Học vần
UÂN , UYÊN
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK. Vật thật: tờ lịch, tấm huân chương, vài quyển truyện.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: huơ tay, thuở xưa, phéc - mơ - tuya.
- Đọc từ, câu ứng dung.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 24 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th hai ngay 2 thang 3 naím 2009
Học vần
UÂN , UYÊN
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK. Vật thật: tờ lịch, tấm huân chương, vài quyển truyện.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: huơ tay, thuở xưa, phéc - mơ - tuya.
- Đọc từ, câu ứng dung.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
2.2. Dạy vần
* uân
a) Nhận diện vần:
- GV: vần uân gồm những âm nào ghép lại với nhau?
- HS: Vần uân gồm 3 âm ghép lại là âm u đứng trước, âm â dứng giữa và âm n đứng sau.
- So sánh vần uân và uya.
- HS ghép vần uân. Đánh vần: u - ớ - nờ - uân.
b) Tiếng, từ khoá
- Ghép tiếng xuân, phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn. xờ - uân - xuân.
- Rút từ mùa xuân. HS đọc: uân, xuân, mùa xuân.
* uyên (tương tự vần uân)
- HS đọc: uyên, chuyền, bóng chuyền.
c) Viết
- GV viết mẫu, nêu quy trình.
- HS viết bảng con: uân, mùa xuân, uyên, bóng chuyền.
d) Đọc từ ứng dụng
- GV viết bảng, HS đọc: huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
- HS tìm những tiếng có vần mới, gạch chân, đọc thầm.
- GV giải thích nghĩa. Đọc mẫu, gọi HS đọc.
Tiết 2
2.3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV yêu cầu HS phần vần, từ ứng dung trên bảng.
- Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng.
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
- Tìm tiếng chứa vần mới.(xuân)
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết.
- Thu bài chấm chữa.
c) Luyện nói
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, gợi ý HS tập nói.
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Các em có thích đọc truyện không?
+ Hãy kể tên một số truyện mà em biết?
+ Hãy kể cho cả lớp nghe câu chuyện mà em thích nhất?
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chưa vần vừa học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
SINH HOẠT LỚP
I- Đánh giá hoạt động:
- Đi học đầy đủ chuyên cần, nề nếp từ quản tốt.
- Giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, hợp thời tiết.
- Bảo vệ môi trường xung quanh, thực hiện an toàn giao thông.
- Rèn chữ giữ vở tốt.
Bên cạnh đó vẫn còn một số em chữ xấu như: Thịnh, Phong, Tuấn, Thọ.
II- Kế hoạch:
- Duy trì nền nếp.
- Phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8 - 3.
- Giúp đỡ bạn yếu tiến bộ.
- Ôn tập tốt để thigiữa kì 2 đạt kết quả.
Chiều
Toán
ÔN LUYỆN
I- Mục tiêu:
- Củng cố đọc, viết các số tròn chục.
Uco sánh số tròn chục.
II- Hoạt động dạy và học:
1. GV gọi HS đọc số từ 10 đến 90 và ngược lại. Kết hợp phân tích số.
2. Hướng dẫn HS giải toán vở ô li.
Bài 1: Tính
4 + 6 + 8 = 12 + 9 - 5 = 15 - 3 + 4 =
Bài 2: Điền dấu >, <, = ?
12 + 6 ... 6 + 4 + 7 15 + 0 ... 15 – 0
18 - 5 ... 14 - 4 + 5 0 + 10 ... 10 + 0
Bài 3: Tìm một số, biết rằng lấy số đó cộng với 5 rồi trừ đi 8 thì được kết quả bằng 11
3. Thu vở chấm chữa.
Tiếng việt
ÔN LUYỆN
I- Mục đích yêu cầu:
- HS đọc, viết tiếng, từ chứa vần uân, uyên.
- Rèn chữ viết.
II- Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
1. Luyện đọc
- GV hướng dẫn HS luyện đọc bài SGK, luyện đọc ở bảng lớp.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
2. Thi tìm tiếng, từ chứa vần uân, uyên ngoài bài.
- Nói câu chứa tiếng có vần uân, uyên.
Tiết 2
3. GV hướng dẫn làm vở bài tập TV.
4. Luyện viết.
- GV đọc HS viết: uân, huân chương,uyên, kể chuyện.
- Thu vở chấm chữa.
5. Kể chuyện: “Chim non không ngoan”. GV nêu ý nghĩa câu chuyện: Trải qua thử thách nguy hiểm (chim mẹ hi sinh quên mình để cứu con) Chim Non nhận ra lỗi lầm của mình và càng thêm yêu quý mẹ. Truyện cho ta thấy rõ: tình mẹ con that đẹp đẽ và có sức mạnh thật lớn lao.
6. Nhận xét giờ học.
Th ba ngay 3 thang 3 naím 2009
Học vần
UÂT , UYÊT
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK, tranh ảnh về phong cảnh đẹp.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: mùa xuân, kể chuyện, bóng chuyền.
- Đọc từ, câu ứng dung.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
2.2. Dạy vần
* uât
a) Nhận diện vần:
- GV: vần uât gồm những âm nào ghép lại với nhau?
- HS: Vần uât gồm 3 âm ghép lại là âm u đứng trước, âm â dứng giữa và âm t đứng sau.
- So sánh vần uât và uân.
- HS ghép vần uât. Đánh vần: u - ớ - tờ - uât.
b) Tiếng, từ khoá
- Ghép tiếng xuất, phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn. xờ - uât - xuât - sắc - xuất.
- Rút từ sản xuất. HS đọc: uât, xuất, sản xuất.
* uyêt (tương tự vần uân)
- HS đọc: uyêt, duyệt, duyệt binh.
c) Viết
- GV viết mẫu, nêu quy trình.
- HS viết bảng con: uât, sản xuất, uyêt, duyệt binh.
d) Đọc từ ứng dụng
- GV viết bảng, HS đọc: luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp.
- HS tìm những tiếng có vần mới, gạch chân, đọc thầm.
- GV giải thích nghĩa
Tiết 2
2.3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV yêu cầu HS phần vần, từ ứng dung trên bảng.
- Luyện đọc đoạn thơ ứng dung.
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.
- Tìm tiếng chứa vần mới.(khuyết)
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết.
- Thu bài chấm chữa.
c) Luyện nói
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, gợi ý HS tập nói.
+ Đất nước ta có tên goị là gì?
+ Xem tranh nêu tên cảnh đẹp của nơi đó?
+ Em biết những cảnh đẹp nào trên quê hương ta?
+Hãy kể về một cảnh đẹp của quê hương mà em biết?
d) Hướng dẫn làm vở bài tập TV.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần mới học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Củng cố về đoc, viết, so sánh các số tròn chục.
- Nhận ra cấu tạo của số tròn chục (từ 10 đến 90).
II- Đồ dùng dạy học:
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS đọc số tròn chục, 1 HS lên viết bảng.
- Kiểm tra dưới lớp: viết ra giấy nháp.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu: Nối.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc phần a cho cả lớp nghe. (40 gồm 4 chục và 0 đơn vị).
- GV : Còn các số 70, 50, 80 gồm mấy chục? Mấy đơn vị? Tương tự như ý a.
Bài 3: - HS khoanh vào số bé nhất (a - 20) và số lớn nhất ( b - 90)
- Đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 4: - Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS làm bài, GV viết bảng. HS đọc.
3. Củng cố bài
- HD HS làm vở BTT.
- Tổng kết giờ học.
Toán
ÔN LUYỆN
I- Mục tiêu:
- Củng cố về đoc, viết, so sánh các số tròn chục.
- Nhận ra cấu tạo của số tròn chục (từ 10 đến 90).
II- Hoạt động dạy và học:
1. GV hướng dẫn HS giải toán vở bài tập toán.
2. Hướng dẫn HS giải toán vở ô li.
Bài 1: Viết
Số 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị
Số 90 gồm ... và ... đơn vị
Số 60 gồm ... và ... đơn vị
Bài 2: a) Khoanh vào số bé nhất: 60 , 30 , 50 , 90 , 40
b) Khoanh vào số lớn nhất: 40 , 70 , 20 , 80 , 50.
Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 30, 60, 10, 80, 40.
Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 20, 70, 90, 40, 50.
Bài 4: Số tròn chục?
50 < ... < 70
3. Thu vở chấm chữa.
Th t ngay 4 thang 3 naím 2009
Học vần
UYNH , UYCH
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: sản xuất, tuyệt đẹp, trăng khuyết.
- Đọc từ, câu ứng dung.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
2.2. Dạy vần
* uynh
a) Nhận diện vần:
- GV: vần uynh gồm những âm nào ghép lại với nhau?
- HS: Vần uynh gồm 3 âm ghép lại là âm u đứng trước, âm y dứng giữa và âm nh đứng sau.
- So sánh vần uynh và uyêt.
- HS ghép vần uynh. Đánh vần: u - y - nhờ - uynh.
b) Tiếng, từ khoá
- Ghép tiếng huynh, phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn. hờ - uynh - huynh.
- Rút từ phụ huynh. HS đọc: uynh, huynh, phụ huynh.
* uych (tương tự)
- HS đọc: uych, huỵch, ngã huỵch.
c) Viết
- GV viết mẫu, nêu quy trình.
- HS viết bảng con: uynh, phụ huynh, uych, ngã huỵch.
d) Đọc từ ứng dung
- GV viết bảng, HS đọc: luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch uỳnh uỵch.
- HS tìm những tiếng có vần mới, gạch chân, đọc thầm.
- GV giải thích nghĩa. Đọc mẫu, gọi HS đọc.
Tiết 2
2.3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV yêu cầu HS phần vần, từ ứng dụng trên bảng.
- Luyện đọc đoạn văn ứng dung.
Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về.
- Tìm tiếng chứa vần mới.(huynh)
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết.
- Thu bài chấm chữa.
c) Luyện nói
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, gợi ý HS tập nói.
+ Hãy chỉ từng loại đèn cho cô?
+ Đèn nào dùng điện để thắp sáng, đèn nào dùng dầu để thắp sáng. Nhà em có những loại đèn nào?
+ Nói về một loại đèn mà em thường dùng để đọc sách ở nhà.
d) Hướng dẫn làm vở bài tập TV.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS viết bảng con: phụ huynh, ngã huỵch.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Toán
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I- Mục tiêu:
- HS biết cộng các số tròn chục theo 2 cách: Tính nhẩm và tính viết.
- Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ, đồ dùng phục vụ trò chơi.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài.
. b) Giới thiệu phép cộng 30 + 20 (tính viết)
Sử dụng bảng cài que tính và bộ đồ dùng học toán.
HS lấy 30 chục que tính theo yêu cầu, GV cài 3 chục que tính lên bảng.
Em đã lấy bao nhiêu que tính? (30)
HS lấy thêm 2 chục que nữa, GV cài 2 chục que tính lên bảng.
GV: + Em vừa lấy thêm bao nhiêu que tính? (20) GV gắn bảng 20.
+ Cả 2 lần em lấy được bao nhiêu que tính? (50).
+ Em đã làm thế nào?
+ Hãy đọc lại phép tính cộng? (30 + 20 = 50)
- Kết luận: Để biết 2 lần lấy được bao nhiêu que tính, ta phải làm phép tính cộng:
30 + 20 = 50.
- GV nêu: Chúng ta sử dung que tính để tìm ra kết quả. HD đặt tính viết.
+ Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (3 chục và o đơn vị).
GV ghi bảng 3 cột chục, 0 cột đơn vị và phép cộng.
Ghi số: 30 và dấu cộng ở ngoài phần bảng kẻ.
+ Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (2 chục và o đơn vị).
+ Phải viết 20 vào phép tính như thế nào? (Số 0 thảng số 0, số 2 thẳng số 3).
+ Đặt như vậy nghĩa là như thế nào? (Nghĩa là đặt hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục).
+ Để tính đúng ta cộng bắt đầu từ hàng đơn vị. 1 HS len bảng tính.
20 * 0 cộng 0 bằng 0, viết 0
+ * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
30
50
Vậy 30 + 20 = 50.
- GV gọi HS nhắc lại cách cộng như trên.
3. Luyện tập
Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu: tính.
- HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
- HS làm bài, GV chấm từng em, gọi 4 HS lên bảng làm.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm. GV HD cộng nhẩm các số tròn chục.
- HS làm bài.
- Chữa bài: Trò chơi: “Tìm nhà cho thỏ”
Bài 3: - HS đọc đề toán.
- GV cho HS viết tóm tắt và tìm cách giải.
- HS làm bài.
- HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
3. Củng cố bài
- Yêu cầu HS trả lời nhanh các phép tính GV đưa ra.
- GV nhận xét giờ học.
Tiếng việt
ÔN LUYỆN
I- Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng, nhanh các vần, từ, chứa vần mới.
- Luyện chữ viết.
II- Hoạt động dạy và học:
1. Luyện đọc
- GV hướng dẫn HS luyện đọc bài SGK.
- Thi đọc cá nhân, nhóm, lớp đồng thanh 1 lần.
2. Thi tìm tiếng chứa vần mới.
- Nói câu chứa tiếng có vần uynh, uych.
3. GV hướng dẫn làm vở bài tập TV.
4. Luyện viết.
- Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đem từ vườn ươm về.
- Thu vở chấm chữa.
5. Nhận xét giờ học.
Th naím ngay 5 thtng 3 naím 2009
Học vần
ÔN TẬP
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần: uê, uy, uơ, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych đã học.
- Biết ghép các âm tạo thành vần đã học.
- Đọc được từ, đoạn thơ ứng dung.
- Nghe kể chuyện: Truyện kể mãi không hết.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK, bảng ôn.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- Trò chơi “ Xướng hoạ”.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
2.2. Ôn tập
a) Đọc các vần đã học:
- GV treo bảng ôn yêu cầu đọc các vần do GV chỉ.
- GV đọc tên vần cho HS chỉ bảng.
- 1 HS đọc theo tay chỉ của HS khác.
b) Ghép vần
- GV: Đọc âm đứng đầu của hệ thống vần bảng ôn.
- Hãy ghép thêm âm u vào trước các âm vừa học và đọc tên các vần tạo thành.
- HS đọc tên các vần (cá nhân, lớp đông thanh)
c) Đọc từ ứng dung
- GV yêu cầu HS đọc: uỷ bạn, hoà thuận, luyện tập.
- HS (cá nhân, lớp đông thanh)
- GV giải thích nghĩa. HS phân tích tiếng uỷ, thuận, luyện.
d) Viết các từ ngữ ứng dung
- GV HD viết bảng con.
Tiết 2
2.3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV yêu cầu HS vần ở bảng ôn, từ ứng dung trên bảng.
- Luyện đọc đoạn thơ ứng dung. Tìm tiếng chứa vần vừa ôn.
Sóng nâng thuyền
Lao hối hả
Lưới tung tròn
Khoang đầy cá
Gió lên rồi
Cánh buồm ơi.
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết.
- Thu bài chấm chữa.
c) Kể chuyện
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, đọc đề truyện.
- HS nghe GV kể.
+ Đoạn 1: Nhà vua ra lệnh cho những người kể chuyện, kể những câu chuyện như thế nào?.
+ Đoạn 2: Những người kể chuyện cho nhà vua ngheđã bị vua làm gì? Vì sao họ lại bị đối xử như vậy?
+ Đoạn 3: Em hãy kể lại câu chuyện mà anh nông dân đã kể cho nhà vua nghe. Câu chuyện em kể đã hết chưa?
+ Đoạn 4: Thảo luận trong nhóm để biết vì sao anh nông dân được thưởng?
- HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng làm tính cộng (đặt tính và tính) và cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100.
- Củng cố về tính giao hoán của phép cộng (thông qua ví dụ cụ thể).
- Rèn kĩ năng giải toán.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra về tính nhẩm các số tròn chục.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- GV lưu ý: Đặt tính sao cho hàng chục thẳng cột với hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị.
- HS làm bài, 3HS lên bảng bài làm.
- HS và GV nhận xét.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm
- GV hướng dẫn: phải viết kết quả phép tính kèm theo “chứng minh”.
- HS làm bài. 3 HS lên bảng làm phần a.
- Chữa bài: Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng thông qua các ví dụ.
Bài 3: - HS đọc đề toán, tự nêu tóm tắt và làm bài.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu: Nối.
- HS làm bài.
3. Củng cố bài
- Trò chơi tiếp sức “Tính nhẩm nhanh”.
- GV yêu cầu HS làm vở bài tập toán.
- Tổng kết giờ học.
Th sau ngay 6 thang 3 naím 2009
Tập viết
TÀU THUỶ, GIẤY PƠ - LUYA, TUẦN LỄ,
CHIM KHUYÊN, NGHỆ THUẬT, TUYỆT ĐẸP
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS viết đúng, đẹp từ ngữ trên, biết viết liền nét, đặt dấu đúng vị trí.
- Rèn chữ viết cho HS.
II- Đồ dùng dạy học:
-Chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm một số vở tập viết, nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài
b) HS quan sát chữ mẫu, nhận xét
- GV giới thiệu chữ mẫu, yêu cầu HS đọc.
- Tìm chữ khó viết, nêu đánh vần: pơ - luya, khuyên, tuyệt, nghệ.
c) GV hướng dẫn HS viết.
- GV viết mẫu, nêu quy trình, HS theo dõi.
- HS luyện viết bảng con.
d) HS viết bài vở tập viết. GV theo dõi uốn nắn.
- Thu vở chấm chữa.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS quan sát những vở viết chữ đẹp.
- Dặn HS về nhà viết bài còn lại.
Tập viết
UỶ BAN, HOÀ THUẬN, LUYỆN TẬP,
LUÝNH QUÝNH, HUỲNH HUỴCH
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS viết đúng, đẹp từ ngữ trên, biết viết liền nét.
- Rèn chữ viết cho HS.
II- Đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm một số vở tập viết, nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài
b) HS quan sát chữ mẫu, nhận xét
- GV giới thiệu chữ mẫu, yêu cầu HS đọc.
- Tìm chữ khó viết, nêu đánh vần: luyện, luýnh quýnh, huỳnh huỵch.
- GV lưu ý vị trí đặt dấu.
c) GV hướng dẫn HS viết.
- GV viết mẫu, nêu quy trình, HS theo dõi.
- HS luyện viết bảng con.
d) HS viết bài vở tập viết. GV theo dõi uốn nắn.
- Thu vở chấm chữa.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS quan sát những vở viết chữ đẹp.
- Dặn HS về nhà viết bài còn lại.
Toán
TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I- Mục tiêu:
- HS biết làm tính trừ 2 số tròn chục trong phạm vi 100. Đặt tính, thực hiện tính.
- Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100.
- Củng cố về giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng:
- GV: Bảng gài, que tính, đồ dùng phục vụ trò chơi.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập: Đặt tính và tính.
40 + 30 50 + 10 10 + 70
20 + 70 60 + 30 30 + 50
- Lớp làm bài giấy nháp.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Giới thiệu phép trừ các số tròn chục
Bước 1: Giới thiệu 50 - 20 = 30
GV yêu cầu HS lấy 5 chục que tính đồng thời GV gài 5 chục que tính lên bảng.’
Hỏi HS: Em lấy bao nhiêu que tính? (50)
GV viết 50 lên bảng.
GV yêu câud HS tách ra 2 chục que tính đồng thời GV rút hàng trên gắn xuống hàng dưới 2 chục que tính.
GV hỏi: Các em vừa tách ra bao nhiêu que tính? (20)
GV viết 20 cùng hàng với 50.
Sau khi tách ra 20 que tính thì còn lại bao nhiêu qe tính? (còn 30)
Em làm thế nào để biết điều đó? (đếm, trừ)
Hãy đọc lại phép tính? (50 - 20 = 30).
Kết luận: Để biết sau khi lấy ra 20 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính, chúng ta phải làm phép trừ: 50 - 20 = 30. GV ghi bảng.
Bước 1: Giới thiệu kĩ thuật tính
GV HD đặt tính.Dựa vào cách đặt tính cộng các số tròn chục, bạn naod lên bảng đặt tính trừ?
HS đặt tính và tính.
Đặt tính: + Viết 50 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, Viết dấu trừ.
+ Kẻ vạch ngang.
+ Tính từ phải sang trái.
50 0 trừ 0 bằng 0, viết 0
- 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
20 Vậy 50 - 20 = 30.
30
Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm.
- GV HD HS trừ nhẩm.
- HS làm bài, gọi một HS lên bảng làm, GV quan sát giúp đỡ HS làm.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 3: - HS đọc đề.
- GV hướng dẫn: Bài toán cho biết gì? (có 30 cái kẹo, thêm 10 cái).
Bài toán hỏi gì? (có tất cả bao nhiêu cái kẹo?).
Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái kẹo ta làm tính gì? (cộng)
- GV yêu cầu HS viét tóm tắt và trình bày bài giải vào vở.
Tóm tắt Bài giải
Có: 30 cái kẹo Số cái kẹo bạn An có tất cả là:
Thêm: 10 cái kẹo 30 + 10 = 40 (cái kẹo)
Có tất cả ... cái kẹo? Đáp số: 40 cái kẹo.
- HS làm bài.
- HS đọc bài toán của mình. HS nhận xét, GV nhận xét, sửa sai.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = ? thich hợp vào chỗ chấm.
- GV HD: nhẩm kết quả của phép tính trừ, sau đó mới so sánh 2 số với nhau và điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài.
- HS đọc lại bài toán.
3. Củng cố bài
- Trò chơi: “Xì điện”. GV chia lớp thành đội để thi đua. GV là người châm ngòi đầu tiên, GV đọc phép tính 90 - 30 rồi chỉ một em thuộc một trong hai đội, em đó phải nói nhanh kết quả. Nếu kết quả đúng thì em có quyền “xì điện” thuộc bạn phe đối phương , cú như thế GV cuing 2 thư kí ghi kết quả của 2 đội để phân kết quả.
- Tổng kết giờ học.
Toán
ÔN LUYỆN
I- Mục tiêu:
- Củng cố tính nhẩm phép trừ số tròn chục.
- Củng cố nhận thức về bài toán có lời văn.
II- Hoạt động dạy và học:
1. GV hướng dẫn HS giải toán vở bài tập toán.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và tính trừ 2 số tròn chục.
- Nêu cách nhẩm nhanh trừ 2 số tròn chục.
2. HS thực hành vở toán ô li.
Bài 1: Đặt tính và tính.
80 -70 60 -30 90 -50
40 -40 90 -70 80 - 20
Bài 2: Tính nhẩm:
40 - 20 = 50 - 40 = 80 - 20 =
80 - 10 = 60 - 60 = 70 - 40 =
Bài 3: Ông Ba trồng được 20 cây chanh và 30 cây chuối. Hỏi ông Ba trồng được tất cả bao nhiêu cây?
3. Thu vở chấm chữa.
File đính kèm:
- T24.doc