình bầy , lớp theo dõi nhận xét.
GV kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ dù nhỏ của người khác em cần nói lời nói , cử chỉ, hành động phù hợp .
Hoạt động 4: Trò chơi tập thể: “Làm người lịch sự”
- GV hướng dẫn HS chơi, cho HS chơi thử và chơi thật.
- Cho HS nhận xét trò chơi và tổng hợp kết quả chơi.
Kết luận chung cho bài học: Cần phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị giúp đỡ một cách lịch sự, phù hợp để tôn trọng mình và người khác.
Hoạt đông5: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Ngày tháng năm
TẬP VIẾT: S – Sáo tắm thì mưa.
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chữ : Viết S (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
II. Chuẩn bị:
Chữ mẫu S
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ hoa R
- Cho HS viết bảng con: R , Ríu rít
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
- Hướng dẫn HS quan sát chữ S và nhận xét chiều cao , các nét chữ .
- GV chỉ vào chữ S và miêu tả: Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong dưới và nét móc ngược trái nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ ( giống phần đầu chữ hoa L), cuối nét móc lượn vào trong.
- GV viết bảng lớp, hướng dẫn cách viết:Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút trên ĐK 6.
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét móc lượn vào trong, dừng bút trên ĐK 2.
HS viết bảng con : chữ S viết 2, 3 lượt- GV nhận xét uốn nắn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Giới thiệu câu: Sáo tắm thì mưa.
- 1 HS đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
- Nhận xét câu ứng dụng : Những chữ nào cao 2,5 li? 1,5 li? 1 li? ; Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng ? ; Cách đặt dấu thanh.
- Hướng dẫn HS viết bảng con : Sáo
- GV nhận xét và uốn nắn.
Hoạt động 4: HS viết vào vở
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết vào vở , GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm 7-8 bài và nhận xét
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (3’)
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Chuẩn bị bài : Chữ hoa T
TOÁN: MỘT PHẦN HAI
I. Mục tiêu
- Giúp HS nhận biết “Một phần hai”
- Biết viết và đọc 1/2
II. Chuẩn bị
Bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giúp HS nhận biết “Một phần hai”
- Giới thiệu “Một phần hai” (1/2)
- HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
- Hình vuông được chia thành hai phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần hai hình vuông.
- Hướng dẫn HS viết: 1/2; đọc: Một phần hai.
Kết luận: Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/2 hình vuông.
Chú ý: 1/2 còn gọi là một nửa.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Nhận biết 1/2
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 2: Củng cố 1/2
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Cho HS nêu 1/2 số ô vuông ở mỗi hình là mấy ô vuông.
Bài 3,4: Nhận biết1/2 số con vật, 1/2 hình.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học và dặn dò.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TT)
I. Mục tiêu
- HS biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương mình.
- HS có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương
II. Chuẩn bị
Tranh, ảnh trong SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: Nghề nghiệp , cuộc sống ở thành thị (12-13 phút)
- Yêu cầu: Hãy quan sát tranh thảo luận cặp đôi để kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em nhận thấy trong tranh.
GV gợi ý: Những bức tranh diễn tả cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết?
- HS đại diện các bàn lên trình bầy . HS khác nhận xét bổ sung.
GV kết luận: Cũng như ở các vùng nông thôn khác nhau ở mọi miền Tổ quốc, những người dân thành phố cũng làm nhiều ngành nghề khác nhau.
Hoạt động 2: Cuộc sống ở thành phố , thị trấn(9-10 phút)
Cho HS sưu tầm tranh ảnh và báo nói về cuộc sống của người dân thành phố , thị trần
Tập chung tranh ảnh và giới thiệu về các tranh ảnh đã sưu tầm được .
Hoạt động 3: Vẽ tranh (12-13 phút)
GV nêu yêu cầu
HS vẽ tranh vào vở , GV theo dõi uốn nắn các em.
Hoạt động4: Củng cố dặn dò (1-2 phút)
GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Ngày tháng năm
CHÍNH TẢ: CÒ VÀ CUỐC
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại chính xác đoạn Cò đang … hở chị trong bài Cò và Cuốc.
- Phân biệt được r/d/g; dấu hỏi/ dấu ngã trong một số trường hợp chính tả.
- Củng cố kĩ năng dùng dấu câu.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt d/r/gi (4-5phút)
- Gọi HS lên bảng. GV đọc cho HS viết. HS dưới lớp viết vào nháp : reo hò, gìn giữ, bánh dẻo…
- Nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả(14-15 phút)
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
- 2 HS đọc lại
+ Đoạn văn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?Đoạn văn kể lại chuyện gì?
+ Các câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu nào ? Cuối các câu có dấu gì ?
- GV đọc cho HS viết vào vở – GV theo dõi uốn nắn.
- Chấm 6-7 bài và nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả (12-13 phút)
Bài 1:Phân biệt r/d/g, dấu hỏi/ dấu ngã
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS cùng lên bảng, mỗi em làm một câu.
- Lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:Phân biệt r/d/g, dấu hỏi/ dấu ngã
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS học thuộc bảng chia 2.
- Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 2.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bảng chia 2.(7-8 phút)
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Dựa vào bảng chia 2, HS tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia và ghi vào vở
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- Cho 2-3 em đọc lại bảng chia 2
Hoạt động 2: Củng cố bảng nhân2, chia 2 ( 7-8 phút)
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi 4 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột .
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung .
Hoạt động 3:Giải toán về phép chia ( 8-9 phút)
Bài 3,4: HS đọc yêu cầu của bài
- HS giải vào vở
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Hoạt động 4: Củng cố 1/2 (6-7 phút)
Bài 5: 1 HS đọc đề bài
- HS làm vào vở
- HS đọc kết quả bài làm , lớp nhận xét bổ sung
- Cho HS nêu 1/2 số vịt trong hình là mấy con.
Hoạt động5: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Số bị chia – Số chia – Thương
TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI XIN LỖI. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. Mục tiêu
- Biết đáp lại các lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp đơn giản.
- Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp.
- Sắp xếp được các câu đã cho thành một đoạn văn.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố đáp lời cảm ơn. (5-6 phút )
- 2 cặp HSthực hành nói lời cảm ơnvà đáp lời cảm ơn theo các tình huống của BT2 (Bài trước)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp ( 12-13 phút)
Bài 1: GV nêu yêu cầu , cả lớp quan sát tranh đọc lời 2 nhân vật
- 1 HS nói về nội dung tranh .
- 2-3 cặp HS thực hành : 1em nói lời xin lỗi, 1 em đáp lại lời xin lỗi .
- GV giải thích với HS : Khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông cảm với họ.
Bài 2:. Gọi 1 cặp HS lên thực hành: 1 HS đọc yêu cầu và 1 HS nói lời đáp lại.( theo tình huống 1)
- Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác.
- Nhiều cặp HS lên thực hành: 1 HS đọc yêu cầu và 1 HS nói lời đáp lại.( theo tình huống a, b, c, d)
- Cả lớp và GV nhận xét chọn lời đáp phù hợp .
Hoạt động 3: Sắp xếp các câu đã cho thành một đoạn văn.(14-15 phút)
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Đoạn văn tả về loài chim gì?
- GV nhắc HS đoạn văn gồm 4 câu a, b, c, d . Nếu được sắp xếp hợp lí 4 câu này sẽ tạo thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh .
- Yêu cầu HS tự làm và đọc phần bài làm của mình.
- HS cả lớp cùng theo dõi nhận xét bổ sung chốt ý đúng ( b – a – d - c)
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ thực hành đáp lại lời xin lỗi của người khác trong cuộc sống hằng ngày và chuẩn bị bài sau.
Ngày tháng năm
LUYỆN TẬP ĐỌC: CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Giọng đọc khi êm ả, khi vui, khi sảng khoái. Biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả.
- Hiểu được ý nghĩa của các từ mới: chao lượn, rợp, hòa âm, thanh mảnh.
- Hiểu được nội dung bài: Bài văn cho ta thấy sự phong phú, đa dạng và cuộc sống đông vui, nhộn nhịp của các loài chim trong rừng Tây Nguyên.
II. Chuẩn bị
Tranh minh họa trong bài tập đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài :Cò và Cuốc(4-5 phút)
- Gọi 2 HS đọc bài “Cò và Cuốc” và trả lời câu hỏi 3
- GV nhận xét cho điểm
Hoạt động2 : Luyện đọc(9-10 phút)
GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu cả bài một lượt.
- Chú ý giọng đọc cho HS
- Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Chú ý cho HS các từ khó đọc: y-rơ-pao, rung động, ríu rít, kơ púc…
- Đọc từng đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
-Hướng dẫn cách đọc câu dài
+ Mỗi lần đại bàng vỗ cánh/ lại phát rănhngx tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm,/ giống như có hàng trăm chiếc đàn / cùng hoà âm.//
- HS đọc các từ ở phần chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (12-13 phút)
- Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi, HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi toàn bài trả lời câu hỏi 1,2 , lớp nhận xét bổ sung .
Hoạt động4:Luyện đọc diễn cảm (8-9 phút)
- Cho 4-5 HS thi đọc bài.
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
- GV tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về đọc lại bài.
File đính kèm:
- TUAN 22.doc